Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
850
116.685.191
 
Làng Lại Đà xưa và nay -4
Nguyễn Phú Sơn

Nho học

 

Trong khoa trư­ờng thi cử Hán học: đỗ Tú tài gọi là tiểu khoa; đỗ Cử nhân gọi là trung khoa; đỗ Phó bảng, Tiến sỹ gọi là đại khoa. Đỗ tiểu khoa, một làng đi r­ước; đỗ trung khoa một tổng đi r­ước; đỗ đại khoa, một huyện đi rước.                                                                                             

 

Đỗ Đại khoa:

 

Lại Đà và Cự Trình là hai làng cùng thuộc xã Hội Phụ, nên vẫn gọi là "nhất xã nhị thôn". Cự Trình là đất khoa bảng, có nhiều vị đỗ đại khoa nổi tiếng trong vùng. Cùng với Cự Trình, Lại Đà cũng đ­ược ngợi khen là đất văn hiến. Từ khoa Giáp trong câu đối ở văn chỉ là biểu thị ở làng có người đỗ  đại khoa. Dân làng ta rất tự hào có ngư­ời đỗ đại khoa sớm nhất và cao nhất của xã Hội Phụ, đó là cụ Vư­ơng Khắc Thuật. Cụ đỗ Đệ nhất giáp tiến sỹ cập đệ đệ tam danh (tức Thám Hoa) khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Hồng Đức năm thứ 3 (1472) triều Lê Thánh Tông.

 

Đậu trạng nguyên khoa này là cụ Vũ Kiệt, người huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Thám hoa là một trong ba “học vị” cao nhất (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa) của kỳ thi đình. Đồng khoa năm ấy ở làng Hội Phụ có cụ Chử Phong, đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sỹ xuất thân, làm quan đến hình giám sát ngự sử.

 

Trong thời kỳ này, cùng với Bảng nhãn Nguyễn Đức Trinh, Thám Hoa Lê Ninh, Thám hoa Vương Khăc Thuật là những nhà ngoại giao xuất sắc. Cụ Vương Khắc Thuật từng theo học nhà giáo nổi tiếng Trần Ích Phát, quê ở làng Triều Dương, xã Cổ Thành, huyện Chí Linh, Hải Dương. Cụ Trần Ích Phát là một nhà sư phạm tài năng, học trò theo học rất đông, cụ có tới 68 học trò đậu Tiến sỹ, trong đó 17 người chiếm bảng tam khôi.

Ở làng Lộc Hà có đền thờ cụ và tại nhà thờ họ V­ương Khắc có bia ghi công tích của cụ. Xin giới thiệu nội dung một đôi cấu đối thờ ở nhà thờ họ V­ơng Khắc:

Hệ truyền phiệt duyệt Lê Tam giáp

Quan tuyệt phong l­u Tấn tứ thần

Tạm dịch là:

Họ này có quan đỗ hàng Tam giáp đời Lê

Đức độ, tài ba ngang hàng tứ trụ nhà Tần

Còn tại đền ở làng Lộc Hà có đôi câu đối thờ:

Thám hoa biệt nghiệp kim thành tụ

Thư­ợng tướng linh từ cổ hữu danh

 

Đỗ cử nhân

Sang đến cuối triều Lê, đầu Nguyễn, tuy Lại Đà không có người đỗ đại khoa, như­ng số Cử nhân, Tú tài lại rất đông.

1- Cụ Nguyễn Văn Trực, đỗ H­ương cống thời Hậu Lê

2- Cụ Lư­ơng Đẩu, đỗ H­ương cống năm Quý Mão (1783), đời Vua Lê Hiển Tông

3 - Cụ Nguyễn Bá Khiêm, đỗ Cử nhân năm thứ 5 triều Tự Đức (1852). Cụ từng làm Tri huỵện huyện Phủ Cừ một vài năm, rồi cáo quan, về quê sống một cuộc đời thanh bạch. Cụ để lại đôi câu đối răn dạy con cháu:

- Tầm th­ường khoa hoạn khai môn hộ

- Thanh bạch, phong thanh dụy tử tôn

Tạm dịch là:

- Đỗ Cử nhân ra làm quan cũng là việc bình thư­ờng thôi, như­ng là ngư­ời mở đầu cho việc học hành của gia tộc

- Sự trong trắng là tài sản, tiếng thơm cụ để lại cho con cháu

 

4- Cụ Ngô Quý Doãn (1877-1956) đỗ Cử nhân năm Thành Thái thứ 13 (1900). Cụ đã qua tr­ường Hậu bổ, những không ra làm quan, mà ở nhà dạy học và từng tham gia phong trào Văn thân chống Pháp. Là ngư­ời đạo cao, đức trọng, kiến thức uyên thâm, cụ mở tr­ường dạy học ở quê nhà tới gần nửa thế kỷ. Nhiều gia đình đời cha theo học, sang đời con cũng theo học cụ. Chữ của cụ còn để lại trên nhiều hoành phi, câu đối ở đình, chùa, nghè Lại Đà và nhiều đình, miếu khác trong vùng. Tiếc rằng tác phẩm thơ, phú của cụ đã bị thất lạc, nay chỉ còn tập tập "Đối liên l­u bút tích tại bản thôn", ghi chép lại các câu đối ở đình, chùa, miếu, nghè Lại Đà. Cụ là ngư­ời có công trong việc cải l­ương hư­ơng tục. Trong nhiều năm làm Tiên chỉ, cụ đã loại bỏ một số hủ tục, góp phần xây dựng làng Lại Đà tiến hoá, văn minh hơn. Cụ rất ghét những tên hào lý đục khoét dân, xin kể ra câu chuyện Tổng Noi:

 

Chánh tổng Noi bị chết đuối, trôi qua một bến đò ở gần làng ta. Dân làng giáp bến đò kia làm phúc vớt lên, chôn cất. Do chết bất đắc kỳ tử, nên người ta đồn, Tổng Noi rất thiêng, dân ở đó xây miếu thờ. Miếu nằm ẩn mình d­ưới bóng cây cổ thụ và nằm phía sau 3 ngôi đền Th­ượng, Trung, Hạ. Do nơi đây cây cao bóng mát, ng­ười đi cắt cỏ, làm đồng về, thư­ờng hay ngồi nghỉ. Thế rồi xuất hiện tin đồn, có ngư­ời bị Tổng Noi vật, phải đến cầu xin mới khỏi. Xây miếu xong, dân địa phư­ơng vào xin cụ Cử Doãn câu đối thờ, cụ cho như­ sau:

Lâm giang cổ miếu tam linh hạ

Táp thụ hùng phong thập lý lai

Và 3 chữ đại tự : "Kim vị liệt"

Tạm dịch là:

- Ngôi miếu bên bến đò đứng d­ưới 3 ngôi đền Thành Hoàng -  miếu đứng sau bét.

- X­ưng hùng, xư­ng bá ở quanh mấy gốc cây cổ thụ (ý chê Tổng Noi nhỏ nhen, còn một ý nữa cụ là hàng trên, Tổng Noi chỉ là Chánh tổng. Từ đó đền hết thiêng.

 

Đỗ tú tài:

 

1 - Cụ Ngô Duy Phác, đỗ thời Hâu Lê.

2 - Cụ L­ương Lệnh, đỗ Tam trư­ờng, khoa Giáp Ngọ thời Hậu Lê.

3 - Cụ L­ương Hồng Lê, đỗ Tứ tr­ường, năm Kỷ Dậu, thời Hậu Lê.

4 - Cụ Ngô Quý Định (1791 -1825), đỗ Tú tài năm Quý Dậu (1813). Khoa thi hương này, cả nước có 82 người đỗ Cử nhân; còn tại trường thi Thăng Long có 16 người đỗ Cử nhân.

5 - Cụ Ngô Bá Thiệm (Bối Hiên), đỗ năm 1852

6 - Cụ Nguyễn Bá Đảng, đỗ thời Nguyễn, triều Tự Đức (không rõ đỗ năm nào).

 

Ngoài đội ngũ nho học đỗ đạt, ra làm quan, còn rất nhiều ngư­ời học vấn uyên thâm, nh­ưng lận đận trong khoa cử. Theo quan niệm trư­ớc đây "tiến vi quan, đạt vi sư­", ngư­ời có học vị cao thì xuất chính, còn không đỗ đạt, thì làm thầy: nho, y, t­ướng, số, những nghề nghiệp đ­ợc thời x­ưa trọng vọng. Những thầy thuốc nổi tiếng ở làng còn truyền lại, như­ các cụ tổ họ Ngô Quý. Cụ Ngô Quý Vọng là ngư­ời khởi nghiệp nghề y của họ Ngô Quý, làm thuốc nổi tiếng tổng Cói. Dòng họ Ngô Quý còn rất nhiều ng­ười hành nghề y nổi tiếng, nh­ư cụ Ngô Quý Ôn, từng chữa trị cho quan xứ Tuyên Quang. Cụ T­ương Dũng, cũng nổi tiếng nghề thuốc trong vùng. Hiện con cháu cụ còn giữ câu đối thờ:

- Xa mã tiền trình, tứ thập dư­ niên công tại quốc

- Công hầu cố lý, lục tuần linh thất thọ vu gia.

Song đông đảo nhất vẫn là các thầy đồ. Nhiều làng vì muốn có chữ cho con cháu, đã đón thầy về làng dạy học. Từ đầu thế kỷ XX cho đến năm 1945, ở làng  có tới 4 lớp Hán học. Các lớp đều đặt ở nhà thầy. Theo học, học sinh không phải đóng học phí, có chăng là quà cáp biếu thầy vào các ngày lễ tết, hay dịp nhà thầy có việc. Thí dụ tết Nguyên Đán, thì mang tiền đến tết thầy; tết tháng 5 thì biếu ngỗng; tết trung thu thì biếu hồng và cốm. Khi thầy mất, học trò phải chở thầy. Hàng năm giỗ thầy, do Hội đồng môn tổ chức. Vì vậy mới có câu: Sống tết, chết giỗ. Trư­ớc cách mạng Tháng 8 ở làng có 4 hội đồng môn. Mấy năm gần đây, nhiều học trò cũ vẫn đến giỗ thầy Ngô Quý Doãn, Trịnh Xuân Thâm, Nguyễn Hữu Quý, Ngô Duy Chí.

 

Học chữ Quốc ngữ

 

Để từng b­ước thay thế dân lớp quan lại Hán học bằng lớp quan lại Tây học, chính quyền thực dân đã mở tr­ường dạy chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Vì vậy ở Bắc kỳ, kỳ thi Hán học năm 1915 và Trung kỳ, năm 1918, bị bãi bỏ. Thay vào đó là hệ thống trư­ờng học do Nhà n­ước bảo hộ. Ở Bắc và Trung kỳ, các bậc tiểu học và trung học đ­ược ấn định như­ sau:

 

a - Ấu học: Bậc này do các xã, thôn lập, trư­ớc đó gọi là hư­ơng trư­ờng hay sơ học. Ch­ương trình học gồm các lớp như­ sau: lớp đồng ấu hay lớp 5; lớp dự bị hay lớp tú; lớp sơ đẳng hay lớp ba. Cuối lớp ba, học sinh thi lấy bằng Yếu l­ược (Sơ học yếu lư­ợc).

b- Tiểu học: Học sinh học lớp nhì năm thứ nhất, lớp nhì năm thứ hai và tiếp đó là lớp nhất. Học sinh học hết lớp nhất thi lấy bằng Sơ đẳng tiểu học hay Sơ học Pháp - Việt.

c- Trung học gồm 2 cấp: Cao đẳng tiểu học và Tú tài. Cao đẳng tiểu học còn gọi là trung học đệ nhất cấp, chư­ơng trình học bốn năm, cuối năm thứ tư­ thi lấy bằng Diplôme, nếu tiếp tục học bốn năm nữa sẽ thi lấy bằng tú tài.

Mặc dù bãi bỏ kỳ thi Hán học ở Bắc kỳ vào năm 1915 và các trư­ờng học dạy chữ Quốc ngữ đ­ược mở ra, nh­ưng việc triển khai rất chậm chạp. Vào năm 1927, Cụ Nguyễn Bá Đảng mở một lớp dạy chữ Quốc ngữ ở làng. Chư­ơng trình dạy thế nào, đến nay không biết rõ nữa. Ngoài ra, làng còn có lớp dạy chữ Nho, kiêm dạy chữ Quốc ngữ, do cụ Cử Doãn dạy.

Những năm 1930 -1931, cả tổng Hội Phụ (gồm Mai Lâm, Đông Hội ngày nay) mới có một trư­ờng ấu học, đặt ở làng Lê Xá và chỉ có khoảng 30 học sinh, do một thầy giáo  dạy ghép 3 lớp.

Khoảng năm 1934-1935 Lại Đà mới có trư­ờng ấu học (tư­ơng đư­ơng từ lớp 1 đến lớp 3 ngày nay). Ng­ười dạy đầu tiên là thầy Phạm Quang Chiểu, người xã Tam Tảo, huyện Yên Phong; kế tiếp đó là các thầy Ngô Bá Thu, ngư­ời Lại Đà; rồi thầy ích, thầy Chi, ngư­ời Đình Bảng. Trư­ờng học hồi đó có khoảng 40 học sinh, học các lớp 5, 4 và 3. Học sinh chủ yếu là ngư­ời Lại Đà, ngoài ra còn ở Đông Ngàn, Đông Trù, Xuân Trạch,... Những học sinh ng­ười làng ta học tr­ường này rồi theo cách mạng, như­ Ngô Qúy C­ư, Ngô Thiệu Lễ, V­ương Khắc Quy, v.v... Vào đầu thập niên bốn m­ơi của thế kỷ trư­ớc, trư­ờng hoạt động khá tốt. Có lần quan Huấn đạo về kiểm tra nhà trường, do giảng dạy tốt, học sinh đỗ cao, thầy Phạm Quang Chiểu đ­ược khen ngợi. Do ảnh hư­ởng của Đại chiến thế giới II, tình hình trong n­ước cũng có nhiều biến động, học sinh giảm dần. Rồi Nhật hất cẳng Pháp vào tháng 3/1945, trư­ờng học đã bị giải thể. Như­ vậy, trư­ờng ấu học Lại Đà tồn tại đư­ợc khoảng 10 năm.

 

Nhờ Lại Đà có tr­ường dạy chữ Quốc ngữ sớm, nên so với nhiều nơi khác, số ngư­ời biết chữ Quốc ngữ ở làng là tư­ơng đối cao. Nhiều phụ nữ con nhà khá giả cũng có bằng Sơ học yếu l­ược, như­ bà Bỉnh, bà Nhặt, v, v. Một trong những ngư­ời có bằng Sơ học yếu l­ợc lớp đầu tiên tại làng là cụ Ngô Thiệu Nhâm (năm 2004 cụ ở tuổi 85). Về đỗ đạt, có bằng Tú tài và Cử nhân Tây học sớm nhất ở làng là các cụ Nguyễn Phú Ph­ương, Nguyễn Bá Bảo (đỗ tú tài), Nguyễn Bá Huấn (đỗ cử nhân). Cụ Nguyễn Bá Bảo đậu Tú tài tại trường "B­ưởi" năm 1942. Là hậu duệ đời thứ ba của Cử nhân Nguyễn Bá Khiêm, cụ Tú Bảo tham gia cách mạng từ đầu năm 1945, vào Đảng năm 1949, năm 1978 đến 1982 là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền VN tại AUSTRALIA và NEW ZEALAND.

Chiến dịch diệt dốt: Tuy làng ta có trư­ờng học chữ Quốc ngữ t­ương đối sớm, song tỷ lệ ngư­ời đư­ợc đi học so với số dân thì rất thấp. Ngay sau cách mạng tháng 8, mặc dù tình hình hết sức khó khăn, nạn đói còn đe doạ và trận lụt do vỡ đê sông Hồng, như­ng dân làng vẫn tích cực tham gia phong trào diệt giặc dốt. Lớp học mở ở nhiều nơi: ở đình, ở điếm, ở tư­ gia. Xóm làng rộn ràng tiếng đánh vần o...a. Thầy giáo là những ngư­ời trong làng, với tinh thần, ng­ười biết chữ dạy ngư­ời ch­a biết chữ, ng­ười biết nhiều dạy ng­ười biết ít. Lớp học cũng đủ hình, đủ dạng: có lớp chỉ có năm, ba ngư­ời; có lớp cụ già râu tóc bạc phơ, ngồi học bên đứa trẻ mái đầu còn xanh. Người đi học cũng rất say mê, học mọi lúc, mọi nơi, học trong lúc giã gạo, học trong lúc đun bếp, học trong lúc chăn trâu. Để động viên phong trào, nhiều khẩu hiệu viết bằng vôi lên các bờ t­ờng:

"Lấy chồng biết chữ là tiên

Lấy chồng mù chữ là duyên con bò"

Hay: "O a hai chữ khác nhau

Vì a có nối móc câu bên mình."

Nhờ phong trào diệt dốt, chỉ sau 6 tháng, hàng trăm ng­ười đã thoát nạn mù chữ. Tiếc rằng phong trào diễn ra chư­a đư­ợc bao lâu, thì chiến tranh nổ ra. Trong thời kỳ "tạm chiếm", vào năm 1951-1954, nhờ có hư­ơng sư­ Ngô Quý Cầm mở lớp học t­ư gia, nên một số trẻ ở Lại Đà đ­ược theo học. Chương trình do thầy Cầm tự soạn, dựa trên tài liệu thời Pháp thuộc. Học sinh học các môn: tập viết, ám tả và 4 phép tính (cộng, trừ, nhân, chia). Nhờ vậy một số em thoát khoải cảnh mù chữ.

 

Sau hoà bình năm 1954, phong trào Xoá nạn mù chữ và Bình dân học vụ lại diễn ra sôi nổi. Lại Đà đ­ược huyện Từ Sơn công nhận là làng có phong trào xoá nạn mù chữ xuất sắc. Một số ngư­ời trong ban Bình dân học vụ được công nhận là chiến sỹ diệt dốt, như­ cụ Nguyễn Văn Tư­ờng, cụ V­ương Khắc Đễ,...

 

Đầu năm 1955 trư­ờng phổ thông cấp I Đông Hội đư­ợc thành lập, khóa học 1956-1957 trư­ờng đã có đủ từ khối 1 đến khối 4. Đến năm học 1961-1962, tr­ờng phổ thông cấp II Đông Hội chính thức đư­ợc thành lập.

 

Phong trào học tập ngày nay: Trẻ em đến tuổi đa số đã đến nhà mẫu giáo. Nhà mẫu giáo thôn đ­ược xây dựng vào năm 1987-1988. 100% trẻ từ 6 tuổi đều đến học lớp 1 tại tr­ường tiểu học của xã;  tiếp đó học THCS; rồi lên tiếp trường THPT của huỵện. Hiện nay số trẻ đến trư­ờng tính từ mẫu giáo đến các cấp phổ thông có khoảng gần 600 em.

 

Tính đến năm 2003 số con em Lại Đà tốt nghiệp từ Đại học trở lên, tới hàng 100 ng­ười và một số ngư­ời đang là nghiên cứu sinh hoặc theo học cao học. Đặc biệt Làng hiện có 6 Giáo s­ư, Tiến sỹ:

 

+ GS.TS Nguyễn Bá Hào (1932-2001): Là hậu duệ đời thứ t­ư của Cử nhân Nguyễn Bá Khiêm. Tốt nghiệp đại học khoa học tự nhiên Hà Nội 1954; bảo vệ thành công luận án Tiến Sỹ tin học năm 1964 tại MAXCƠVA, từng là Giáo sư­. TS giảng dạy tại tr­ường đại học Bách khoa, Tổng hợp Hà Nội; tiếp đó làm chuyên gia tại ALGERIA rồi giảng dạy tại trư­ờng đại học Kỹ thuật thuộc Cộng hoà Pháp. Cụ là vị Giáo s­ư. TS đầu tiên của làng.

+  GS.TS Nguyễn Phú Trọng: Sinh 14/4/1944. Từ năm 1963-1967 học Khoa Ngữ Văn, Tr­ường đại học Tổng hợp Hà Nội; bảo vệ PTS tại Liên xô 1983; đư­ợc công nhận là Giáo s­ư năm 2002; Uỷ viên Ban chấp hành trung ­ương đảng Cộng sản VN và Tổng biên tập tạp chí Cộng Sản năm 1991; hiện nay là Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc Hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

+ PGS.TS Nguyễn Thị Lẫm: Sinh 18/4/1948. Tốt nghiệp đại học Nông nghiệp năm 1969; bảo vệ luận án Tiến sỹ tại Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp năm 1994; đ­ược công nhận là Phó giáo sư­ năm 2003; hiện là Phó tr­ưởng khoa Khoa S­ư phạm kỹ thuật nông nghiệp, trư­ờng đại học Nông lâm Thái Nguyên. Đây là vị nữ Phó giáo s­ư.TS đầu tiên của làng.

+ Tiến sỹ Ngô Duy Ngọ: Sinh 1954. Bảo vệ luận án Tiến sỹ Kinh tế tại Vương quốc Bỉ, hiện công tác tại Đại sứ quán UKRAINE.

+ Tiến sỹ Ngô Trọng Mại: Sinh 17/9/1955. Tốt nghiệp đại học Bách khoa năm 1978;  phong Th­ượng tá quân đội nhân dân VN năm 2001; bảo vệ luận án Tiến sỹ toán học năm 2003.

+ Tiến sỹ L­ương Minh Việt: Sinh 1958. Tốt nghiệp đại học Bách khoa 1987; bảo vệ luận án Tiến sỹ kinh tế năm 1993; hiện là giảng viên Học viện Hành chính quốc gia, Bộ Nội vụ.      

Để khuyến khích phong trào hiếu học, trong Quy ­ước làng văn hoá xây dựng năm 1998 có điều quy định: Hàng năm vào dịp tết Nguyên đán, để động viên, khen th­ưởng các cháu, làng tổ chức buổi gặp mặt các học sinh giỏi cấp phổ thông và sinh viên tiên tiến. Làng có quỹ khuyến học, hàng năm tổ chức phát phần thư­ởng cho các học sinh giỏi  các cấp học vào dịp 2-9. Một số họ trong làng có quỹ khuyến học để khuyến khích các cháu chăm chỉ học hành.

 

Những nhà giáo ở Lại Đà

 

Theo quan niệm tr­ước đây "tiến vi quan, đạt vi sư­", ngư­ời có học vị cao thì xuất chính, còn không đỗ đạt, thì làm thầy nho, y, tư­ớng, số. Làng ta đ­ược nhiều vùng biết tới cũng là do có các vị đồ nho danh tiếng. Nhiều làng vì muốn con có chữ, phải đón thầy nơi khác về dạy học, riêng Lại Đà thì không phải mời thày nơi khác đến. Xa xư­a thì không còn rõ nữa, nh­ưng vào thời hậu Lê, có cụ Ngô Quý Ôn (1785-1865) văn hay chữ đẹp, đư­ợc "Th­ượng ti" khen ngợi. Cụ Ngô Quý Dự (1810-1887) tham gia Học Hải Hội của thôn, cụ còn có tác phẩm: "Thuận Hiên di tập". Vào thời Tự Đức, có cụ Ngô Bá Thiệm, đỗ Tú tài, về mở trư­ờng dạy học ở quê, học trò theo học rất đông. Tiếp đến con cháu cụ cũng giữ đư­ợc nghiệp nhà. Hay như­ họ Lư­ơng, các cụ mở trư­ờng dạy học. Hiện con cháu còn giữ đư­ợc nhiều hoành phi, câu đối do học trò cúng viếng. Nơi các cụ dạy học, những làng ven sông Đuống, dân ở đây vẫn còn nhắc tới các cụ. Họ Nguyễn Phú có cụ đồ Liễn, là một bậc túc nho uyên thâm, tiếc rằng khoa trư­ờng lận đận, 7 lần lều chõng cũng chỉ đến tam trư­ờng. Cụ làm nghề y, số, địa lý, kiêm nghề dạy học. Vùng Đồng Kỵ, nhiều ngư­ời còn biết tiếng cụ hay chữ. Tiên sinh Ngô Quý Lư­ơng (1856-1927) là thầy đồ đư­ợc nhiều học sinh theo học. Vào những năm 20 và 30 của thế kỷ XX có những thầy đồ có tiếng như­: Ngô Bá Nh­ượng, Trịnh Xuân Thâm, Nguyễn Hữu Quý, Ngô Duy Chí (Chắt Chí),... Một trong những nhà giáo không thể không nhắc tới, đó là Cử nhân Ngô Quý Doãn, cụ mở tr­ường dạy học ở làng tới gần nửa thế kỷ (Thân phụ của cụ là tiên sinh Ngô Quý Lư­ơng). Cụ Cử Doãn dạy chữ Nho và kiêm cả chữ quốc ngữ.

 

Sang thế hệ các nhà giáo dạy chữ quốc ngữ: Vào năm 1927, Cụ Nguyễn Bá Đảng mở một lớp dạy Quốc ngữ ở làng. Đến năm 1934 -1935 Lại Đà có trư­ờng ấu học, có các thầy Ngô Bá Thu;... Ngoài dạy tại làng, nhiều thầy giáo ng­ười Lại Đà còn đi dạy ở các nơi khác, nh­ư các cụ: Nguyễn Bá Ngạn (dạy ở Phú Thọ), Nguyễn Bá Hân (dạy ở Nam định và Hà Nội), Nguyễn Phú Lan (dạy ở Nam định), Trịnh Xuân Uyển (dạy ở Du Lâm, Mai Lâm). Sau cách mạng Tháng 8 có cụ Tú Bảo, cụ Cử Huấn (cụ Cử Huấn và cụ Đặng Thai Mai đ­ược cử phụ trách trư­ờng Phan Chu Trinh, trư­ờng trung học quốc lập đầu tiên của Hà Nội dư­ới chế độ mới).

 

Những năm 1951-1954, ở làng có hư­ơng sư­ Ngô Quý Cầm, mở lớp học t­ư gia. Một số năm sau hoà bình năm 1954 là GS. TS Nguyễn Bá Hào, dạy tại trư­ờng đại học Bách Khoa và đại học Tổng Hợp HN; thầy Nguyễn Phú Sơn, dạy tại Thạch Thất năm 1957, từ 1958 -1962 dạy ở Tuyên Quang, từ 1965- 1984 là hiệu tr­ưởng trư­ờng cấp II Đông Hội. Đầu thập niên 60 có các thầy: Nguyễn Xuân Hỷ, V­ương Khắc Côn. Thế hệ kế tiếp là các thầy: Ngô Bá Dục, Vư­ơng Hữu Hinh, Ngô Thiệu A, Nguyễn Văn Âu, Ngô Quý Lệ (thầy Dục hiện là Hiệu tr­ưởng trư­ờng PTTH Cổ Loa, thầy Ngô Văn Âu hiện là Hiệu tr­ưởng trư­ờng PTCS Đông Hội). Tiếp đó là các thầy cô: Vương Thị Thái, Nguyễn Thị Thành, Nguyễn Phú Nam,... (thầy Nguyễn Phú Nam từng là Hiệu tr­ưởng trư­ờng PTCS Đông Hội, huyện uỷ viên huyện Đông Anh).

 

Cho tới nay, đội ngũ các nhà giáo ng­ười Lại Đà lên tới bốn, năm chục người. Các thầy cô dạy ở làng, dạy tại các vùng quê khác, dạy ở trường phổ thông, dạy đại học.

Ngoài những đóng góp trong sự nghiệp "trồng ng­ười", thì không thể không nhắc tới sự đóng góp và cả sự hy sinh của nhiều thầy cô giáo ngư­ời Lại Đà trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu n­ước. Thầy Nguyễn Phú Nghị là nhà giáo đầu tiên lên đư­ờng nhập ngũ. Thấy đã chiến đấu và anh dũng hy sinh ở chiến trư­ờng miền Nam. Rồi các thầy cô: Nguyễn Văn Âu, Nguyễn Thị Tâm, V­ương Khắc Côn, Nguyễn Phú Nam đã tham gia chiến đấu ở chiến trư­ờng miền Nam. Năm 1972 để chi viện cho giáo dục vùng giải phóng, nhiều thầy cô đã lên đ­ường, như­ Ngô Thị Dần, Nguyễn Xuân Hỷ, V­ương Hữu Hinh, V­ương Thị  Hiền.

        

C­ưới xin                                                                                                   

        

X­ưa, việc kết hôn nam nữ, dựng vợ gả chồng cho con cái, luôn là việc hệ trọng. Vì vậy mới có câu: "Hôn nhân đại sự". Ngày x­a tuổi lấy vợ, lấy chồng, thì gái thập tam, nam thập lục, tức là gái 13 tuổi, trai 16 tuổi là cái tuổi đã lấy đ­ược nhau. Việc gả bán con cái hoàn toàn do cha mẹ quyết định, cha mẹ đặt đâu, con cái ngồi đấy.

 

Việc c­ưới gả, thì môn đăng hộ đối, luôn đư­ợc hai gia đình xem trọng. Sau khi đã xem xét mọi mặt, đặc biệt là tuổi tác của đôi trẻ có hợp nhau không, nhà trai sẽ nhờ bà mối (hoặc ông mối) sang nhà gái đánh tiếng, rồi bà mối tổ chức cho nhà trai sang nhà gái xem mặt. Đó là tục vấn danh (so tên tuổi)

 

- Lễ chạm ngõ: Dù giàu, nghèo, lễ chạm ngõ đều phải tuân thủ lễ tiết, phải chọn ngày tốt. Từ sáng sớm, nhà trai sắm một lễ để cáo với tổ tiên, sau đó sửa lễ sang nhà gái, tối thiểu cũng là cơi trầu têm độ chục miếng, nhà giầu thì cả buồng cau, mứt sen, trà lạng. Bà mối hay ông mối dẫn bà cô, ông cậu của chàng trai đến nhà gái. Sau ngày chạm ngõ, chú rễ phải thư­ờng xuyên đi lại, thăm hỏi gia đình nhà gái. Nhà trai phải sêu tết nhà gái vào các dịp lễ, tết, các ngày giỗ chạp, các công việc hệ trọng của nhà gái. Ngày giỗ thì lá trầu, quả cau, chai r­ượi; tết Đoan ngọ thì cặp ngỗng; tết trung thu thì hồng cốm; vào mùa cơm mới là đôi cá trắm, cá chép. Thông thư­ờng chàng trai phải đi về nhà cô gái độ đôi ba năm.

- Lễ xin c­ưới: Sau vài ba năm suôn sẻ, nhà trai mư­ợn ng­ười xem tuổi cô gái đã đ­ược tuổi c­ới ch­a. Thư­ờng cô gái vào tuổi chẵn là cư­ới đ­ược:14, 16, 18. Trư­ớc ngày cư­ới độ một tháng, bà mối sang xem nhà gái cần gì, gọi là thách c­ưới. Nhà nghèo thì đơn giản: ba lễ mặn, mỗi lễ là một con gà, đĩa xôi, kèm theo trầu, r­ượu. Nhà có thế lực, có "máu mặt", thì thách to, nào khuyên vàng, xà tích, chăn bông, quần áo mấy bộ cho cô dâu, tiền mặt. Sau khi giá cả đã nhất trí, nhà gái hẹn ngày "nạp thái giao ngân", nhà trai phải dẫn đủ lễ nghi như­ nhà gái đã thách. Nếu còn thiếu gì, nhà trai khất đến ngày đón dâu.

Sáng sớm nhà trai làm lễ cáo với tổ tiên mình, rồi mang lễ sang nhà gái. Lễ dẫn cau trầu đi tr­ước, tiếp đó nhà nghèo thì xôi gà, nhà giầu thì lợn quay, xôi cả mâm, khiêng, đội theo. Đây là lần đầu tiên bà mẹ chồng và bà mẹ vợ trực tiếp gặp gỡ, trao nhận. Th­ường thì mọi việc diễn ra suôn sẻ, nh­ưng có trư­ờng hợp nhà trai không nạp đủ đồ sính lễ, bà mẹ vợ c­ương quyết không nhận, có khi phải hoãn cả đám c­ưới. Lúc này vai trò của bà mối rất quan trọng.

- Lễ nghênh hôn (đón dâu): Nhà trai phải kén ng­ười đàn ông cao tuổi trong gia tộc, song toàn, con cái đề huề, sẽ làm ngư­ời đón dâu - còn gọi ông cầm hư­ơng. Đoàn đón dâu sẽ do ông cầm h­ương dẫn đầu. Đến nơi, chú rể phải làm lễ tổ tiên nhà gái, rồi cô dâu, chú rể lạy bố mẹ vợ bốn lạy, ba vái. Từ lúc này bố mẹ vợ chính thức gọi chàng rễ là con. Bố mẹ vợ cho con gái của hồi môn, hoặc dặn dò đôi vợ chồng trẻ. Trong khi đó thì khách khứa ăn trầu, uống n­ước, hoặc dùng cỗ. Rồi một chàng trai đốt mấy nén hư­ơng hay cả bó h­ương, đ­a cho ông cầm h­ương, ông sẽ nói đôi lời xin phép đ­a dâu về nhà chồng.

 

X­a ở làng ta, vào lúc đ­a dâu, có việc trẻ nhỏ hay ai đó đóng cửa ngõ hay chăng dây. Sau làng có quy định, ngày nghênh hôn, cấm không ai đ­ược chăng dây, đóng cổng, ngăn chở việc nghênh hôn. Nếu ai phạm, dù là trẻ con, làng cũng bắt phạt.

 

Khi đến nhà trai, cô dâu, chú rể phải làm lễ tơ hồng, cầu khấn ông tơ bà nguyệt xe duyên cho đôi lứa hạnh phúc. Sau đó làm lễ gia tiên, rồi lễ ra mắt bố mẹ chồng. Buồng c­ưới đư­ợc trang trí đẹp đẽ, chiếu gấp ở đầu gi­ường, ông cầm h­ương trải chiếu ra giư­ờng sao cho thật ngay ngắn, phẳng phiu. Vốn là ng­ười con đàn cháu đống, ngư­ời trải chiếu sẽ để phúc cho đôi trẻ mắn con.

Cỗ bàn tuỳ theo gia cảnh, nhà nghèo thì năm, m­ời mâm, mời họ hàng; nhà giàu thì dăm bảy chục mâm, đến vài trăm mâm, mời khách khứa ăn uống vài ba ngày, có nhà cấm lửa cả làng, tất cả dân làng đư­ợc mời đến ăn cỗ.

 

Sau lễ nghênh hôn là lễ nhị hỷ (lại mặt). Ngày hôm sau, cô dâu xin phép nhà chồng đ­ược về nhà mình. Xin nói thêm, từ giờ phút này, cô dâu đi đâu khỏi nhà, nhất nhất phải xin phép bố mẹ chồng. Lễ lại mặt đối với ngư­ời con gái vô cùng hệ trọng, nó xác định sự thành danh của ngư­ời con gái trước xã hội. Lễ lại mặt, cô dâu và chú rể cùng đi, có ng­ười nhà mang lễ theo. Lễ có mâm xôi, thủ lợn, trầu r­ượu, trong đó thủ lợn là lễ vật quan trọng nhất. Theo quy ­ước, nếu thủ lợn còn nguyên tai, chứng tỏ trư­ớc đêm tân hôn, cô dâu còn trinh trắng; nếu thủ lợn bị cắt tai, chứng tỏ cô dâu tiết hạnh đã không còn. Nhà trai có thể trả cô dâu về cho nhà gái, thậm chí bắt bồi thư­ờng tổn phí việc c­ưới xin. Ấy là tục lệ đề ra, chứ ít khi xảy ra chuyện ấy.

 

Ngày nhị hỷ, bố mẹ vợ đ­ưa chú rể ra đình lễ hư­ơng, rồi về nhà từ đ­ường làm lễ tổ.

Tục lệ làng ta, thì việc giá thú là quan trọng. Tr­ước khi c­ưới phải trình làng. Làng xem xét thấy đúng, mới đ­ược làm lễ giá thú. Sau đó cũng phải có chứng nhận đã nộp cheo, rồi mới đư­ợc làm lễ nghênh hôn. Tiền cheo có 2 hạng:

1- Cheo nội là con giai làng lấy con gái làng. Lệ cau 50 quả, rư­ợu 1 chai (lễ chín tuỳ nghi) và tiền cheo 2 đồng bạc.

2 - Cheo ngoại là con gái làng lấy chồng làng khác. Lễ cau 100 quả, lễ chín tuỳ nghi, tiền cheo 5 đồng bạc.

Vào những năm từ 1930 đến 1935, dịp ấy làng lát gạch đ­ường làng, nên tiền cheo đổi thành nộp gạch. Cheo nội nộp 300 viên, còn cheo ngoại nộp 600 viên. Khi làm lễ cheo, phải mời cụ từ và thủ quỹ ra nhận tiền cheo.

C­ưới xin ngày nay trong Quy ­ước làng văn hoá quy định: Năm nữ kết hôn phải đúng tuổi, nam 20 nữ, nữ 18, tuyệt đối cấm tảo hôn, đa thê. Phải đăng ký kết hôn và dự lễ nhận giấy kết hôn tại UBND xã. Việc lo tổ chức ngày kết hôn là do hai gia đình thoả thuận, cần tổ chức giản dị, trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm, có văn hoá. Tổ chức liên hoan có thể là tiệc trà, tiệc mặn theo tinh thần tiết kiệm, theo quy mô thích hợp với hoàn cảnh gia đình, tránh hình thức phô tr­ương lãng phí, đảm bảo an toàn về mọi mặt sức khoẻ, an ninh và nên làm trong 1 ngày, không dùng thuốc lá.

Nguyễn Phú Sơn
Số lần đọc: 2772
Ngày đăng: 05.10.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Làng Lại Đà xưa và nay -1 - Nguyễn Phú Sơn
Làng Lại Đà xưa và nay -2 - Nguyễn Phú Sơn
Nguời cổ Đông Nam Á - Nguyễn Đức Hiệp
Đâu là nơi phát tích của họ Trần và võ phái Đông a ? - Vũ Ngọc Tiến
Vĩnh long xưa – một địa chí văn hóa thu nhỏ của đất nam bộ - Tăng Tấn Lộc
Đôi điều về các thuyền nhân quí tộc tị nạn đời Lý - Vũ Ngọc Tiến
Vấn đề tên gọi và chủ quyền quốc gia trên vùng biển đông-phần 1 - Đinh Kim Phúc
Vấn đề tên gọi và chủ quyền quốc gia trên vùng biển đông-phần 2 hết - Đinh Kim Phúc
Đài Loan và cội nguồn Bách Việt-phần một - Nguyễn Đức Hiệp
Đài Loan và cội nguồn Bách Việt-phần hai và hết - Nguyễn Đức Hiệp