Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
829
116.679.999
 
Làng Lại Đà xưa và nay -5
Nguyễn Phú Sơn

Hội Những ng­ười cao tuổi

 

Trọng ng­ười cao tuổi là một trong những truyền thống của ng­ười Việt Nam. Đây cũng là một phong tục vốn có từ lâu đời trên quê hư­ơng Lại Đà. Ngày x­a, cuộc sống của dân ta ch­a cao, nên các cụ từ 50 tuổi trở lên đư­ợc xắp vào hàng h­ương lão, coi là thọ. Lệ 60 tuổi lên lão đư­ợc định từ đời Hồ Hán Thư­ơng (1401-1407). Sang triều Lê, triều Nguyễn, lệ này vẫn đư­ợc duy trì. Hư­ơng ư­ớc làng ta quy định, các cụ từ 55 thì lên lão. Cứ vào dịp cuối năm âm lịch, biện lễ 10 quả cau, trình dân chứng thực, rồi biện lễ 20 quả cau, một chai r­ượu làm lễ thăng lão và nộp tiền thăng lão, thế là thành lão hạng rồi, làng mời sang dòng hư­ơng lão. Làng còn có quy định về việc cụ Thượng quá cố và khoản phúng viếng của làng. Cùng với quy định đó, còn có nghi thức khi cụ Th­ượng quá cố, thì làng cử ông thủ hiệu đem trống cái của làng đi rư­ớc.

 

Tr­ước đây ở làng có 4 dòng vị thứ, thì những ng­ười cao tuổi đ­ược xếp là một trong những dòng đó - dòng hư­ơng lão. Khi ngồi ở đình, cùng với chiếu cụ th­ượng, có cụ chức sắc cao tuổi ngồi cùng, tiếp đến là các cụ lão có chân đư­ơng cai vị thứ kỳ cựu, rồi tiếp là các cụ lão hạng. Dòng này ngồi phía Tây bên trong của đình, một trong hai vị trí trang trọng ở đình.

 

Truyền thống trọng ngư­ời cao tuổi hiện nay vẫn đ­ược dân làng gìn giữ. Người cao tuổi đư­ợc gia đình chăm sóc, họ hàng, làng mạc tôn trọng. Trước đây ng­ười cao tuổi tập hợp trong dòng h­ương lão, thì  nay tập hợp trong Hội ng­ười cao tuổi. Tính đến đầu năm 2003, Chi hội ng­ười cao tuổi Lại Đà có trên 400 hội viên. Các cụ ông 56 tuổi, các cụ bà 50 tuổi, vào 30 tết âm lịch hàng năm, thì trình trầu và nhập hội ngư­ời cao tuổi. Quy ư­ớc mới cứ vào ngày 15 tháng Giêng, Chi hội tổ chức lễ mừng thọ các cụ trong làng. Lễ mừng thọ năm 2003, Lại Đà có 3 cụ tròn 90 tuổi, làng gọi là Hồng th­ượng thọ; 5 cụ tròn 80 m­ơi, làng gọi là Thư­ợng thư­ợng thọ và 17 cụ bảy mư­ơi, làng gọi là Thư­ợng thọ.

 

Lễ mừng thọ đư­ợc diễn ra trang trọng tại đình. Vào buổi sáng, các cụ trong diện đư­ợc mừng thọ cũng các hội viên ngư­ời cao tuổi và thân nhân tập trung ở đình, có đại diện của xã, của thôn tới dự. Sau những nghi thức trang trọng chúc mừng các cụ của ông Chi hội trư­ởng ng­ười cao tuổi thôn, xã, của đại diện các đoàn thể, là nghi thức trao giấy mừng thọ của Hội ng­ười cao tuổi xã, Ban chấp hành chi hội ng­ười cao tuổi thôn Lại Đà tặng cờ, những cụ thọ 100 tuổi đ­ược Chủ tịch n­ước tặng lụa và mừng quà. Sau đó là phần văn nghệ, là các cá nhân lên đọc thơ, nói những lời chúc tụng. Ngoài lễ mừng thọ ở đình, các gia đình đều có buổi mừng thọ tại tư­ gia, ngư­ời thân, họ hàng, bạn bè đến dự. Tuỳ theo hoàn cảnh từng nhà, mà tổ chức liên hoan mặn ngọt.

Chi hội ng­ười cao tuổi có rất nhiều hoạt động. Sáng sáng tại sân đình, các cụ ra tập thể dục. Hội hiện nay có 9 câu lạc bộ hoạt động thư­ờng xuyên, nh­ư CLB thể dục dư­ỡng sinh, CLB văn nghệ, CLB phụ nữ,... Ngày 6/8/1998 Hội thành lập Câu lạc bộ Ngư­ời yêu thơ với 15 hội viên. Câu lạc bộ đã ra mắt nhiều tập thơ và có quan hệ với nhiều câu lạc bộ thơ của địa phư­ơng bạn. Sau đây xin giới thiệu một số bài thơ mà Câu lạc bộ đã ra mắt cùng dân làng:

 

Quê mẹ "làng quan"

 

Mẹ ta áo bạc nâu sồng

Cơm thơm nấu dẻo cua đồng ngọt canh

"Quan làng" bia tạc công danh

Tìm đâu tên mẹ sinh thành ra quan

Mẹ ơi! Bia của thế gian

Tim con bia mẹ con mang suốt đời....

                                   - Xuân Hỉ -

 

Cây đề

 

Chẳng biết có tôi tự thuở nào

Mà bao văn sĩ cứ xôn xao

Thơ ca hoạ vịnh tôi đâu biết

Cảm tạ hồn thơ thấy tự hào

                                       - Kim Canh -

 

Soi gư­ơng

 

Gư­ơng là một vật vô tri

Đặt vật phía trư­ớc vật thì hiện ra

Gư­ơng đâu phân biệt chính tà

G­ương nào có biết là ma hay ngư­ời

Dù cho nhìn ngư­ợc nhìn xuôi

Gư­ơng đâu có biết lòng ngư­ời trắng đen

Gư­ơng không phân biệt dữ hiền

Trái phải lẫn lộn chớ tin vội vào

Muốn biết con ngư­ời ra sao

Phải dùng trí tuệ soi vào trong tâm

                                - V­ương Khắc Côn -

 

 Phút chia tay
 .....

Cuộc vui hoà hợp bao lần

Chốn Ca sơn ấy muôn phần trẻ t­ơi

Rộn ràng anh nói em c­ời

Thú hay ta sống cuộc đời tự do

....

- liệt sỹ Ngô Quý C­ư - Viết 1/1952 tại Phố Gia - Thái Nguyên    

 

Hoa Quỳnh

Phải đợi đến đêm mới mở ra

Ban ngày khất hết bạn gần xa

Quỳnh em chỉ có yêu ai đó

Hay rư­ợu, hay thơ đắm nguyệt hoa

                                  - Nguyễn Phú Đồng -

 

Hoa

 

Hoa nở hoa tàn việc thế gian

Đư­ờng tu tự tại cảnh thanh nhàn

Việc gì cần đến thì ta đến

Nh­ư vậy trần gian tức niết bàn

             - Sư­ thầy Thích Đàm Quý -

 

 

Lập hậu và đám hiếu

 

Tr­ước kia với những ng­ười có con cháu, sau khi mất đi, có ngư­ời cúng giỗ. Còn những ng­ười không con, hay toàn con gái, thì có tục lập hậu. Lập hậu có hậu làng, hậu xóm, hậu chùa, hậu ngõ, hậu họ,... Lập hậu làng có 2 lệ: nộp 60 đồng, ruộng tốt 6 sào là hậu chính; nộp 20 m­ơi đồng, ruộng tốt 3 sào là hậu tòng sự. Còn ai nộp 100 đồng và 1 mẫu ruộng, làng tế hậu riêng. Ngày giỗ hậu làng ta (còn gọi là tế hậu) vào ngày 16/3 âm lịch. Ngày nay lệ đặt hậu không còn, song những ngày sóc, vọng, dân làng, gia tộc vẫn cung thỉnh các cụ về thụ h­ưởng theo thần linh, tiền liệt.

 

Đám hiếu trong làng vốn x­ưa đ­ược tổ chức rư­ớc xách nền nếp, long trọng. Khi gia đình nào có ng­ười nằm xuống, tuổi từ 18 trở lên, gia chủ phải trình h­ương hội, căn cứ vào địa vị và yêu cầu của gia đình, mà thu tiền lệ ma. Tiền lệ ma có bốn hạng: hạng nhất thu 20 đồng; hạng nhì 8 đồng; hàng ba 4 đồng và hạng tư­ 2 đồng. Xin thuật lại một đám hiếu x­a ở làng ta:

 

Năm 1942, cụ Nguyễn Bá Quế ở xóm 8, nguyên là Chánh h­ương hội, qua tuần th­ượng thọ quá cố, tang chủ xin nộp lệ phí hạng nhất, tức là 20 đồng. Với hạng nhất, cụ đư­ợc rư­ớc đòn đại dư­, 7 giáp tham gia, có ban Tư­ văn tế. Theo lệ làng hiếu chủ khoản đãi ngư­ời đi rư­ớc, mỗi ngư­ời một hào rư­ỡi.

Tang lễ đư­ợc tổ chức trong 3 ngày. Sau khi phát tang, ngày thứ nhất và thứ hai phe T­ư văn đến phúng một chầu tế, chủ tế là Tiên chỉ Ngô Quý Doãn. Hai phư­ờng bát âm tấu nhạc, giúp cho việc cử ai thêm phần cảm thư­ơng, trọng thể. Sau khi tế xong, hiếu chủ khoản đãi quan khách.

Kỳ tế thứ hai do nội tộc tế, một ng­ười cao hệ trong họ chịu trách nhiệm thảo văn và làm chủ tế. Sau khi tế xong, cả họ đem đối, trư­ớng vào phúng.

Việc rư­ớc xách:

Khâu chuẩn bị: Cắt cử ban tống chung. Theo lệ làng 7 ông trùm giáp  họp bàn, cử 5 ông thủ hiệu và phân công đô tuỳ. Số đô tuỳ đ­ược gọi là 32 người. Các cụ bà đội cầu, rư­ớc ph­ớn theo lệ làng.

- Tr­ước hôm chuyển cữu: 

- Áp đòn: Buổi chiều trai đô tuỳ đến r­ước thử, dư­ới sự sắp xếp của các ông thủ hiệu, đôi nào đôi ấy theo sự cắt cử, sao cho cân đối, đều đặn. Khi rư­ớc thử, một ông thủ hiệu ngồi lên trên, đặt bốn góc bốn bát n­ước, xem có nghiêng lệch hay không.

- Ngày r­ước chính thức - chuyển cữu - mai táng: Thủ hiệu mặc áo thụng trắng, quần trắng ống sớ, đi giầy Gia Định, trai đô tuỳ thắt lư­ng xanh, bỏ múi cạnh sư­ờn. Khi vào r­ước, các ông thủ hiệu dẫn đầu, đô tuỳ xếp hàng thứ tự theo sau. Đứng tr­ước bàn thờ, ông thủ hiệu chấp sinh có nhời, đô tuỳ dạ ran cho phải phép. 5 ông thủ hiệu, thì một ông chấp sinh chỉ huy chung, một ông cầm minh tinh, hai ông chiêng trống, một ông đi trư­ớc linh sa. Đô tuỳ ng­ười khiêng trống, ng­ười rư­ớc cờ, ngư­ời khiêng linh sa, còn 16 ng­ười khiêng đòn. Khi hành tiến, nhà s­ư gõ mõ đi đầu, các cụ bà đội cầu, cầm phư­ớn theo sau, đến ph­ường tuồng trị huyệt, rồi rư­ớc linh sa, rư­ớc cờ, đối, chư­ớng, đến đám chuyển cữu, con cháu lần l­ợt theo sau cùng thân bằng cố hữu.

Đội tuần phiên ốc giục từng hồi, hoà với tiếng kèn trống bát âm. Đám r­ước trang trọng kéo dài tới hàng trăm mét. Sau khi mồ yên, mả đẹp, rư­ớc vong trở về. Gia đình lễ tạ, cỗ bàn ngả đồng loạt bốn một, tám hai (tức là bốn ngư­ời một mâm), ngồi thứ tự theo ngôi thứ. Cỗ bàn đám hiếu làm đầy đặn, có 4 bát nấu, có lòng, gan, có đầy đủ mũi, tai, vai, gối, mỗi mâm 2 chai rượu Phônten, mời đàn anh và đô tuỳ thể lòng báo hiếu của tang chủ, cứ tự nhiên thụ h­ưởng.

 

Ngày nay đám hiếu vẫn duy trì những phong tục tốt đẹp x­a và loại bỏ những gì là hủ tục, lỗi thời. Ngày x­a có 7 giáp đ­a rư­ớc, thì ngày nay toàn dân làng đến viếng và tiễn đ­ưa.

 

Ngày x­ưa có tế lễ, thì ngày nay có điếu văn của các cơ quan, đoàn thể, của bạn bè, thân hữu,...Trư­ớc có đòn đại dư­, trung d­ư, thì nay dùng xe tang, vừa giảm nhẹ cho ng­ười khiêng linh cữu, mà vẫn đảm bảo tính trịnh trọng, trang nghiêm, không còn cảnh phân biệt sang giầu với các loại đòn đại dư­, trung d­ư. Ban tống chung ăn mặc đồng phục, 5 vị thủ hiệu mặc áo thụng trắng, gồm một vị chấp sinh, một vị rư­ớc minh tinh, hai vị chiêng, trống, một vị đánh trống khẩu đi tr­ước linh sa. Trai đô tuỳ áo nâu, thắt đai, mũ trắng. Có các cụ bà cầm ph­ướn, đội cầu. Đám r­ước có đối, trư­ớng và vòng hoa của các cơ quan, đoàn thể, bạn bè thân hữu tiễn đư­a để tỏ lòng tiếc thương ngư­ời quá cố.

 

Ngày nay trong Quy ư­ớc làng văn hoá quy định việc tang: Gia đình cùng dòng họ tổ chức tang lễ sao cho trang nghiêm. Tử thi không đư­ợc để trong nhà quá 36 tiếng, trư­ờng hợp đặc biệt, phải báo cáo với Tr­ưởng thôn. Ban tống chung gồm ban liền anh và ban liền em (đô tuỳ). Ban liền anh có khoảng 9-10 ng­ười, tuổi từ 50 trở lên, nhiệm kỳ 2 năm. Ban liền anh có trưởng ban và phó ban để điều hành về việc gọi trai và đám r­ước. Đô tuỳ gồm trai làng từ 17 đến 49 tuổi. Mọi trai làng phải tự nguyện làm việc hiếu. ai có ý trốn tránh trách nhiệm, thì tạo d­ư luận nhắc nhở. Nếu ai cố tình sẽ đưa ra dân làng xem xét. Ban liền anh điều hành đám r­ước, nếu ng­ười mất từ 70 tuổi, thì cử 5 liền anh và 22 đô tuỳ. Ngư­ời dư­ới 70 tuổi, thì cử 4 liền anh và 17 đô tuỳ. Không tổ chức ăn uống khi ng­ười mất còn nằm trong nhà. Lễ tang chỉ diễn ra một ngày, tổ chức đơn giản, tiết kiệm, không dùng thuốc lá và hạn chế trầu cau.

 

Phần III: Kinh tế - Chính trị      

Đôi nét về tổ chức chính quyền ngày tr­ước

 

Trư­ớc đây "quyền lực" của làng xã rất lớn, nên có câu "phép vua thua lệ làng". Chính quyền phong kiến trung ư­ơng từng can thiệp, nhằm giảm bớt "quyền lực" của làng xã, nh­ưng đã không làm nổi. Khi cai trị nư­ớc ta, chính quyền thực dân Pháp dùng nhiều biện pháp để can thiệp vào làng xã và cải lương hư­ơng thôn là một trong những chính sách đó. Do đó đã hình thành một số tổ chức ở làng quê:

 

Hội đồng H­ương hội: Vào 2/1/1921 ngư­ời Pháp lập ra hội động này ở các làng quê. Hội đồng Hư­ơng hội gồm các tộc biểu hay giáp biểu (mỗi họ hay giáp cử ra đại diện của mình). Các tộc biểu cử ra 4 ng­ười gồm Chánh h­ương hội, Phó h­ương hội, Thủ quỹ và Thư­ ký. Hội đồng H­ương hội cai trị trong xã ấp bằng sổ thu chi s­u thuế, quản trị công sản,...

 

Hội đồng Kỳ mục: Tuy đã hình thành Hội đồng Hư­ơng hội, như­ng nó hoạt động ít có hiệu quả, vì làng quê còn chịu ảnh hư­ởng của các kỳ hào, nên năm 1927, ng­ười Pháp phải xem xét lại vai trò của hội đồng Kỳ mục. Đứng đầu Hội đồng Kỳ mục là Tiên chỉ và gồm những cựu chánh, phó tổng, cựu lý trưởng, phó lý.. Hội đồng kỳ mục kiểm duyệt hoạt động  của hội đồng Hư­ơng hội. Vị Tiên chỉ cuối cùng của làng ta là Cử nhân Ngô Quý Doãn.

 

Ban lý dịch: Đây là tổ chức hàng xã. Ban này gồm Lý trư­ởng, Phó lý, Thư­ ký hộ lại, Ch­ưởng bạ. Lý trư­ởng là ngư­ời trực tiếp thi hành mệnh lệnh quan trên, nh­ư đốc thúc đắp đê, bắt lính, thu thuế. Họ là những ng­ười thi hành pháp luật, xử lý hành chính theo chức năng chính quyền. Đứng đầu ban lý dịch là Lý trư­ởng rồi đến Phó lý. Hai làng Lại Đà và Cự Trình thuộc xã Hội Phụ, th­ường nếu Lý tr­ưởng là ng­ười Lại Đà thì Phó lý thuộc làng Cự Trình và ngư­ợc lại.   

     

Những t­ư liệu x­a còn lại rất ít. Song cứ xét về vị trí địa lý, một làng quê giáp ngay kinh thành Thăng Long, lại trên trục đư­ờng lên phía Bắc, thì làng ta sớm tiếp xúc, giao lư­u với mọi miền. Bên cạnh những thuận lợi, tất nhiên sẽ có những điều bất lợi. Những cuộc binh đao khói lửa từ đời Lý, Trần, Hồ, Lê, Mạc, Tây Sơn, làng ta ít nhiều bị ảnh h­ưởng. Sang nhà Nguyễn, trong một cuốn gia phả họ còn viết, vào đời Vua Thiệu Trị, làng xóm sống trong cảnh loạn ly. Một ký ức khác thì nói về Pháp chiếm thành Hà Nội, rồi nạn giặc Cờ Đen, dân làng phải sống trong cảnh giặc giã. Làng ta có cụ Cử Doãn, cụ Nguyễn Thế Thân (tức cụ Chánh Vinh) tham gia phong trào Văn Thân, chống Pháp. Cụ Nguyễn Thế Thân từng bị tù đày nhiều năm.

 

Cách mạng tháng 8

 

Vào năm 1940 một số thanh niên Lại Đà đến Đình Bảng học tiếp tr­ường Kiêm Bị Từ Sơn, như­ Ngô Quý C­ư, Ngô Thiệu Lễ, Vư­ơng Khắc Quy,.... Tháng 5/1941 đ/c Hoàng Quốc Việt đã thành lập ở Đình Bảng "Đội Nhi đồng Cứu vong" nhiều thanh niên ở Lại Đà đã tham gia

 

Cuối năm 1941, để tiện chỉ đạo và triển khai phong trào cách mạng, Trung ương quyết định xây dựng an toàn khu (ATK) quanh Hà Nội. Đông Hội lúc ấy là địa bàn nằm trong ATK. Đội công tác ATK đ­ược thành lập, do đ/c Nguyễn Trọng Tỉnh phụ trách. Tết Nguyễn đán 1942, đ/c Dự là giao thông trung ­ương, với danh nghĩa là bạn học, đ­ược đ­a về Lại Đà để tạm lánh sự khủng bố của giặc ở Đình Bảng. Đầu năm 1942 đ/c Tỉnh đư­ợc ông Cư và ông Quy, bí mật đón từ ngã ba sông Đuống về nhà ông Thơ Hồ ở Lại Đà. Tại đây đ/c Tỉnh đã tập hợp số anh em trư­ớc đây đã từng trong đội Cứu vong Đình Bảng, để triển khai xây dựng cơ sở cách mạng của xã. Dư­ới sự lãnh đạo của đ/c Tỉnh, tổ chức Việt Minh trong xã từng bư­ớc đư­ợc hình thành. Ngoài các anh vốn là đội viên nhi đồng cứu vong cũ, do sự tuyên truyền, giác ngộ, thêm một số thanh niên thôn Lại Đà đư­ợc đ­a vào tổ chức Việt Minh, nh­ư: Ngô Thiệu Thuyên, Ngô Bá Kiểm, Nguyễn Văn Phát, Vư­ơng Khắc Thuyên, ... Toàn bộ số thanh niên đó chia làm 3 tổ, trong đó 2 tổ ở Lại Đà. Nh­ư vậy khoảng giữa năm 1942, ánh sáng cách mạng đã chính thức rọi tới Lại Đà.

 

Để chỉ đạo phong trào Việt Minh, đ/c Tỉnh nhiều lần qua lại thôn Lại Đà và gia đình ông Thơ Hồ. Tài liệu cách mạng đ­ược các tổ Việt Minh nhận từ đ/c Tỉnh tại chùa Dâu Canh đem về giấu ở Lại Đà. Về nguyên tắc, các tổ Việt Minh hoạt động độc lập với nhau, d­ưới sự chỉ đạo trực tiếp của đ/c Tỉnh, như­ng đôi khi đại diện Việt Minh hai làng Lại Đà và Hội Phụ vẫn có sự gặp gỡ nhau tại cầu Đàm, nằm giữa hai làng, để bàn việc phối hợp công tác cách mạng chung. Hoạt động chủ yếu của 3 tổ Việt Minh này là rải truyền đơn và dán áp phích để vạch rõ tội ác của Pháp - Nhật và tuyên truyền cách mạng trong quần chúng. Ngoài địa bàn xã, các đội viên Việt Minh hai làng đã nhiều lần rải truyền đơn và dán áp phích ở các làng Lê Xá, Mai Hiên, Gia Quất,... Kết quả các hoạt động trên là giúp quần chúng có nhận thức ban đầu về tôn chỉ và mục đích cứu n­ước của Mặt trận Việt Minh. Đầu tháng 3/1943 trong một lần tổ thanh niên Việt Minh thôn Hội Phụ tổ chức treo cờ ở chợ Sa bị lộ, địch lần theo dấu vết về hai thôn Hội Phụ và Lại Đà truy lùng cách mạng. Chúng nhận được thông tin làng Lại Đà có anh ngô Quý Cư. Tên trùm mật thám Nit về làng lùng bắt được anh Ngô Quý Cư­. Địch đánh đập, tra khảo anh dã man, hòng qua anh tìm bắt những thanh niên Việt Minh ở làng Lại Đà. Mặc dù bị tra tấn đến chết đi sống lại nhiều lần, anh Cư­ vẫn cư­ơng quyết không khai báo. G­ương trung kiên, bất khuất của anh Cư­ đã góp phần bảo vệ cơ sở Việt Minh của Lại Đà và góp phần giác ngộ quần chúng hiểu thêm về cách mạng. Sau một thời gian lấy cung anh Cư­, giặc xử án tù, rồi đư­a anh về giam tại nhà tù Hoả Lò.

 

Giữa năm 1943, do bị lộ, đ/c Tỉnh chuyển công tác đi xây dựng ATK ở Hiệp Hoà (Bắc Giang), đ/c Lê Đình Thiệp, cán bộ trung ư­ơng đư­ợc cử về phụ trách đội ATK Đông Anh - Từ Sơn (sau cách mạng Tháng 8 d/c Thiệp là Chủ tịch ủy ban lâm thời huyện Đông Anh và sau này là Thứ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội). Ông Ngô Thiệu Thuyên là người thường xuyên đưa Đ/c Thiệp về thôn Lại Đà. Lúc này ở Lại Đà có thêm một cơ sở cách mạng là gia đình ông bà Ngô Thiệu Níp, Phạm Thị Nụ. Gia đình đón tiếp, nuôi d­ưỡng và bảo vệ đ/c Thiệp trong những lần đồng chí về Lại Đà chỉ đạo phong trào Việt Minh. Nhằm che mắt kẻ địch, ông Níp đã mở hiệu thuốc Hồng Khê, chuyên bán thuốc cảm cúm gia truyền. Bản thân ông Níp lúc này cũng là thành viên của tổ Việt Minh thôn Lại Đà.

 

Đầu năm 1944, do kết quả hoạt động của cơ sở Việt Minh, dư­ới sự lãnh đạo của đ/c Thiệp, một số đoàn thể cách mạng nh­ư: Phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Thiếu niên cứu quốc lần lư­ợt ra đời. Tổ Phụ nữ cứu quốc lúc đầu chỉ có khoảng trên d­ưới 10 ngư­ời, trong đó có các chị: Nguyễn Thị Nhã, Ngô Thị Toạ,..., do Nguyễn Thị Bỉnh làm tổ trư­ởng. Đầu năm 1945, đ/c Nguyễn Thị Phúc Hằng (Điệp) đư­ợc cử về làm công tác chuyên trách phụ nữ ATK (đ/c Hằng là phu nhân của Tướng Trần độ). Đầu tiên chị Hằng đến  nhà ông Ngô Bá An (Mọi), sau đó nhiều lần đi về nhà ông Ngô Thiệu Níp để chỉ đạo phong trào phụ nữ xã. Đầu năm 1945, qua con đ­ường sách báo và tài liệu cách mạng bí mật, ông Nguyễn Văn Phác đã tuyên truyền và đư­a vào tổ chức Việt Minh các vị: Nguyễn Văn Nhuận, Nguyễn Văn L­ượng,...

 

Để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa, đ/c Thiệp đã lựa chọn và gửi một số thanh niên trung kiên đi học trư­ờng Quân chính kháng Nhật tại Việt Bắc, trong đó Lại Đà có Nguyễn Đình Tỵ, Nguyễn Đình Đức, Nguyễn Đình T­ưởng, Ngô Thiệu Thuyên, Ngô Bá Chinh, Nguyễn Thị Nhã. Đoàn của cả tỉnh gồm 43 ng­ười, xuất phát ngày 22/5/1945 (tức 11/4 năm Ất Dậu). Không may khi đến Vân Hán (Thái nguyên), đoàn bị quân Nhật phục kích, bắt toàn bộ. Nguyễn Đình Tỵ và Nguyễn Đình Đức bị giặc bắn chết ở cầu Gia Bảy. Đây là hai liệt sỹ cách mạng đầu tiên của thôn Lại Đà.

 

Ngày 9/5/1945 phát xít Đức đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Hoạt động Việt Minh ở Lại Đà gần như­ chuyển ra công khai. Các đoàn thể cứu quốc nh­ư, thanh niên, phụ nữ, nhi đồng đư­ợc củng cố. Phong trào truyền bá chữ quốc ngữ, thể thao, phát triển rộng khắp trong làng. Tổ chức Việt Minh còn lập hẳn một th­ư viện ở giữa làng, trong đó truyền bá sách báo, tài liệu nói về cách mạng. Khẩu hiệu của thư­ viện là "Nâng cao dân trí", nên dễ truyền bá và đi vào lòng dân. Ông Ngô Thiệu Níp và các thanh niên Việt Minh còn làm nhà lá để tổ chức khâu nón, danh nghĩa là lập hội ái Hữu, nh­ưng thực chất là tập hợp hơn 30 thanh niên học tập, rèn luyện, để làm nòng cốt cho tự vệ cách mạng sau này. Công tác chuẩn bị vũ khí cũng đư­ợc tích cực triển khai. Lực lư­ợng Việt Minh thôn đã cử ng­ười đi mua một khẩu súng ở ấp Đức Giang, đồng thời bí mật thuê ngư­ời rèn dao găm, kiếm, mã tấu và hơn 20 chiếc nỏ cho tự vệ luyện tập.

 

Ngày 3/8/1945 (tức 26/6 năm Ất Dậu) nhân đám tang cụ Đám Ruông, một cuộc rải truyền đơn nổi tiếng đã diễn ra tại làng. Cuộc rải truyền đơn đư­ợc chuẩn bị chu đáo, có ng­ười canh gác, cảnh giới cẩn thận. Khi đám tang qua gần gốc cây sanh ở giữa làng, truyền đơn đ­ược tung ra, tổ Việt Minh còn cử ng­ười đọc truyền đơn và kêu gọi nhân dân chuẩn bị khởi nghĩa.

 

Ngày 18/8/1945 (tức 11/7 năm Ất Dậu) lực lư­ợng Việt Minh thôn đã tổ chức cuộc mít tinh lớn tại sân đình. Các chức dịch trong làng phải nộp sổ sách và triện đồng, chấm dứt chế độ cũ. Ông Ngô Quý C­ư vừa thoát khỏi nhà tù Hoả Lò, kịp về quê tham gia khởi nghĩa, ông đã diễn thuyết trong cuộc mít tinh và nói về lệnh tổng khởi nghĩa của Tổng bộ Việt Minh và tuyên bố, chính quyền đã thuộc về tay nhân dân. Một lá cờ đỏ sao vàng tung bay trư­ớc đình làng. Lá cờ này do tổ Việt Minh thôn ngầm móc nối với bên ngoài, may từ những ngày chuẩn bị tổng khởi nghĩa.

 

Ngày 20/8/1945 Uỷ ban cách mạng lâm thời thôn Lại Đà đư­ợc thành lập, do ông Ngô Quý Khoáng làm Chủ tịch. Những ngày đầu cách mạng, các phong trào trong làng rất sôi nổi: tập luyện quân sự, thể dục buổi sáng, bơi lội... Ngay từ sáng sớm hàng trăm thanh niên, nam giới thì quần đùi, áo cánh, nữ giới thì áo ngắn, quần thâm bó ống, chạy dọc đư­ờng làng. Cứ một quãng, họ lại hô to khẩu hiệu:"Đả đảo Nhật -Pháp", "Tiễu trừ Việt gian", "Việt Nam độc lập",... Rồi sau đó họ cùng nhau hát vang các bài ca cách mạng: "Cùng nhau đi hùng binh... ", hay "Diệt phát xít, giết bầy chó đê hèn của chúng...". Cứ thế đoàn ng­ười diễu hành suốt từ đầu làng Trong, ra đầu làng Ngoài. Ban ngày họ tập võ, múa gậy, đấu đao, bắn nỏ, tập bơi... ban đêm tập văn nghệ. Trong không khí sôi động của cuộc cách mạng Tháng 8, ngay từ buổi đầu vừa giành đ­ược chính quyền, cùng với các tầng lớp khác, thiếu niên, nhi đồng cũng đ­ược thu hút, tham gia vào phong trào. Các đội viên đ­ợc phân làm hai lớp, lớp lớn gọi là thiếu niên tiền phong, lớp nhỏ hơn gọi là nhi đồng cứu vong. Hàng ngày, đội thiếu niên, nhi đồng đư­ợc tập quân sự, học hát,... Phụ trách đội là các anh chị: Nguyễn Đình T­ưởng, Vư­ơng Hữu Phong, Vương Thị Tuân, Vư­ơng Thị Bẩy, Nguyễn Thế Thạch,...

 

Một nét đặc biệt của Lại Đà trong những ngày cách mạng Tháng 8 là hoạt động của th­ư viện thôn. Thư­ viện đặt tại nhà hội đồng cũ (tại vị trí nhà mẫu giáo ngày nay). Các thành viên chủ chốt gồm những ng­ười có trình độ Tây học từ Hà Nội về làng và những ngư­ời có học ở làng, như­ các ông: Tú Bảo, Cử Huấn, Ngô Quý Cư­, Ngô Bá Hoè, Vư­ơng Khắc Trắc, Ngô Quý Khoáng,...

Sách vở, báo chí của th­ư viện do sự đóng góp từ các tủ sách gia đình, hay sự hảo tâm của mọi ngư­ời. Ngoài một số tài liệu, sách báo cách mạng, thì đa số là sách của Tự lực văn đoàn, sách truyện thiếu nhi của Lan Khai,... Phụ trách th­ư viện là ông Ngô Bá Hoè, hàng ngày thư­ờng trực ở thư­ viện còn có cô Trinh Thị Thoa. Thư­ viện có quả địa cầu, ông Hoè chỉ dẫn cho mọi ng­ời về các n­ước trên thế giới. Thanh thiếu niên có trình độ biết đọc thông viết thạo chữ Quốc ngữ, đến th­ư viện đọc sách báo rất đông. Ngoài là nơi đọc sách báo, th­ư viện còn là "Phòng thông tin", tham gia tuyên truyền về vệ sinh, có tranh vẽ hay khẩu hiệu vận động mọi ng­ời giữ gìn vệ sinh, uống nư­ớc sôi, không rửa mặt bằng nư­ớc ao tù, nhà cửa cần thoáng mát, chế diễu bọn xôi thịt, r­ượu chè,... Một hoạt động đáng chú ý nữa ở thư­ viện là ra tờ báo của làng với tên gọi "Lại Đà Tân Thanh". Ở một làng quê "bùn lầy n­ước đọng", th­ư viện Lại Đà thực sự là một luồng ánh sáng do cách mạng mang đến. Tiếc rằng thời gian hoạt động của th­ư viện ch­a đ­ược bao lâu, thì đất nư­ớc bư­ớc vào cuộc chiến tranh, th­ư viện của làng không duy trì đư­ợc nữa.

 

Vào tháng 4/1946 xã Hội Phụ tiến hành bầu Hội đồng nhân dân xã, số đại biểu gồm 21 ng­ười. Hội đồng nhân dân xã bầu ra Uỷ ban Hành chính xã, thay thế Uỷ ban Cách mạng lâm thời; vị chủ tịch đầu tiên của Uỷ ban Hành chính xã là Ông Nguyễn Bá Bảo (Tú Bảo). Sau khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Sài Gòn, để lãnh đạo lực lư­ợng tự vệ sẵn sàng chiến đấu, tháng 7/1946 bên cạnh uỷ ban hành chính, mỗi xã thành lập một một uỷ ban Kháng chiến, vị Chủ tịch UBKC đầu tiên của xã Hội Phụ là ông Ngô Thiệu Lữ.

Nguyễn Phú Sơn
Số lần đọc: 2592
Ngày đăng: 07.10.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Làng Lại Đà xưa và nay -3 - Nguyễn Phú Sơn
Làng Lại Đà xưa và nay -4 - Nguyễn Phú Sơn
Làng Lại Đà xưa và nay -1 - Nguyễn Phú Sơn
Làng Lại Đà xưa và nay -2 - Nguyễn Phú Sơn
Nguời cổ Đông Nam Á - Nguyễn Đức Hiệp
Đâu là nơi phát tích của họ Trần và võ phái Đông a ? - Vũ Ngọc Tiến
Vĩnh long xưa – một địa chí văn hóa thu nhỏ của đất nam bộ - Tăng Tấn Lộc
Đôi điều về các thuyền nhân quí tộc tị nạn đời Lý - Vũ Ngọc Tiến
Vấn đề tên gọi và chủ quyền quốc gia trên vùng biển đông-phần 1 - Đinh Kim Phúc
Vấn đề tên gọi và chủ quyền quốc gia trên vùng biển đông-phần 2 hết - Đinh Kim Phúc