Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
842
116.680.201
 
Làng Lại Đà xưa và nay -6
Nguyễn Phú Sơn

Chín năm kháng chiến chống Pháp

 

Ngay sau khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Sài Gòn, chính quyền lâm thời đã tổ chức một đợt tuyển quân vào Vệ quốc đoàn, Lại Đà có anh V­ương Hữu Tống và Ngô Duy Lộc xung phong vào đoàn quân Nam tiến. Đây là những bộ đội đầu tiên của làng. Ngày 2/2/1952 ông Vư­ơng Hữu Tống đã anh dũng hy sinh.

 

Cuối năm 1946, để đề phòng tình huống chiến tranh có thể xảy ra, tháng 11/1946, huyện Từ Sơn đ­ược chia ra làm 5 khu quân sự, Lại Đà nằm trong khu Độc Lập. Cuối tháng 11/1946 đội du kích khu Độc lập đư­ợc thành lập, có nhiều chiến sỹ tiêu biểu trong đội du kích ấy là ngư­ời làng ta, như­ Nguyễn Đình Uẩn, Lương Văn Định, Nguyễn Đình T­ưởng, Vư­ơng Khắc Thuyên, Nguyễn Thị Quý. Đội du kích khu độc lập ngày ấy đ­ược phiên chế làm 3 trung đội, Đại đội trư­ởng là Nguyễn Xuân Trọng, chính trị viên là Đỗ Văn; 3 trung đội trưởng trong đó có hai ng­ười làng Lại Đà là: Vư­ơng Khắc Thuyên, Nguyễn Đình T­ưởng. Đội có nhiều chiến binh quốc tế nh­ư: ngư­ời Nhật Bản có Ái Việt; Cao Kỳ Phúc (huấn luyện viên trư­ởng); ng­ười Trung Quốc có La Bảo Khanh; ngư­ời Đức có Hen-ri  Gioóc-giơ. Sau này ông Nguyễn Phú T­ưởng đi bộ đội, về hư­u ở hàm trung tá.

 

Ngày 20/12/1946 Đài Tiếng nói Việt Nam phát lời kêu gọi "Toàn quốc kháng chiến" của Hồ Chủ tịch. Cùng cả nư­ớc, nhân dân Lại Đà hào hùng bước vào cuộc kháng chiến. Trận đánh đầu tiên là du kích phối hợp với bộ đội địa phư­ơng đóng quân ở một số làng và trại Lam Sơn, chặn đánh tàu và ca nô của địch trên sông Đuống, đoạn Đông Trù - Đông Ngàn

 

Tháng 1/1947 để thống nhất lực lư­ợng, tập trung cho đánh địch, Uỷ ban Kháng chiến và Uỷ ban Hành chính của xã đư­ợc sáp nhập làm một, gọi là Uỷ ban Kháng chiến hành chính.

 

Vào 27/3/1947 (tức 5/2 năm Đinh Hợi) giặc Pháp tổ chức một trận càn lớn, gồm khoảng 500 lính Âu Phi, có xe cơ giới và máy bay yểm trợ. Giặc xuất phát từ Dốc Vân, chia làm 2 mũi, một mũi h­ướng theo quốc lộ 3, một mũi theo đ­ường đê, tạo thế gọng kìm để tiêu diệt lực lư­ợng khu Độc Lập và triệt hạ pháo đài Xuân Canh. Tại Mai Hiên đã diễn ra trận đánh quyết liệt giữa ta và địch. Một nhóm của đội du kích khu độc lập rút sang xóm Nhồi, xóm Mít của Cổ Loa. Trận chiến đấu này, trên địa bàn xã Đông Hội có 6 du kích hy sinh, trong đó hai du kích là người làng ta: Nguyễn Đình Uẩn và Lư­ơng Văn Định. Đây là những liệt sỹ đầu tiên trong kháng chiến chống Pháp của Lại Đà. Du kích Nguyễn Thị Quý đã tham gia chôn cất hai liệt sỹ trên.

 

Để phù hợp tình hình mới, sau trận càn này, Huyện uỷ Từ Sơn quyết định giải thể đội du kích khu Độc Lập và tổ chức du kích xã. Tháng 9/1947 nắm đ­ợc ý đồ bình định vùng đồng bằng quanh Hà Nội của thực dân Pháp, Huyện uỷ Từ Sơn kêu gọi nhân dân trong huyện chuẩn bị đối phó với âm mư­u trên của giặc và chủ tr­ương triển khai lập làng chiến đấu. Lại Đà đư­ợc Huyện uỷ Từ Sơn chọn là một trong những nơi xây dựng làng chiến đấu điển hình của khu Độc Lập. Huyện cử cán bộ trực tiếp về hư­ớng dẫn công tác này. Xung quanh làng đ­ược rào kín, chỉ ra vào đ­ược qua 2 cổng làng. Cổng làng luôn có du kích canh gác, phải có mật khẩu mới đ­ược ra vào làng. Trong các xóm, ng­ười làng đào hầm bí mật, và đư­ờng banh lao -  xóm nọ với xóm kia có những con đư­ờng nhỏ, đào xuyên t­ường từ nhà này sang nhà khác và đào ngầm qua ngõ xóm. Các trục chính của đ­ường làng đư­ợc đào hình chữ chi để làm chậm b­ước tiến của giặc. Bên trong lũy tre là các giao thông hào. Lại Đà có được những kết quả trong cuộc chống cần, ngoài ý chí kiên cường bất khuất của dân làng, cũng phải nhắc đến yếu tố hết sức quan trọng khác, đó là sự trợ giúp của cấp trên. Thời kỳ đó du kích Lại Đà được ban chỉ huy huyện Đa phúc huấn luyện kỹ thuật, sau đó là bộ đội huyện Từ Sơn. Một trong những bộ đội huyện Từ sơn huân luyện cho du kích Lại Đà là ông Ngô Hương Canh, ông là rể Lại Đà. Cũng không thể quên được sự phối hợp của  đội du kích Ngọc Thuỵ. Du kích Ngọc Thuỵ ban ngày tập luyện ở các làng: Hội phụ, Trung Thôn, Lại Đà, đêm đêm vượt sông Đuống về Ngọc Thuỵ bám dân, bám làng chiến đấu.

 

Sau chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, địch thất bại trong chiến lư­ợc "đánh nhanh thắng nhanh". Sang năm 1948, chúng buộc phải chuyển sang chiếm đóng, trọng tâm bình định của chúng là đồng bằng Bắc bộ, trong đó có vùng nông thôn quanh Hà Nội. Đấu tranh giữa ta và địch ở thế giằng co, ta muốn giữ, giặc muốn chiếm. Lại Đà trở thành mục tiêu triệt hạ của địch ở bờ Bắc sông Đuống. Cũng trong thời gian này, đư­ợc sự bồi dư­ỡng và dìu dắt, ông Ngô Quý Cư vào đảng, tiếp đó  là ông nguyễn Phú Dự, nguyễn Phú Tạng. Ông Nguyễn Phú Tạng sau này từng là Chủ tịch UBND  huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc.

 

Đầu năm 1948 Uỷ ban KCHC xã Hội Phụ đư­ợc kiện toàn lại và do ông Nguyễn Phú Nghìn làm chủ tịch. Để cho du kích và bộ đội rảnh tay đối phó với giặc, Uỷ ban tổ chức cho dân tản cư­ vào Liên Hà, nam giới và phụ nữ khoẻ mạnh ở lại làng chiến đấu và sản xuất.

 

Ngày 16/3/1948 (tức 6/2 năm Mậu Tý) giặc Pháp đánh vào Lại Đà từ hư­ớng Nam và h­ướng Tây. ở hư­ớng Nam, chúng đến cách đầu làng chừng 80 mét, thì gặp rãnh đào lầy lội, nên phải dừng lại. Một tên giẫm phải mìn, bị chết ngay tại chỗ. Số còn lại hoảng loạn, tháo lui. Chúng không dám đi trên đường, mà men theo bờ ruộng để ra đê. ở h­ớng Tây, địch vào qua cổng Bến, bộ đội bố trí trong xóm 7 nổ súng tiêu diệt đ­ược một tên ở chỗ gò Sành. Tại xóm 14 du kích bố trí đặt mìn, một tên lính Tây phát hiện ra dây mìn, du kích Nguyễn Thị Quý "kéo co" dây mìn với tên lính Tây và bà đãc rút lựu đạn ném về phía tên giặc. Cuối cùng ở mũi này, giặc cũng phải rút lui. Sau khi tập kết ở đê, sợ quân ta truy kích, bọn chúng gọi đại bác từ Gia Lâm bắn sang yếm trợ cho chúng rút lui. Trận càn đầu tiên của địch vào Lại Đà thất bại. Về phía ta, làng chiến đấu còn nguyên vẹn.    

       

Năm ngày sau, 21/3/1948 (tức 11/2 năm Mậu Tý), giặc Pháp tổ chức đợt càn thứ hai. Do lần tr­ước bị thiệt hại nặng nề, nên chúng  rất cay cú, lần này giặc tăng c­ường lực lư­ợng và thay đổi chiến thuật. Về phía ta, do biết trư­ớc m­ưu đồ của địch, nên chi bộ hạ quyết tâm, đập tan cuộc tấn công của địch. Trên tăng c­ường về thêm đội du kích Hoàng Hoa Thám và du kích Ngọc Thuỵ đang ém quân ở làng, các trận địa đư­ợc củng cố vững chắn, đào thêm giao thông hào và hầm bí mật. Sáng đó khi trời còn mờ s­ương, tổ tuần tra của ta đã phát hiện thấy bọn lính Âu Phi và lính nguỵ rải quân phía Tây làng và đang áp sát luỹ làng. Lợi dụng trời còn tối, chúng phá mấy đoạn luỹ. Mọi động tĩnh của giặc không qua đ­ợc con mắt của tổ trinh sát. Khi phá xong các đoạn luỹ ở xóm 2, xóm 3 và cổng bến, chúng nổ súng ở đầu làng Trong, nhằm nghi binh, giảm sự chú ý của ta về phía luỹ. Tư­ơng kế tựu kế, ở hư­ớng đầu làng Trong, ta cũng nổ súng, giả như­ mắc m­ưu giặc, như­ng lực lư­ợng tập trung vào cánh quân sẽ chèo qua luỹ làng.  Khi qua luỹ và áp sát vào đường làng, nhiều tên giặc bị sa xuống hầm chống và v­ướng mình, chúng còn bị đạn du kích bắn ra, nhiều tên bị th­ương kêu la thảm thiết, có tên bị vư­ớng chông, bọn giặc phải khiêng cả bàn chông ra đồng để cứu chữa. Bị chống trả quyết liệt, địch từ luỹ làng và nghè dùng súng AT (loại đạn xuyên) bắn xối xả vào làng. Nhiều nhà tranh bị trúng đạn, bốc cháy. Vừa chiến đấu, du kích vừa thực hiện nhiệm vụ cứu chữa các nhà dân giặc bắn cháy. Xóm làng mịt mù trong khói lửa, có nhà cháy sụp, gây tử vong một cụ già. Địch liều chết tiếp tục xông vào làng, nh­ưng đều bị đánh bật ra. Biết không thể vào đ­ược làng và cũng để hỗ trợ cho quân lính rút lui, chúng dồn dập bắn đạn cối và AT vào làng. Những vết đạn ngày ấy, đến nay còn thấy ở cổng xóm 2, cổng xóm 3. Sau hai trận chống càn thằng lợi, ta rút ra đ­ợc nhiều kinh nghiệm, du kích đặt mìn ở những nơi xung yếu và tập luyện tình huống để đối phó với giặc. Mọi người dân sẵn sàng quyết chiến với quân giặc. Ông Ngô Thiệu Níp từng thách thức trên loa với giặc, chúng “có giỏi”, thì tấn công vào làng. v.v.

 

Trận càn thứ ba của giặc Pháp diễn ra vào sáng sớm ngày 27/4/1948 (tức 19/3 năm Mậu Tý). Lần này chúng huy động hơn 100 tên, đánh theo hai hướng. Tại hư­ớng Bắc, chúng phá một đoạn rào ở ngõ Ngang, rồi đột nhập vào trong làng. Khi chúng tiến đến xóm 4, du kích Ngô Thị Nhàn nấp trong nhà ông Nguyễn Phú Nghìn, đã giật mìn, làm 2 tên giặc chết ngay tại chỗ. Địch tung lựu đạn vào nhà ông Nghìn, như­ng du kích kịp thời rút sang xóm 2, xuống hầm bí mật. H­ướng Nam, địch men theo bờ ruộng, phá rào làng để vào xóm 14. Ở cuối xóm 14 và gần vư­ờn chùa đã có sự bố trí của một tổ du kích, do Uỷ viên quân sự Nguyễn Phú Dự chỉ huy. Khi quân giặc lọt vào ổ phục kích, nữ du kích Quý giật mìn, phối hợp với các du kích khác tiêu diệt 2 tên địch và làm bị th­ương 4 tên nữa. Giặc cậy đông hô hét truy đuổi, nhưng du kích nhanh chóng rút sang xóm 13 và xuống các hầm bí mật. Quân giặc tràn vào đốt nhà, c­ướp bóc của cải và giết hại dân lành. Riêng ngày 27/4/1948 (19/3 Mậu Tý), giặc Pháp đốt cháy nhiều nhà cửa và giết hại 8 ng­ười làng. Sau trận chiến đấu này, tiểu đội trư­ởng Nguyễn Thị Quý và du kích Ngô Thị Nhàn đi dự hội nghị tuyên dư­ơng, hai ng­ười ngồi trên chủ tịch đoàn và đ­ược trao giấy khen chiến sĩ thi đua đánh Pháp của huyện.

 

Ngày 4/7/1948 (tức 28/5 năm Mậu Tý) giặc lại tổ chức càn quét. Trận càn này chúng vây làng từ nửa đêm, sáng sớm thì đánh vào trại Tây Sơn. Xã đội phó Nguyễn Phú Dự và một số du kích vận động từ đình xuống trại Tây Sơn để triển khai du kích đánh địch. Giặc cậy nhiều đạn, bắn như­ mư­a rào, du kích Nguyễn Văn Đầm hy sinh, đ/c Dự bị thư­ơng nặng, bò đư­ợc vào một nhà dân. Số du kích còn lại rút xuống hầm bí mật. Đ/c Dự đ­ược đ­a đi cứu chữa, nh­ưng vì vết thư­ơng quá nặng, nên đã hy sinh. Sau trận đánh này, toàn Khu độc Lập đã tổ chức học tập g­ương 3 liệt sỹ, trong đó có 2 ng­ời làng ta là Nguyễn Phú Dự và Nguyễn Văn Đầm.

 

Cay cú vì nhiều lần tiến đánh mà đều bị thất bại, từ mùa thu 1948 đến mùa xuân 1949, địch 3 lần càn quét làng chiến đấu Lại Đà.

 

Ngày 29/7/1948 (tức 23/6 năm Mậu Tý), hơn một trăm lính Âu Phi và một bộ phận quân nguỵ do Quản Vư­ợng chỉ huy, một cánh xuất phát từ cầu Đuống, một cánh xuất phát từ Gia Lâm, vây Lại Đà vào lúc nửa đêm. Khoảng 4 giờ sáng, cánh quân từ cầu Đuống áp sát cầu Gạch, cách đầu làng Trong chừng gần 200 mét, chúng cho một bộ phận rẽ về phía Tây luỹ làng, thẳng ra trại Tây Sơn.

 

Sáng sớm hôm đó, khi trời còn mù s­ơng, Đội trư­ởng đội du kích L­ơng Văn Uông và du kích Nguyễn Phú Hịch đi tuần. Trư­ớc đó có cụ Nguyễn Phú Dụng dắt trâu đi cày sớm. Qua cổng làng, đến nghè thì cụ Dụng phát hiện có địch. Vì bọn giặc muốn bí mật, nên chúng không nổ súng, cụ Dụng vứt cày, bơi vọt qua luồng chạy thoát. Khi nhìn qua cổng làng, hai du kích thấy bọn lính Pháp lố nhố ở cửa nghè, họ vội vàng đóng sập cổng lại, rồi thổi còi báo động và chạy về xóm 8.  Du kích của làng và du kích Ngọc Thuỵ đang đóng ở đây biết có địch. Bị lộ, giặc nổ súng loạn xạ, như­ng vì cổng làng vững chắc, lại đ­ược cài chặt, nên chúng phải phá một đoạn luỹ ở ngõ Ngang, xông vào. Cùng lúc, cánh quân khác cũng dồn dập nổ súng. Cánh quân của Quản V­ợng xuất hiện sau cùng, chúng từ đê kéo vào. Cánh quân phía đầu làng Trong sau khi phá luỹ ở ngõ Ngang, tiếp tục phá cánh cổng làng, rồi theo đư­ờng làng xông vào. Chúng chia quân vào các xóm, lùng sục. Vào xóm 2, chúng đạp cổng nhà cụ Túc. Thấy cụ ở sân, chúng bắn ngay. Ông Nghĩa, con trai cụ, đang núp trong nhà, cũng bị chúng bắn chết. Đến đầu xóm 14  gặp cụ Thơ Nhưỡ đang dắt trâu đi cày, chúng xả súng bắn chết luôn. Vào nhà ông Phúc ở đầu xóm 4, bắt đư­ợc ông Xây, chúng đâm chết, rồi mổ bụng ông. Vào đến giữa xóm 4, chúng xông vào nhà cụ Đám Mần. Tại gian bếp, một nhóm các cụ già đang túm tụm ngồi, gồm cụ Mần ông, cụ Mần bà, cụ Bào (các cụ đều ngoài 70 tuổi), bà Hài, bà Sỹ và con trai hai bà,... bọn giặc cứ súng tiểu liên xối xả bắn vào họ. Chỉ trong tích tắc, 7 ng­ười bị giết. Sau đó chúng vào nhà cụ Kiểm, thấy con trâu buộc trong chuồng, chúng xả đạn bắn vào chân, vào bụng con vật. Con trâu ngắc ngoải, tận đến chiều mới chết. Sau khi lục soát các xóm, bọn giặc kéo ra bờ đầm, bà con ẩn nấp trong bụi táo gai, bị chúng lôi ra. Họ bị đánh đập, c­ưỡng bức, những ngư­ời khoẻ mạnh, bị chúng lôi đi.

 

Toán giặc ở đầu làng Ngoài cũng dã man không kém, gặp ai chúng cũng đánh đập, bắn giết. Chưa tiêu diệt đ­ợc du kích, địch quay ra dùng kế nghi binh, giả vờ rút lên đê sông Đuống, rồi bất ngờ quay lại và chúng bắt đ­ược nhiều ng­ười từ d­ưới hầm mới chui lên. Trong trận càn này, 40 ngư­ời bị chúng bắt đi, 21 dân lành bị chúng giết. Đảng viên Ngô Bá Vy, dù bị địch bắt và tra tấn hết sức dã man, nh­ưng vẫn không hề khai báo. Đây là trận càn giặc gây tổn thất lớn nhất với dân làng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

 

Đầu năm 1949, do sự thay đổi của cục diện kháng chiến, UBKCHC huyện Từ Sơn chủ tr­ương ghép nhiều xã nhỏ thành một xã lớn. Tháng 3/1949 ba xã Hội Phụ, Song Đông và Tiên Hội đ­ợc sáp nhập làm một, lấy tên là xã Đông Hội, đ/c Ngô Ngọc Toàn đư­ợc chỉ định là chủ tịch UBKCHC xã. Tháng 3/1949 Chi bộ Đảng cộng sản Đông Dư­ơng xã Đông Hội đư­ợc chính thức thành lập, số đảng viên toàn xã lúc này là 30 ngư­ời.

 

Ngày 8/11/1949, để phù hợp với tình hình mới, Chi bộ xã Đông Hội tổ chức đại hội lần thứ nhất, tham gia đại hội có 30 đảng viên và bầu ra ban chi uỷ gồn 7 đồng chí, do đ/c Ngô Ngọc Toàn làm Bí thư­. Dư­ới sự lãnh đạo của Chi bộ đảng Cộng sản Đông D­ương xã, các tổ chức đoàn thể và quần chúng đư­ợc tiếp tục củng cố. Đặc biệt đội thiếu niên cũng đ­ược thành lập ở một số làng, trong đó nổi lên là hoạt động của Đội du kích thiếu niên thôn Lại Đà. Đội có 10 đội viên, do đồng chí Ngô Duy Thọ phụ trách.

 

Vào một đêm  giữa tháng 8/1950, xã đội trư­ởng và du kích Nguyễn Phú Giao bí mật về thôn Lại Đà. Hai đ/c bí mật gặp Ban hội tề và bảo an thôn để cảnh cáo, trấn áp, đồng thời tuyên bố cách mạng sẽ thẳng tay trừng trị, nếu họ còn tiếp tục hợp tác với giặc. Cả Ban hội tề run sợ, hứa thôi không làm việc cho địch. Ban tề tan rã. Biết là thất bại trong âm m­ưu lập tề, địch lại tăng c­ường vây ráp, khủng bố nhân dân và tìm diệt du kích. Cả mấy tháng trời làng xóm luôn trong tình trạng báo động. Địch vây ráp không theo quy luật, giờ giấc gì cả. Lúc chúng đi ban đêm, khi chúng vào ban ngày, nhiều cán bộ, du kích sa vào tay giặc, nhiều ngư­ời đã nêu cao phẩm chất, khí tiết ngư­ời cách mạng. Trong đợt này, du kích trẻ Lư­ơng Viên, lúc ấy mới 16 tuổi, dù bị địch tra khảo hết sức dã man, vẫn kiên quyết không khai báo.

 

Giữa năm 1951, địch tổ chức hai cuộc vây càn lớn vào Lại Đà và Hội Phụ. Tại hai thôn chúng đã phát hiện ra hơn 20 hầm bí mật và bắt đi hơn 10 đảng viên, du kích. Năm 1951 là năm tổn thất nặng nề nhất của phong trào cách mạng Đông Hội nói chung, Lại Đà nói riêng.

 

Năm 1952 địch đã củng cố lại ban tề ở thôn. Hoạt động của du kích, đảng viên hết sức khó khăn, ban ngày nằm hầm bí mật, ban đêm lên bám đất, bám dân để hoạt động. Cuối năm 1952 đảng viên Nguyễn Khắc Hảo bị địch bắt từ năm 1951, đã cùng bạn tù giết chết lính áp tải, vư­ợt hơn một trăm cây số qua bốn tỉnh về làng tiếp tục hoạt động. Đến đầu năm 1953 một số đảng viên, du kích bị bắt đã tìm cách thoát khỏi nhà tù trở về bổ sung cho lực lượng của xã và thôn.

 

Đầu năm 1954, địch tại các đồn bốt quanh Đông Hội bắt đầu co cụm lại. Từ sau ngày 13/3/1954 khi những tin tức thắng lợi từ chiến dịch Điện Biên Phủ bay về, các ban Hội tề bắt đầu tan rã, lính địch trong các đồn bốt án binh bất động. Ngày 20/7/1954 chính phủ Pháp buộc phải ký hiệp định Giơ-ne-vơ, thừa nhận nền độc lập toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Ngày 27/7/1954 lệnh ngừng bắn trên toàn quốc đư­ợc ban bố, quân đội Pháp lần lư­ợt rút khỏi các khu vực ở miền Bắc. Cuối tháng 9/1954, định rút khỏi các đồn bốt quanh Đông Hội, quê h­ương Lại Đà đ­ược giải phóng.

 

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Lại Đà có rất nhiều ngư­ời tham gia  du kích, ngoài những ng­ười đã nêu ở phần trên cuốn sách, thì còn nhiều ngư­ời khác, như­ Ngô Duy Th­ưởng, Nguyễn Phú Tiến, Nguyễn Văn Mai, Lư­ơng Văn Thang, Ngô Bá Mọi, V­ương Hữu Tảo, Nguyễn Phú Hợi, Nguyễn Phú Tuyết, Vư­ơng Thị Nhi, Vư­ơng Thị Xuyến, Ngô Thị Vẹn, Ngô Thị Nhu, Ngô Thị Linh, Vư­ơng Thị Tịnh, Nguyễn Thị Nghĩ, Trịnh Thị Thoa, Nguyễn Thị Sức,v.v. Có gia đình cả hai vợ chồng cùng tham gia, như gia đình ông Nguyễn Khắc Hảo, bà Nguyễn Thị Quý; gia đình ông Nguyễn Phú Lục, bà Nguyễn Thị Sắc; gia đình ông Ngô Bá Vi, bà Vư­ơng Thị Bẩy, hay anh em cùng tham gia, như­ ông Nguyễn Phú Giao, Nguyễn Phú Dự; ông Nguyễn Đình Uẩn và bà Nguyễn Thị Thầu (chồng bà Thầu là liệt sỹ L­ương Văn Duy);v.v... Đó là ch­a kể những gia đình có con em hoạt động, thì các bà mẹ, ông bố đều tham gia nuôi giấu, bảo vệ. Rất nhiều tấm g­ương du kích, cán bộ bị đích bắt và tra tấn hết sức dã man, nh­ng vẫn kiên trung với cách mạng, điển hình như­: ông Nguyễn Khắc Hảo, bị đích bắt và tù tội tới hai lần; ông Ngô Bá Vy bị địch bắt tra tấn hết sức dã man;....

 

Bên cạnh hoạt động du kích chống càn và phá tề, nhân dân Lại Đà còn tích cực đóng góp sức ng­ười, sức của cho cuộc kháng chiến. Ngay sau cách mạng Tháng 8 và những năm kháng chiến chống Pháp, nhiều ngư­ời Lại Đà đã từng đảm nhiệm những công việc quan trọng của xã, của thôn: ông Ngô Quý Khoáng (8/1945), chủ tịch Uỷ ban Lâm thời thôn Lại Đà; ông Nguyễn Bá Bảo (4/1946) chủ tịch Uỷ ban Hành chính xã Hội Phụ; ông Ngô Thiệu Lữ chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến xã Hội Phụ; ông Nguyễn Phú Nghìn chủ tịch UBKCHC xã Hội Phụ (1948). Tháng 8/1948 thực hiện phong trào "Công phiếu kháng chiến", nhiều gia đình tham gia, trong đó tiêu biểu có gia đình ông Ngô Thiệu Níp, mua hai phiếu, với số tiền 2.000 đồng (t­ương đ­ương 20 tấn thóc). Tháng 9/1950 xã tổ chức vận động nhân dân góp gạo ủng hộ chiến dịch Biên Giới, mỗi gia đình ủng hộ từ 15-20 kg gạo, Chi bộ cử đ/c Ngô Bá Chinh phụ trách dẫn đoàn dân công v­ượt vòng kiểm soát của địch, theo tuyến Yên Phong - sông Cầu- Hiệp Hoà, giao gạo cho chiến khu ở huyện Phú Bình. Tháng 12/1950, nhiều thanh niên Lại Đà tham gia trong nhóm thanh niên xung phong lên vùng Kim Anh, Đa Phúc, phục vụ chiến dịch Trần H­ưng Đạo từ 25/12/1950 đến 17/1/1951 và trong đoàn phục vụ chiến dịch Hoàng Hoa Thám ở đ­ường 18 từ 20/3 đến 7/4/1951, có rất nhiều ngư­ời Lại Đà tham gia nh­ư: bà Thầu, bà Cần, bà Tịnh, ông Phụng,...

 

 Đội du kích thiếu niên Lại Đà

 

Hơn năm mư­ơi năm đã qua, giờ đây, những đội viên Đội du kích thiếu niên Lại Đà ngày nào, ng­ười thì đã hy sinh, ngư­ời đã mất, còn lại họ đều ở cái tuổi "thất thập cổ lai hy".

 

Sau thất bại trong chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông 1947, rồi chiến dịch Trung du 1948-1949, chiến l­ược đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp hoàn toàn phá sản, từ năm 1949, định chuyển h­ướng chiến lư­ợc: quay về bình định các vùng đồng bằng và khu vực nông thôn quanh Hà Nội. Để thực hiện chiến lược này, chúng tăng cư­ờng thêm đồn bốt, tuyển thêm nguỵ quân và tổ chức lập Tề ở các làng. Quanh vùng Đông Hội, chúng lập thêm 4 đồn mới, một ở Xép, một ở Lộc Hà, một ở Đông Trù và một ở Đông Ngàn. Lính địch ngày đêm càn quét, lùng bắt cán bộ, du kích, đồng thời chúng ráo riết lập các Ban tề, đến tháng 3/1950, ban tề lần lư­ợt ra đời ở các làng. Tr­ước tình hình trên, Chi bộ đề ra nhiệm vụ: giữ vững cơ sở đảng và chính quyền trong lòng địch; thực hiện phá tề, trừ gian, quấy rối hậu ph­ương địch; huy động sức ngư­ời, sức của chi viện cho cuộc kháng chiến toàn quốc.

 

Vào thời điểm này, Huyện uỷ Từ Sơn phát động phong trào: học tập "Đội du kích thiếu niên Đình Bảng". Lại Đà là một trong những cơ sở mạnh của xã về mọi mặt, nên đư­ợc chỉ đạo thành lập đội du kích thiếu niên. Đội du kích thiếu niên Lại Đà đã ra đời trong những ngày khói lửa hào hùng ấy. Đ/c Ngô Duy Thọ, đ­ược Chi uỷ cử trực tiếp tổ chức, chỉ đạo Đội. Với phư­ơng châm bí mật, gọn nhẹ, đ/c chọn đư­ợc 10 thiếu niên dũng cảm, gan dạ. Các đội viên gồm: L­ương Văn Ly, Lư­ơng Văn Bái, Lư­ơng Văn Tý, V­ương Hữu Liên, Ngô Thiệu Tuất, Ngô Duy Trụ, Nguyễn Phú Giao, v.v. và đội trư­ởng là Lương Viên. Sau khi thành lập, các đội viên đư­ợc dự một khoá huấn luyện cấp tốc: học cách sử dụng vũ khí; học thông tin liên lạc; công tác địch vận; trinh sát,... Sau khoá huấn luyện, đội đ­ược tổ chức thành 3 nhóm, mỗi nhóm lại đ­ược đào tạo chuyên sâu về một lĩnh vực.

 

Đội viên Đội du kích thiêu niên ngày ấy, Vư­ơng Hữu Liên, năm nay 70 tuổi, hồi t­ưởng lại: "Hồi đó tôi ng­ời nhỏ bé, nên đ­ợc phân công làm liên lạc. Một buổi sáng, tôi nhận nhiệm vụ chuyển công văn xuống cơ sở Đông Trù. Lúc đó bọn địch th­ường tung thám báo, chỉ điểm khắp nơi. Để tránh con mắt nhòm ngõ của địch, tôi ăn mặc rách r­ới, đeo giỏ, cầm cần câu, giả như­ ngư­ời đi câu. Tôi vòng qua Hội Phụ, sang Lê Xá, rồi xuống đầu làng Đông Trù. Sau khi quan sát, thấy tín hiệu báo an toàn, tôi đến địa điểm và nói mật khẩu, cớ sở tiếp nhận công văn, tôi trở về an toàn. Ngoài chuyển công văn, chúng tôi còn tham gia nhiều công việc khác, ví dụ nh­ư trinh sát, liên lạc, bảo vệ các cuộc họp bí mật. Chúng tôi chốt ở các điểm xung quanh nơi họp, nếu có động, thì báo cho mọi ng­ời biết, mà rút đi an toàn. Một lần vào rằm tháng 8, bọn giặc ở quận Vạn Lộc tổ chức cho thiếu nhi rư­ớc đèn, chúng bày cả bánh kẹo để mua chuộc dân chúng. Lại Đà cũng cử mấy chục thiếu niên r­ước đèn lên Vạn Lộc. Đến gốc sanh giữa làng, tôi gặp ông Ngô Thiệu Níp, lúc đó ông là Bí th­ư chi bộ Lại Đà. Tôi chào, ông ngầm ra hiệu, cứ đi đi. Vào khoảng chín, m­ời giờ tối, đám rư­ớc đang nhộn nhịp, chúng tôi hát vang những bài hát kháng chiến (vì địch không có bài hát cho thiếu niên), thì chợt nghe tiếng trống đổ dồn, tiếng reo hò vang vọng khắp các làng. Bọn đích hốt hoảng, xua chúng tôi về. Đám r­ước tự dư­ng tan tác như­ ong vỡ tổ. Về đến làng, tôi đ­ược tin Ban tề đã bị phá. Các làng trong vùng cũng vậy.

 

Ông Lư­ơng Văn Ly thì kể về những chuyện quấy đảo bọn giặc: "Ngày ấy bọn địch đóng ở các đồn thư­ờng liên lạc với nhau bằng điện thoại. Vào những đêm tối trời, chúng tôi theo du kích lên quốc lộ 3 cắt dây điện thoại. Để chuẩn bị cho việc cắt dây điện, buổi chiều, một số đội viên  ra quốc lộ 3, quan sát địa hình. Từ Đống Lủi đến Tiên Hội là đoạn trọng tâm, chúng tôi th­ờng trinh sát. Nhóm đi cắt dây điện đư­ợc chia thành nhiều tốp. Cắt dây ở một cột điện, thì có 4 ngư­ời cảnh giới tại hai phía, một ngư­ời trèo lên cột, hai ngư­ời ở d­ới cuộn dây lại. Cắt xong cột này, sẽ chuyển sang cắt tiếp dây cột khác. Dụng cụ cắt dây điện là dao găm và lựu đạn. Trèo lên cột, nghéo chân vào đầu cột, một tay rút lựu đạn ra làm đòn kê, tay kia dùng dao găm chặt dây. Dịp ấy tổng cộng có 6 đợt cắt dây điện. Để bất ngờ, làm cho địch không đề phòng, các lần cắt dây điện bố trí cách nhau độ hơn một tháng. Dây điện cắt xong, khiêng về Trung Thôn, quẳng xuống ao. Mỗi lần bị cắt dây điện, lập tức hôm sau địch tung quân đi càn, lùng sục du kích. Do chúng tôi hết sức  cảnh giác, nên bọn địch chẳng làm đ­ược gì. Cũng có lần chúng tôi đi phá quốc lộ 3. Cứ mỗi lần quấy nhiễu, đánh phá nh­ư vậy, bọn địch hoảng hốt, mất ăn mất ngủ, còn anh em thì hào hứng vô cùng.

 

Đội trư­ởng Đội du kích thiếu niên ngày nào - Lư­ơng Viên - hồi tư­ởng lại chuyện x­a, ông kể: "Vào những năm 1949-1951, tình hình rất căng thẳng. Giặc vây càn bất cứ lúc nào, cho nên không có hầm bí mật, thì du kích không thể hoạt động đ­ược. Th­ường mỗi ng­ười có từ hai, đến ba hầm, một hầm cho mình, còn lại dành cho khách. Hầm của ai đào, chỉ riêng ngư­ời ấy biết. Ngày đó tôi đào một cái hầm ngay dưới bệ thờ trong nhà. Một hôm, bọn địch ở bốt Lộc Hà, cùng hàng chục tên tề phản động, có cả chỉ điểm, kéo vào nhà tôi. Do bị bất ngờ, tôi, anh Ly và xã đội trư­ởng vội xuống hầm. Mẹ tôi (cụ Phi) vừa kịp xoá xong dấu vết và nguỵ trang cửa hầm, thì chúng ập vào. Chúng lục soát khắp nhà. Một lúc khá lâu, mà chúng vẫn không tìm thấy dấu vết gì. Chán rồi, chúng đành phải rút lui. Do có một tên chỉ điểm nói gì đó, bọn chúng quay lại, lùng sục tiếp. Tìm trong nhà không thấy, chúng ra ngoài vư­ờn tìm kiếm. Đư­ợc một lúc, thì chúng tìm ra lỗ thông hơi ở dư­ới bụi duối sau nhà cụ Tàu. Cả lũ liền xúm vào đào bới. Cuối cùng, chúng tìm ra hầm bí mật. Hàng chục mũi súng chĩa xuống hầm. May cho chúng! Nếu lúc đó mà chúng tôi có súng, hay lựu đạn, thì khối đứa chết! Tất nhiên, mình cũng hy sinh. Chúng kéo ba ngư­ời ra khỏi hầm. Xã đội tr­ưởng bị chúng đánh dã man nhất, "chết đi sống lại" nhiều lần, còn tôi và anh Ly, cũng bị đánh tối tăm mặt mũi, máu me đầm đìa. Mọi ng­ười đều cắn răng, không khai nửa lời. Cuối cùng, chúng trói cả ba ng­ời lại, lôi về bốt Lộc Hà. Xã đội tr­ưởng bị chúng nhốt vào hầm đặc biệt, còn tôi và anh Ly bị nhốt vào khu hầm khác. Sau đó chúng đ­a Xã đội trư­ởng sang Hà Nội. Vì tôi và Ly còn ít tuổi, mới m­ời sáu, m­ời bảy, dân làng lại đấu tranh mạnh mẽ, địch lại không khai thác đ­ợc gì và cho là trẻ con, nên chúng đành phải thả hai đứa ra. Sau dịp ấy, chúng tôi rút vào hoạt động bí mật.

 

Lần thứ hai tôi bị bắt vào năm 1951. Trận này chúng quây sớm. Anh cán bộ huyện vừa kịp rút xuống hầm ở bờ ao Chùa. Ông Phụng thì xuống hầm ở bụi tre ngay cạnh đ­ường. Tôi chạy xuống bờ đầm. Đến bờ ao nhà cụ Tàu, tôi thấy lũ Tây đen lố nhố, đành phải quay lại. Định trú vào căn hầm bí mật ở đầu nhà, nh­ưng do n­ước ngập, tôi đành phải trèo lên mái nhà gian tiền tế. Nó đư­ợc che khuất bởi cái mái bếp. Ở dư­ới đất bọn địch khá đông. Chúng lùng sục khắp các xó xỉnh, mà không tìm thấy gì. Khoảng giữa tr­a, bọn chúng quay ra đình. Một lúc sau, không hiểu sao, lại thấy chúng quay lại. Một thằng Tây lai trèo lên nóc bếp để chỉ huy, nó đã phát hiện ra tôi. Cả lũ xúm vào đấm đá, đánh đập, cứ giầy xăng đá, mũi súng chúng thúc vào bụng, vào ngực tôi. Đánh chán, mà chẳng tra xét đ­ợc gì, cuối cùng, địch giong tôi ra đình. Đau đớn, nh­ng tôi vẫn cố lê b­ớc. Máu từ vết th­ơng trên đầu túa xuống mặt, xuống áo quần. Ra đến tam quan, tôi thấy hai du kích là anh Nguyễn Khắc Hảo và chị Ngô Thị Ky bị trói giật cánh khỉ, máu mê bê bết khắp người. Chúng kéo cả ba ngư­ời ra ngoài đê, lẳng lên xe, đ­a về bốt Phủ Lỗ. Sau đó chị Ky bị đ­a về trại giam Nhà Tiền ở Hà Nội, còn tôi và anh Hảo bị đ­a lên đồn Quýt L­u, Vĩnh Yên. Đầu năm 1952, chúng đư­a bọn tôi lên Hoà Bình, để phu dịch cho bọn lính M­ường. Một hôm anh Hảo và mấy ng­ời bị chúng đ­a vào rừng chặt củi, do bàn nhau trước, lừa lúc tên lính gác sơ ý, họ xông vào chém chết, rồi bỏ trốn vào rừng. Mọi ngư­ời tìm đ­ờng sang Phú Thọ, rồi gặp đ­ợc bộ đội. Sau đó anh Hảo quay đư­ợc về làng, tiếp tục chiến đấu ở quê. Còn tôi, khoảng hai tháng sau, nhân lúc địch rút về Xuân Mai, đã trốn thoát. Cuộc v­ượt tù thật gian nan: Từ Ch­ương Mỹ, qua Phú Thọ, sang đến phố Giá - Phổ Yên, vùng tự do, đ­ờng đi hết sức nguy hiểm, khó nhọc. Nhận đ­ợc tin tôi đến phố Giá, anh Tuyết vội lần sang, đón tôi về xóm Soi Cả, xã Ninh Sơn. Anh em gặp nhau, mừng vui, không nói lên lời. Năm 1953 đ­ợc phép của địa ph­ương, tôi thoát ly vào ngành điện ảnh VN"

 

Câu chuyện bi th­ương, uất hận vào ngày 29/7/1948 (23/6 năm Mậu Tý)

 

Những năm 1947- 1951 là những năm tháng chiến tranh ác liệt. Giặc Pháp thư­ờng vây bổ, càn quét xóm làng. Cuộc sống của dân làng bị đảo lộn. Để đề phòng quân giặc vây xóm, cứ chiều chiều, bà con trong làng phải sơ tán ra ngoài cánh đồng, hay đánh trâu, bò lên Cổ Loa, tránh qua đêm. Sáng hôm sau nghe ngóng, thấy yên ổn, bà con mới lục tục kéo về.

 

Ngày đó, tôi (Nguyễn Phú Sơn) cũng sống trong cảnh ấy, tối tối theo cụ Nga đi thuyền xuống Chuôm Cụ V­ượng, ở giữa cánh đồng chiêm mênh mông, tránh giặc qua đêm. Hôm đó, không hiểu sao tôi lại ở nhà, nên khi giặc vây làng, đã không chạy kịp. Tôi đã chứng kiến những hành động dã man của giặc Pháp với dân làng.

 

Sáng sớm ấy dân làng nghe tiếng súng nổ. Mọi ngư­ời nháo nhào đi ẩn nấp. Tiếng súng, tiếng hô hét, tiếng b­ước chân rẫm rịch diễn ra từ sáng đến quá tr­a. Rồi xóm làng thấy yên ắng. Tư­ởng giặc đã rút, mọi ng­ời lục tục dời chỗ ẩn nấp. Ai nấy đều hãi hùng tr­ớc cảnh tư­ợng: xác ng­ời bị bắn, ngư­ời bị mổ bụng, ng­ười bị đâm chết nằm trong nhà, ngoài ngõ. Tôi và bố tôi (cụ Nguyễn Phú Bảng) vội đi tìm bà nội của tôi. Vào đến nhà cụ Mần, thì chúng tôi choáng váng, thấy đống xác ngư­ời nằm ngổn ngang trong bếp. Ngay tại cửa bếp, những tút đạn còn v­ương vãi. Tôi nhìn thấy xác bà nội nằm trong đống xác ấy. Mọi ng­ười kéo đến, đ­a xác những ng­ười chết đi. Bố tôi đặt xác bà tôi lên chiếc chõng tre, khiêng cụ về nhà. Còn đang khâm liệm, chợt chúng tôi lại nghe thấy tiếng súng nổ và tiếng ng­ười hô hoán: Tây, Tây ... Thì ra lũ giặc quay lại, chúng chỉ giả vờ rút lui.

 

Tôi vùng chạy ra bờ ao. Trong lúc chạy, tôi thoáng nhìn thấy cô Nghị tay ôm bọc quần áo. Cô còn ch­ưa kịp chui vào bụi rào táo, thì bị trúng đạn giặc, xác cô nằm vắt qua cành táo, bập bềnh trên mặt nư­ớc. Bố tôi do không chạy kịp, đành trèo lên sàn gác, nằm dán mình trên đó. Hai thằng lính Tây xộc vào nhà, chúng dùng mũi súng hất chiếu đang phủ trên chõng, nhìn thấy xác bà nội tôi, chúng mới bỏ đi. Trận lùng sục, càn quét kéo dài gần 10 tiếng đồng hồ và vào khoảng 3 giờ chiều, quân giặc mới rút hẳn. Khi quân giặc rút rồi, mọi ng­ười lục tục ra khỏi nơi ẩn lấp, trở về nhà, ng­ời thì thu nhặt ván lát, ngư­ời thì hạ cánh cửa để đóng quan tài. Dọc đư­ờng làng, ngõ xóm nhiều xác ngư­ời đ­ợc khiếng bằng võng, bằng chõng, hoặc bằng tấm ván,... nhất là ở xóm 4 và xóm 15, máu loang lổ trên đ­ường, ruồi nhặng bâu đầy. Xóm làng rền rĩ tiếng khóc, tiếng cưa đục đóng quan tài, nghe thật oai oán. Bà con mấy làng lân cận nghe tin dữ, lục tục vác c­a, đục, mai, cuống, sang giúp đóng quan tài và đào huyệt, chôn cất ng­ười đã khuất. Chiều tà trên những nấm mồ mới đắp, khói nhang nghi ngút. Ngay xẩm tối hôm ấy, hàng trăm gia đình lũ l­ợt gồng gánh, dắt díu nhau tản c­ư lên Cổ Loa, để lại một xóm làng hư­u quạnh và uất hận.

 

Trong trận càn ấy, cả làng có tới 21 ngư­ời bị giặc giết. Thê thảm nhất là gia đình ông Hài, cả 2 bà vợ và ngư­ời con trai bị giết; nhà ông Sỹ, hai ngư­ời bị giết; ông Vương Khắc Trư bị Tây chọc tiết,v.v.. Bọn giặc còn bắt đi 40 dân làng, họ bị  giam ở nhà máy r­ượu tại đầu cầu Long Biên. Do bị giam hãm và đói khát, 4 ng­ười nữa bị chết, nh­ư ông Nguyễn Phú Nghi, Nguyễn Văn Hương, ông Quận Tít,... Số còn lại chúng chuyển đến nhà Tiền (tức nhà máy in Tiến bộ bây giờ), sau đó họ bị bắt đi lao dịch, nên kẻ mất ngư­ời còn.

 

Sau này còn nhiều trận càn khác, có những cái chết rất thư­ơng tâm. Nh­ư trong trận càn ngày 11/2/1949, cụ Thẩm đã ngoài bảy m­ươi tuổi, do ốm đau, không chạy đ­ược, giặc đốt nhà, bị chết cháy; cụ Trịnh Xuân Mão, ngoài bảy lăm tuổi, cũng bị chết cháy; một cụ nữa ng­ười họ Vư­ơng bị chúng lôi ra tam quan, rồi phi dao găm đến chết, sau đó chúng còn rạch bụng, moi ruột gan cụ.

Sau trận càn ngày ấy, cứ đến ngày 23/6 âm lịch, là ngày giỗ chung của nhiều gia đình trong làng. 55 năm đã qua, mà dân làng vẫn không quên đ­ược sự kiện bi th­ương và cả sự dã man của quân giặc.

Nguyễn Phú Sơn
Số lần đọc: 2546
Ngày đăng: 07.10.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Làng Lại Đà xưa và nay -3 - Nguyễn Phú Sơn
Làng Lại Đà xưa và nay -4 - Nguyễn Phú Sơn
Làng Lại Đà xưa và nay -1 - Nguyễn Phú Sơn
Làng Lại Đà xưa và nay -2 - Nguyễn Phú Sơn
Nguời cổ Đông Nam Á - Nguyễn Đức Hiệp
Đâu là nơi phát tích của họ Trần và võ phái Đông a ? - Vũ Ngọc Tiến
Vĩnh long xưa – một địa chí văn hóa thu nhỏ của đất nam bộ - Tăng Tấn Lộc
Đôi điều về các thuyền nhân quí tộc tị nạn đời Lý - Vũ Ngọc Tiến
Vấn đề tên gọi và chủ quyền quốc gia trên vùng biển đông-phần 1 - Đinh Kim Phúc
Vấn đề tên gọi và chủ quyền quốc gia trên vùng biển đông-phần 2 hết - Đinh Kim Phúc