Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
829
116.663.151
 
Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo-2
Sam Harris

Lòng Từ tâm của Thiên chúa

 

Ở một nơi nào đó trên thế gian này có một người đàn ông bắt cóc một bé gái. Chẳng bao lâu sau đó, y hãm hiếp, hành hạ và giết bé đi. Nếu sự man rợ loại này không xảy ra đúng vào lúc này, nó có thể xảy ra tối đa là trong một vài giờ hay vài ngày nữa. Chúng ta biết chắc như thể rút ra từ các phép thống kê đang khống chế đời sống của sáu tỉ người. Các thống kê tương tự cho thấy rằng cha mẹ của bé gái này tin – cũng như bạn đang tin - rằng có một Thiên chúa toàn năng đầy lòng bác ái đang quan phòng đến họ và gia đình họ. Họ tin như thế có đúng không? Và có tốt đẹp gì không khi họ tin như thế ?

 

Không.

Tất cả chủ nghĩa vô thần nằm trong câu trả lời này. Chủ nghĩa vô thần không phải là một trường phái triết học. Cũng không phải một quan điểm về thế gian. Chủ nghĩa vô thần chỉ đơn giản chấp nhận những gì rõ ràng. Thực ra, “Vô thần” là một từ vốn không nên có. Không ai cần phải minh định mình là một người “không chiêm tinh học”, hoặc “không giả kim học”. Chúng ta không có từ diễn tả những người còn ngờ rằng Elvis vẫn còn sống hoặc các thứ người hành tinh đã du hành qua dải ngân hà chỉ để để quấy nhiễu các chủ trang trại và gia súc của họ. Vô thần chỉ là những âm vang từ những con người biết phải quấy trước sự hiện diện của những niềm tin tôn giáo vô lý. Người vô thần đơn giản chỉ là người tin rằng 260 triệu người Mỹ (87 phần trăm dân số Mỹ) nhận rằng họ “không bao giờ nghi ngờ hiện hữu của Thượng đế” nên có trách nhiệm chứng minh sự hiện hữu ấy của Ngài, và, ngay cả cho tình bác ái của ngài trước những hủy diệt không ngừng của nhân loại mà chúng ta đang là nhân chứng mỗi ngày. Người vô thần là người tin rằng việc sát hại đứa bé gái đơn độc - dù chỉ xảy ra một lần duy nhất trong cả triệu năm – cũng đủ để nghi ngờ ý tưởng của một Thiên chúa nhân từ.

 

Các thí dụ về sự thất bại của Thiên chúa trong việc bảo vệ nhân loại có thể được nhìn thấy đầy rẫy mọi nơi mọi chốn. Thí dụ như thành phố New Orleans vừa bị hủy diệt bởi cơn bão dữ Katrina. Hơn một ngàn người tử vong, hàng chục ngàn người mất đi tất cả tài sản trần gian của mình, và gần một triệu người phải rời bỏ nơi ăn chốn ở. Vậy thật không sai khi nói rằng hầu hết mọi người sống ở New Orleans vào thời điểm cơn bão Katrina tràn đến đã chia xẻ với quý bạn niềm tin vào một Thiên chúa toàn năng, toàn trí và nhân từ. Thế nhưng Thiên chúa đã làm gì khi Katrina ngập tràn rác rưởi khắp thành phố ? Chắc chắn là Thiên chúa đã nghe thấy lời cầu kinh của những người già cả, phụ nữ phải chạy lên rầm thượng tìm nơi an toàn để trốn khỏi cơn sóng dữ đang dâng lên, rồi cũng bị nhận chìm chết đuối. Ðó là những con người của đức tin. Ðó là những người đàn ông, đàn bà tốt lành đã đọc kinh cầu suốt cả đời mình. Bạn có can đảm chấp nhận sự hiển nhiên này không? Quả là những người đáng thương này đã chết vì chuyện trò với một người bạn tưởng tượng.

 

Dĩ nhiên, đã có những cảnh báo kịp thời về một cơn bão “có tầm cỡ kinh thánh” sẽ đổ vào New Orleans, và sự đối phó sau đó của con người với tai họa đã là một thảm kịch bất lực. Thế nhưng đó là một sự đối phó không tương ứng dưói ánh sáng của khoa học. Còn tôn giáo thực không mang đến cơ bản nào cho sự đối phó. Các cảnh báo trước về đường tiến của bão Katrina đạt được từ cuộc vật lộn với thiên nhiên câm lặng, từ tính toán của thiên văn học và các ảnh chụp từ vệ tinh. Thiên chúa không hề cho ai biết trước các kế hoạch của Ngài. Nếu như các dân cư ở New Orleans từng đồng lòng dựa cả vào thiện tâm của Thiên chúa, họ đã chỉ có thể biết cơn bão chết người đổ xuống mình khi cuồng phong thực sự tạt vào mặt mình. Thế nhưng, chắc bạn cũng không ngạc nhiên khi kết quả cuộc thăm dò của tờ Washington Post đã cho thấy 80 phần trăm những nạn nhân sống sót sau cơn bão Katrina đã nhìn nhận rằng biến cố bão ấy chỉ làm vững mạnh hơn niềm tin của họ vào Thiên chúa.

 

Trong lúc cơn bão Katrina đang nuốt chửng New Orleans, gần một ngàn người Shiite hành hương đã giẫm đạp lên nhau mà chết ở một cây cầu tại Iraq. Những người hành hương này tin tưởng mãnh liệt vào đấng Thiên chúa trong kinh Koran. Thực vậy, cuộc sống của họ được tổ chức chung quanh thực tế không thể tranh cãi về sự hiện diện của ngài: phụ nữ phải phủ mạng che mặt trước ngài, nam giới thưòng xuyên giết hết người này đến kẻ khác vì tranh nhau diễn giải lời dạy của ngài. Thật là ngoại lệ nếu có kẻ sống sót đơn lẻ nào mất niềm tin từ những thảm kịch này. Thường thì những kẻ sống sót tưởng tượng rằng mình được tha chết do ơn huệ của Thiên chúa.

 

Ðã đến lúc để chúng ta ý thức cái không giới hạn của chủ nghĩa tự yêu mình và tự dối mình từ những người được cứu sống. Ðến lúc để chúng ta nhận thấy thật đáng hổ thẹn đến thế nào khi những kẻ sống sót từ trận thiên tai có thể tin rằng họ được tha chết bởi một Thiên chúa nhân từ, trong khi cũng Ðấng ấy nhận chìm những trẻ thơ trong nôi của chúng. Một khi bạn ngưng trùm tấm chăn tôn giáo tưởng tượng của bạn lên cái thực tế đau khổ của thế giới, bạn sẽ nhận ra mạng sống quý báu đến dường nào và, từ đó nhận thấy được nỗi bất hạnh của hàng triệu con người đã bị tước đoạt hạnh phúc của họ một cách đau khổ mà không vì nguyên nhân gì cả.

 

THỬ HỎI một cơn thiên tai đã lớn lao và vô lý đến chừng nào mới lay chuyển được đức tin của thế gian. Lò thiêu Holocaust đã không lay chuyển được. Nạn diệt chủng ở Rwanda cũng không, ngay cả có những tu sĩ mang gươm giáo giữa những thủ phạm. Năm trăm triệu ngưồi chết vì bệnh đậu mùa trong thế kỷ hai mươi, đa số là trẻ thơ. Phương cách của Thiên chúa thật bí hiểm. Dường như tất cả thực tại, bất kể là bất hạnh đến đâu, có thể đáp trả tương xứng với đức tin của tôn giáo.

 

Lẽ tất nhiên, hết bận này đến lượt khác, con người của mọi đức tin luôn quả quyết là Thiên chúa không chịu trách nhiệm gì về đau khổ của con người. Thế thì còn gì khác để chúng ta tin vào khẳng định rằng Thiên chúa đế là toàn năng và toàn trí ? Dĩ nhiên, đây là câu hỏi cũ rích dành cho thần học và chúng ta có thể cho rằng câu hỏi đã được giải đáp. Nếu Thiên chúa hiện hữu, hoặc ngài đã không thể làm gì để chặn đứng các tai ương thái quá ấy hoặc ngài không muốn ngăn chặn. Do đó, Thiên chúa hoặc là bất lực hoặc là một con quỷ. Ðến đây chắc bạn muốn biểu diễn động tác múa ballet xoay tròn để đáp rằng: Thiên chúa không thể bị đánh giá bằng những tiêu chuẩn đạo đức của con người. Nhưng chúng ta đã thấy tiêu chuẩn đạo đức của con người là chính những tiêu chuẩn mà bạn dùng để dựng nên lòng nhân từ của Thiên chúa ngay từ khởi điểm. Và bất kỳ Thiên chúa nào có thể lo lắng cho chính mình bởi những chuyện tầm thường như hôn nhân đồng tính hay bởi danh xưng mà Ngài được nhắc đến trong các bài kinh cầu nguyện thì không có gì là bí hiểm cả.

 

Dĩ nhiên, còn một khả năng khác, vừa hợp lý vừa ít đáng ghét nhất: đó là vị Thiên chúa trong Kinh thánh là không có thật, tương tự như thần Zeus và hàng ngàn vị thần đã chết khác mà hầu hết nhân loại tỉnh táo đều không để ý đến. Bạn có thể chứng minh rằng thần Zeus không hề hiện hữu? Dĩ nhiên là không. Vậy thì, hãy tưởng tượng mình đang sống trong một xã hội mà hàng năm con người tiêu hàng chục tỉ bạc tiền thu nhập của họ để làm nguôi giận các thần trên đỉnh Olympus, trong khi chính phủ chi ra nhiều tỉ bạc khác từ tiền thuế để hỗ trợ cho các cơ quan dâng hiến cho các thần này, cùng lúc ấy, nhiều tỉ bạc khác lén lút lấy từ trợ cấp thuế mang hiến tặng cho các đền thờ ngoại giáo, đồng thời các viên chức dân cử đang làm hết sức mình để ngăn chặn các nghiên cứu y khoa gây mất lòng Iliad và Odyssey, và trong khi tất cả các tranh luận về chính sách công cộng đều đả phá các ý tưởng kỳ quặc của các tác giả cổ đại từng viết hay nhưng không biết gì về thực tế của thiên nhiên để loại phân ra khỏi thức ăn của họ. Ðây đúng là một sự biển thủ khủng khiếp cho tài nguyên, đạo đức và tri thức. Thế nhưng đấy chính là cái xã hội chúng ta đang sống. Ðấy là một thế giới phi lý cùng cực mà bạn và những người Ki-tô hữu của bạn đang cật lực tạo nên.

Thật khủng khiếp là chúng ta sẽ chết đi và mất đi tất cả những gì chúng ta yêu thương. Thật khủng khiếp là quá nhiều con người đang phải sống mà chịu đựng những đau khổ không cần thiết. Và rất nhiều những đau khổ này đang trực tiếp quy cho tôn giáo - cho hận thù tôn giáo, chiến tranh tôn giáo, cấm kỵ tôn giáo, và các lệnh hướng tôn giáo về các tài nguyên hiếm- là những điều khiến sự phê phán chân thành về đức tin tôn giáo là một nhu cầu đạo đức và trí thức. Ðáng tiếc thay, việc diễn đạt những phê bình như thế đang đặt những người không tin theo tôn giáo ra ngoài lề xã hội. Chỉ việc va chạm với thực tại thôi, người không tin theo tôn giáo đã bị xem như kẻ đúng ngoài cuộc sống kỳ diệu của các láng giềng.

 

Sức mạnh của sự tiên tri

 

Người ta thường nói rằng thật có lý khi tin Thánh kinh chính là lời của Thượng đế bởi vì nhiều biến cố được kể lại trong Tân Ước đã xác định tiên tri của thời Cựu ước. Nhưng hãy tự hỏi chính mình, các nhà soạn phúc âm đã phải khó khăn đến dường nào khi phải kể lại câu chuyện về cuộc đời Jesus sao cho phù hợp với các tiên đoán trong Cựu Ước? Không phải Thánh kinh đã ở trong quyền lực của những người quá cố nào đấy để soạn lên một cuốn sách nhằm khẳng định các tiên đoán của cuốn sách trưóc đó? Thực tế, chúng ta đã biết về căn bản có chứng tích văn tự rằng đấy chính là cách mà các nhà soạn sách Phúc âm đã thực hiện.

 

Thí dụ như các nhà soạn phần Luke và Matthew công bố rằng Mary đã mang thai trinh nguyên, dựa vào việc Hy lạp trao trả lại Isaiah 7:14. Văn tự bằng tiếng Hebrew về Isaiah dùng chữ ‘almâ” có ý nghĩa đơn giản là “người phụ nữ trẻ” chứ không mang ý ám chỉ gì về sự trinh nguyên. Chắc là cái niềm tin về sự hạ sinh đồng trinh, và hầu hết các hậu quả mối băn khoăn của thế giói Ki-tô giáo về tình dục, chính là sản phẩm dịch sai từ cổ ngữ Do Thái. Một phủ nhận khác về niềm tin vào sự hạ sinh trinh nguyên là ở chỗ nhiều nhà truyền giáo khác đã không hề nghe biết đến việc ấy. Cả Mark và John cùng bối rối trước lời kết tội rằng Jesus là kết quả của sự chửa hoang nhưng cả hai chẳng bao giờ nhắc đến nguồn gốc phép lạ của Người. Pauls nhắc đến Jesus như đã “sinh ra từ giống, da thịt của David” và “sinh ra từ một người đàn bà”, mà không hề nhắc đến việc đồng trinh của Mary gì cả.

 

Các nhà truyền giáo cũng mắc những sai lầm khác về sự thông thái, thí dụ như, Matthew trong câu 27:9-10 đã khẳng định một câu châm ngôn có nguyên do từ sách Jeremiah. Trong khi đó câu châm ngôn này thực sự đã xuất hiện trong Zechariah 11:12-13 (về việc Judas bán Jesus lấy 30 miếng bạc, cũng là tiền mua ruộng của kẻ làm đồ gốm – ghi chú của người dịch). Các phúc âm cũng mâu thuẫn trực tiếp với nhau. John cho chúng ta biết rằng Jesus đã bị đóng đinh một ngày trước khi ăn bữa Passover; Mark lại bảo là ngày hôm sau. Với ánh sáng của những khác biệt đó, làm sao quý bạn có thể tin rằng tất cả mọi phần của cuốn Thánh kinh là hoàn hảo? Bạn nghĩ sao về Muslim, Mormons, và người Sikhs vốn thường không để ý đến những mâu thuẫn trong các sách thánh của họ? Họ cũng tuyên bố những điều đại loại như “Thần thánh thiêng liêng chỉ nhìn vào thực chất cốt lõi chứ không bị ràng buộc bởi ngôn từ” (Luthers). Như thế có khiến bạn chấp nhận kinh sách của họ như những lời hoàn hảo hơn của đấng tạo nên vũ trụ?

 

NGƯỜI KI-TÔ giáo thường xác nhận rằng sách Thánh kinh tiên đoán được những biến cố lịch sử ngày mai. Thí dụ như sách Deuteronomy 28:64 phán rằng “ Và Đức cha sẽ rải các ngươi ra giữa mọi người, từ đầu bên này đến bờ bên kia của quả đất “ Jesus nói, trong Luke 19:43-44 “ Rồi các ngươi sẽ đến những ngày, khi quân thù sẽ dựng nên những bờ song chung quanh ngươi, bao vây các ngươi mọi phía, và ném ngươi xuống mặt đất, ngưoi và con cái ngươi bên trong, và chúng sẽ không chừa một hòn đá nào cho ngươi, bởi vì các ngươi không biết giờ thăm viếng của các ngươi” Chúng tôi nhắc đến để tin rằng nhưng lời phát biểu này sẽ tiên đoán lịch sử sau đó của người Do thái với những đặc điểm huyền bí như thế để chấp nhận một giải thích phi thường.

 

Nhưng hãy tưởng tượng xem cái công việc đặc biệt ngoạn mục của sự tiên tri như thế nào, nếu như đó là một sản phẩm của sự toàn trí. Nếu cuốn Thánh kinh là một cuốn sách như thế, ắt phải chứa đựng những tiên đoán chính xác hoàn hảo về những biến cố của nhân loại. Bạn phải nhận thấy cuốn sách chứa đựng những dòng như “trong nửa thế kỷ sau của thế kỷ thứ hai mươi, nhân loại sẽ phát triển một hệ thống computer liên lạc toàn cầu - những nguyên tắc mà ta đã nói trước ở Leviticius – và hệ thống này sẽ được gọi tên là internet”. Thánh kinh không có những dòng tiên đoán như thế. Thực tế, cuốn sách đã không chứa đựng một dòng nào không từng được viết ra bởi những người sống trong thế kỷ thứ nhất. Điều này chắc phải gây phiền cho bạn.

 

Một cuốn sách được viết bởi một con người toàn trí có thể chưa đựng một phần về toán học mà sau hai ngàn năm xử dụng liên tục, vẫn còn là một nguồn sung mãn của thông thái toán học mà nhân loại từng được biết. Thay vì thế, cuốn Thánh kinh không hề chứa đựng những thảo luận nghiêm túc về toán lại còn chứa đựng những sai lầm hiển nhiên về toán học nữa. Cuốn sách lành này nói rằng tỉ số giữa chu vi và tâm của vòng tròn là 3:1 (I Kings 7:23-26 và II Chronicles 4:2-5). Thật không ấn tượng gì lắm khi đem so sánh một cách tương đối với hằng số Pi. Tích thập phân của hằng số Pi. chạy đến vô tận – 3.1415926535…- và hiện nay các máy điện toán hiện đại cho phép chúng ta tính toán được hằng số này đến bất kỳ mức chính xác nào chúng ta muốn. Trong khi cả người Ai cập và Babylons đều chỉ đánh giá gần đúng hằng số Pi ở một vài phần mười ở vài thế kỷ trước khi những cuốn sách cũ nhất về Pi hằng được soạn ra. Cuốn Thánh kinh mang đến cho chúng ta một con số phỏng chừng vốn quá tệ ngay cả khi căn cứ vào tiêu chuẩn của thời thượng cổ. Và không có gì ngạc nhiên, chính niềm tin đã tìm cách để hợp lý hóa điều này; nhưng những sự hợp lý hóa ấy không che dấu được các khác biệt rành rành của Thánh kinh như là nguồn gốc cho thông thái của toán học. Thật tuyệt đối chính xác nếu như nhà toán học Hy lạp Archimedes soạn những phần liên quan trong I Kings và II Chronicles, thì các văn tự sẽ mang được bằng chứng mạnh hơn về sự “toàn trí ” của người viết.

 

Tại sao sách Thánh kinh không hề nói chi đến điện năng, hay về DNA, hay về kích thước và tuổi thực của vũ trụ? Thế còn về thuốc trị liệu cho bệnh ung thư thì sao? Khi chúng ta hoàn toàn hiểu tính sinh học của bệnh ung thư, hiểu biết này có thể dễ dàng tóm tắt lại trong vài trang chữ viết. Tại sao những trang như thế, hay một cái gì gần giống như thế không tìm được trong cuốn Thánh kinh? Ngay lúc này, người hiền lương, kẻ đạo đức giả đang chết một cách khủng khiếp từ chứng ung thư, và đa số là trẻ thơ. Thánh kinh là một cuốn sách vĩ đại. Thượng đế có chỗ để hướng dẫn chúng ta với đầy đủ chi tiết về cách giữ nô lệ và hy sinh rất nhiều loại động vật. Đối với những ai đứng bên ngoài đức tin Ki-tô giáo, thì thật là một sự ngạc nhiên cùng cực về sự tầm thường của cuốn sách và sao vẫn được nghĩ đến như một sản phẩm toàn trí .

 

Va chạm giữa Tôn giáo và Khoa học

 

Hiện nay, khi sự phát biểu trung thực về mâu thuẫn giữa khoa học và tôn giáo là một nhu cầu đạo đức của các nhà khoa học thì Hiệp Hội Tri thức Khoa học lại khẳng định sự mâu thuẫn một cách viển vông:

 

Ngay tại căn nguyên của mối mâu thuẫn rõ rệt giữa vài tôn giáo và sự tiến

hoá là sự hiểu lầm về cách hiểu những khác biệt căn bản giữa tôn giáo và

khoa học. Các tôn giáo và khoa học giải quyết những vấn đề khác nhau của

thế giới. Có hay không một mục đích cho vũ trụ hay một mục đích cho hiện

hữu của nhân loại không phải là câu hỏi của khoa học. Phương cách hiểu

biết mà khoa học và tôn giáo đang thực hiện và tiếp tục thực hiện giữ các vai trò riêng biệt trong lịch sử nhân loại… Khoa học là con đường dẫn đến hiểu biết thế giới tự nhiên. Khoa học giới hạn trong phạm vi giải thích thế giới tự

nhiên thông qua những nguyên nhân tự nhiên. Khoa học không thể phát biểu

gì về siêu nhiên. Thượng đế có hiện hữu hay không là một câu hỏi mà khoa học giữ thái độ trung tính.

 

Phát biều này thật choáng váng vì sự thiếu thẳng thắn. Dĩ nhiên, các nhà khoa học sống trong nỗi sợ hãi triền miên của việc mất đi ngân sách do công chúng tài trợ, vì thế Hiệp hội Tri thức Khoa học chắc chỉ đơn thuần diễn tả nỗi kinh hoàng thô thiển về đám đông đóng thuế. Tuy nhiên, sự thật là mối mâu thuẫn xung khắc giữa tôn giáo và khoa học là không thể tránh khỏi. Thành công của khoa học thường đến từ phí tổn của đức tin tôn giáo; sự duy trì đức tin tôn giáo luôn luôn đến từ phí tổn của khoa học. Các tôn giáo của chúng ta không chỉ đơn giản nói về “mục đích cho hiện hữu của nhân loại”. Tương tự như khoa học, mỗi tôn giáo khẳng định những điều khác nhau về phương cách của thế giới. Những khẳng định này ngụ ý về những sự kiện - đấng tạo hoá có thể nghe (và sẽ đôi khi đáp lại) lời cầu nguyện của con người; linh hồn nhập vào hợp tử con người ngay lúc thụ thai; nếu ngươi không tin những điều tốt lành về Thượng đế, ngươi sẽ phải chịu đựng khổ đau mãi mãi sau khi chết. Những khẳng định như thế mâu thuẫn về bản chất với các khẳng định của khoa học, bởi vì những khẳng định đó dựa vào những bằng chứng tệ hại.

Trong ý nghĩa thoáng nhất, “science” (đến từ chữ Latin scire, “để hiểu biết”) đại diện cho các nỗ lực cao nhất của chúng ta để hiểu biết cái gì đúng về thế giới của mình. Ở đây, chúng ta không cần phải phân biệt khoa học “nặng” hay khoa học “nhẹ”, hoặc giữa khoa học với một nhánh khác của nhân loại như là lịch sử. Chẳng hạn, việc Nhật bản ném bom Trân châu cảng ngày 7 tháng 12 năm 1941 là một dữ kiện lịch sử. Hậu quả đưa đến là, sự kiện này tạo nên một phần của thế giới quan về sự hợp lý có tính khoa học. Nếu có đủ dữ kiện minh chứng cho sự việc này, kẻ nào tin rằng sự kiện đã xảy ra trong một ngày khác, hoặc chính người Ai cập mới là kẻ bỏ bom chắc phải tốn kém rất nhiều giải thích. Cốt lõi của khoa học không chi phối đến các thử nghiệm hoặc tính tính toán khuôn mẫu mà là một sự chân thực trí thức. Khi suy nghĩ về sự chân thực của một định đề, người ta hoặc tham dự vào sự dịnh giá chân thực của chứng cứ và các tranh luận họp lý hoặc ngược lại. Tôn giáo là một khu vực cuả đời sống mà con người tưởng tượng rằng có thể áp dụng một loại tiểu chuẩn khác của liêm chính trí thức.

 

THỬ suy nghĩ về các tranh luận gần đây của các nhà thờ Công giáo đối với học thuyết về cái chết lâm bô. Ba mươi nhà thần học hàng đầu trên thế giới vừa gặp nhau tại Vatican để thảo luận câu hỏi rằng cái gì sẽ xảy đến cho các trẻ em chết mà chưa đưọc trải qua phép rửa tội báp têm. Từ thời trung cổ, thiên chúa giáo đã tin rằng các trẻ em đó sẽ được ở trong tình trạng lâm bô, nghĩa là chúng sẽ đưọc hưởng cái mà thánh Thomas gọi là “ hưởng phước tự nhiên” vĩnh viễn. Điều này lại trái ngược với ý kiến của thánh Augustine, người đã tin rằng những đứa trẻ thiếu may mắn này sẽ phải đọa địa ngục đời đời.

 

Dù cái chết lâm bô không hề có một nguồn gốc nào từ kinh sử, và chưa bao giờ là một học thuyết chính thức của nhà thờ, nhưng thuyết này đã từng là một phần chính yếu trong truyền thống nhà thờ qua nhiều thế kỷ. Năm 1905, giáo hoàng Pius X đã hoàn toàn chấp nhận : “Con trẻ chết đi dù chưa chịu phép báp têm sẽ ở vào tình trạng chết lâm bô, nghĩa là dù chúng không biết đến Thượng đế, nhưng chúng cũng sẽ không phãi chịu hình phạt”. Ngày nay, các tư tưởng lớn của nhà thờ đang cân nhắc lại về sự việc ấy.

 

Ai có thể nghĩ đến được một dự án đáng thương hơn về trí thức như thế này? Hãy thử tưởng tượng xem các bàn cãi này sẽ ra thế nào. Có khả năng mỏng manh nào cho ai đó trình bày được một bằng chứng cho thấy sộ phận đời đời của các đứa trẻ chưa chịu phép báp têm này sau khi chết đi ra sao không? Làm sao mà một ai có ăn học không thể nghĩ rằng những việc này chỉ là những việc mất thì giờ một cách khôi hài, kinh khủng và vô ý thức? Khi ai đó nghĩ đến thực tại rằng đây sẽ là cái lập thành đầu tiên để dẫn đến và chở che cho đạo quân tinh túy của sự quấy nhiễu tình dục trẻ em, cả công trình sẽ bắt đầu rỉ ra những mùi hương ma quỷ của sự phí phạm năng lực con người.

 

XUNG ĐỘT giữa khoa học và tôn giáo có thể rút gọn vào một sự kiện đơn giản trong tiến trình hiểu biết của con người: người ta hoặc là có lý lẽ đúng cho điều mình tin hoặc là không có. Nếu có lý đúng cho sự việc Jesus đã sinh ra từ sự đồng trinh, hoặc Muhammad đã bay về trời bằng một con ngựa có cánh, thì những niềm tin này sẽ tạo nên một phần những giải thích có ý thức của chúng ta về vũ trụ. Mọi người đều nhận ra rằng chỉ dựa vào “đức tin” để để phán đoán những vấn đề đặc biệt của thực tế lịch sử là một sự kỳ cục – trừ khi các cuộc thảo luận lại quay về nguồn căn của các kinh sách như cuốn Thánh kinh hoặc kinh Koran, trở về các câu chuyện trao đổi giữa Muhammad và thiên sứ Gabriel, trở lại chuyện sống lại của Jesus, hoặc các thứ tín điều tôn giáo khác. Đã đến lúc để chúng ta nhận ra rằng đức tin không gì khác hơn cái mà những người có giấy phép hành nghề đạo giáo trao cho nhau để tin tưởng khi thất bại trong lý lẽ.

 

Trong khi sự cả tin, không bằng chứng là nhãn hiệu của sự điên loạn hoặc ngu xuẩn trong nhiều lãnh vực của đời sống, thì đức tin vào Thiên chúa vẫn còn một niềm tự hào lớn lao trong xã hội của chúng ta. Tôn giáo là một lãnh vực được xem là cao quý trong việc giả vờ như đã chắc chắn về những việc mà không ai có thể xác quyết được trong các cuộc đàm luận của chúng ta. Nó cho thấy rằng cái tinh hoa này chỉ phát triển đến những đức tin vẫn còn được nhiều người đăng ký mua. Còn ai bị bắt gặp đang thờ kính Thủy thần, ngay cả trên mặt đại dương, cũng sẽ bị xem như kẻ mất trí. [1]

 

Thực tại của Đời sống

 

Tất cả các cuộc sống phức tạp trên thế gian đã được phát triển từ những cấu thành sự sống đon giản từ hàng tỉ năm trước. Đây là một sự thực không còn phải bàn cãi trong giới trí thức nữa. Nếu bạn ngờ rằng nhân loại đã chuyển hoá từ các sinh thể có trước, bạn cũng có thể ngờ rằng mặt trời là một vì sao. Giả dụ là như thế, mặt trời trông có vẻ không giống như một vì sao thông thường, nhưng chúng ta biết rằng mặt trời là một vì sao tự nhiên đã ở một vị trí gần với địa cầu hơn. Hãy tưởng tượng ra sự xấu hổ của bạn khi đức tin tôn giáo của mình lại cho rằng mặt trời đã không phải là một ngôi sao. Tưởng tượng xem hàng triệu người Ki-tô giáo ở nưóc Mỹ đã chi hàng trăm triệu đô la hàng năm để chiến đấu chống lại những nhà thiên văn học và các nhà vật lý học thiên thể không tin thiên chúa về quan điểm này. Hãy tưởng tượng họ đã làm việc miệt mài đam mê như thế nào để mang những quan điểm vô căn cứ của mình về mặt trời giảng dậy trong các trường học của chúng ta. Đây chính là hoàn cảnh của quý bạn trong mối liên hệ với sự tiến hóa.

 

Những người Ki-tô giáo nghi ngờ sự thật của tiến hóa có khuynh hướng phát biểu những điều như “Tiến hoá chỉ là một lý thuyết, không phải là một thực tại”. Phát biểu như thế biểu lộ một loạt những hiểu lầm nghiêm trọng về cách xử dụng khái niệm “lý thuyết” trong các bàn luận khoa học. Trong khoa học, các sự kiện phải được giải thích trong mối tương quan với các sự kiện khác. Các khuôn thức giải thích rộng lớn hơn chính là “các lý thuyết”. Các lý thuyết, trên nguyên tắc, tạo ra các tiên đoán đã được chứng nghiệm. Cụm từ “ lý thuyết về sự tiến hóa” không hề có sự gợi ý tối thiểu rằng sự tiến hóa không phải là một thực tế. Người ta có thể nói về “ lý thuyết mầm mống của bệnh tật” hoặc “ lý thuyết về vạn vật hấp dẫn” mà không hề mảy may nghi hoặc rằng bệnh tật hay trọng lực không phải là những thực tế của thiên nhiên.

 

Cũng đáng để lưu ý rằng người ta có thể đạt đến văn bằng tiến sĩ trong bất kỳ ngành khoa học nào với mục đích không có gì khác hơn là xử dụng khoa học một cách bất chấp đạo lý của ngôn ngữ khoa học trong nỗ lực hợp lý hóa những điều rõ ràng không thỏa đáng trong Thánh kinh. Một nhóm người Ki-tô giáo đã làm như thế, một số người còn đạt được các bằng cấp của họ từ những trường đại học danh tiếng. Không nghi ngờ gì, những người khác sẽ đi theo các bước chân ấy. Dù những người này là các “nhà khoa học” đi nữa, họ thực không hành xử như những nhà khoa học. Họ hoàn toàn không tham dự vào cuộc tra vấn lương thiện về bản chất của vũ trụ. Và các tuyên ngôn của họ về Thượng đế cùng các thất bại của chủ nghĩa Darwin mà không có được một biểu hiện tối thiểu cho thấy có một cuộc tranh luận khoa học chính đáng về sự tiến hóa. Một cuộc thăm dò được thực hiện năm 2005 ở ba mươi bốn quốc gia nhằm đo lường tỉ lệ những người chấp nhận thuyết tiến hóa. Mỹ đứng hạng ba mươi ba, chỉ trên mỗi nước Thổ nhĩ Kỳ. Trong khi đó, kiểm tra kiến thức về toán và khoa học của học sinh trung học ở Mỹ thấp hơn học sinh ở Châu Âu và châu Á. Những dữ kiện này cho thấy rõ ràng chúng ta đang xây dựng một nền văn minh của sự ngu dốt.

 

Ðây là điều chúng ta biết. Chúng ta biết rằng vũ trụ có trước rất lâu hơn là như Thánh kinh chỉ ra. Chúng ta biết rằng tất cả các sinh vật phức tạp trên thế gian, kể cả chúng ta, đã tiến hóa từ những sinh vật lâu hơn trước đó qua tiến trình hàng nhiều tỉ năm. Bằng chứng cho sự việc này thì cực kỳ mạnh mẽ. Không còn thắc mắc gì rằng đời sống đa dạng mà chúng ta nhìn thấy chung quanh là sự diễn đạt của một mã số mầm sinh (genetic code) đã được ghi trong phân tử DNA, rằng DNA trải qua các cơ hội đột biến, một số đột biến làm gia tăng lợi thế tồn tại của các sinh vật và tái sản xuất trong một một trường đuợc cho trước. Tiến trình đột biến và chọn lọc tự nhiên cho phép các quần thể bị cô lập của những cá thể được lai giống và, trải qua thòi gian, để hình thành những sinh thể mới. Không còn thăc mắc gì nữa về sự việc con người chúng ta đã được tiến hóa từ những tổ tiên không phải con người. Từ các bằng chứng về gene di truyền, chúng ta biết rằng chúng ta có chung tổ tiên với loài khỉ, dã nhân, và các tổ tiên này đã có chung gốc nguồn với giống dơi và các loài vượn bay. Có một cội cây nhiều nhánh của sự sống mà ngày nay tính chất và hình thể của nó đã được thông hiểu khá tường tận. Hậu quả là, không có lý do gì để tin rằng các sinh vật cá thể đã được tạo nên trong hình dạng hiện tại của chúng. Tiến trình tiến hóa đã khởi đầu như thế nào vẫn còn là một bí mật, nhưng điều ấy tối thiểu không cho thấy rằng có thần thánh gì đang ẩn nấp trong đáy sâu của những sự kiện này. Ðọc các khẳng định từ kinh thánh tử tế sẽ thấy Thiên chúa đã tạo nên cây cỏ và muôn thú trong hình dạng mà chúng ta đang thấy ngày nay. Dứt khoát là cuốn Thánh kinh đã sai về sự việc này.

 

Hiện giờ, nhiều người Ki-tô giáo vốn nghi ngờ về sự thật của thuyết tiến hoá đang tán thành cho điều gọi là sự thiết kế thông minh (Intelligent Design). Vấn đề của Thiết kế thông minh (TKTM) là ở chỗ nó chỉ là một chương trình bênh vực chính trị, tôn giáo, giả trang khoa học không hơn không kém. Bởi vì niềm tin vào Thượng đế như trong thánh kinh không có được hỗ trợ nào từ các kiến thức khoa học về thế giới, các lý thuyết gia của Thiết kế Thông minh đã luôn luôn đặt cọc các khẳng định của họ vào những khu vực của sự ngu dốt về khoa học.

 

Cuộc tranh luận về TKTM đã đồng loạt tiến hành trên nhiều mặt. Như vô số những người vô thần trước kia, những nguòi hâm mộ TKTM đã biện luận rằng chính thực tế hiện hữu của vũ trụ chứng minh hiện hữu của Thưọng đế. Các biện luận đại loại xoay quanh rằng: bất kỳ vật gì hiện hữu đều có một nguyên nhân; không gian thời gian hiện hữu, do đó, không gian, thời gian nhất định phải được tạo nên bởi cái gì bên ngoài không gian, thời gian, và cái duy nhất vượt khỏi thời gian, không gian nhưng vẫn có một sức mạnh để sáng tạo chính là Thưọng đế. Nhiều người Ki-tô giáo như quý bạn nhận thấy lý lẽ này rất là thuyết phục. Thế nhưng, ngay cả chúng ta giả định rằng các khẳng định chính của thuyết này (mỗi khẳng định đòi hỏi đến nhiều bàn cãi hơn cả những gì mà các lý thuyết gia của TKTM từng chấp nhận) là đúng, thì kết luận chung cuộc lại không đến được. Ai là người để tuyên bố rằng kẻ duy nhất có thể tạo căn nguyên cho thời gian, không gian là một loài siêu nhân? Nếu như chúng ta chấp nhận rằng vũ trụ của chúng ta đơn giản là được thiết kế bởi một nhà thiết kế, cũng không có ý rằng nhà thiết kế này phải là Thượng đế của Thánh kinh, hoặc rằng đấng thiết kế ấy tán thành Ki-tô giáo. Nếu được thiết kế một cách thông minh, vũ trụ của chúng ta có thể đang vận hành như một mô phỏng từ một siêu máy tính của người hành tinh. Hoặc vũ trụ chúng ta là công trình của một Thiên chúa bị quý ám, hoặc của hai đấng đang kéo co ganh đua với nhau trong một vũ trụ rộng hơn.

 

Như nhiều phê bình về tôn giáo đã vạch ra, khái niệm về đấng sáng tạo dẫn đến một vấn nạn trực tiếp cho sự thoái bộ vô định. Nếu Thiên chúa tạo nên vũ trụ, cái gì đã tạo nên Thiên chúa? Bảo rằng Thiên chúa, như đã định nghĩa, là đấng không do đâu tạo nên thì đúng là lý luận lòng vòng. Ðấng nào có năng lực sáng tạo nên một thế giới phức tạp có lẽ bản thân cũng rất phức tạp. Như nhà sinh vật học Richard Dawkins đã nhiều lần quan sát, tiến trình tự nhiên duy nhất có thể sản xuất được một cái gì thiết kế nên sự vật mà chúng ta hằng biết đó chính là sự tiến hóa.

 

Sự thật là không ai biết bằng cách nào và vì sao mà vũ trụ này đi vào hiện hữu. Cũng không rõ ràng là chúng ta có thể phát biểu mạch lạc về sự sáng tạo nên vũ trụ, ngay cả khi biến cố như thế có thể cưu mang chỉ với sự tham chiếu vào thời gian trong khi chúng ta đang phát biểu về sự sinh sản của tự chính bản thân không-thời-gian.[2] Bất kỳ người lương thiện trí thức nào cũng sẽ phải thú nhận rằng mình không biết tại sao vũ trụ hiện hữu. Dĩ nhiên, các nhà khoa học đã thú nhận sự ngu dốt của họ về điểm này. Những người theo tôn giáo thì không thú nhận như vậy. Một trong những mỉa mai ấn tượng nhất của luận thuyết tôn giáo có thể đánh giá được là tính thường xuyên chê trách của những người có đức tin về những nhà khoa học và người không tôn giáo là sự kiêu căng trí thức trong khi tự ca tụng mình đức khiêm tốn của mình. Thực sự không có thế giới quan nào đáng trách như cái nhìn thế này của một người có đạo: đấng tạo dựng vũ trụ quan tâm đến tôi, công nhận tôi, yêu thương tôi, và sẽ thưởng tôi sau khi chết; niềm tin hiện tại của tôi, được rút ra từ thánh kinh, và sẽ mãi mãi là những khẳng định của sự thật cho đến ngày tận cùng của thế giới; kẻ nào không đồng ý với tôi sẽ vĩnh viễn rơi vào địa ngục… Một người Ki-tô giáo thông thường, trong một nhà thờ thông thường, lắng nghe một bài thuyết giảng chủ nhật thông thường này thực đã đạt đến một mức độ cao ngạo rồi.

HƠN 99 PHẦN TRĂM các sinh thể từng đi đứng, bay lượn hoặc bò trườn trên địa cầu này hiện đã tuyệt chủng. Riêng sự thật này thôi đã đủ bác bỏ thiết kế thông minh. Khi nhìn vào thế giới tự nhiên, chúng ta thấy sự phức tạp phi thường nhưng không thấy sự thiết kế tối ưu. Chúng ta thấy sự dư thừa, thoái bộ và sự phức tạp không cần thiết; chúng ta thấy sự thiếu khả năng một cách đáng hoang mang khiến dẫn đến đau đớn và chết chóc. Chúng ta nhìn thấy những loài chim không bay và loài rắn có xương chậu. Chúng ta thấy các sinh vật ngành cá, kỳ nhông, loài giáp xác có những con mắt nhưng không hề nhìn được, bởi vì chúng tiếp tục tiến hóa trong bóng tối lặng thầm cả triệu năm. Ta thấy cá voi có răng trong giai đoạn phôi thai nhưng rút bỏ không còn nữa khi khi trưỏng thành. Những đặc tính đó của thế giới chúng ta thực cực kỳ bí hiểm. Nếu như Chúa sáng tạo nên muôn loài trên cuộc sồng địa cầu này “một cách thông minh”; thì không có loài nào phải bối rối khó xử trong ánh sáng của sự tiến hóa.

 

Nhà sinh vật học J.B.S.Haldane được biết đã từng nói rằng, nếu có Thiên chúa, Người hẳn đã “có một niềm yêu khác thường cho các loài bọ”. Có người đã hy vọng rằng kiểu quan sát phá bĩnh này sẽ mãi mãi gấp lại cuốn sách về sáng tạo luận. Sự thật là, trong khi hiện nay có vào khoảng ba trăm năm mươi ngàn loại bọ được biết đến, Thượng đế cho thấy lại dành nhiều tình thương hơn đối với loài vi khuẩn. Các nhà sinh vật học ước tính rằng tối thiểu mỗi loài động vật trên địa cầu có đến mười chủng loại vi khuẩn khác nhau. Dĩ nhiên nhiều vi khuẩn thì vô hại, và một số vi khuẩn cổ đại có thể đã đóng một vai trò quan trọng trong sự nảy sinh các sinh vật phức tạp. Nhưng các vi khuẩn có khuynh hướng xử dụng đến các cơ thể như của bạn và của tôi để làm bộ phận sinh dục vay mượn của chúng. Nhiều loại tấn công các tế bào của chúng ta chỉ để phá hủy. Phá hủy các tế bào của chúng ta một cách kinh khủng, không thương hại và không ngừng nghỉ. Các vi khuẩn như HIV, cũng như một số nhiều các loại vi khuẩn gây hại, có thể được nhìn thấy lúc nhúc ngay dưói lỗ mũi chúng ta, làm hại chúng ta vì những phát triển sức đề kháng chống lại các thuốc trụ sinh và chống vi khuẩn. Thuyết tiến hóa vừa tiên đoán vừa giải thích hiện tượng này; sách Genesis thì không hề. Làm sao bạn có thể tưởng tượng rằng đức tin tôn giáo mang lại những giải thích tốt nhất cho những thực tế này, hay là các niềm tin tôn giáo muốn nói đến mục đích thương xót sâu xa hơn của một sinh thể toàn trí?

 

Cơ thể của chúng ta chứng thực tính đỏng đảnh và bất lực của tạo hóa. Khi còn nằm trong phôi thai, chúng ta có đuôi, có túi mang và một lớp lông như loài khỉ. Hạnh phúc thay, khi sinh ra chúng ta được mất đi những thứ phụ tùng quyến rũ ấy. Quy trình kỳ lạ của hình thái học này đã được giải thích sẵn sàng trong lý thuyết tiến hóa và các điều kiện về di truyền học ; nếu chúng ta là sản phẩm của một thiết kế thông minh thì những điều này là quá bí hiểm: nam giới có ống tiết niệu dẫn thẳng từ các tuyến tiền liệt. Tuyến này có khuynh hướng tăng trưởng, to ra trong suốt cuộc đời. Vì thế, hầu hết đàn ông quá tuổi sáu mươi có thể chứng thực rằng tối thiểu có một thiết kế trên địa cầu xanh tươi của Thiên chúa đã khiến người đàn ông ước ao phải chi đừng được như thế. Xương chậu của đàn bà đã không được thiết kế thông minh lắm khi nó phải được dùng để giúp vào phép lạ sinh sản. Từ đó, mỗi năm, hàng ngàn người phụ nữ phải đau đớn vì sanh lâu, sanh khó đến nỗi hậu quả dẫn đến chứng nghẹt thai. Phụ nữ trong các quốc gia đang phát triển bị tình trạng này thưòng bị chồng bỏ, hoặc phải đi ra khỏi làng mạc của mình. Quỹ hỗ trợ Dân số của Liên Hiệp quốc ước tính hiện nay có đến hơn hai triệu phụ nữ phải sống mang chứng nghẹt thai (fistula).[3]

 

Các điển hình của sự thiết kế không thông minh trong tự nhiên nhiều đến nỗi chỉ liệt kê ra thôi cũng cần đến cả một cuốn sách. Tôi xin tự cho phép mình kể ra một điển hình nữa mà thôi. Hệ thống hô hấp và tiêu hóa của con người cùng dùng chung một cơ phận bơm ở cuống họng. Chỉ riêng tại Mỹ, hàng năm, đặc trưng của thiết kế thông minh này đã khiến cả chục ngàn đứa trẻ phải vào bệnh viện cấp cứu. Hàng trăm đứa trẻ chết vì nghẹt thở. Nhiều trẻ khác bị tổn thương não không thể chữa trị được. Chủ đích nhân ái nào trong những sự việc này? Dĩ nhiên, chúng ta có thể tưởng tượng ra một mục đích: có lẽ cha mẹ của những trẻ em này cần được dạy một bài học; có lẽ Thượng Đế đã chuẩn bị một phần thưởng đặc biệt trên thiên đàng cho mỗi em bị tắc thở vì bình sữa. Tuy nhiên, vấn nạn chính ở chỗ những tưỏng tưọng như thế tương hợp với bất kỳ hiện trạng nào của thế gian. Có nỗi bất hạnh kinh hoàng nào không thể hợp lý hóa được bằng cách này? Và tại sao bạn thiên về cách suy nghĩ như thế? Suy nghĩ như thế thì đạo đức đến đâu?

 

Tôn giáo, Bạo hành và Tương lai của Nền văn minh

 

Cả tỉ người chia xẻ cùng niềm tin với bạn rằng đấng tạo dựng vũ trụ đã viết (hay đọc cho người khác viết) các cuốn kinh sách của chúng mình. Kém may mắn thay, có quá nhiều cuốn sách đã giả tạo như có nguồn gốc từ các tác giả thánh thần và đã khẳng định những điều không không giống nhau về việc tất cả chúng ta phải sống như thế nào. Các học thuyết tôn giáo cạnh tranh đã làm tan nát thế giới của chúng tan ra từng mảnh cộng đồng đạo đức riêng rẽ, và những chia rẽ này đã trở nên một cội nguồn liên tục của đối kháng nhân loại.

 

Ðể đáp ứng với tình hình này, nhiều người nhạy cảm cổ võ cho cái gọi là lòng khoan dung tôn giáo. Dù khoan dung tôn giáo chắc chắn là tốt hơn chiến tranh tôn giáo nhưng sự khoan dung không phải không có vấn đề của chính nó. Nỗi lo sợ của chúng ta về sự khiêu khích các hận thù tôn giáo đã dẫn chúng ta đến việc không sẵn lòng phê bình các tư tưởng đang ngày càng tăng thêm các áp dụng không đúng chỗ và lố bịch rõ rệt. Nỗi lo sợ này cũng ép buộc chúng ta phải tự lừa dối mình – lập đi lập lại và ở những mức cao nhất của bàn luận - về sự tương thích giữa đức tin tôn giáo và hợp lý khoa học. Những cạnh tranh về xác quyết tôn giáo của chúng ta đang cản bước xuất hiện của một nền văn minh toàn cầu vốn có thể thành tựu được. Ðức tin tôn giáo- đức tin cho rằng có một đấng Thiên chúa, Người quan tâm đến chính cái danh xưng mà mình đưọc xưng danh, đức-tin tin rằng Jesus sẽ trở lại thế gian, đức tin rằng các người tử đạo Hồi giáo sẽ đi thẳng lên Thiên đàng – đang ở phía sai lầm của cuộc chiến tranh tư tưởng đang leo thang.

 

Tôn giáo làm tăng những xung đột nhân loại hơn là sự đề cao bộ lạc, phân biệt chủng tộc, hoặc chính trị từng gây ra, vì đó là hình thái duy nhất của những suy tưởng của người cùng hội /kẻ ngoài hội, đúc khuôn được những khác biệt giữa con người trong các phạm vi về trừng phạt và phần thưởng đời đời. Một trong những bệnh lý học lâu dài của văn hoá nhân loại là khuynh hướng nuôi dạy trẻ em biết sợ hãi và quỷ ma hóa con người khác bằng những căn bản của đức tin tôn giáo. Do vậy, đức tin tối thiểu đã khơi dậy bạo hành trong hai cách. Một là, con người thường giết hại kẻ khác vì họ tin rằng đấng tạo hóa muốn họ phải hành động như thế. Những kẻ khủng bố Hồi giáo là thí dụ gần đây nhất cho hành xử loại này. Hai là, rất đông người rơi vào các đối nghịch với kẻ khác vì họ muốn vạch định tập thể đạo đức của mình trên căn bản của mối quan hệ tôn giáo: Hồi giáo đứng về phe những người Hồi giáo khác, Thệ phản giáo với thệ phản giáo, Công giáo với công giáo. Những xung đột này không chỉ dứt khoát vì tôn giáo. Nhưng sự mù quáng cố chấp và thù hận vốn chia rẽ cộng đồng này với cộng đồng khác thường còn là các sản phẩm của sự nhận dạng tôn giáo. Bỏi vậy, những xung đột dưòng như bị chi phối hoàn toàn từ những quan hệ trần thế này lại thưòng có căn nguyên sâu xa từ trong tôn giáo. Cuộc chiến đã quấy rối người Palestine (Do thái giáo chống Hồi giáo), vùng Balkans (Chính thống giáo Serbians chống Công giáo Croatians; Chính thống giáo Serbians chống Hồi giáo Albanian và Bosnian), Bắc Ái nhĩ Lan (Phản thệ giáo chống Công giáo), vùng Kashmir (Hồi giáo chống Ấn độ giáo), Sudan (Hồi giáo chống Ki-tô giáo và những người theo thuyết vật linh), Nigeria (Hồi giáo chống Ki-tô giáo), Ethiopia và Eritrea (Hồi giáo chống Ki-tô giáo), Ivory Coast (Hồi giáo chống Ki-tô giáo), Sri Lanka (Phật giáo Sinhalese chống Ấn độ giáo Tamil), Phi luật Tân (Hồi giáo chống Ki-tô giáo), Iran và Iraq (Hồi giáo Shiite chống Hồi giáo Sunni) và vùng Caucasus ( Chính thống giáo Nga chống Hồi giáo vùng Chechen, Hồi giáo Azerbaijan chống Công giáo và Chính thống giáo Armenie), tất cả chỉ là những trường hợp rất gần đây trong sự kiện này.

 

Và cho đến lúc này, khi các phân rẽ tôn giáo trong thế giới của chúng ta là hiển nhiên, nhiều người vẫn tưởng tượng rằng xung đột tôn giáo luôn luôn có nguyên nhân từ sự thiếu giáo dục, nghèo đói hay chính trị. Hầu hết những người không theo tôn giáo nào hoặc những người tự do, ôn hòa hình như cho rằng chẳng có ai phải thực sự hy sinh mạng sống của cá nhân mình hay của người khác vì các xác chứng tôn giáo của mình. Những người như thể đơn giản là chưa hiểu được việc muốn chắc được vào chốn thiên đàng là phải như thế nào. Do đó, họ không tin là có ai chắc chắn được lên thiên đàng. Ở đây, cũng đáng để nhớ lại là những không tặc của ngày 11 tháng 9 là những người tốt ngiệp cao đẳng, những con người trung lưu rõ ràng là chưa từng trải qua sự áp bức chính trị. Thế mà, họ đã bỏ rất nhiều thì giờ ở các đền thờ địa phương của họ để trao đổi về sự trụy lạc của những tên phản đạo và về những lạc thú đang dành cho những người tử đạo trên thiên đường. Phải cần đến bao nhiêu kiến trúc sư, kỹ sư húc vào bức tường ở tốc độ bốn trăm dặm một giờ trước khi chúng ta tự nhận rằng bạo lực thánh chiến ấy không một mảy may là sự kiện của thiếu giáo dục, nghèo kém hay chính trị? Sự thật, khá lạ lung là như thế này: vào năm 2006, một người có thể đủ trí tuệ cần thiết và tài nguyên vật liệu để tạo một quả bom hạch nhân và kẻ ấy vẫn tin rằng mình sẽ có được bảy mươi hai trinh nữ trên thiên đường. Những nhà tư tưởng thế tục, tự do và ôn hòa ở phương Tây đã rất chậm hiểu vấn đề này. Sự nhầm lẫn, bối rối có nguyên nhân rất đơn giản: Họ không biết rằng thế nào là sự cả tin vào Thượng đế.

 

Hãy để chúng tôi cân nhắc ngắn gọn xem những xác quyết trái nghịch của tôn giáo sẽ dẫn chúng ta về đâu trên bối cảnh toàn cầu. Hiện nay quả đất là nhà ở của khoảng 1.4 tỉ người Hồi giáo, đa số họ tin rằng có một ngày bạn và tôi hoặc sẽ cảỉ đạo trở thành Hồi giáo để sống khuất phục dưói một vị giáo chủ Hồi giáo, hoặc sẽ bị giết chết vì sự không tin theo của mình. Hồi giáo hiện là tôn giáo phát triển nhanh nhất ở Âu châu. Mức sinh sản của người Hồi giáo ở Âu châu nhiều gấp 3 lần ở các láng giềng không Hồi giáo. Nếu khuynh hướng hiện này cứ tiếp tục, và dù ngay ngày mai những cuộc di dân có bị chặn đứng lại, thì hai mươi lăm năm nữa, Pháp sẽ là quốc gia có đa số là Hồi giáo. Khắp Âu châu, các cộng đồng Hồi giáo thường rất ít có khuynh hướng thu nhận các giá trị dân sự và thế tục từ các nước chủ nhà của họ, lại còn lợi dụng tối đa những giá trị này, yêu sách đến sự tha thứ cho tính thù ghét phụ nữ, oán hận người Do Thái của họ, và lòng oán hận tôn giáo thường xuyên được rao giảng trong các đền thờ của họ. Cưỡng bức hôn nhân, giết người vì danh dự, hãm hiếp tập thể để trừng phạt và sự ghê tởm hành vi giao hợp đồng tính đến độ giết người, tất cả là hiện là những đặc điểm của một Âu châu thế tục khác nhờ vào Hồi giáo.[4] Sự phải đạo chính trị và nỗi lo sợ về sự kỳ thị chủng tộc đã khiến nhiều người Âu châu do dự trong việc chống lại các cống hiến tôn giáo đáng sợ của những người cực đoan lẫn trong họ. Với một vài ngoại lệ, các khuôn mặt cộng đồng từng có can đảm nói thẳng về mối hiểm họa của Hồi giáo đối vói Châu Âu là những người Phát-xít. Ðây là một dự báo không lành mạnh cho tương lai của nền văn minh.

 

Ý tưởng cho rằng Hồi giáo là “một tôn giáo hòa bình bị những kẻ cực đoan cướp đoạt” là một ý tưởng hoang đường, và ý tưởng đó hiện là một hoang đường đặc biệt nguy hiểm vì Hồi giáo đang được thụ hưởng ý tưởng ấy. Không rõ chúng ta sẽ tiến hành cuộc đối thoại của mình với thế giới Hồi giáo bằng cách nào, nhưng tự đánh lừa mình bằng những uyển ngữ không thể là một giải pháp. Hiện nay, rõ ràng các phạm vi của chính sách đối ngoại nói lên sự thật là những cải cách thực sự trong thế giới Hồi giáo không thể áp đặt từ bên ngoài vào. Nhưng nhận thức được nguyên nhân tại sao như vậy là một điều quan trọng - sự thể như vậy là vì hầu hết những người Hồi giáo đều cực kỳ loạn trí bởi đức tin tôn giáo của họ. Người Hồi giáo có khuynh hướng thường nhìn các vấn đề của chính sách công cộng và xung khắc toàn cầu qua các phạm trù liên quan đến Hồi giáo của họ. Và người Hồi giáo nào không có cùng cái nhìn như thế sẽ có cơ nguy bị gắn cho nhãn hiệu bội giáo và bị những người Hồi giáo khác giết chết.

 

Nhưng làm sao chúng ta có thể mong thuyết phục những người Hồi giáo nếu như chúng ta không thể tự thuyết phục chính mình? Sẽ chẳng đạt được gì nếu chỉ khẳng định rằng “chúng mình thờ phượng cùng một Thiên chúa”. Chúng ta không hề thờ phượng một Thiên chúa chung, và không có gì thực chứng cho điều này hùng hồn hơn là một lịch sử nhuộm máu vì tôn giáo của chúng ta. Trong nội bộ Hồi giáo, người Shi’a và người Sunni cũng không thể đồng lòng với nhau trong việc cùng thờ phượng một Thiên chúa chung, và chính vì lý do này mà họ đã chém giết lẫn nhau trong nhiều thế kỷ.

 

Dường như rất khó để hàn gắn được những rạn nứt trong thế giới chúng ta thông qua đối thoại giữa những người không cùng tín ngưỡng. Người Hồi giáo cuồng nhiệt cũng tin rằng tôn giáo của họ là hoàn hảo như chính bạn tin vào tôn giáo mình như thế và bất kỳ sự trệnh hướng nào cũng sẽ dẫn đến địa ngục. Lẽ dĩ nhiên, thật dễ dàng cho các vị đại diện các tôn giáo lớn thỉnh thoảng hội họp với nhau để cùng đồng ý rằng nên có hòa bình trên địa cầu, hay rằng là tình thương yêu sẽ là sợi chỉ xuyên suốt để kết hợp được tất cả các đức tin tôn giáo trên toàn cầu. Nhưng không thể thoát khỏi sự thực là niềm tin tôn giáo của một cá nhân đã đơn độc chi phối suy nghĩ của y về mối ích lợi của một nền hòa bình cũng như y thực sự muốn nói gì về “tình bác ái”. Có hàng triệu – có lẽ hàng trăm triệu – người Hồi giáo sẵn sàng chết trước khi họ có thể cho phép phiên bản bác ái của bạn đạt được chỗ đứng trong các bán đảo Ả Rập. Làm sao mà các đối thoại không cùng tôn giáo, ngay cả ở cấp cao nhất, hoà hợp được những thế giới quan vốn đã không thể tương thích tự nền tảng, miễn nhiễm với những cải tiến tự trong nguyên tắc. Sự thật là, cái gì và nguyên nhân tại sao đã khiến nhiều tỉ người tin theo mới là điều hệ trọng.

 

Kết luận

 

Một trong những thử thách lớn nhất đối với nền văn minh của thế kỷ hai mươi mốt là để cho nhân loại học hỏi được cách bày tỏ những quan tâm cá nhân sâu kín nhất của mình - về luân lý, kinh nghiệm tâm linh và những đau khổ không tránh khỏi được của con người – trong những phương cách không tỏa ra mùi vị phi lý. Chúng ta rất cần đến một cuộc bàn luận công khai để khuyến khích những suy tưởng phê phán và lương thiện trí thức. Không có gì ngăn cản dự án này hơn là lòng kính trọng mà chúng ta đang dành cho đức tin tôn giáo.

 

Chắc tôi là người đầu tiên thú nhận rằng các triển vọng nhằm tiệt trừ tôn giáo trong thời đại của chúng ta không được tốt đẹp lắm. Thế nhưng, một thú nhận tương tự như thế có thể đã từng xảy đến trong nỗ lực tiêu diệt tệ nạn nô lệ vào cuối thế kỷ mười tám. Ai hằng phát biểu tự tin về cuộc diệt trừ nô lệ ở Mỹ vào năm 1775 chắc chắn tưởng là mình phí thì giờ và phí thì giờ một cách nguy hiểm.

 

So sánh tương đồng ấy không được hoàn hảo lắm nhưng có tính gợi ý. Nếu như chúng ta có từng vưọt qua được niềm hoang mang về tôn giáo của chúng ta, chúng ta có thể sẽ nhìn lại giai đoạn này trong lịch sử nhân loại với nỗi kinh hoàng và hết sức sửng sốt. Làm sao mà con người ta có thể từng tin những điều như thế ở thế kỷ hai mươi mốt này. Làm sao người ta có thể để cho xã hội của họ trở nên vỡ nát một cách hiểm nghèo bởi những khái niệm trống rỗng về Thiên chúa và Thiên đàng? Sự thật là, một số niềm tin mà chúng ta hằng ấp ủ nhất đã đáng xấu hổ như con tàu chở nô lệ cuối cùng đến Mỹ trễ đến tận cuối năm 1859 (cùng vào niên đại mà Darwin xuất bản Nguồn gốc của Sinh vật).

 

Rõ ràng, đến lúc chúng ta phải học cách thoả mãn những nhu cầu xúc cảm của mình mà không phải ôm lấy sự lố bịch. Chúng ta phải tìm cách nào để mỗi khi cầu xin đến sức mạnh của các nghi thức tế lễ và ghi dấu các chuyển hoá của đời sống thường nhật vốn đòi hỏi đến chiều sâu – như các việc sinh sản, hôn nhân, tử biệt – mà không phải tự dối mình về chức năng tự nhiên của đời sống. Chỉ khi nào việc nuôi dạy con trẻ để khiến chúng tin mình là người Ki-tô giáo, người Hồi giáo hay người Do Thái giáo sẽ bị xem như một sự xuẩn ngốc lố bịch như chính bản thân sự việc ấy. Chỉ khi ấy chúng ta mới có được cơ hội hàn gắn những rạn vỡ quá sâu và nguy hiểm trên thế giới của chúng ta.

 

Tôi không hề nghi ngờ rằng sự chấp nhận chúa Ki-tô của bạn trùng hợp với những thay đổi tốt đẹp trong đòi sống của bạn. Có thể là bạn hiện đang yêu kẻ khác trong một phương cách mà bạn chưa hề từng nghĩ rằng bạn có thể yêu thương như vậy. Có thể bạn còn chứng nghiệm được cảm giác hạnh phúc khi bạn cầu nguyện. Tôi không hề có ý dèm pha bất cứ chứng nghiệm nào như thế của bạn. Tuy nhiên, tôi chỉ muốn vạch ra rằng, hàng tỉ con người khác của cả nhân loại đang có cùng những chứng nghiệm tương tự - nhưng họ có chứng nghiệm ấy khi suy tưởng về Khrisna, hoặc Allah, hoặc Phật thích ca, khi sáng tạo nghệ thuật, âm nhạc, hay khi suy tưởng về vẻ đẹp của thiên nhiên. Không có nghi ngờ gì về năng lực chứng nghiệm những chuyển biến sâu sắc của con người. Và không có nghi hoặc gì về khả năng diễn đạt sai những chứng nghiệm ấy, và đi xa hơn nữa trong sự tự lừa dối mình vể bản chất của thực tại. Dĩ nhiên, bạn có lý khi tin rằng cuộc đời còn có những điều quan trọng hơn là việc chỉ am hiểu cơ cấu và nội dung của vũ trụ. Nhưng điều này không hề khiến những khẳng định phi lý và không thể biện giải đưọc về cấu trúc và nội dung của vũ trụ trở nên đứng đắn hơn.

 

Thật là quan trọng để ý thức được rằng khác biệt giữa khoa học và tôn giáo không phải là vấn đề ở sự việc loại trừ trực giác luân lý và chứng nghiệm tâm linh của chúng ta ra khỏi cuộc bàn luận về thế giới; mà vấn đề là ở sự chân thật của chúng ta về những gì chúng ta có thể kết luận hợp lý được từ căn bản của chúng. Có những lý lẽ đúng để tin rằng những đấng như Jesus và Phật thích Ca không hề nói điều vô nghĩa khi phát biểu về năng lực con người của chúng ta để chuyển hóa đời sống chúng ta bằng những phương cách đẹp đẽ và hiếm có. Nhưng bất cứ khám phá chân thực nào của luân lý hay suy tưởng cuộc sống đòi hỏi các tiêu chuẩn giống nhau về tính hợp lý và tự phê phán để làm sinh động tất cả các bàn luận trí thức.

 

Như một hiện tượng sinh học, tôn giáo là sản phẩm của tiến trình nhận thức vốn có gốc rễ sâu trong quá khứ tiến hoá của chúng ta. Một số nhà khảo cứu đã nghiên cứu rằng có lẽ bản thân tôn giáo đã đóng một vai trò quan trọng trong việc khiến cho các nhóm lớn các con người tiền sử gắn bó xã hội với nhau. Nếu điều này là đúng, chúng ta có thể nói rằng tôn giáo đã cống hiến một mục đích quan yếu. Tuy vậy, điều này không có nghĩa là tôn giáo đang cống hiến một mục tiêu quan yếu cho ngày hôm nay. Cuối cùng, không có gì tự nhiên hơn sự hãm hiếp. Nhưng không ai có thể biện luận rằng hãm hiếp là tốt, hoặc hãm hiếp là thích ứng với một xã hội dân sự, bởi vì hãm hiếp có thể có thể đã từng là một lợi thế tiến hoá cho tổ tiên của chúng ta. Một tôn giáo từng phục vụ cho một số chức năng cần yếu cho chúng ta trong quá khứ không thể ngăn ngừa khả năng là tôn giáo ấy đang là bước cản lớn nhất cho việc xây dựng một nền văn minh toàn cầu của chúng ta.

 

LÁ THƯ này là một sản phẩm của một sự thất bại. Thất bại của những cuộc tấn công đầy tài năng vào tôn giáo từng đến trước đây, thất bại của nhà trường chúng ta trong việc làm thế nào để đả thông được cái chết của Thiên chúa đến từng thế hệ, thất bại của truyền thông trong sự phê phán các khẳng định tôn giáo thấp hèn của những con người thuộc công chúng của chúng ta - thất bại lớn, hoặc nhỏ đã giữ cho mọi xã hội trên địa cầu này cứ luẩn quẩn lúng túng về Thiên chúa và khinh miệt những ai luẩn quẩn lung túng bằng cách khác.

 

Những người không tin vào tôn giáo như cá nhân tôi đứng cạnh bạn, lặng người đi bên lũ Hồi giáo đang cầu tử thần đến trên cả đất nước của bao người còn đang sống. Nhưng chúng tôi cũng lặng người đi vì bạn nữa – vì sự từ chối cái thực tế hiển nhiên của bạn, vì sự khổ đau mà bạn đang tạo ra trong sự phục vụ cho những bí hiểm tôn giáo của bạn, và bởi vì những dính líu của bạn với một Thiên chúa tuởng tượng. Lá thư này là là diễn đạt của những sửng sốt ấy – và, có lẽ của một hy vọng nhỏ nhoi.

 

LỜI BẠT CHO ẤN BẢN CỦA VINTAGE BOOKS

 

NHÂN LOẠI đã từng có thời gian dài hoang tưởng với sự hiến máu tế. Thực vậy, không có gì bất thường cả trong việc một đứa trẻ sinh ra trong thế gian này để chỉ được thương yêu và kiên trì dạy dỗ nuôi lớn từ những kẻ cuồng đạo, những kẻ tin rằng cách tốt nhất để giữ mặt trời ở yên trong vòng quay hay để bảo đảm một vụ mùa sung túc là âu yếm dắt đứa trẻ ra đồng hoặc lên núi để giết, chôn vùi hoặc thiêu sống nó như một dâng hiến cho Thiên chúa vô hình. Vô số trẻ em đã bất hạnh sinh ra trong thời kỳ quá đen tối, khi ngu dốt và hoang tưởng không thể tách bạch trong kiến thức và khi tiếng trống của những kẻ cuồng tín tôn giáo thúc lên ăn khớp với mỗi nhịp tim con người. Thực tế, hầu như không nền văn hóa nào đưọc miễn trừ bởi loài quỷ này : người Sumerians, Phoenicans, Ai Cập, Do thái cổ, Canaaties, Maya, Inca, Aztecs, Olmecs, Hy Lạp, Romans, Carthaginians, Teutons, Celts, Druids, Vikings, Gauls, Hindus, Thái Lai, Tàu, Nhật bản, Maoris, Melanesians, Tahitians, Hawaiians, Balinese, Thổ dân Úc, Iroquois, Huron, Cherokee và vô số không đếm xuể những xã hội giết người đồng loại cho những lễ nghi tôn giáo vì họ tin vào những nam nữ thánh vô hình thích ăn thịt người sống, để có thể nguôi giận. Thực tế, nhiều nạn nhân của họ vốn có đồng quan điểm đã tự nguyện để bị giết hại, hoàn toàn bị thuyết phục rằng cái chết của họ có thể thay đổi khí hậu, hoặc cứu sống nhà vua khỏi các bệnh sinh dục, hoặc để xin tha cho đồng loại khỏi các cơn giận của những đấng khuất mặt trong một số trường hợp khác.

 

Trong nhiều xã hội, mỗi khi xây một tòa cao ốc, người ta từng nghĩ cách khôn ngoan duy nhất là làm thổ công nguôi giận bằng cách chôn sống trẻ con ngay dưói bệ móng (đây chắc là cách thực hành đức tin ở những thế gian không có kỹ sư về cấu trúc). Nhiều xã hội thường hy sinh các trinh nữ để ngăn ngừa lụt lội. Một số nơi khác lại giết con so và ăn cả thịt chúng nữa, như là một phương cách để bảo đảm người mẹ được mắn đẻ. Ở Ấn độ, trẻ thơ sống nhăn bị cúng hiến cho cá mập ở cửa Grange cũng vì những mục đích này. Người Ấn độ thiêu sống các phụ nữ góa để họ có thể đi theo chồng về thế giới bên kia. Không để cái gì rơi vào may rủi, người Ấn còn gieo xuống đồng ruộng mình thịt đàn ông tươi sống của một số đẳng cấp được đặc biệt nuôi lớn cho mục đích này và chặt tay chân khi họ vẫn còn sống nhăn, để bảo đảm rằng mọi vụ gặt turmenic sẽ được thắm đỏ đúng mức. Nước Anh đã phải thực sự thúc ép mạnh để chấm dứt những hung bạo giả đạo đức này.

 

Trong một số nền văn hóa mỗi khi có ai đáng kính trọng qua đời, nhiều đàn ông, đàn bà khác cho phép chính mình được chôn sống theo để phục vụ như những kẻ hầu cận cho đấng quá cố ấy trong thế giới bên kia. Ở Rome thời cổ đại, trẻ con đôi khi bị giết đi để người ta có thể đọc được tương lai trong ruột chúng. Một số người phi thường Fijian sáng tạo ra một kiểu lễ ban phước rất quyền lực gọi là “Vakatoga”, nghi lễ này cần một nạn nhân tự chứng kiến tứ chi của một mình bị chặt ra cho kẻ khác ăn sống. Trong những giống người Iroquois, các tù binh bị bắt trong chinh chiến thường được cho phép sống trong bộ lạc trong nhiều năm, ngay cả đưọc phép cưói vợ, tất cả đã bị kết tội chết bằng cách lột da sống để làm lễ vật cúng cho thần chiến tranh, các con trẻ mà họ sinh sản cũng bị giết hết theo trong lễ cúng tế. Một số bộ lạc Phi châu có một lịch sử lâu dài về việc giết người để gửi đi như một người đưa tin trong cuộc đối thoại một chiều với tổ tiên của họ hoặc đề cải biến các bộ phận cơ thể của họ thành các loại bùa mê. Các loại giết người để cúng tế như thế này vẫn còn ở nhiều xã hội Phi châu cho đến ngày nay.[5]

 

Rất cần yếu để nhận ra rằng những lạm dụng mạng sống con người một cách ghê gớm đó là rõ ràng từ tôn giáo. Chúng là sản phẩm của điều người ta nghĩ mình hiểu biết về các nam nữ thần vô hình, và cái hiển nhiên không hề hay biết về sinh học, khí tượng học, y học, vật lý học, và hàng tá các khoa học khác. Và đó là sự dạng chân của lịch sử đáng khinh của hung bạo tôn giáo và ngu dốt khoa học mà Ki tô giáo đang có giá trị như một sự sùng bái vô ý thức và đáng khinh. Ý niệm rằng Jesus Christ đã chết vì tội lỗi của chúng ta và cái chết của người đã thành công trong việc làm nguôi lòng Thiên Chúa “nhân từ” là sự thừa kế trực tiếp không che dấu của những đổ máu mê tín dị đoan nhiễm dịch bệnh vào con người hoang mang dọc suốt lịch sử.

 

Thiên chúa của Abraham, dĩ nhiên không phải là người xa lạ đối với những sự giết hại để tế lễ. Có khi, Người kết án việc tế thần ( Deuteronomy 12:31; Jeremiah 19:4; Ezekiel 16:20-21), ở những lúc khác, Người lại yêu cầu hoặc ban thưởng việc ấy ( Exodus 22:29-30; Judges 11:29-40; 1 Kings 13:1-2; 2 Kings 3:27; 2 Kings 23:20-25; Numbers 31:40; Deuteronomy 13:13-19). Trong trưòng họp Abraham, Thiên chúa đòi ông phải hy sinh Issac, con trai của mình nhưng Ngài đã dừng tay giết vào phút cuối (Genesis 22:1-18) mà không hề xem hành vi giết hại chính con của kẻ khác là vô đạo đức. Ở những chỗ khác, Thượng đế thú nhận xúi dục sự hy sinh trẻ con để làm ô uế người thực hành (Ezekiel 20:26) trong khi chính tự Người lại hành động như thế trong việc giết hại các con so của người Ai Cập (Exodus 11:5). Nghi thức cắt da quy đầu nảy sinh như một sự thay thế cho việc hiến tế trẻ con (Exodus 4:24-26), và Thiên chúa dường như thường khuyến khích việc thay thế súc vật cho con người. Thực thế, sự khát máu súc vật của Người cũng như sự chú tâm của Người đến các tinh vi của việc giết hại và huỷ diệt chúng thì thật không còn có thể phóng đại vào đâu được nữa.

 

Khi gặp Jesus lần đầu, Thánh John, nghe đồn đã nói rằng “Ðây là chiên của Thiên chúa, Ðấng sẽ xóa đi tội lỗi của thế gian” (John 1:29). Ðối với hầu hết người Ki-tô giáo, ý kiến kỳ quặc này vẫn còn có giá trị và duy trì như cốt lõi đức tin của họ. Ðạo Ki-tô gần như đồng nghĩa với sự xác định rằng sự đóng đinh của Jesus đại diện cho những giọt máu cuối cùng và đủ để dâng lên Thiên chúa, Người dứt khoát cần phải được như thế ( Hebrews 9:22-28). Ðạo Ki-tô chung qui là lời xác định rằng chúng ta phải yêu thương và được yêu thương bởi một Thiên chúa vốn chấp nhận việc tế chuộc, hành hạ và giết hại một con người-chính là con trai của Thiên chúa - để đền bù cho những cư xử sai lầm, bị xem là tội lỗi của tất cả những người khác.

 

Hãy để những tin tốt lành được hiển lộ: chúng ta sống trong một vũ trụ, một cõi bao la đến mức chúng ta chắc chắn không thể hình dung, ngay cả sơ sài trong tư tưởng chúng ta, trên một hành tinh tràn ngập các sinh vật mà chúng ta chỉ mới bắt đầu hiểu chúng thế nhưng cả một công trình đã đạt đến thành quả huy hoàng từ hai mươi thế kỷ trước đó, sau khi một sinh vật linh trưởng (của chính chúng ta) leo xuống khỏi những rừng cây, sáng tạo ra nông nghiệp và các dụng cụ bằng kim loại, thoáng thấy (như thể qua lớp kính mờ tối), khả năng giữ cho phân của mình khỏi vương vào thức ăn, rồi lựa ra một con trong số đó để đánh đập tàn bạo xong đóng đinh lên một cây thập tự.

 

Phép linh Mình Thánh Chúa, một biểu tượng của tục ăn thịt người đã được thêm thắt vào thần thoại khốn khổ chung quanh cái chết của một con người bị hành hạ - khổ hình của Chúa- Xin lỗi bạn, tôi dùng chữ “biểu tưọng “. Vì theo Vatican phép Mình Thánh Chúa dứt khoát không phải là một biểu tượng. Thực thế, phán quyết của công đồng Trent vẫn còn hiệu lực như sau :

 

Tôi cũng công bố rằng trong Thánh lễ, một sự hy sinh thực sự đúng đắn làm

nguôi giận đã dâng lên Thiên chúa thay cho những người sống và kẻ chết, và

rằng thân xác cùng máu huyết cùng linh hồn và thần thánh của chúa Jesus

chúng ta đã thực sự, đúng như thế chứ không hề tưởng tưọng đã dâng hiến

trong một sự thiêng liêng nhất của phép Mình thánh chúa, và phép ấy mang ý

nghĩa một sự hoán đổi của chất bánh mì thành thân xác, và toàn thể rượu đỏ

thành máu, và sự này nhà thờ công giáo gọi là sự hóa thể. Tôi cũng công bố

rằng tất cả và toàn bộ Chúa Jesus cùng bánh và rượu lễ đã được tiếp

nhận trong từng hình dạng riêng.

 

Lẽ tất nhiên, Công giáo đã thực hiện một số lý thuyết rất tích cực và rất không thuyết phục về lãnh vực này, trong nỗ lực hợp lý hòa sự việc làm thế nào mà họ có thể thực sự ăn được thịt của Jesus, chứ không phải chỉ là bánh chùm trong chiếc áo ẩn dụ, và thực đã uống máu của ông ấy mà không phải là một giáo phái ăn thịt người. Tuy vậy, cũng đủ để cho rằng, cái thế giới quan của hình dung rõ nét về “sự hy sinh làm nguôi giận thay cho người sống và kẻ chết” đang khó bảo vệ được vào năm 2007. Nhưng điều này vẫn không hề ngăn cản được những bậc trí thức khác và những người có chủ ý trong việc bảo vệ thế giới quan ấy.

 

Ngày nay, chúng ta được biết rằng ngay cả mẹ Theresa, nhân vật tiểu biểu nổi tiếng nhất của chủ nghĩa giáo điều này trong suốt thế kỷ, đã không ngừng hoài nghi về sự hiện diện của Chúa, của thiên đàng và ngay cả sự hiện hữu của thượng đế như trong phép Mình thánh Chúa :

 

Lạy chúa, con là ai mà Người nên tha thứ cho? Đấng con của người – mà giờ

đây đang trở nên kẻ bị ghét bỏ nhất – duy nhất – Người đã ném bỏ đi như kẻ

không cần đến nữa, không yêu thương nữa – Con gọi, con bám víu, con cầu

cạnh – nhưng không có Ai đáp lời – Không một Ai trong những Người con

con bám víu – không, Không đấng nào. Cô độc … đức tin của con ở đâu rồi

– ngay cả nơi sâu thẳm dưới kia cũng không có gì ngoài bóng tối và rỗng

không – Chúa ơi - thật đau đớn làm sao cho nỗi đau chưa từng biết đến này –

con không còn Đức tin – con không dám thốt ra những lời nói và ý tưỏng

đang tràn ngập lòng mình – và khiến con đau đớn một nỗi đau không hề được

chỉ dạy.

Biết bao nhiêu tra vấn không được giải đáp sống bên trong e rằng sẽ phải bày

tỏ ra ngoài – bởi vì sự báng bổ - Nếu như có Thượng đế - xin hãy tha thứ cho

con – Khi con muốn dâng ý nghĩ của mình đến Thiên đàng - chỉ có sự trống

không như kết án dội lại như dao nhọn làm đau đớn chính linh hồn con. – Con

được dạy rằng Thiên chúa thương yêu mình – nhưng sao thực tại lạnh lẽo

trống không quá lớn đến nỗi không còn gì chạm đến linh hồn con được. Có

phải con đã nhầm lẫn khi mù lòa quy phục vào lời gọi của đấng thiêng liêng

hay không?

 

(Xưng tội lên chúa Jesus theo đề nghị của một cha giải tội-

không ghi ngày tháng)

 

Những thư từ của Mẹ Theresa được xuất bản gần đây đã tiết lộ một tâm hồn bị xé nát bởi hoài nghi (như vốn phải là như thế). Những lá thư cũng lộ ra một người phụ nữ chắc chắn đã khổ đau từ những chán nản cùng cực, mặc dù giới phê bình thế tục đã bắt đầu lịch sự che đậy sự thực này trong màu sắc thánh thần và tử đạo. Câu trả lời của Mẹ Theresa cho nỗi hoang mang và giả đạo đức (ý của bà) của chính mình đã hé lộ ra đức tin tôn giáo giống như một vùng cát lầy lún như thế nào. Những hoài nghi của bà về hiện hữu của Thiên chúa được diễn dịch từ người bà xưng tội như dấu hiệu rằng bà đang chia xẻ nỗi giằng xé của Chúa trên thập giá; sự tán dương này về dao động đức tin của bà đã cho phép bà “được yêu bóng tối” mà bà chứng nghiệm về sự vắng mặt hiển nhiên của Thiên chúa. Đó là một thiên tài không thể giả mạo được. Chúng ta có thể nhìn thấy nguyên tắc tương tự trong hàng ngũ những người Công giáo như bà. Các hoài nghi của mẹ Theresa đã chỉ làm tăng thêm tầm vóc của bà dưói mắt Nhà thờ, được diễn giải như một khẳng định hơn nữa về ơn huệ của Thiên chúa. Hãy tự hỏi chính bạn, khi ngay cả những hoài nghi của các bậc chuyên gia được mang ra để xác định một chủ thuyết, thì còn có thể phủ định cái gì được nữa ?

 

Đã hơn một năm trôi qua kể từ khi Thư gửi một quốc gia Ki tô giáo được xuất bản, cuốn sách vẫn còn gây ra những nóng giận. Nhiều lời chỉ trích nhằm vào cuốn sách này đã được gom cùng với các công kích về cuốn đầu tiên của tôi, Tận Cùng của Ðức Tin, và vào những người vô thần khác có các tác phẩm bán chạy, đặc biệt là cuốn Breaking the Spell của Dan Dennett, cuốn The God Delusion của Richard Dawkins và cuốn God is not Great của Christopher Hitchens. Thực tế, tôi, Dennett, Dawkins và Hitchens đã thường xuyên bị tấn công như thể chúng tôi là một người có bốn đầu. Những lời kết án và tranh luận chống lại chúng tôi luôn luôn giống nhau và luôn luôn sai trật. Thật thế, cái ngạc nhiên nhất của sự tranh luận về đức tin là sự ít ngạc nhiên của nó.

 

Vấn đề với tôn giáo ôn hòa

 

Bất cứ khi nào những người không tin đạo giáo như cá nhân tôi phê bình người Ki-tô giáo về việc tin vào sự sắp trở lại của Chúa, hay người Hồi giáo về việc tin vào sự tử vì đạo, thì những người ôn hòa công bố rằng chúng tôi xuyên tạc Ki-tô giáo và Hồi giáo, mang những “người cực đoan” ra để đại diện cho những tôn giáo “vĩ đại” này, hoặc không nhìn được cả một đại dương lung linh sắc màu. Chúng tôi luôn luôn được bảo rằng sự hiểu biết chín chắn về đức tin từ thánh kinh tuyệt đối phù hợp với lẽ phải, do đó, sự công kích tôn giáo của chúng tôi là sự “đơn giản hóa”, “ giáo điều” và, ngay cả “ Chính thống”.

 

Nhưng quả có một số vấn đề với lối bảo vệ tôn giáo như thế. Trước tiên, nhiều người ôn hòa (ngay cả một số người theo chủ nghĩa thế tục) cho rằng “chủ nghĩa cực đoan” tôn giáo thì hiếm có, do đó, không phải tất cả đều là hậu quả từ đấy ra. Nhưng thực tế, chủ nghĩa cực đoan tôn giáo không hiếm, do vậy, hậu quả của nó thực sự rất nặng nề. Hiện nay Hoa kỳ là nhà ở của 300 triệu con người, có ảnh hưởng nhiều hơn đến công chúng trong lịch sử nhân loại, trong số này, 240 triệu người tin rằng Jesus sẽ trở lại thế gian, sẽ thu xếp việc chấm dứt thế gian này bằng quyền hạn thần thông của Người. Nỗi khao khát được tha tội, một cách thiêng liêng, đạo giáo đã trở nên quá khích trong mọi ý nghĩa của nó – đó là sự tận cùng của hiểm nguy , ngớ ngẩn và đáng phỉ báng - chứ không phài sự tận cùng trong ý nghĩa nào của sự ít ỏi, hiếm hoi. Tất nhiên những người ôn hòa có thể cũng băn khoăn, nghi hoặc như những người tin tôn giáo đang băn khoăn, nghi hoặc. Thực tế, nhiều người vô thần đã tin tưởng rằng các thăm dò ý kiến của chúng tôi không chính xác vì nhiều người thực sự cho rằng chuyện tâm linh của họ là việc riêng tư không cần phải bày tỏ với ai. Nhưng thực không còn nghi ngờ gì rằng hầu hết người Mỹ khẳng định một cách chắc chắn niềm tin vào những điều lố bịch ngớ ngẩn, và những khẳng định này tự chúng đã thực sự tổn thương đến tiến trình chính trị, chính sách công chúng và uy tín của chúng ta trên thế giói.

 

Những người ôn hòa tôn giáo còn có khuynh hướng tưởng tượng ra rằng thực có một đường kẻ rõ ràng phân ranh giữa tôn giáo cực đoan và ôn hòa. Những thật là không hề có một đường phân ranh như thế. Văn bản kinh thánh tự nó vẫn còn là cỗ máy bất diệt của chủ nghĩa cực đoan: Bởi vì, mặc dù Thiên chúa có thể là nhiều thứ khác nhưng Thiên chúa trong Kinh Thánh và kinh Koran không thể là môt đấng ôn hòa. Đọc kỹ kinh bản, người ta sẽ không thấy các lý lẽ để trở nên một tôn giáo ôn hòa. Người ta sẽ tìm thấy đủ lý lẽ để trở nên một người điên cuồng tôn giáo đích thực - những người sợ lửa thiêu của địa ngục, phỉ báng những ai không có đạo, kết án những kẻ đồng tính luyến ái v.v… Lẽ tất nhiên, người ta có thể lọc lựa từ kinh bản để tìm được những lý lẽ cho việc yêu thương kẻ láng giềng và chìa má bên kia ra. Nhưng càng đặt lòng tin vào kinh sách chừng nào, người ta càng tin rằng những kẻ dị giáo, phản đạo, chống đạo đáng bị nghiền nát ra thành phân tử trong cỗ máy công lý yêu thương của Thiên chúa.

 

Những người theo tôn giáo ôn hòa luôn khẳng định rằng họ “thông thái” hơn người chính thống (và người vô thần). Nhưng làm sao một người có thể là người theo đạo một cách thông thái khi chỉ cần nhìn vào những mập mờ đáng nghi hoặc trong kinh sách để từ đó mà đọc cho kỹ càng hơn, sơ lược hoá những đoạn cần phải sơ lược hoá, để cho những xác quyết về thực tại của kinh sách bị xáo trộn liên tục bởi những hiểu biết mới lạ - một cách khoa học (“Bạn muốn nói rằng trái đất này không phải 6000 năm tuổi? Được thôi”), một cách y học (“ Tôi nên mang con gái mình đến một bác sĩ thần kinh chứ không mang đến một kẻ bị quỷ ám ? Có vẻ hợp lý…”), và một cách đạo đức (“Hừm, tôi không đánh đập nô lệ của mình, ngay cả không được giữ nô lệ nữa hay sao ?). Có một loại khuôn mẫu không thể chối từ được ở đây. Ôn hòa tôn giáo là kết quả trực tiếp của sự việc đọc hiểu kinh bản không đủ và không nghiêm chỉnh. Vậy tại sao vẫn cứ đọc không đủ nghiêm chỉnh ? Tại sao không thú nhận rằng cuốn Thánh kinh chỉ là một sưu tập của nhiều cuốn sách không hoàn hảo viết nên bởi những con người đầy sai sót ?

 

Một vấn nạn khác nữa với sự ôn hòa trong tôn giáo là nó đại biểu chính xác cho cách suy luận rằng nó sẽ ngăn ngừa được cái tinh thần hợp lý không giáo phái khỏi nổi dậy trong thế giới của chúng ta. Bất chấp sự thực của chúng tôi là gì, tinh thần hay luân lý, cần phải được khám phá ngay bay giờ. Bởi hậu quả là, sẽ chẳng tạo nên một ý nghĩa gì khi cứ có một đời sống tinh thần của ai đó đóng cọc vào những phép lạ của thời cổ đại. Cái chúng ta cần là sự tranh luận về các chứng nghiệm luân lý và tinh thần vốn không bị cưỡng ép bởi sự ngu xuẩn cổ đại như các tranh luận khoa học đã từng có. Khoa học thực đã vượt quá được tính đỏng đảnh của văn hóa” Không hề có những thứ đại loại như khoa học “của Nhật” khác với khoa học “của Pháp”; chúng ta không nói về “sinh học Ấn độ” hay “Hóa học Do Thái”. Hãy tưởng tượng một thế giới mà chúng ta có thể có một cuộc bàn luận thực sự chân thật và cởi mở về nơi chốn của chúng ta trong vũ trụ, về khả năng làm phong phú kiến thức tự hiểu của chúng ta, các thông thái luận lý và lòng bác ái. Những người ôn hòa tôn giáo, bằng cách cứ sống như thể các thước đo của mê tín đạo giáo vẫn còn quan yếu đến hạnh phúc của nhân loại, thì chính họ thực đang cản ngăn một cuộc đối thoại như thế khiến không thể hình thành được.

 

Tính lương thiện trí thức

 

Tôn giáo từng mang đến lời giải đáp cho nhiều câu hỏi mà ngày nay đã phải nhường lại cho khoa học. Tiến trình lấn chiếm và tước đoạt tôn giáo của khoa học là một tiến trình không thương xót, một tiến trình có định hướng và hoàn toàn có thể tiên liệu được. Khi đi vào thực tiễn, kiến thức chân chính vừa có giá trị vừa có thể tái kiểm nghiệm thông qua các nền văn hóa, và là phương thuốc duy nhất chữa trị được mối bất hoà tôn giáo. Chẳng hạn như Hồi giáo, Ki-tô giáo không thể bất đồng với nhau về nguyên nhân gây bệnh dịch tả, bởi vì bất kể truyền thống của họ nói gì về căn bệnh di truyền này, thì một hiểu biết chân chính về bệnh dịch tả đã đến từ nguồn thông tin khác. Khoa dịch tễ học (rốt cuộc) đã tráo đổi được mê tín tôn giáo, nhất là khi con người phải chứng kiến con cái mình chết vì tật bệnh. Ðấy chính là nơi mang chứa niềm hy vọng của chúng ta cho một tương lai thực sự không thuộc về giáo phái: khi sự việc gây ra tác động, người ta có khuynh hướng muốn hiểu được điều gì thực sự xảy ra trên thế giới. Khoa học cung ứng sự hiểu biết này trong một dòng chảy xiết mạnh, khoa học cũng cung ứng sự giám định chân thực trong giới hạn hiện thời của nó. Tôn giáo thất bại với cả hai mong đợi như vậy.

 

Hy vọng hòa giải được đức tin của mình với các hiểu biết đang tăng trưởng của khoa học về thế giới, nhiều người tin đạo giáo tìm được chỗ nương náu trong công thức phản bội của Stephen J. Gould về “thẩm quyền không chồng tréo” – Cái ý tưởng cho rằng khoa học và tôn giáo, khi được phân tích, hiểu đúng đắn, không thể đối nghịch được, bởi vì cả hai đại diện cho sự tinh thông của hai phạm trù khác nhau. Chúng ta hãy thử xem điều này tác động ra sao: Trong lúc khoa học là một thẩm quyền cao nhất về các công trình của thế giới vật chất, thì tôn giáo là thẩm quyền cao nhất về …chính xác về cái gì ? Về thế giới không vật chất? Chắc là không thể. Thế còn về ý nghĩa, giá trị, luân lý và đời sống tốt lành ? Thật không may là, hầu hết mọi người - ngay cả các khoa học gia và những người thế tục - đã nhường những bộ phận quan trọng này của hạnh phúc con người cho sự chăm sóc của các nhà thần học và các nhà biện giải tôn giáo mà không hề tranh cãi gì. Chính điều này đã giữ cho tôn giáo một vị trí tốt ngay cả quyền lực của tôn giáo đã bị tấn công, bị vô hiệu trên mọi mặt.

 

Nhưng cái khả năng đặc biệt nào khiến một linh mục, một thầy tế Hồi giáo, một giáo sĩ Do Thái có thể đánh giá cái ngụ ý luân lý của việc nghiên cứu tế bào phôi, kế hoạch hóa gia đình, hoặc các ngăn ngừa chiến tranh? Sự thật ở chỗ là cái kiến thức về các truyền thồng kinh sách của một con người thì chẳng còn liên quan gì với luân lý cũng như chiêm tinh học. Ðại biểu của các tôn giáo trên thế giới có thể nói với chúng ta về các giáo đoàn của họ tin vào điều gì trên một lãnh vực rộng rãi các chủ đề khác nhau (và thường là tin dựa trên những chứng cứ tồi), họ có thể nói cho chúng ta biết các kinh sách của họ đã dạy gì mà người ta nên tin theo để thoát khỏi lửa hỏa ngục; nhưng điều họ không thể làm-hoặc không thể làm tốt hơn những người xẻ thịt, người làm bánh, người làm đèn cầy là mang lại được một cứ điểm cho thấy tại sao những địa vị chính thống này là hợp đạo đức. Có đạo đức không khi giết một người muốn đổi đạo của mình? Tôi sẽ đánh đổi mạng sống của mình cho câu trả lời “Không”. Nhưng, theo một cuộc thăm dò gần đây, 36 phần trăm người Hồi giáo Anh (tuổi từ 16-24) không đồng ý với tôi. Như sự thăm dò chỉ ra, các tín đồ Hồi giáo Anh này thuộc một lập trường cứng nhắc của thần học: vì trong khi kinh Koran không rõ ràng đòi hỏi việc giết bỏ những người bội giáo, chính tài liệu thiêng liêng của hadith đã lập đi lập lại, không lập lờ một đòi hỏi như thế. Chỉ dụ này có hợp đạo đức không? Có thích hợp với một xã hội thường dân hay không? Có phải sự tín nhiệm vào một quyền lực đã mang lại sự man rợ này qua nhiều thế hệ ngay cả nó rất ít liên quan đến khoa học?

 

Lẽ tất nhiên, thật cũng đúng, một cách bình thường, không đáng kể, rằng tôn giáo và khoa học có tương thích với nhau bởi vì một số nhà khoa học là (hoặc đưọc kể là) những người có đạo. Nhưng nói như thế chẳng khác gì bảo rằng khoa học và dốt nát là có liên quan bởi vì nhiều nhà khoa học đã thoải mái thú nhận sự ngu dốt rộng rãi của mình trong rất nhiều chủ đề. Ðể làm rõ ràng những vấn đề này, rất hữu ích nếu chúng ta tự nhắc mình rằng cả tôn giáo và khoa học đều cấu thành bởi niềm tin và sự minh chứng hoặc thiếu minh chứng của các niềm tin ấy. Có sự đối chọi nào giữa một niềm tin được minh chứng và một niềm tin không được minh chứng không ? Dĩ nhiên đó là con số không. Cho rằng đức tin ấy nói chung chỉ là một sự cho phép mà người có đạo này ban cho người có đạo khác để mà mạnh tin vào điều gì vốn không có chứng cứ, thì sự mâu thuẫn giữa tôn giáo và khoa học thật không thể tránh khỏi.

 

Tôn giáo và khoa học cũng mâu thuẫn bởi vì không có cách gì gỡ rối đưọc những sự thật được khẳng định bởi tôn giáo và khoa học: niềm tin rằng Jesus được sinh ra từ sự đồng trinh có thể là một trọng điểm của Ki-tô giáo, nhưng đấy cũng là một một khẳng định rõ ràng về sinh học; niềm tin rằng Jesus sẽ trở lại thế gian bằng xương bằng thịt trong một tương lai đưa đến nhiều khẳng định khác nhau về lịch sử, con người sống lại từ sự chết, và, hiển nhiên là, một cỗ máy của con người bay lên mà không có sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật. Ðã đến lúc tất cả những người có lý trí nhận ra rằng ở đâu có dính dáng đến các khẳng định về bản chất của thực tại, thì ở đấy chỉ có một huấn quyền bất di bất dịch.

 

Cuộc Ðánh Cược rỗng tuếch

 

Vấn đề quan yếu của tôn giáo là ở chỗ tôn giáo đã xây dựng trên sự dối trá ở một mức độ đáng chú ý. Tôi không chỉ nhắc đến hai mươi megaton trưng bày về đạo đức giả, khi các nhà rao giảng Phúc âm bị bắt gặp xử dụng thuốc ảo giác hoặc các điếm nam. Hơn thế, tôi muốn nhắc đến sự thất bại ở mọi nơi chốn hàng ngày của những người sùng đạo nhất đã thú nhận là những khẳng định an toàn nhất của họ về đức tin đã trở nên đáng nghi một cách sâu sắc. Bà mẹ khẳng định rằng ông bà đã đi thẳng lên thiên đàng sau khi chết. Nhưng bà mẹ ấy không thực sự biết là như thế. Sự thực là, bà mẹ đã nói dối - hoặc với chính mình hoặc với con cái mình- và hầu hết chúng ta đều xem hành vi này thật là bình thường. Thay vì dạy con cái chúng ta đau buồn rồi nên vui mặc dù với thực tại của cái chết, chúng ta đã nuôi dưỡng con cái chúng ta bằng sự tự lừa dối.

 

Cái việc Jesus thực đã sinh ra từ một trinh nữ, đã sống lại sau khi chết, để sẽ trở lại thế gian này bằng chính thân xác mình vào một ngày nào đó trong tương lai thực sự là như thế nào ? Tin vào các móc xích của phép lạ như thế trên căn bản của các khẳng định từ sách Phúc âm, là chuyện có lý hay không? Những học thuyết này nhận đưọc bao nhiêu ủng hộ từ chứng nghiệm của những người Ki-tô giáo trung bình trong nhà thờ? Các câu trả lời chân thật cho những câu hỏi này chắc sẽ nổi lên một cơn sóng thần của sự hoài nghi. Tôi không biết chắc rằng cái gì sẽ là “Ki-tô giáo” đối với bất kỳ người Ki-tô giáo nào còn trụ lại.

 

Nhiều độc giả của Thư gửi một Quốc gia Ki-tô giáo đã cảm hứng từ Blaise Pascal và đã tranh cãi rằng chứng cứ chính ở ngay bên cạnh vấn đề và rằng những người theo đạo đơn giản đã khôn ngoan hơn trong việc chọn phần chắc ăn: nếu người theo đạo sai lầm về Thiên Chúa, sẽ chẳng có tổn thất gì nhiều cho y hay ai khác, nhưng nếu như đúng, y sẽ thắng được một hạnh phúc đời đời; tuy nhiên, nếu người vô thần sai, hắn sẽ được dành cho cuộc đời vĩnh viễn trong địa ngục. Căn cứ vào quan niệm này, vô thần là hình ảnh của sự ngu xuẩn liều lĩnh.

 

Dù Pascal xứng đáng với danh tiếng của ông là một nhà toán học xuất sắc, sự đánh cuộc của ông chẳng có gì khác hơn là một phép loại suy đáng yêu (và sai lầm) mà thôi. Như nhiều ý tưởng duyên dáng khác trong triết học, dễ nhớ và thường được lập lại, ý tưởng này đã vay mượn cho mình một diện mạo không xứng đáng của sự sâu sắc. Một suy nghĩ thoáng qua hé lộ rằng, nếu cuộc đánh cược đó có giá trị, nó sẽ thẩm định được bất kỳ hệ thống niềm tin nào, bất kể nó phản nghịch và lố lăng như thế nào đối với Ki-tô giáo, Một vấn nạn khác của sự đánh cược này- và chính là vấn nạn đã nhiễm bệnh vào các suy nghĩ đạo giáo nói chung- là nó cho rằng một người có lý trí có thể tự cho phép mình tin vào một xác nhận mà kẻ ấy không hề có một chứng cứ nào. Một người có thể bày tỏ bất kỳ tín ngưỡng nào mình thích, dĩ nhiên, nhưng để thực sự tin tín ngưỡng ấy, người đó phải tin rằng tín ngưỡng ấy đúng. Chẳng hạn như, để tin rằng có một Thượng đế, nghĩa là tin rằng mình không đang tự lừa phỉnh mình; nghĩa là tin rằng mình đang đứng trên một số liên hệ với sự hiện hữu của Thượng đế như thế, nếu như Người không hiện hữu, mình không thể tin vào Người. Cái đánh cược của Pascal lọt vừa vào trong hệ thống này như thế nào? Nó thật không thể lọt vừa được.

 

Các nguyên nhân để nghi ngờ hiện hữu của Thiên Chúa được đặt trong một bối cảnh dễ hiểu để mọi người cùng nhìn vào: mọi người đều thấy rằng cuốn Thánh kinh không phải là những ngôn từ hoàn chỉnh của một đấng toàn trí; mọi người đều thấy rằng không hề có bằng chứng gì về một Thiên Chúa từng đáp lại lời cầu xin của chúng ta, rằng bất kỳ Thiên Chúa nào từng ban phát các giải vô địch túc cầu cho những người cầu xin, để chỉ nhỏ từng giọt ra cho chứng ung thư hoặc tai nạn xe cộ đến những trẻ em nam nữ, thì Thiên Chúa ấy không xứng đáng với sự dâng hiến của chúng ta. Mọi người có mắt để nhìn có thể nhìn thấy rằng nếu Thiên chúa của Abraham hiện hữu, Người là một kẻ bệnh thần kinh nặng và Thượng đế của thiên nhiên cũng thế. Nếu bạn không thể nhìn thấy những việc này chỉ bằng cách quan sát mà thôi, thì đơn giản bạn là người đang nhắm nghiền mắt đối vói các thực tiễn của thế giới chúng ta.

 

Tôi không hề nghi ngờ gì về việc nhiều người Ki-tô giáo tìm được niềm an ủi lớn lao từ đức tin của mình. Nhưng đức tin không phải là cội nguồn tốt nhất cho an ủi. Ðức tin giống như một tên móc túi cho người ta vay món nợ bằng chính đồng tiền của người ấy với các điều kiện rộng rãi. Lòng biết ơn của nạn nhân thì hoàn toàn có thể hiểu được nhưng dứt khoát là không đúng chỗ. Chúng ta là cội nguồn của tình yêu thương mà các linh mục, mục sư quy là do bởi Thiên chúa (chúng ta có cảm thấy cách nào khác không?) Ý thức của chúng ta là căn nguyên, là cốt lõi của bất kỳ chứng nghiệm nào bạn có thể muốn cho là “linh hồn” hay “thần bí”. Nhận thức được như vậy, nhu cầu khả thi nào ở đấy để phải giả vờ như mình thực biết chắc về những phép màu cổ đại ?

 

Tháng 9 2007-Nữu Ước

 

 

MƯỜI TÁC PHẨM NÊN ÐỌC (THEO SAM HARRIS):

 

1.      The God Dellusion của Richard Dawkins.

2.      Breaking the Spell của Daniel C. Dennett.

3.      Misquoting Jesus của Bart D. Ehrman.

4.      Kingdom Coming của Michelle Goldberg.

5.      The End of Days của Gershom Gorenberg.

6.      Freethinkers của Susan Jacoby.

7.      Extraodinary Popular Delusion and the Madness of Crowds của Charles Mackay.

8.      Why I am not a Christian của Bertrand Russell.

9.      God, the Devil, and Darwin của Niall Shanks.

10.     Atheism: The Case Against God của George H. Smith.

 



[1]  Sự thật cần được nói, hiện nay tôi nhận được các điện thư phản kháng từ những người khẳng định với tất cả chân thành rõ rệt, rằng họ tin Thuỷ thần (Poisedon) và các thần linh khác của thần thoại Hy lạp là có thật.

 

[2]  Thí dụ như nhà vật lý học Stephen Hawking hình dung không-thời gian như một hiện hữu đa dạng kín, bốn chiều, không có đầu, không có cuối (giống như bề mặt của một quả cầu)

 

[3]  Ðể chữa trị chứng sanh nghẹt thai, chỉ cần đến một giải phẫu đơn giản-chứ không cần phải cầu nguyện. Dù nhiều người có đức tin vẫn cứ tin rằng cầu nguyện có thể chữa lành nhiều căn bệnh ( bất kể là các chúng bệnh đã được các khảo cứu khoa học tốt nhất tìm ra) Chuyện cầu nguyện này cũng kỳ cục ở chỗ là người ta chỉ cầu nguyện trong những trường hợp bệnh tật hoặc thương tích có giới hạn thôi. Chẳng hạn như không ai tin rằng lời cầu nguyện có thể khiến cụt tay chân có thể mọc ra lại. Sao không nhỉ? Giống kỳ nhông có thể làm được việc này, đoán chừng là không phải cầu xin gì. Nếu Thiên chúa từng đáp lại lời cầu xin, sao Người không đôi lúc chữa lành một trường hợp cụt tay chân  Và sao người có đức tin không trông mong vào cầu nguyện trong những trường hợp ấy?

 

[4]  Phụ nữ, khi dám chối từ các hôn nhân cưỡng ép, đòi ly dị, phạm tôi ngoại tình hoặc ngay cả khi bị cưỡng hiếp, là nạn nhân của các sách nhiễu tình dục thưòng bị xem là đã “làm mất danh dự” của gia đình mình. Các phụ nữ trong tình huống này thường bị sát hại bởi chính người cha đẻ, anh em trai của họ hoặc có khi từ sự hợp tác của những phụ nữ khác. Giết người vì danh dự, có lẽ, quan niệm đúng nhất là một hiện tượng văn hóa (hơn là thuần túy tôn giáo), và nó không chỉ xảy ra riêng trong thế giới Hồi giáo. Tuy nhiên, hành vi này, đã có hậu thuẫn đáng kể từ Hồi giáo, khi tôn giáo này rõ ràng coi người phụ nữ như tài sản của người đàn ông và xem ngoại tình như một trọng tội. Trong khắp thế giới Hồi giáo, người đàn bà nào dám thưa mình bị cưỡng hiếp sẽ phải nhận lãnh sự nguy hiểm của việc bị giết hại như “kẻ ngoại tình” bởi lẽ, cuối cùng người đàn bà ấy cũng phải nhận tội đã có quan hệ thân xác với kẻ không phải chồng mình.

Có một trang WEB rất phi thường đang dốc lòng khám phá bí hiểm này: www.whydoesgodhatesamputees.com

 

[5]  Ðể biết thêm về lịch sử của hy sinh nhân loại, xem N.Davies, Human Sacrifies : In History and Today. Dorset.

Sam Harris
Số lần đọc: 1886
Ngày đăng: 25.02.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Ngôn ngữ và luận lý học - Nguyễn Ước
Cháu nội Triệu Đà tên gì? - Trương Thái Du
Thấy và Tin - Jerry A. Coyne
Charles Darwin – Con người và thuyết tiến hóa - Nguyễn Đức Hiệp
Thơ – Bí mật sự sáng tạo và cái chết - Nguyễn Nhã Tiên
Vài giòng thêm về thơ Bút Tre - Đông La
Hồ Xuân Hương : tâm thức phản kháng - Võ Công Liêm
Thân phận công dân thế giới hạng hai! :Suy nghĩ về chiến lược phát triển đất nước từ góc nhìn đối ngoại - Nguyễn Trung
Triết học khoa học-1 - Nguyễn Ước
Triết học khoa học-2 - Nguyễn Ước