Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
724
116.706.542

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

lịch sử
16.01.2011
Xem xét lại thời Tây Sơn - Nguyệt Cầm
George Dutton, Nguyệt Cầm chuyển ngữ. George Dutton làm Phó Giáo sư (Assistant Professor) khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Á châu, đồng thời là Giám đốc Chương trình Liên khoa Ðông Nam Á học của trường đại học California tại Los Angeles (UCLA). Sách nghiên cứu của Dutton về thời Tây Sơn do đại học Hawaii xuất bản, sắp ra mắt độc giả với nhiều đúc kết khác biệt so với quan điểm sử học truyền thống của Việt Nam. Dưới đây là bản dịch một phần của nghiên cứu này. [Nguyệt Cầm] ... <chi tiết>
27.12.2010
Sài Gòn đầu thế kỷ 20 đến 1945: Việt Nam thức tỉnh - Nguyễn Đức Hiệp
Những thập kỷ đầu thế của kỷ 20 đánh dấu sự học hỏi và thức tỉnh của con người Việt Nam một thế hệ sau giai đoạn đầu đối diện, điều chỉnh, thích nghi với cú “sốc” đổi thay mạnh mẽ toàn diện khi mà người Pháp đến nơi, tạo lập một môi trường văn hóa, chính trị, xã hội, kinh tế hoàn toàn mới lạ trên mảnh đất Nam Kỳ. ... <chi tiết>
15.11.2010
Công và tội- Đâu dễ dàng phán xét! - Đinh Kim Phúc
Thử bàn về vấn đề này, chúng tôi xem xét một con người cụ thể: Trần Văn Hữu (1895-1985), một người không xa lạ trong giới nghiên cứu biển Đông và hải đảo Việt Nam. ... <chi tiết>
14.11.2010
Nhà bất đồng chính kiến Nga bị cầm tù cần sự giúp đỡ của Obama. - Hiếu Tân
Jackson Diehl- Hiếu Tân dịch. The Washington Post -Thứ hai 8 tháng 11, 2010 ... <chi tiết>
12.11.2010
Tranh biện về Biển Đông với “học giả” Vương Hàn Lĩnh - Đinh Kim Phúc
Với câu hỏi: “Quay lại chuyện chủ quyền, Trung Quốc nói có chủ quyền và quyền tài phán từ hơn 2000 năm nay. Phía Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và chứng cớ pháp lý, chẳng hạn với quần đảo Hoàng Sa, từ hàng trăm năm nay. Ông nói sao?” Vương Hàn Lĩnh đã mạnh miệng trả lời: “Nên nhớ rằng cho đến năm 1885, Việt Nam vẫn là thuộc quốc của Trung Quốc”. ... <chi tiết>
12.11.2010
Singapore-Sài Gòn-Hong Kong: Quan hệ thương mại người Hoa từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 - Nguyễn Đức Hiệp
Sự liên hệ của người Baba gốc Hoa ở Singapore và Sài Gòn, Hong Kong trong lãnh vực kinh tế văn hóa xã hội vào thế kỷ 19 khi Singapore trở thành trung tâm thương mại ở Đông nam Á, vai trò của họ trong sự thành lập đặc tính con người nước Singapore qua sự kết hợp văn hóa và tư tưởng Đông Tây và sự ảnh hưởng của họ trong sự phát triển Sài Gòn-Chợ Lớn sẽ được trình bày trong bài này. ... <chi tiết>
02.11.2010
Talawas Và Tôi: “Duyên” Và “Nghiệp” - Hoàng Hưng
“talawas góp phần phát triển văn chương qua các thông tin, tranh luận văn học (đặc biệt trên talawas bộ cũ) và các sáng tác có giá trị trên talawas Chủ nhật. talawas là một trong vài diễn đàn đặt nền móng cho sự phát triển của truyền thông điện tử Việt Nam.” Phan Nhiên Hạo – Ta la was. Anh Phan Nhiên Hạo đã ghi nhận như vậy. Tôi nghĩ ai cũng sẽ đồng tình với anh. Xin chia buồn với Nhà văn Phạm Thị Hoài, Ban biên tập, các tác giả và độc giả ( trong đó có tôi), tôi đã nhờ Nhà thơ Hoàng Hưng viết vài kỷ niệm về talawas như một lời chia tay ngậm ngùi. Nguyễn Hòa vcv ... <chi tiết>
21.10.2010
Sài Gòn-Chợ Lớn: thế kỷ 17 đến thế kỷ 19- 3 - Nguyễn Đức Hiệp
Trước khi có thành, ở đất Gia Định chỉ có đồn Dinh, lũy Hoa Phong, sau có lũy Bán bích. Thành này được gọi là thành Quy, xây theo kiểu thành Vauban của Pháp. Tường thành cao 5m20. Trung tâm thành là cột cờ và hành cung, ở vị trí gần nơi ngày nay là nhà thờ đức bà. ... <chi tiết>
19.10.2010
Sài Gòn-Chợ Lớn: thế kỷ 17 đến thế kỷ 19- 2 - Nguyễn Đức Hiệp
Trong hồi ký của John White viết về vị tổng trấn (Lê Văn Duyệt) và phó tổng trấn (Huỳnh Công Lý), ta thấy rõ đặc tính, tư cách và tầm nhìn của hai người hoàn toàn khác nhau như một trời một vực. Về chức vụ, Lê Văn Duyệt là tổng trấn và là quan võ, trong khi Huỳnh Công Lý là phó tổng trấn và là quan văn. Lê Văn Duyệt rất chính trực, cai trị nghiêm minh đôi lúc có phần độc đoán thì Huỳnh Công Lý rất tham ô, lươn lẹo và hèn nhát. ... <chi tiết>
17.10.2010
Sài gòn-Chợ Lớn: thế kỷ 17 đến thế kỷ 19- 1 - Nguyễn Đức Hiệp
Tư liệu quan trọng và hầu như duy nhất về vùng đất Sài gòn-Gia Định thuở ban đầu nói riêng và miền Nam nói chung là quyển Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (1765-1825). Trịnh Hoài Đức có lúc cũng là quan tổng trấn Gia Định thành (1816-1819). Ngoài ra ta có các tư liệu và sách của các doanh nhân, nhà ngoại giao, giáo sĩ, y sĩ Tây phương; như R. Purefoy, John White, George Finlayson và John Crawfurd; viết về Sài gòn - Gia Định khi họ viếng thăm nơi này trong khoảng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. ... <chi tiết>
23.09.2010
Chương Trình Giáo Dục Ở Nước Ta Những Thập Niên Đầu Thế Kỷ XX - Phùng Thành Chủng
Ngày 01/3 năm Kỷ Mùi, niên hiệu Khải Định thứ 4 (Tây lịch là ngày 01/4/1919) triều đình Huế mở khoa thi Hội. Đây là khoa thi Hội cuối cùng được tổ chức dưới triều nhà Nguyễn và cũng là khoa thi Hội cuối cùng của lịch sử nền khoa cử phong kiến sau gần 900 năm tồn tại. ... <chi tiết>
19.09.2010
Cước chú cho Vụ án ‘’ Về Kinh Bắc’’, một sự kiện ‘’ hậu Nhân Văn’’ - Nam Dao
Nhân đọc bài viết của Hoàng Hưng, xin chỉnh cho thật chính xác dăm điều riêng tư: từ vụ án VKB tôi phải đợi 6 năm, đến 1988, mới được về Việt Nam trong một phái đoàn GS Đại Học Canada được Bộ Ngoại Giao tiếp đón. Đến năm 1990, mặc dầu có giấy mời của Viện Nghiên cứu Kinh tế Quản lý Trung ương, về đến Nội Bài thì tôi được lịch sự mời ra… ... <chi tiết>
19.09.2010
Vụ án “Về kinh bắc”, một sự kiện “hậu nhân văn” - Hoàng Hưng
Hoàng hưng Kỷ niệm 25 năm ngày ra tù (30/10/1985 - 2010)./Trong tiểu luận trên, tác giả xếp Vụ án “Về Kinh Bắc” 1982 vào “hậu nhân văn”. Chính điều này đã gợi hứng cho tôi quyết đỊnh viết về vụ “Về Kinh Bắc” với tư cách người trong cuộc, mong góp thêm phần hoàn chỈnh tư liệu về phong trào lỊch sử này. ... <chi tiết>
28.08.2010
Một Ký Sự Của Vũ Bằng Tháng 7/1945 - Lại Nguyên Ân
Bài báo tôi giới thiệu lại dưới đây là một trong hơn một chục bài Vũ Bằng viết và đăng tuần báo ‘Trung Bắc Chủ Nhật’ ở Hà Nội từ tháng 3 đến tháng 9/1945. Đó là thời gian của những sự kiện quốc tế như tin Hitler tự tử, nước Đức quốc xã sụp đổ, phe Đồng Minh thắng lợi và kết thúc thế chiến thứ hai; cũng là thời gian của những sự kiện ở ngay trên đất này như quân Nhật ở Đông Dương làm đảo chính, quân Pháp thua chạy, vua Bảo Đại lập nội các ... <chi tiết>
22.08.2010
Vụ Nhân Văn – Giai Phẩm Từ Góc Nhìn...-2 - Lê Hoài Nguyên
Các tác giả NVGP chủ trương sáng tác của mình trực tiếp phản ánh những vấn đề cấp thiết của xã hội với thái độ thẳng thắn, trung thực. Họ cho rằng nếu với thái độ đó văn học sẽ giúp ích nhiều cho nhân dân, cho Đảng, cho nhà nước. Họ không né tránh sự đau khổ của nhân dân, nghèo túng, oan ức trong cải cách ruộng đất, sự bế tắc của người nghệ sĩ. ... <chi tiết>
22.08.2010
Vụ Nhân Văn – Giai Phẩm Từ Góc Nhìn...-1 - Lê Hoài Nguyên
Nhà văn Lê Hoài Nguyên tên thật là Thái Kế Toại, nguyên Đại tá công an, công tác tại A25 (chuyên theo dõi văn nghệ sĩ và văn hóa) đã gửi tới nguyentrongtao.org một chuyên luận dài về Nhân Văn Giai Phẩm. Các bạn hãy đọc nó như đọc một “góc nhìn” về sự thật. ... <chi tiết>
21.08.2010
Saigon - Australia những năm đầu của hàng không - Nguyễn Đức Hiệp
Cách đây đúng 100 năm, Saigon vào năm 1910 chứng kiến một sự kiện lịch sử: đó là chuyến bay đầu tiên trong lịch sử hàng không ở Viễn Đông. Lúc 10:30 sáng, ngày 10 tháng 12 1910, phi công người Bỉ, Van den Born, bay trên chiếc máy bay Farman IV Boxkite cất cánh ở trường đua Phú Thọ trước sự hiện diện của một số người Pháp và Việt. Chuyến bay này xảy ra chỉ 7 năm sau khi hai anh em Orville và Wilbur Wright lần đầu tiên cất cánh bay ở Kittyhawk, North Carolina, Mỹ. ... <chi tiết>
11.08.2010
Sài Gòn – hậu bán thế kỷ 19 - Nguyễn Đức Hiệp
Theo tài liệu chính thức (1) thì thành Sài Gòn xây năm 1791 theo kiến trúc của Olliver de Puymaniel, dân số vào năm 1860 là khoảng 200.000, Chợ Lớn từ 12 đến 15.000 ngàn dân. Khi chiếm thành Sài Gòn năm 1859, trước khi trở ra Đà Nẵng và để lại một số quân trấn giữ ở Sài Gòn, đề đốc Rigault de Genouilly đã cho đặt chất nổ phá hủy thành Sài Gòn (do Minh Mạng xây lại sau khi phá hủy thành Phiên An sau cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi). ... <chi tiết>
24.07.2010
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn Vị Thánh Tương Hiền Minh Triều Trần - Phùng Văn Khai
Trong ba lần kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đều trực tiếp cầm quân đánh giặc. Trong kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai và thứ ba, ông không những là vị tổng chỉ huy quân đội mà còn là thủ lĩnh tinh thần tối cao của cuộc chiến tranh. ... <chi tiết>
16.07.2010
Thử hỏi về một vài địa danh thắng cảnh ở Bình Thuận ? - Phan Chính
Khách du lịch đến với Bình Thuận lâu nay chỉ biết nơi đây là một vùng biển đẹp, hoang sơ, lãng mạn với những khu resort, nghỉ dưỡng Mũi Né, Hòn Rơm, Khê Gà, La Gi… Tuy vậy có những địa danh tiềm ẩn sự tích ly kỳ mà trong chữ viết vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến sự giải thích khác nhau. ... <chi tiết>
Bạn đang xem tác phẩm thứ 101 - 120 / 362 tác phẩm