Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
777
116.661.419

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

lịch sử
27.07.2011
Tư Tưởng Việt Nam Ngang Hàng Với Trung Quốc Và Mục Tiêu Bảo Vệ Độc Lập Dân Tộc Của Nhà Nước Đại Nam - Nguyễn Lục Gia
[Phải trải qua nửa thế kỷ xây dựng, nhà Nguyễn mới hình thành được một ông vua có tầm vóc tư tưởng và văn hóa như Tự Đức. Trong lịch sử chế độ phong kiến tự chủ dân tộc, xét về bản lĩnh văn hóa, có thể so sánh Tự Đức với ông vua thứ tư triều hậu Lê: Lê Thánh Tông. Với Tự Đức, các chế độ học hành, thi cử được kiện toàn một cách chặt chẽ, bề thế và hoạt động nhịp nhàng. ... <chi tiết>
24.07.2011
Trường hợp ra đời của tạp chí Nam Phong - Huỳnh Văn Tòng
“Nam Phong có vai trò quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam, cũng đã gây một ảnh hưởng rất sâu xa trong giới trí thức Việt Nam trước kia”. Thế nhưng nhận định về mục đích ra đời, về tên gọi và việc đóng cửa của tạp chí văn học này, hiện vẫn có tình trạng mỗi người một phách, một phán đoán riêng, có chỗ suy diễn tùy tiện, thiếu căn cứ. Để góp một chút tư liệu cho các bạn đọc quan tâm, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của Huỳnh Văn Tòng, người đã từng bảo vệ luận án tiến sĩ về Lịch sử báo chí Việt Nam tại Đại học văn khoa và Khoa học nhân văn ở Paris (Sorbone) năm 1971. ... <chi tiết>
21.07.2011
Thái độ của triều đình Huế trước cuộc tấn công của quân Pháp*. - Đinh Kim Phúc
Tự Đức đã thử bù đắp vào sự yếu kém nội bộ đó bằng cách đánh nhiều ván bài trên bình diện ngoại giao. Một mặt, ông đã gởi nhiều phái bộ đi thương lượng tại Pháp và Sài Gòn nhằm lấy lại xứ Nam kỳ; mặt khác, ông vẫn gởi sứ bộ đều đặn đến Bắc Kinh để giữ hòa hiếu với Trung Hoa. Phải chăng khi tạo ra một tình huống quốc tế như vậy, Tự Đức có thể lách qua khỏi cơn nguy khốn và bảo vệ được nền độc lập của xứ sở bằng cái thế quân bình với hai cường quốc? ... <chi tiết>
17.07.2011
Biển Giao Chỉ - Hồ Bạch Thảo
[Bài viết nhắm nhắc nhở một vài người Hoa, hãy đọc kỹ sử chí nước họ; để khỏi nói càn rằng đảo Bạch Long Long Vĩ không thuộc chủ quyền Việt Nam.] ... <chi tiết>
11.07.2011
Trung Quốc đã từng sử dụng thợ mỏ trong việc xâm lăng nước ta. - Hồ Bạch Thảo
Việc Trung Quốc sử dụng công nhân tại các hầm mỏ như là đạo quân mai phục sẵn tại nước ta, không chỉ là sự tiên liệu của các nhà quân sự cẩn thận lo xa. Thực sự điều này đã xẩy ra dưới thời nhà Thanh, bằng cớ có thể dẫn ra từ chánh sử Trung quốc Thanh Thực Lục (1). ... <chi tiết>
08.07.2011
Những ngôi mộ cổ họ Lê Văn: Bi Kịch Và Huyền Thoại - Diệp Hồng Phương
Trong việc dựng Gia phả họ Lê Văn (những hậu duệ kiệt xuất là Đức Tả quân Lê Văn Duyệt, Tả dinh Đô thống chế Lê Văn Phong) chúng tôi đã có những chuyến điền dã về 2 xã Long Hưng, Hòa Khánh (Tiền Giang) quê quán Đức Tả quân Lê Văn Duyệt và thôn Bồ Đề, xã Đức Nhuận, Huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) là Tổ quán họ Lê; đến các nhà thờ-khu mộ họ tộc, tìm hiểu lai lịch các bậc tổ tiên qua các ngôi mộ cổ, hiểu được sự thăng trầm của dòng họ, số phận của từng vị tổ, cũng như những bi kịch mà lịch sử đã đè nặng lên họ tộc Lê Văn suốt mấy trăm năm… ... <chi tiết>
04.07.2011
Ba triều đại Lê Trịnh, Tây Sơn, Nguyễn nối tiếp đòi trả đất tại phủ An Tây, Hưng Hóa. - Hồ Bạch Thảo
Lịch sử Việt Nam thời cận đại có ba triều đại Lê Trịnh, Tây Sơn và Nguyễn, đối nghịch lăm le tiêu diệt lẫn nhau, gây cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn hàng thế kỷ. Các triều đại này xung khắc nhau như nước với lửa, tưởng không thể chia sẽ với nhau bất cứ chính sách nào; tuy nhiên có điều thú vị là cả ba cùng một ý nguyện tìm cách đòi lại phần đất bị mất bởi Trung Quốc, tại 10 châu thuộc phủ An Tây, Hưng Hóa. ... <chi tiết>
30.06.2011
Cuộc Chiến Thương Mại Của Chính Quyền Chúa Nguyễn - Nguyễn Lục Gia
Cùng với tiến trình chinh phục xuống phía Nam về mặt lãnh thổ, chính quyền chúa Nguyễn đã không ngừng khai thông, củng cố và mở rộng tuyến đường thương mại nội địa lẫn ven bờ biển Đông. Một cuộc chiến thương mại giữa chính quyền chúa Nguyễn với các thế lực lái buôn khu vực và phương Tây diễn ra thực sự quyết liệt ngay từ đầu dưới nhiều hình thức, kéo dài từ cửa Việt đến trấn Hà Tiên, trải rộng từ đất liền ra hải đảo, mà dai dẳng nhất là các trở lực Hoa thương ... <chi tiết>
18.06.2011
Giải Mã Đại-Nam-Thực-Lục-Tiền-Biên - Nguyễn Lục Gia
Trong bối cảnh tranh tối tranh sáng của buổi quốc sơ, dù đường biên thổ không liền kề Trung Quốc, nghĩa là không phải trực tiếp đề phòng mối lo bị Thiên triều chinh phạt, chúa Nguyễn của Đàng Trong trên danh nghĩa vẫn phò Lê là triều đình được đế chế Trung Hoa thụ phong thừa nhận. Mặt khác, để đối phó với họ Trịnh lâu dài, các chúa Nguyễn cần tranh thủ cơ hội để nhận lĩnh tước phong, chính thống hoá vương quyền và lãnh thổ, phòng tránh những phiền phức về sau từ phía Thiên triều. ... <chi tiết>
16.06.2011
Hoàng Đế Tự Đức Dị Ứng Với Thiên Triều - Nguyễn Lục Gia
Nổi tiếng là người uyên bác bậc nhất của nước Đại Nam như giới trí thức ngoại quốc đương thời vinh danh, vị hoàng đế thứ ba của Nguyễn triều Tự Đức đề xuất và trực tiếp chỉ đạo biên soạn một trong những bộ chính sử thành công nhất từ trước đến lúc này, bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, với lời thẩm định tương đối khách quan và nghiêm túc về mặt học thuật ... <chi tiết>
07.06.2011
Thực Lực Về Cuộc Ðấu Tranh Chống Ngoại Xâm Dưới Thời Quân Minh Cai Trị. 5 hết - Hồ Bạch Thảo
Ngày hôm nay quân của quan Tổng binh An viễn hầu Liễu Thăng đến Ải Lưu quan; Lê Lợi cùng các đầu mục lớn nhỏ sai người đến cửa quân dâng thư xin bãi binh để yên dân và lập con cháu họ Trần làm chủ đất này. Bọn Thăng nhận thư, không mở ra xem, sai người tâu về kinh. Lúc này những chổ quan quân đi qua, giặc làm trại để thủ, quan quân liên tiếp công phá, đến ngay ải Trấn Di như vào chổ không người. ... <chi tiết>
06.06.2011
Saigon-Chợ Lớn và Nam bộ: Từ tiền sử đến Phù Nam, đế quốc Khmer và vương quốc Champa (Phần 2) - Nguyễn Đức Hiệp
Trong những năm biến loạn giữa thế chiến thứ hai, có một sự kiện ít ai bận tâm nhưng có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử và khảo cổ vùng hạ lưu đồng bằng sông Cửu Long. Đó là di chỉ Óc Eo và sự khám phá của nhà khảo cổ Louis Malleret về thành phố cảng quan trọng của một nền văn minh chưa được biết đến nhiều, nền văn minh Phù Nam. ... <chi tiết>
05.06.2011
Thực Lực Về Cuộc Ðấu Tranh Chống Ngoại Xâm Dưới Thời Quân Minh Cai Trị. 4 - Hồ Bạch Thảo
Quan Tổng binh Thành sơn hầu Vương Thông tấu rằng Đô Chỉ huy Vi Lượng hành quân tại Giao Chỉ bị thất lợi. Lúc bấy giờ đồ đảng của Lê Lợi là Lê Thiện chiếm cứ châu Quảng Oai; Sự quan Trần Trí sai Lượng cùng các Chỉ huy Vương Miễn, Tư Quảng mang quân chống cự. Khi quân đến đất này, Lượng muốn vượt sông, nhưng viên quan Thổ quan là Chỉ huy Hà Kháng nói: “ Chắc bọn chúng đặt phục binh, phải cẩn thận đừng coi thường mà tiến.” ... <chi tiết>
03.06.2011
Saigon-Chợ Lớn và Nam bộ: Từ tiền sử đến Phù Nam, đế quốc Khmer và vương quốc Champa (Phần 1) - Nguyễn Đức Hiệp
Bài này có mục đích trình bày tổng quan lịch sử con người và văn hóa ở vùng đất Saigon-Đồng Nai trước khi lưu dân người Việt và Hoa đến định cư. Nếu nói về chiều sâu của thời gian trong lịch sử thì lịch sử lập nghiệp và khẩn hoang của lưu dân Việt-Hoa còn sau vài thế kỷ lịch sử người Âu đến Bắc Mỹ và Nam Mỹ lập nghiệp và chỉ trước người Âu đến lập nước Australia không lâu trong vòng 1 thế kỷ. ... <chi tiết>
03.06.2011
Chiến lược của Nguyễn Cư Trinh trong việc củng cố và phát triển miền nam Việt Nam - Hồ Bạch Thảo
Tàm thực là sách lược tằm ăn lá dâu, chiếm đến đâu củng cố đến đó, để làm bàn đạp đánh chiếm tiếp nơi khác. Năm Bính Tý [1756] nước Chân Lạp thua, Nặc Nguyên nhờ Mạc Thiên Tứ làm trung gian, tâu rằng việc đánh phá Côn Man là do Chiêu Chùy Ếch gây ra, xin hiến 2 phủ Tầm Bôn, và Lôi Lạp [vùng đất thuộc các tỉnh dọc sông Hậu Giang hiện nay] và nạp bù lễ cống thiếu 3 năm về trước để chuộc tội. Chúa Nguyễn tỏ ra cứng rắn, bắt phải mang Chiêu Chùy Ếch đem nộp. Nặc Nguyên trả lời rằng tên Ếch đã bị xử tử rồi. Chúa ra lệnh bắt vợ con y, thì Nặc Nguyên kiếm cớ xin tha. ... <chi tiết>
24.05.2011
Thực Lực Về Cuộc Ðấu Tranh Chống Ngoại Xâm Dưới Thời Quân Minh Cai Trị. 2 - Hồ Bạch Thảo
Tác giả khai thác bộ sử Nhà Minh, đối chiếu với các bộ sử Việt Nam, để vạch lại, theo trình tự thời gian, cuộc đấu tranh chống ngoại xâm 1407-1427.phần 1 theo diendan, kể từ phần 2 theo bản tác giả gửi. ... <chi tiết>
13.05.2011
TRỤ ÐỒNG MÃ VIỆN: Sự Ðàn Hồi Của Biên Giới Ðế Quốc Trung Hoa - Chính Đạo
Cuộc dấy binh của Hai Bà Trưng năm 40 được coi như trang đầu bi hùng của Việt sử dài theo cuộc chiến vệ quốc trường kỳ, liên lũy suốt hai thiên kỷ. Hàng năm, giỗ hai Bà cử hành ngày 6/2 âm lịch [hiện thay thế bằng ngày 8/3 TL, tức ngày Phụ nữ]. Trong khi đó, Phục ba tướng quân Mã Viện [Ma Yuan] trở thành biểu tượng của chính sách thực dân Ðại Hán [Ta Han hegemonism hay Hanism], mối đe dọa thường trực của các lân bang nói riêng, và nền hòa bình thế giới nói chung. Huyền thoại chị em hoặc vợ chồng Trưng Vương nổi dạy chống Hán cùng chiến công tái chiếm cổ Việt của Mã Viện, vẫn được lưu truyền với nhiều xúc động. ... <chi tiết>
09.05.2011
Xứ Mô Xoài – Vùng Đất Đầu Tiên Người Việt Khai Phá Ở Nam Bộ - Nguyễn Đình Thống
Xứ Mô Xoài - Bà Rịa có trí quan trọng trong công cuộc khai phá vùng đất Nam bộ của lưu dân người Việt. Đây là nơi mở đầu cho cuộc khẩn hoang, là nơi định cư, lập nghiệp đầu tiên của người Việt, là bàn đạp để mở mang toàn cõi Nam bộ. Sách Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Ðức viết vào những năm 20 của thế kỷ 19 đã định danh: “Bà Rịa là ở đầu biên giới trấn Biên Hòa, là đất có danh tiếng, cho nên các phủ ở phía bắc có câu ngạn rằng: “cơm Nai - Rịa, cá Rí - Rang” là lấy xứ Ðồng Nai và Bà Rịa đứng đầu mà bao gồm cả Bến Nghé, Sài Gòn, Mỹ Tho, Long Hồ cũng ở vào trong đó”. ... <chi tiết>
04.04.2011
Trạng Bùng Đi Sứ. - Phùng Thành Chủng
Năm Đinh Dậu, niên hiệu Quang Hưng thứ 20 (1597) đời Lê Thế Tông, Phùng Khắc Khoan (lúc đó đã 70 tuổi, đang giữ chức Công Bộ tả thị lang) được cử làm chánh sứ sang sứ nhà Minh. Khởi hành từ trung tuần tháng 4 đến tháng 10 sứ bộ đặt chân tới Yên Kinh. Gặp tiết Vạn Thọ của Minh Thần Tông – thay vì những lễ vật quý hiếm, đắt tiền - lễ vật mà Phùng Khắc Khoan dâng lên mừng thọ ông vua nước lớn này là một… tập thơ (30 bài). ... <chi tiết>
23.03.2011
Vị Sứ Thần “Bất Nhục Quân Mệnh”Giang Văn Minh. - Phùng Thành Chủng
Vế đối vừa chỉnh, vừa nhắc lại việc các triều đình phong kiến phương Bắc trong quá khứ đã ba lần bị quân dân Đại Việt đánh cho đại bại trên sông Bạch Đằng. Đó là: Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán (938), Lê Hoàn phá Tống (981) và Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên Mông lần thứ ba – 1288). ... <chi tiết>
Bạn đang xem tác phẩm thứ 81 - 100 / 362 tác phẩm