Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.313 tác phẩm
2.745 tác giả
486
115.866.489
 
Lại bàn chuyện thi cử - nên gộp hay tách ?
Phan Văn Thạnh

 

 

Cải tổ thi cử là cấp thiết nhưng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng,giải trình tường tận không thể thăm dò dư luận tìm sự đồng thuận đơn giản.

Nhớ lại năm 2009 trên diễn đàn truyền thông,nhiều ý kiến trao đổi nghiêng về phương án gộp “2 trong 1”- bỏ thi TNTHPT,lấy kết quả cuối năm lớp 12 xét tuyển ĐHCĐ.Bộ lắng nghe nhưng rồi cuối cùng vẫn cảm thấy chưa yên tâm,chưa dám bỏ thi - do vậy năm tiếp theo đó (2010) vẫn chỉ đạo tổ chức riêng hai kỳ thi với lý lẽ :”để tạo niềm tin trong chính ngành giáo dục và thúc đẩy học sinh học tập”- Và cho đến năm (2014) vẫn không thay đổi,vẫn thi hai kỳ…

Năm2015,sau một thời gian nghiên cứu,nghe ngóng ý kiến trong ngoài ngành,Bộ rất thận trọng khi quyết định tổ chức kỳ thi 2 trong 1(TN kết hợp TS)và được đánh giá là thành công.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng:Về mặt chuyên môn, kỹ thuật thì kỳ thi này chưa thành công,bởi việc sáp nhập hai kỳ thi làm một là một ý tưởng sai lầm.Hai kỳ thi với hai mục đích khác nhau: một bên là thi tốt nghiệp THPT(examen) chủ yếu xem xét,kiểm tra,khảo sát để đánh giá kết quả học tập của học sinh ở bậc THPT, một bên thi tuyển(concours)- mang tính chất đua tranh,phân biệt năng lực học tập hơn kém,tuyển chọn những em có đủ điều kiện học cao hơn. TS.Võ Thế Quân,hiệu trưởng Trường THPT Đông Đô (Hà Nội) cho rằng :“Một kỳ thi xét đầu ra và một kỳ thi xét đầu vào,nếu gộp hai kỳ thi làm một thì đây là việc làm khiên cưỡng,chẳng khác gì chúng ta ép duyên với nhau,rõ ràng đẻ ra nhiều điều phức tạp”.

PGS Văn Như Cương, chủ tịch hội đồng quản trị Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), băn khoăn việc hợp nhất hai kỳ thi không có cùng mục tiêu đã tạo ra những khó khăn trong việc đánh giá học sinh.Ví dụ đề thi có 10 câu, trong đó 6 câu đầu vừa sức tốt nghiệp THPT (tạm gọi phần A), 4 câu sau khó hơn để sàng lọc thí sinh vào ĐH (tạm gọi phần B). Nếu xảy ra trường hợp hai thí sinh cùng có 6 điểm nhưng một người làm được 6 câu phần A, không làm được câu nào phần B và một người làm được 4 câu phần A, 2 câu phần B thì việc đánh giá năng lực thí sinh sẽ như thế nào?

Gộp 2 trong một – bắn một mũi tên nhằm 2 mục tiêu là cách làm tiện lợi về mặt kỹ thuật nhưng rất khó phân định rạch ròi chất lượng“sản phẩm”khi cấu trúc đề theo kiểu“ba rọi”(4 câu khó,6 câu dễ)và tâm lý ngòi bút GK ít nhiều trôi giữa hai bờ“đãi cát tìm vàng”(đủ điểm đỗ)và lạnh lùng chặt theo đúng đáp án biểu điểm(tuyển lựa).

Nhiều ý kiến đề nghị :

Bậc THPT mang tính chất phổ cập,cần gọn nhẹ, Bộmạnh dạn giao hẳn địa phương Sở GD chịu trách nhiệm tổ chức (lồng ghép đợt thi HK2 cuối cấp - 4 môn) ra đề,chấm,xét công nhận dựatrên kết quả toàn cấp và điểm KT HK2 lớp 12.

Về công tác tuyển sinh ĐH

-Nhóm trường đào tạo chuyên biệt như bách khoa,y-dược,sư phạm,kiến trúc,kỹ thuật công nghệ. …, các trường sẽ trực tiếp tổ chức thi (ra đề,coi-chấm-tuyển) – khâu nhận hồ sơ (có thể sơ lọc qua học bạ,điều kiện HLkhá,giỏi năm cuối cấp,điểm số các môn theo khối thi đạt giỏi).

-Các trường ĐH tổng hợp,đa khoa nhiều ngành(Université Pluridisciplinaires)- dạy kiến thức khoa học cơ bản hoặc đào tạo có định hướng nghề nghiệp - cho đăng ký ghi danh tự do – hoặc có thểxem xét thêm học bạ,kết quả năm cuối cấp) -nói chung mở toang cửa đầu vào nhưng siết chặt đầu ra.SVcầm tấm bằng Cử nhân sẽ cảm nhận đượccông khó học tập và giá trị của nấc  thang chinh phục tri thức nhân loại.

Tóm lại thi cử mang tính chất kỹ thuật - là công cụ kiểm định chất lượng giáo dục - bớt một kỳ thi,giảm được sức ép - giao quyền tuyển sinh cho các trường ĐH chủ động,Bộ đỡ sa vào sự vụ,rảnh tay cho nhiều công việc hệ trọng khác ở tầm chiến lược vĩ mô.

Chất lượng giáo dục đào tạo quyết định từ lúc sản phẩm còn nằm trên dây chuyền sản xuất,phụ thuộc bởi: – nội dung chương trình tinh giản, kiến thức không mang tính hàn lâm,không ôm đồm trùng lắp,dàn trải – đội ngũ thầy cô được đào tạo chuẩn – trang thiết bị giảng dạy đầy đủ - chế độ lương bổng gv ưu đãi– khâu quản lý hoạt động dạy và học nghiêm túc.

Điều quan trọng ở phổ thông là“Cách học” chứ không phải học “Cái gì” . Jame Beatle đã chỉ ra :“Mục đích của giáo dục là dạy cách nghĩ chứ không phải dạy suy nghĩ cái gì”. GS Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại có lần đã phát biểu: “Giá trị đích thực của học vấn không phải ở “cái gì” học được mà là bằng“cách nào”học được “cái” ấy .Cả hai “cái” và “cách” này không nhất thiết chỉ có thể có được từ nhà trường và không nhất thiết phải đến phòng thi làm công chứng”.Do vậy trong giảng dạy,người thầy cần đặt học sinh vào vị trí trung tâm các phương pháp,rèn học sinh kỹ năng tư duy phê phán - đặt câu hỏi phản biện, thuyết trình nêu vấn đề tranh luận – đảm bảo dạy đúng đủ các tiết thực hành thí nghiệm theo chương trình Bộ - học sinh chủ động tiếp thu kiến thức thay vì chỉ đơn thuần nghe thuyết giảng áp đặt một chiều.Đó là cách học dân chủ nhất !

 

(GV nghỉ hưu– nguyên PHT THPT Gia Định TP.HCM)

 

 

Phan Văn Thạnh
Số lần đọc: 2231
Ngày đăng: 11.11.2015
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Không ai có thể tránh khỏi sai lầm "Những sai lầm của Hai Học Giả: Hoàng Xuân Hãn và Nguyễn Khắc Thuần" - Thái Quốc Mưu
Là thế và không là thế - Võ Công Liêm
Đạo văn hay không ? - Yến Nhi
Nhìn từ Festival Múa rối quốc tế lần thứ IV năm 2015 - Tuấn Giang
Đọc Thác Đố Sau Nhà và Nguyên-Vẹn của Võ-Phiến - Nguyễn Quỳnh USA
Đặc điểm sân khấu Thời hội nhập quốc tế - Tuấn Giang
KHÁM PHÁ BÍ ẨN: AI LÀ T.T.Kh ? -7 (NHỮNG BÍ ẨN CUỐI CÙNG) - Đỗ Thế Cường
KHÁM PHÁ BÍ ẨN: AI LÀ T.T.Kh ?-6 - Đỗ Thế Cường
Võ Phiến, một vài chung quanh. - Đặng Phú Phong
Nẻo về của Ý - Võ Công Liêm
Cùng một tác giả
Tự khúc cuối năm (truyện ngắn)
Đà lạt & Tôi (tạp văn)
Tản mạn với CAFE (tiểu luận)
Trôi trong mơ (truyện ngắn)