Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
679
116.700.811
 
Đọc thơ Nguyễn Lương Vỵ(*)
Phan Văn Thạnh

 

Tạm gọi chút duyên nho nhỏ - từ vô lượng kiếp tha phương cách VN nửa vòng quả đất tình cờ tôi “gặp” Nguyễn Lương Vỵ qua -Tuyển tập thơ Bốn mươi lăm năm 1969-2014(Q&P Production - NXB Sống 2015) trên kệ sách thư việnLake Hills Library King County,Seattle,WA State,Hoa Kỳ  - với ý nghĩ đọc thử cho biết xem văn học hải ngoại có gì lạ.

Sách dày 693 trang,in đẹp,bìa cứng trình bày trang nhã. Lội sâu một số bài, tôi cảm giác hơi bị “ngộp”.Thơ NLV phần nhiều là những khúc ngắn được đánh số thay cho tựa đề - chữ ít nhưng mỗi từ - tạm so sánh như chứa hạt nhân phát xạ, phải đọc chậm nghiền ngẫm,xoay cỗ ăng ten parapol quay tứ phía bắt sóng, bởi thơ anh –mở ra nhiều trường nghĩa mông lung,gai góc – “làm khó dễ” bạn đọc.

 

Tôi đọc chậm nhiều lần“Đêm té sấp”(tr.205),bài thơ lẫn lộn những cảnh giới dương gian đầy sức sống (với xuân thì,búp trăng mới nhú)// cõi âm ti rờn rợn(với mồ mả,quỉ ma xõa tóc),lồng ghép“cái tôi trữ tình” -tự oán thán về “cái tình” nơi chốn ta bà,dính mắc và dường như thất bại bởi“một em ma rất lạ lùng / rất lạnh,rất thơm và rất…độc” - đã khiến,đã xui nhà thơ “khóc xanh xương quì lạy mộ/mộ của ta kiếp trước là em”…

Đêm té sấp gặp ta ngồi khóc

Với một em ma rất lạ lùng

Rất lạnh,rất thơm và rất…độc

Sương nguồn gió cuội ngập mênh mông

 

Khóc ngàn sông đấm ngực xuân thì

Em là lá nhược mạt âm ti

Chèo ghe hái búp trăng mới nhú

Lý Hạ sầu xỏa tóc quỷ thi

Ta khóc xanh xương quì lạy mộ

Mộ của ta kiếp trước là em

Rêm rêm âm hưởng nao lòng gió

Có phải rằm xưa say chết đêm ?!

Trong cái chộn rộn của câu chữ chợt hiện lên một “Lý Hạ sầu xõa tóc”- gợi liên tưởngnhà thơ thời Trung Đường (790-816),người được gắn nghệ danh Thi Quỷ, thường khai thác đề tài kỳ quái,ma quỷ và siêu nhiên,kỳ dị, khác thường–bạn đọc nhìn ra ở đây biểu trưng thi pháp của NLV phảng phất hồn vía Lý Hạ !

Thấm đẫm trong thơ NLV là “Máu” và “Âm”.Nhà thơ diễn giải :"Huyết, trong từ Hán Việt có hai nghĩa chính: Máu và Lệ. Huyết Âm: Âm vang của Máu và Lệ, khóc cười đủ các kiểu cho nó xôm tụ. Lấy hào cửu cửu làm gốc, nên đánh số từ 1 đến 81 (9 x 9 = 81), thêm một bài ngoại tập: Huyết Âm Tây Tạng, như một tiếng thở dài giữa thời mạt pháp."

Tai nghe,mắt nhìn như thủng thấu bản chất sự vật – cảm nhận trong thơ ông như “kim cang” cắt vào lẽ huyền diệu “có-không”trùng khít lên nhau.

“nhìn trong thơ thấy đạo

nhìn trong đạo thấy thơ

nhìn trong thơ thấy gạo

nhìn trong gạo thấy mình

có-không thiệt rốt ráo”

“nhìn trong hạt thấy mầm

nhìn trong mầm thấy mộ

nhìn trong mộ thấy âm

nhìn trong âm thấy số

Ôi tượng số điếc câm…”

“thấy và nghe huyết tan

từ rất lâu trong chữ

chữ lòn trong nắng tàn

tu lòn trong mưa bụi

lượmlên phải hú vang…”

 

(Trích Năm chữ Năm câu – tr.31)

 

“Sinh tử” của thơ là những rung động bất tận,truyền cảm hứng đến tha nhân - những phận người giữa thời dâu bể tang thương.

“Mỗi chữ mỗi kiếp cháy sáng rực

Thâm âm,thâm u từ lâu nay…”

 

(Huyết âm)

 

“Ta quí thơ như máu

Quí gạo cũng tương đương

Thời nhiễu nhương lộn lạo

Máu cũng phí như thường…”

 

(Thiệt tình – Âm vang và Sắc màu)

 

Vang vọng trong hàng loạt những "Âm Vang Và Sắc Màu", "Phương Ý", "Hòa Âm Âm Âm Âm... ", "Huyết Âm", "Tinh Âm", "Bốn Câu Thất Huyền Âm", "Tám Câu Lục Huyền Âm", "Năm Chữ Năm Câu", "Năm Chữ Ngàn Câu"…là một chuỗi dài bất tận của "Máu" và "Âm" – “Huyết” và “Lệ” - lênh láng khốc liệt  - phản ánh sâu sắc “cái tôi” NLV đau đớn cùng tột và yêu thương  dữ dội từ cuộc đời của nhà thơkhi phải sống cô độc, chịu nhiều cảnh ngộ bi kịch thương tâm nơi xứ người.

 

Ở đó,tôi nhìn thấy hình bóng con người toàn nguyên (gồm cả ý thức và vô thức;thức và ngủ) - thuộc về trực giác, tiềm thức, siêu thức, giấc mơ, những cái vô hình vô ảnh sâu thẳm trong cõi tâm linh. Nhà thơ Nguyễn Tôn Nhan đã nhận xét rất chính xácvề thơ NLV: "Chỉ có Tính-Linh, phải đâu là chữ!".

 

Thơ NLV quả thậtkhông dễ gì có thể hiểu.Hình ảnh thơ được bày ra như những “mảnh vỡ” kết nối phi logic, chen vào đó là những yếu tố ngẫu nhiên, hoang tưởng dễ chừng để “gây rối”.Hình thức trình bày khá lạ lẫm. Người đọc không cần hiểu theo ý tác giả, thơ chỉ gợi ý cho người đọc (nghĩa của bài thơ là do người đọc tự cảm nhận). Kiểu thơ này tiếp cận được với kiểu thơ tư tưởng, và nó đã thực sự góp phần cách tân thơ Việt.

 

 

(Seattle 7/19 - TpHCM,11/3/2021)

(*)Nguyễn Lương Vỵ sinh năm1952– Quận Rường,Tam Kỳ,Quảng Nam – sinh sống Wesminter – Nam California – Hoa Kỳ.Đươc biết Ông qua đời ngày 17-2-2021 tại Santa Ana (Orange county,Cali.) – Xin khấn nguyện hương linh Ông sớm siêu thoát nơi miền cực lạc.

 

 

Phan Văn Thạnh
Số lần đọc: 881
Ngày đăng: 18.03.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bóng con, bóng mẹ - Nguyễn Anh Tuấn
Một chút tản mạn cùng tập ”Thơ ngắn Đỗ Nghê” - Nguyễn An Bình
Thao thức với “Nỗi niềm với Huế” của nhà thơ Hoàng Trọng Bường - Hoàng Thị Bích Hà
Về câu kết 2 bài thơ “Thăm bạn” và “Đồng vọng” của nhà thơ Đồng Thị Chúc - Đặng Xuân Xuyến
Thơ như giọt máu ứa - Nguyễn Hoàn
Thi ca đương đại(III) của thế giới thơ hôm nay - Võ Công Liêm
Thơ tình Trần Hạ Vi - Nguyễn Đức Tùng
Về tập “64 Bài thơ hay” và những tinh hoa - Nguyễn Thị Xuân
Thế giới của những thiên thần - Nguyễn Thọ
Cơ Duyên nào đưa Anh đến với thơ? - Hoàng Thị Bích Hà
Cùng một tác giả
Tự khúc cuối năm (truyện ngắn)
Đà lạt & Tôi (tạp văn)
Tản mạn với CAFE (tiểu luận)
Trôi trong mơ (truyện ngắn)