Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.395 tác phẩm
2.747 tác giả
472
116.743.847
 
Về một bài thơ người ta “Cố tình” gán cho nhà thơ Du Tử Lê
La Thụy

 

Nhằm thu hút, phát huy sự đóng góp của trí thức kiều bào “khúc ruột nghìn dặm” về đầu tư, kinh doanh ở trong nước, một trong những việc đầu tiên, nhà nước CHXHCNVN mời một số chính trị gia, thiền sư và văn nghệ sĩ miền Nam nổi tiếng ở hải ngoại về thăm lại cố quốc. Lần lượt từng người như cựu PTT VNCH Nguyễn Cao Kỳ, thiền sư Thích Nhất Hạnh, nhạc sĩ Phạm Duy, ca sĩ Khánh Ly… về Việt Nam diễn thuyết hoặc tham gia một vài hoạt động văn nghệ gây xôn xao một thời.

 

Nhà thơ Du Tử Lê cũng được chính quyền Việt Nam cho phép ông về nước ra mắt tập thơ “Giỏ Hoa Thời Mới Lớn” (tranh minh họa do Lê Thiết Cương vẽ), cũng như gặp gỡ giao lưu cùng các văn nhân, thi sĩ trong nước vào năm 2014. Buổi ra mắt thơ nói trên của ông bình lặng, không ồn ào, gây nhiều tiếng vang, không có gì đáng nói.

 

Ngoài tập thơ “Giỏ Hoa Thời Mới Lớn”, nhà thơ Du Tử Lê còn ấn hành, xuất bản ở Việt Nam một số  tác phẩm nữa như: “Khúc thụy du”, “Giữ đời cho nhau”“Chúng ta những con đường” và một số tác phẩm khác.

 

Việc nhà thơ Du Tử Lê về Việt Nam gặp gỡ giao lưu cùng các văn nhân, thi sĩ trong nước cũng như ấn hành, phát hành sách gây những dư luận ác cảm ở hải ngoại.

 

Bỗng nhiên, có một bàn tay bí mật nào đó đăng bài thơ “AI NHỚ NGÀN NĂM MỘT NỖI MỪNG” ghi tên tác giả là Du Tử Lê gây nên một sự hiểu lầm rộng lớn rằng “Du Tử Lê làm thơ ca ngợi lãnh tụ Hồ Chí Minh và chiến thắng của cộng sản VN ngày 30.04.1975”. Sau đó, một số tác giả ở hải ngoại viết bài, lên tiếng mạt sát, chửi bới Du Tử Lê là kẻ phản bội, làm điếm nhục danh dự trí thức văn nghệ sĩ Việt Nam ở hải ngoại, như bài “Dê Chết Trong Lu” của Hồ Công Tâm hay bài thơ “Ai Thấu Thành Xưa Một Vết Buồn” của Cuồng Sinh…

 

Thực ra bài thơ “AI NHỚ NGÀN NĂM MỘT NỖI MỪNG” chỉ là một bài thơ chỉnh sửa, “cải biên” lại từ bài thơ gốc “AI NHỚ NGÀN NĂM MỘT NGÓN TAY” của chính nhà thơ Du Tử Lê mà thôi. Xin mời đọc cả hai bài thơ để đối chiếu!

 

AI NHỚ NGÀN NĂM MỘT NGÓN TAY

 

Tháng tư tôi đến rừng chưa thức

Mưa vẫn chờ tôi ở cuối khuya

Có môi chưa nói lời chia biệt

Và mắt chưa buồn như mộ bia

 

Tháng tư nao nức chiều quên tắt

Chim bảo cây cành hãy lắng nghe

Bước chân ai dưới tàng phong ốm

Mà tiếng giày rơi như suối reo

 

Tháng tư khao khát, đêm, vô tận

Tôi với người riêng một góc trời

Làm sao anh biết trăng không lạnh

Và cánh chim nào sẽ bỏ tôi

 

Tháng tư hư ảo người đâu biết

Cảnh tượng hồn tôi: một khán đài

Với bao chiêng, trống, bao cờ xí

Tôi đón anh về tự biển khơi

 

Tháng tư xe ngựa về ngang phố

Đôi mắt nào treo mỗi góc đường

Đêm ai tóc phủ mềm da lụa

Tôi với người chung một bến song

 

Tháng tư nắng ngọt hoa công chúa

Riêng đoá hoàng lan trong mắt tôi

Làm sao anh biết khi xa bạn

Tôi cũng như chiều: tôi mồ côi

 

Tháng tư chăn gối nồng son, phấn

Đêm với ngày trong một tấm gương

Thịt, xương đã trộn, như sông, núi

Tôi với người, ai mang vết thương?

 

Tháng tư rồi sẽ không ai nhớ

Rừng sẽ vì tôi nức nở hoài

Mắt ai rồi sẽ như bia mộ

Ngựa có về qua cũng thiếu đôi

 

Tháng tư người nhắc làm chi nữa

Cảnh tượng hồn tôi đã miếu thờ

Trống, chiêng, cờ, xí như cơn mộng

Mưa đã chờ tôi Mưa…đã…mưa

 

Mai kia sống với vầng trăng ấy

người có còn thương một bóng cây

Góc phố còn treo đôi mắt bão

Ai nhớ ngàn năm một ngón tay?

 

                                  Du Tử Lê

 

Sau đây là bài thơ của Du Tử Lê đã bị biên tập lại nhưng lại gán cho ông là tác giả:

 

AI NHỚ NGÀN NĂM MỘT NỖI MỪNG

 

Tháng tư đã đến rừng chưa thức

Mưa vẫn chờ tôi ở cuối đường

Có môi, không nói lời ly biệt

Và mắt chưa buồn như mộ bia

 

Tháng tư nao nức chiều quên tắt

Chim bảo cây cành hãy lắng nghe

Bước chân giải phóng từng khu phố

Và tiếng chân người như suối reo.

 

Tháng tư khao khát, ngày vô tận

Tôi với người riêng một góc trời

Làm sao ngưòi biết trời đang sáng

Và cánh chim nào sẽ bỏ tôi.

 

Tháng tư sum họp người đâu biết

Cảnh tượng hồn tôi: một bóng cờ

Với bao chiêng, trống, bao cờ xí

Tôi đón anh về tự mỗi nơi.

 

Tháng tư binh mã về ngang phố

Đôi mắt nhìn theo một nỗi mừng

Đêm ai tóc phủ mềm da lụa

Tôi với người chung một bóng cờ

 

Tháng tư nắng ngọt hoa công chúa

Riêng đoá hoàng lan trong mắt tôi

Làm sao anh biết khi xa bạn

Tôi cũng như người: Một nỗi vui

 

Tháng tư chăn gối nồng son, phấn

Đêm với ngày trong một tấm gương

Thịt, xương đã trả hờn sông, núi

Tôi với người, ai mang vết thương?

 

Tháng tư rồi sẽ ngàn năm nhớ

Rừng sẽ vì tôi nức nở hoài

Mắt ai ngu sẽ như bia mộ

Ngựa có về qua cũng thiếu đôi

 

Tháng tư nhắc nhở ngàn năm nữa!

Cảnh tượng hồn tôi những miếu đền

Trống, chiêng, cờ, xí như cơn mộng

Mưa đã chờ tôị Mưa…đã…mưa

 

Mai kia sống với vầng sao ấy

người có còn thương một bóng ai

Góc phố còn treo ngời lãnh tụ

Ai nhớ ngàn năm một bóng ai?

 

(Bài thơ “được” “cải biên”)

 

Nhà thơ Du Tử Lê đã sống ở “cõi người ta” 77 năm và ông đã cho ra đời trên 70 cuốn sách. Du Tử Lê được thiên hạ biết đến, được nhớ đến, là nhờ những bài thơ không vần với những chấm, phẩy, gạch nối, ngoặc đơn, ngoặc kép và những ký hiệu toán học. Du Tử Lê được nhiều người coi “luôn là thi sĩ của tình yêu đôi lứa trong màu sắc triết lý nhân sinh thuần khiết.” Thơ Du Tử Lê “ngay cả khi bị cho là thời trang, trang điểm cho cảm xúc đám đông thì vẫn luôn đánh thức được nhận thức hiển nhiên cho mỗi cá nhân, bất chấp họ thuộc đám đông nào rằng, chính họ luôn có mối tình đẹp, đẹp tuyệt vời để sống và yêu”. Thi sĩ Du Tử Lê thành công ngay cả với thế hệ sinh sau 1975.

 

Nhưng dù là thi sĩ nổi tiếng, Du Tử Lê cũng vẫn chỉ là một con người bình thường với những hay dở vướng đầy bụi bặm ở cõi tạm này. Vì vậy ông có những ứng xử đời thường về quan hệ hôn nhân, về quan hệ bè bạn không làm vừa ý mọi người thì đó cũng là lẽ thường. Những bài viết đả kích Du Tử Lê với quan điểm chính kiến đối nghịch nhau cũng là lẽ thường.

 

Tuy nhiên, việc cải biên thơ và gán ghép Du Tử Lê làm tác giả bài thơ “lạ” đó, là một thủ đoạn bẩn cần phê phán. Nhà thơ Du Tử Lê đã tạ thế, hãy để ông chấm dứt những hệ lụy không cần thiết nơi trần tục này. Kính cầu nguyện hương linh ông siêu thoát ở miền miên viễn.

 

 

 

La Thụy
Số lần đọc: 1126
Ngày đăng: 04.07.2022
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Về một số nhầm lẫn trong cách đánh giá Lược Khảo Văn Học của Nguyễn Văn Trung - Bùi Đức Hào
Về một số nhầm lẫn trong cách đánh giá Lược Khảo Văn Học của Nguyễn Văn Trung - Bùi Đức Hào
Cung Tiến, đời lập từ những đêm hoang sơ - Nguyễn Đức Tùng
Hành trình thơ Trần Thương Bá, chặng 3: “Tập Vô Ngôn Kinh” - Đỗ Tư Nhơn
Nhà văn miền Bắc và sự hiện hữu trong văn học miền Nam 1954-1975 - Trần Hoài Anh
Đinh Thị Như Thúy, đã có sai lầm ở đâu đó - Nguyễn Đức Tùng
Thơ, em và quê hương trong “thơ Trần Vấn Lệ” - Đặng Xuân Xuyến
Nhà thơ Chế Lan Viên - Phan Văn Thạnh
Hành trình thơ Trần Thương Bá 2 “La Poesie Candide, thơ ngây ngô” - Đỗ Tư Nhơn
Tình Huế, trong hành trình thơ Trần Thương Bá - Đỗ Tư Nhơn
Cùng một tác giả