Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
784
116.660.505
 
DAO nào cũng là DAO
Liêu Thái

Tiếp nối chuỗi những tác phẩm được xuất bản theo dòng photocopy của những nhóm thơ, những cá nhân: Mở Miệng (NXB Giấy vụn) với Vòng tròn sáu mặt, Xáo chộn chong ngày, Cái lồn bỏ đi, Khoan cắt bê tông, Tháng tư gãy súng, 47, Lỗi chịu hổng nổi,… Nguyễn Quốc Chánh với Của căn cước ẩn dụ, Ê tao đây,Trần Tiến Dũng với Bầu trời lông gà lông vịt, Hai đóa hoa trên trán cho công dân hạng hai, Nhóm Tân Hình Thức với Bướm sáu cánh, Nxb Tùy Tiện với Vết bẩn - C[tr]ào, 7749, Nxb Cửa với Thơ eL & Trịnh Cung, 26 lần tờ bờ lờ, Em có gì bí mật hãy mail cho anh, Cơn bấn loạn bằng phẳng, và những tác phẩm của các Nxb Vỉa hè, Gió, Phía chúng ta, Một mình… Sự ra đời của DAO (do nhà xuất bản EUTOPIA ấn hành) thêm một lần nữa khẳng định sự phát triển liên tục và bền bỉ của khuynh hướng xuất bản này. Một cuộc thử nghiệm khá li kì, đa màu đa sắc, nhiều phong cách thơ được biểu hiện rõ nét thông qua tính mở về mặt chủ đề, góc nhìn, phương pháp biểu hiện ngôn từ, khả năng khai thác triệt để tính biểu cảm, biểu niệm của kí hiệu mà trong môi trường ấn loát được xem là “chính thống” hiện nay không có được. Với Dao, Lê hải đã mở ra trường ngữ nghĩa, trường ý niệm mới về thơ. Có thể nói rằng thơ Lê hải nói chung và DAO nói riêng là những tác phẩm khó đọc, khó cảm nhận, đòi hỏi độc giả đi vào thói quen giải mã nhiều hơn là cảm nhận, đồng cảm…

 

Với vài ý rời, tôi không muốn bàn sâu vào thi pháp cũng như cấu trúc của DAO, vì thiết nghĩ việc này nên dành cho các nhà chuyên môn sẽ tốt hơn nhiều. Tôi chỉ thử đặt vấn đề về tiêu đề của tác phẩm và cố gắng giải mã nó trong chừng mực cho phép của những gì mình hoài nghi, đặt giả thiết và thông qua đó đặt vài lát cắt lên toàn tập thơ theo xu hướng tìm nội dung, bối cảnh xã hội, tư tưởng hơn là phân tích cấu trúc, ngôn ngữ thơ.

 

Vậy DAO là gì? Là ĐẠO trong quan niệm triết học phương Đông (mà cụ thể là tư tưởng Lão Tử, Khổng Tử, Thích Ca, Bravia…? DAO là dao? DAO là DAO – chữ viết tắc của Defense attache office – văn phòng tùy viên phòng thủ chuyên chép và dịch mật mã Việt Cộng ra tiếng Anh (đóng ở Sài gòn trước biến cố 30 – 4 – 1975)? Rất có thể một trong ba giả thiết đó có lý, chính xác, cũng rất có thể cả ba giả thiết đều đúng hoặc không có giả thiết nào đúng cả.

 

Lời tựa anh viết: “ Chữ DAO có nghĩa, có thể nghĩa này trùng, phủ định, hoặc bao trùm nghĩa khác, nhưng đôi khi cũng cần phải xem xét một cách độc lập, cụ thể, là: 1 – bài thơ, tập hợp những bài thơ, hoặc ngược lại; 2 – bài toán, không dung chứa cách giải tổng quát mà phải là những lời giải riêng biệt và kết hợp của chúng cho phép tiệm cận một cách giải tổng quát. Vấn đề đời người là một bài toán theo dạng đó. Dòng sông rộng và tự do đầy những hoàn cảnh là một dạng tiếp nối vô trật tự của những lời giải không đầy đủ và sai lầm nếu xét riêng từng cái một và từ đó chỉ có thể rút ra một lời giải chung chính xác nếu con người có khả năng tính đến tất cả chúng; 3 – hiện thật tối cao; 4 – huyền bí tuyệt đỉnh; 5 – thuận thiên; 6 – tiêu dao; 7 – dao động trong lòng; 8 – trực giác; 9 – uyên nguyên của lý sự; 10 – ở trên cái thực mà không cao, ở dưới lục cực mà không sâu;…”

 

Trong cách hiểu (hay định nghĩa cũng được) này thì DAO có nghĩa là Đạo theo tinh thần triết học đông phương, theo bộ mã Thái Cực – Âm Dương – Lưỡng Nghi – Tứ Tượng – Bát Quái – Lục Thập Tứ Quái – Trùng Trùng Duyên Khởi… Trên tinh thần đó, sự hiện hữu của con người không phải là đỉnh, cận cực của trí tuệ hiền minh trong vũ trụ. Đơn thuần đó là cuộc biến dịch từ mông muội đến sáng suốt, từ ngụy tạo đến chân như, từ khởi thủy đến hiện tại, từ mù mờ tiệm cận chân lý, từ hình nhi hạ đến hình nhi thượng. Con người chỉ đóng một vai trò trung gian đơn điệu nhưng cũng đầy li kì gay cấn và đau khổ một cách hồn nhiên trên giao lộ heo hút bất định của bản thể… Và đứng trên góc nhìn này thì DAO là bộ mã đơn tuyến về mặt tư tưởng nhưng đa phức về mặt xã hội, ẩn chứa những huyền cơ mà con người đang cố gắng lý giải … đường canh ước hẹn/ xâu kết sợi ngang/ chiếc lá rừng vàng/ 20-10-07 (59); trên đầu mảy lông/ ngồi trong hạt bụi/ chuyển đại pháp luân/ diệt hết vong trần/ 21-10-07 (60); cái sắc mảy trần/ ra đời cạnh một gốc cây/ trưởng thành bên một thân cây/ ra đi giữa hai cành cây/ 21-10-07 (61)…

 

Nhưng liệu đây có phải là tinh thần đích thực của một tập thơ?!

 

Tiếp tục xét thêm giả thiết thứ 2, 3, 4… cũng sẽ chẳng đạt được điều gì trọn vẹn, minh xác cho nó. Giả sử DAO là dao, nó sẽ biểu thị cho tâm thức tổn thương thông qua trải nghiệm đời sống, đó là vết cắt, là nỗi ám ảnh khôn nguôi của chiến tranh, bạo động, bạo lực chính trị, sự chèn ép, nỗi bất an hiện hữu, sự mất an ninh… Và biểu hiện tính thơ nhưng lại có tính phổ quát về mặt đời sống đương đại, có tính phản chiếu số phận lịch sử…

 

Trường hợp DAO là Defense Attache Ofice – Văn phòng Tùy viên phòng thủ, chuyên chép và dịch những mật mã Việt Cộng ra tiếng Anh. Vậy những mật mã này là gì? Là: nước mắt đàn ông trôi thành cỏ dại/ ai người gặt hái bên bãi sông xưa/ 6-10-07 (44); đớn đẹn/ hê hét/ giọng của con người/ khác những âm thanh còn lại/ 6-10-07 (45); thủy lời/ chung lời/ im lời/ 6-10-07 (46); mơ hồ một cách chính xác/ đầu độc bởi Sự Sáng Tỏ Đoán Suy/ chia bạn và thù/ 6-10-07 (47)… những giả tiên tri/ dưới lớp áo cừu/ những đàn sói đói/ chờ trái đơm hoa/9-10-07 (53); vô cùng phản đối và không phản đối ngôn ngữ/ xứ sở của những mặt trời vàng/ lời khen thừa dâng áp đặt đen/ giống đực văng đỏ đêm/ giống cái hắt xám ngày/ thiên đường tưởng tượng treo ngược/ muốn là được/ mất công đi tìm/ 3-11-07 (71); dồn gia súc của mình ra đồng cỏ/ người đàn ông đang yêu, giả yêu, nắm quyền lực/ lộn lồng ghen/ phép ẩn dụ trở nên phổ biến/ không thể nói chắc chắn về/ không tin cậy, giữ bí mật và nghi ngờ/ giám sát nhiều tầng/ kiên quyết phòng thủ rồi tấn công/ tự do có phải vật để thờ/ 3-11-07 (72)…

 

Tôi thử đặt thêm vài kiểu giải mã hay phép ẩn dụ áp đặt hay góc chiếu trùng phức lên DAO để biến nó thành ĐAO – một căn bệnh do di “chứng” của sự mất trật tự cấu trúc NDA, do sự thiếu trách nhiệm, cẩu thả trong giao cấu… hệ quả của một tâm thức què quặt có tính nhân quả từ chiến tranh, ngụy tạo, độc tố và thiếu trách nhiệm lương tâm – sản phẩm khiếm khuyết của lịch sử. Điều này không mang lại một ý nghĩa sáng rõ nào cho DAO.

 

Trên nghĩa này, độc giả có thể áp đặt những bộ mã riêng của mình vào DAO để lý giải theo hệ kiến thức riêng mỗi người. Và tính khả thể ngôn ngữ sẽ phát triển đến đỉnh cao của nó trên phương diện biểu cảm, biểu niệm.

 

Sở dĩ tôi nói vậy vì căn cứ vào những chú giải trong phần phụ lục như:

 

9./ Thử và sai là gì

 

Các nhà tâm lý, qua các nghiên cứu của mình cho thấy : người ta thường giải bài toán (hiểu theo nghĩa rộng) bằng cách lựa chọn, mò mẫm các phương án - phương pháp thử và sai. Mỗi một phương án giúp người giải hiểu bài toán đúng hơn để cuối cùng đưa ra phương án may mắn là lời giải chính xác bài toán. Các nhà tâm lý cũng phát hiện ra vai trò quan trọng của liên tưởng, hình tượng, linh tính, ngữ nghĩa, ngữ cảnh, các gợi ý trong các tình huống có vấn đề... Quá trình giải bài toán phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm có trước đó của người giải. Cho nên tính ì tâm lý cản trở sự sáng tạo trong phần lớn các trường hợp. Phương pháp thử và sai có nhược điểm chính là tốn thời gian, sức lực, và phương tiện vật chất do phải làm rất nhiều phép thử.

 

Đứng trước một bài toán thuần túy hoặc đối mặt với một vấn đề, chúng ta thường dùng phương pháp thử và sai. Mặc dầu có thể nó phải trả giá bởi tốn kém thời gian nhưng có lẽ nó là phương pháp tự nhiên và tồn tại lâu đời nhất.
Chúng ta sẽ xem xét cách giải một bài toán theo phương pháp thử và sai sau đây.

Bài toán: Đặt các số từ 1 tới 9 vào lưới dưới đây sao cho tổng các hàng, các cột và các đường chéo là bằng nhau.


Lời giải. Bước đầu tiên chúng ta chắc hẳn sử dụng phương pháp lập luận lôgic. Tổng tất cả các số trong 9 ô là 1 + 2 + ... + 9 = 45. Nếu mỗi hàng có cùng tổng thì giá trị của tổng sẽ là 45/3 = 15.


Bước tiếp theo, chúng ta xác định số nào nên đặt ở ô chính giữa bằng cách xét các trường hợp đặc biệt. Có thể là số 9 chăng? Nếu là số 9 thì số 8 sẽ được đặt ở đâu đó trong các ô còn lại. Tổng của hai ô này là 17, vượt quá 15. Vậy nên số 9 không thể đặt ở ô chính giữa. Tương tự, các số 6, 7, 8 cũng không thể đặt ô chính giữa.


Nếu số 1 đặt ô chính giữa thì số 2 sẽ được đặt ở đâu đó trong các ô còn lại. Tổng hai ô này là 3, vậy cần một ô có số 12 mới đủ tổng là 15 (mâu thuẫn). Vậy nên số 1 cũng không thể đặt ở ô chính giữa. Tương tự, các số 2, 3, 4 cũng không được. Bằng cách kiểm tra tất cả các trường hợp, chúng ta thấy rằng chỉ có số 5 được đặt ở ô chính giữa.

 

Chúng ta sẽ thử tiếp với 4 góc. Giả sử ta đặt số 1 ở góc trên trái (do tính đối xứng nên không quan trọng góc nào trong phép thử này). Để được tổng 15, số 9 cần phải đặt ở góc đối diện.

 

Với số 9 ở góc, hai số trong hàng với 9 phải có tổng bằng 6, đó là 2 và 4. Một trong hai số này sẽ được đặt cùng cột (hoặc hàng) với số 1. Tạo được một tổng bằng 15 ở cột (hoặc hàng) này là điều không thể. Như thế 1 không thể đặt ở góc nào cả.
Ta đặt số 1 ở ô giữa của phía trên (hoặc dưới hoặc hai bên ô số 5 đều như nhau). Như thế ô đối diện đặt số 9 để được tổng là 15.

 

Số 7 không thể cùng hàng với số 1 vì đòi hỏi số 7 thứ hai để tổng là 15.

 

Trong trường hợp này, số 8 và số 6 sẽ được đặt cùng hàng (hoặc cột) với số 1.

 

Số 4 và số 2 sẽ nằm cùng hàng với số 9, và tất nhiên, số 2 không thể nằm cùng hàng (hoặc cột) với số 8.

 

Ta có kết quả cuối cùng:

 

Chúng ta hãy xem xét lại bài toán để nhận biết một số ưu và nhược điểm của phương pháp thử và sai trước khi sang một cách khác để giải bài toán này.

 

Chúng ta sẽ tiếp cận bài toán bằng một cách khác. Bắt đầu bằng kết quả có được, mỗi hàng (hay cột) có tổng là 15, chúng ta liệt kê tất cả các kết quả có thể:
(1,5,9) (1,6,8) (2,4,9) (2,5,8)
(2,6,7) (3,4,8) (3,5,7) (4,5,6)

Hãy nhìn bài toán bằng một cách khác bằng cách xem xét vị trí của một ô và số lần mà nó được đếm trong các tổng. Ô ở giữa sẽ được đếm 4 lần: hai lần ở hai đường chéo, một lần ở cột dọc và một lần ở hàng ngang.


Trong các bộ số liệt kê ở trên, chỉ có số 5 xuất hiện 4 lần, do đó số 5 phải được đặt ở ô chính giữa.

 

Tiếp theo, mỗi ô nằm ở góc được sử dụng 3 lần, đó là các số 2, 4, 6, 8. Như thế 4 số này sẽ được đặt ở 4 góc.


Việc đặt các số còn lại là dễ dàng.

 

 

Và một khi đã áp đặt được nhiều góc chiếu vào bộ mã DAO, bản thân nó sẽ mở ra hàng nhiều phương hướng mang tính trùng phức và tính đa thoại, đa âm, đa nghĩa của ngữ từ. Thậm chí bạn có thể khẳng quyết rằng DAO là ĐAO – di chứng của lịch sử được mã hóa bằng nghệ thuật thơ, bằng những gói nén những trải nghiệm cũng như linh cảm của người nghệ sĩ trước đời sống vô số ý hướng và nghịch lý hiện hữu.

 

Vậy trong chừng mực nào đó thì cũng có quyền nói Dao là Đạo, vậy DAO thờ ai? DAO thờ Khổng Tử, Lão Tử? DAO thờ Bác Hồ kính yêu? DAO thờ Ngô tổng thống? DAO thờ đức Huỳnh giáo chủ? DAO thờ chủ nghĩa cộng sản vô cùng đẹp và lãng mạn? DAO là cộng sản? DAO là quốc gia? DAO là bác Hồ? Bác Hồ là DAO? DAO là…?

 

Và cứ trên đà này, DAO sẽ được diễn dịch đến vô cùng, không mang lại một nội hàm nào khác như MÃ TẤU, GƯƠM, SÚNG LỤC, ĐẠI BÁC, BÚA LIỀM… Vấn đề cốt lõi vẫn là người viết đã nhìn thấy nó ra sao và người đọc nhận ra nó từ phía nào. DAO, cho dù bằng chất liệu gì, mềm mại cỡ nào, đẹp đẽ bao nhiêu, lịch lãm cho mấy nó cũng là DAO! Nhưng DAO hóa hiện thành thơ kể ra cũng hơi lạ! Và suy cho cùng DAO nào cũng là DAO.

 

Chú thích:

DAO, tác phẩm Lê Hải, Nxb Eutopia 2008

Bài viết có minh họa bằng hình ảnh,nhưng do lập trình của trang không đưa vào được.

Liêu Thái
Số lần đọc: 2451
Ngày đăng: 03.12.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đặng Thân kể từ "nét" đến... "nhoà" - Phạm Lưu Vũ
Đọc hai góc nhìn tiểu thuyết Sóng chìm của Đình Kính. - Trần Vạn Giã
Đọc Sóng Chìm của Đình Kính ,Nhà xuất bản Hội Nhà Văn -2007 - Hào Vũ
Chủ nghĩa hình thức hạ thấp giá trị tác phẩm ! - Trần Nguyễn Hoàng Ninh
Chuyện chiếc lá (*) - Ý Nhi
Đôi nét về Nguyễn Khải qua Thượng đế thì cười. - Đông La
Chuyện vãn với mất hay còn…và, Chuyện vãn với…chuyện vãn - Nguyễn Lương Vỵ
Chat room - thêm một đóng góp mới cho dòng văn học Việt - Nguyễn Khắc Phê
Dòng sông độ lượng –tiếng lòng người miền đông - Sương Nguyệt Minh
Những nhận định về sự nghiệp thơ văn của Miên Thẩm Tùng Thiện Vương - Lê Ngọc Trác