Còn trẻ hơn nữa, Nguyễn Trọng Kiên sinh năm 1977, trong một gia đình có truyền thống hội họa. Kiên bắt đầu vẽ từ năm 14 tuổi, tương lai với Kiên có lẽ đã rất tốt đẹp, nếu anh không biết mình đã có HIV từ năm 1995.
Trong nhiều năm, kể từ khi biết mình bị nhiễm HIV, chủ đề chính trong tranh hai họa sĩ trẻ này là sự trăn trở về tương lai, về nỗi đau vì sự kỳ thị mà họ phải gánh chịu. Nhưng rồi khát vọng sống, tình yêu đối với con người và niềm đam mê nghệ thuật đã giúp họ có đủ sức mạnh để chiến thắng chính mình. Họ vượt qua sự buồn thảm, tuyệt vọng, những tác phẩm có gam mầu tươi sáng hơn, những hình ảnh đẹp đẽ, sống động về cuộc đời xuất hiện nhiều hơn trong tranh của họ.
Những tác phẩm ấy xuất hiện trong lần trưng bày này với một cái tên dường như không liên quan đến bệnh tật: Sắc mầu tình yêu. Hai họa sĩ trẻ nói rằng trong tương lai, họ sẽ sáng tác nhiều hơn về chủ đề HIV/AIDS, họ mong bán được tranh và có tổ chức triển lãm tranh thường xuyên hơn.
Với cuộc triển lãm này, họ chứng minh được rằng dù ở hoàn cảnh khó khăn thế nào, con người vẫn có thể sống có ý nghĩa và hữu ích, nếu tự tin và được tin tưởng.
Triển lãm của Thắng và Kiên nằm trong khuôn khổ dự án “Tìm hiểu về kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS tại Việt Nam, do Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội- một tổ chức phi Chính phủ Việt Nam chuyên nghiên cứu và vận động chính sách về các vấn đề phát triển xã hội của đất nước- và Trung tâm nghiên cứu Quốc tế về Phụ nữ cùng tổ chức cùng thực hiện với sự hỗ trợ của Dự án Change, cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ và chương trình Phòng chống tích cực của hãng GlaxoSmithKline.