Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.405 tác phẩm
2.747 tác giả
437
116.799.830

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

đối thoại
18.11.2011
Cảm Nhận Tây Du Ký - Vũ Ngọc Anh
Không một tác phẩm văn học thế giới nào được bàn đến nhiều và nhiều chiều hướng như Tây Du Ký. Đấu tranh với nội tâm hay đấu tranh với thiên nhiên ? Xuất thế hay nhập thế ? Mỗi nhận định hình như cố ép tác giả sao cho vừa ý mình hơn là chia xẻ nổi lòng cùng tác giả. ... <chi tiết>
18.11.2011
Góp Một Lời Bàn Về Kết Truyện Tấm- Cám - Phạm Phù sa
Thời gian qua có rất nhiều ý kiến bình luận về việc có nên sửa lại đoạn kết truyện Tấm - Cám hay không, trong đó có cả ý kiến của những nhà nghiên cứu, phê bình văn học của hội nhà văn, các nhà thơ, nhà văn , nhà giáo… trong và ngoài nước. ... <chi tiết>
10.11.2011
Về bài “Ngoại cảm trong đời sống người Việt” - Hà văn Thùy
Đọc bài “Ngoại cảm trong đời sống người Việt” của nhà nhân học Markus Schlecker từ Viện nhân học xã hội Max Pl , Đức trên BBC Vietnamese- thứ sáu, 4 tháng 11, 2011, tôi xin có mấy ý kiến sau: 1. Không phải hoạt động tâm linh nảy sinh do nghèo đói: ... <chi tiết>
05.11.2011
Kính gửi: Đoàn chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học Nga - Hà văn Thùy
Cho đến nay, cũng như các Ngài, việc nghiên cứu lịch sử Đông Á nói chung và lịch sử Việt Nam nói riêng được tham khảo từ hai nguồn tài liệu chính là cổ thư Trung Hoa và khảo cứu của học giả phương Tây thời Viễn Đông Bác Cổ. Nhưng thực tế cho thấy, cả hai nguồn tư liệu này có hạn chế rất căn bản sau: ... <chi tiết>
03.11.2011
Trở về với bản gốc thơ nôm Hồ Xuân Hương - Nguyễn Khôi
Cũng giống như “thơ Bút Tre” hiện nay, từ một type thơ “Bút Tre thật” dân gian đã sáng tác cả trăm, ngàn câu thơ “Bút Tre mới”…Thơ nôm Hồ Xuân Hương đi vào cuộc sống dân Việt Nam ta đã ngót 200 năm (bản in sớm nhất là “Xuân Hương di cảo” in năm 1914; các bản khắc ván”Xuân Hương thi tập” in năm 1921, in năm 1923; bản chép tay “Quốc Văn Tùng Ký” soạn vào thời Tự Đức đến đầu Duy Tân;các bản chép tay “Xuân Hương thi sao”, “tạp thảo tập”, “Quế Sơn thi tập”, “Xuân Hương thi vịnh”, “Liệt truyện thi ngâm” và “Lĩnh Nam quần hiền văn thi văn diễn âm tập”). Vậy bài nào là chính gốc thơ Hồ Xuân Hương trong số 213 bài đang được lưu hành khá rộng rãi? ... <chi tiết>
01.11.2011
Trả Về Bản Gốc Chinh Phụ Ngâm - Do Đoàn ThỊ Điểm Dịch - Nguyễn Khôi
Tháng 9/2010, nxb KHXH Hà Nội đã cho ra "Tuyển tập Các Nữ tác gia Hán Nôm Việt Nam"- đề tài cấp Quốc gia của Viện .n/c Hán Nôm. Sách do Pgs-Ts Đỗ Thị Hảo (chủ biên), Ts Trương Đức Quả (thư ký), nhóm biên soạn gồm các Nhà nghiên cứu Hán Nôm chuyên nghiệp kỳ cựu có uy tín là : Gs-Ts Kiều Thu Hoạch, các Pgs-Ts Đỗ Thị Hảo, Trần Thị Băng Thanh,Ts Trương Đức Quả. ... <chi tiết>
27.10.2011
Cái Gia Gia Là…Cái Nhà! - Vương Trung Hiếu
Đọc bài “Cái gia gia chẳng là… cái gì cả!” của nhà nghiên cứu An Chi trên Văn chương Việt tôi thấy có vài điểm cần trao đổi, vì vấn đề này liên quan đến một bài thơ nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan. Ông An Chi viết: “Hai câu 5 và 6 trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan vẫn được các nhà nghiên cứu và các nhà biên soạn có uy tín ghi là: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc / Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”. Ông khẳng định một cách dứt khoát rằng “cái gia gia… là một cấu trúc hoàn toàn vô nghĩa.”; “ba tiếng cuối của câu 5 (con X X) và ba tiếng cuối của câu 6 (cái Y Y) trong bài thơ tạo thành hai ngữ danh từ chỉ hai giống chim”; “con trong câu 5 thì đau lòng vì nhớ nước còn con trong câu 6 thì mỏi miệng vì thương nhà. Vậy thì con trong câu 6 là con gì? Thưa đó là con đa đa”. Sau một đoạn dài dẫn chứng về ngữ âm, ông đề nghị nên viết: ... <chi tiết>
26.10.2011
Tạp chí khoa học Nature lên tiếng về sự chính trị hóa trong khoa học qua đường chữ U 9 đoạn ở Biển Đông - Nguyễn Đức Hiệp
Các anh chị em trong sci-edu (trong đó có nhiều giáo sư khả kính ở trong và ngoài nước như GS Nguyễn Đăng Hưng, Gs Nguyễn Văn Tuấn, Gs Hoàng Tụy, TS Lê Đăng Doanh, Gs Nguyễn Huy Lê, Gs Nguyễn Xuân Xanh, nhà văn Nguyên Ngọc…) đã có đọc và cho tôi một số phản hồi . Vì vậy tôi sửa lại tên anh Nguyễn Thế Hùng và thêm vào các Giáo sư khác như đề nghị của Gs Nguyễn Đăng Hưng và Gs Nguyễn Văn Tuấn. Mong anh đăng lại bài đã sửa này. Cám ơn anh Nguyễn Đức Hiệp ... <chi tiết>
22.10.2011
Lời Cuối Cùng Thưa Với Ông An Chi ! - Hà văn Thùy
Trong bài “An Chi với… một phần ba ông Gia Cát” đăng trên Đương Thời để trả lời bài “Thưa ông An Chi, mày ngày là hàng nội” của tôi, ông An Chi viết: “Ông An Chi xin thưa với ông Hà Văn Thuỳ rằng ông ta sẽ ôm cái nghĩa của hai chữ mày ngài xuống tuyền đài mà không để nó tan đi cho dù quỷ sứ có quẳng ông ta vào vạc dầu chảo lửa. Dù chúng có cho ăn cháo lú thì An Chi cũng quyết nhớ lấy một điều: Mày ngài chỉ là một lối nói ngoại nhập…” ... <chi tiết>
22.10.2011
Một phần ba ông Gia Cát - An Chi
Chúng tôi hân hạnh được biết ông Hà Văn Thuỳ, người tự xưng là nhà sinh học bỏ nghề, đã quan tâm đến câu cuối cùng trong bài “Lời phúc đáp muộn màng kính gửi GS Nguyễn Huệ Chi” của chúng tôi, đăng trên tờ Đương Thời 34 (tháng 8.2011). Câu đó là: “Ta chỉ cần biết rằng đây là trường hợp Nguyễn Du sao phỏng từ danh ngữ nga mi của tiếng Hán, mà trong thứ tiếng này thì đây là một cách diễn đạt nhằm nói lên vẻ đẹp của đôi lông mày. ... <chi tiết>
21.10.2011
Viết khi đọc: Đạp Chân Vào Bầu Trời(1) của Nguyễn Viện - Nguyễn Hồng Nhung
Nửa tháng nay thành phố này náo loạn bởi chữ Tiền. Ai cũng cần tiền mặt. Đám buôn bán lo sốt vó vay đâu ra tiền „đánh hàng” bán vụ Noel. Dân thường ngược xuôi hớt hải đối phó với một tin sốt dẻo của nhà nước: cho phép trong hai tháng những kẻ vay tiền ngân hàng mua nhà có thể trả”một cục”, nhưng chỉ đúng trong sáu mươi ngày ,cả nghĩ cả thở cả chạy tiền và cả thà chết để trả. Vì đạo luật bất ngờ này, lộ ra té ra quá nửa thành phố đi mua nhà trả dần. Tiền mặt- chỉ nó biến mất-còn lại chỉ tuyền người là người nhan nhản trên các phố phường. ... <chi tiết>
14.10.2011
Quán Văn ra mắt văn học nghệ thuật số 001 ngày 15-10-2011. - Nhiều Tác Giả
Tại Café Bros 213 Nguyễn Văn Thủ, lúc 9 giờ, ngày 15-10-2011 Quán Văn số 001 ra mắt văn học nghệ thuật lần đầu. ... <chi tiết>
13.10.2011
Hợp chất hữu cơ tạo nên Hiến pháp Mỹ - Lê Hải*
Tái bản đến lần thứ ba, tập sách “Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào?” do ThS Nguyễn Cảnh Bình biên soạn và NXB Tri Thức xuất bản thực sự là tài liệu cần thiết cho những ai muốn tìm hiểu về nước Mỹ mà vốn tiếng Anh còn hạn chế. Tác giả cho biết kho tư liệu có rất sẵn trên mạng trong thư viện điện tử của quốc hội Hoa Kỳ, và anh đã cùng nhóm dịch giả chuyển sang tiếng Việt, nhờ chuyên gia từ văn phòng quốc hội và khoa luật ĐHQG Hà Nội đọc bản thảo, liên tục hoàn chỉnh giữa các lần tái bản. ... <chi tiết>
03.10.2011
Một thoáng Việt Nam giữa lòng châu Âu - Lê Hải*
Quí vị sẽ bất ngờ khi thấy một nhóm người từ đủ mọi nước trao đổi với nhau bằng tiếng Việt ở hội thảo quốc tế được tổ chức tại Ba Lan, quốc gia nằm ở trung tâm châu Âu. Chị Nie Nakamura người Nhật - dạy ở Malaysia – nói giọng Sài Gòn. Anh Oscar Salemink người Hà Lan - dạy ở Đan Mạch – chơi chữ chuẩn Hà Nội. Còn chị Edyta Roszko người Ba Lan – làm việc ở viện hàn lâm khoa học Max Planck của Đức - thỉnh thoảng lại gọi xe đạp là “xe độp” y hệt như dân Quảng Ngãi. ... <chi tiết>
27.09.2011
Lục bát Phạm Xuân Trường - Đặng Văn Sinh
Lục bát là hồn thơ dân tộc, mang đậm nét dấu ấn của nền văn minh nông nghiệp, trải qua bao thăng trầm lịch sử đã phát triển đến mức hoàn thiện cả về nội dung lẫn hình thức. Chính vì vậy, nó được xem là sự thách thức với bất cứa ai muốn làm nên sự nghiệp của mình bằng thể loại văn vần này. ... <chi tiết>
21.09.2011
Câu Chuyện Củ Những Cánh Lá - Hào Vũ
Đó là câu chuyện được Cao Thoại Châu kể lại trong một đoạn văn mà ông gọi là tạp bút trong tổng số 37 tạp bút in trong tập. Tại sao Cao Thoại Châu “không nỡ” từ chối một công việc nguy hiểm đến tính mạng của ông, một công việc trái ngược với những gì ông được đào tạo, được huấn luyện và được trả lương? Không thể trả lời được câu hỏi ấy nếu ta không đọc hết cuốn Tạp bút “Vớt lá trên sông”. ... <chi tiết>
19.09.2011
Cuộc Trải Nghiệm Của Hành Trình Cách Viết, Cách Đọc Mới. - Trần Hữu Dũng
Lời tiên tri của giọt sương mang nhiều tính triết lý Đông-Tây, do đó đòi hỏi người đọc phải có nền tri thức về triết học để có thể giải mã tính ngụ ngôn nằm trong từng truyện. Điều nầy gây lý thú tột cùng cho bạn đọc cũng chính là rào cản tâm lý khiến họ chững bước và chán nãn nếu không đủ sức theo đuổi xuyên suốt tập truyện. ... <chi tiết>
14.09.2011
Thưa Ông An Chi, Mày Ngài Là Hàng Nội! - Hà văn Thùy
Trước hết, xin miễn bàn về chuyện Nguyễn Du mượn nga mi hay ngọa tàm mi, nội dung chính cuộc tranh biện giữa hai học giả vì đó chỉ là chuyện vô bổ vẽ rắn thêm chân, lại nặng mùi vọng ngoại. Nguyễn Du chẳng mượn ai cả mà chỉ dùng của nhà sẵn có trong dân gian Việt. ... <chi tiết>
11.09.2011
Giới thiệu sách: Giải thích Ý thức - Lê Hải*
Quyển sách này trình bày một lý thuyết vừa là thực nghiệm lẫn triết học, và do nhu cầu về lý thuyết như vậy có khác nhau mà sẽ có hai phụ lục trực tiếp đề cập đến các vấn đề kỹ thuật phát sinh từ cả góc nhìn khoa học lẫn triết học. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ chuyển sang câu hỏi rằng một giải thích về ý thức nên như thế nào, và liệu chúng ta có muốn pha trộn các bí ẩn về ý thức hay không. ... <chi tiết>
08.09.2011
Đã đến lúc Việt Nam phải lựa chọn - Lê Ngọc Thống
Gần một năm sau sự đánh giá “tốt đẹp”, Trung Quốc trắng trợn gây hấn trong khu vực Đặc quyền kinh tế của vùng biển Việt Nam, cố tình biến khu vực không tranh chấp thành khu vực tranh chấp để ép Việt Nam “cùng khai thác”. Đòi yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý, ngang ngược. Họ vừa ăn cướp vừa la làng vu cáo Việt Nam “xâm lược” và giở giọng côn đồ “dạy cho Việt Nam bài học”. Họ nghênh ngang diễu võ dương oai tập trận hết đợt này đến đợt khác. Họ “bật đèn xanh” cho bọn lâu la trên báo, mạng khua môi múa mép xúc phạm dân tộc Việt Nam, đe dọa chiến tranh thôn tính Việt Nam… ... <chi tiết>
Bạn đang xem tác phẩm thứ 101 - 120 / 206 tác phẩm