Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
779
116.642.871
 
Về bài “Ngoại cảm trong đời sống người Việt”
Hà văn Thùy

Đọc bài “Ngoại cảm trong đời sống người Việt” của nhà nhân học Markus Schlecker từ Viện nhân học xã hội Max Pl , Đức trên BBC Vietnamese- thứ sáu, 4 tháng 11, 2011, tôi xin có mấy ý kiến sau:

 

1. Không phải hoạt động tâm linh nảy sinh do nghèo đói:

Tác giả viết:

Có vẻ sự phục hồi tâm linh được thúc đẩy không phải vì chủ nghĩa tiêu thụ mà vì nghèo đói và sự tan rã cộng đồng do người ở đó đi ra thành phố.”

 

Ở gần tuổi cổ lai hy, tôi chứng kiến những năm 1955-1956 ở Bắc Việt Nam là thời kỳ “Khôi phục kinh tế”. Tuy còn rất nghèo nhưng nhờ được tự do làm ăn trong hòa bình, nhiều hội hè được tổ chức. Cũng xuất hiện nhiều cuộc lên đồng, bói toán. Nhiều người nhờ gọi hồn, xem bói, tìm được hài cốt thân nhân. Những người bằng khả năng đặc biệt giúp tìm di hài người chết đều được gọi chung là thầy bói. Lúc đó chưa biết tới những từ như “tâm linh” hay “ngoại cảm”. Nhưng sau đó, thời Cải cách ruộng đất, do chủ trương duy vật vô thần, nhiều đình chùa bị phá bỏ, phần lớn hội hè bị cấm, người lên đồng, bói toán bị săn đuổi, bỏ tù. Hoạt động tâm linh hầu như biến mất.

 

Sau năm 1975, lẻ tẻ có những người bằng nhiều cách đi tìm hài cốt thân nhân là nạn nhân chiến tranh và nhiều nhất là liệt sĩ. Sau năm 1986, nhờ Đổi mới, nhiều đình chùa được xây, hội hè mở lại. Sau đó, do đời sống được cải thiện, người dân có điều kiện vật chất hơn để đi xa tìm hài cốt thân nhân. Lúc này một số người có khả năng đặc biệt tìm hài cốt như ông Nguyễn Văn Liên, cô Phan Thị Bich Hằng xuất hiện. Nhờ dân trí cao hơn, xã hội cởi mở hơn và phần quan trọng là nhờ việc tìm thành công nhiều hài cốt những người hy sinh cho đất nước, chính quyền không thể cấm đoán. Những người như ông Liên, cô Hằng nếu trước kia bị gọi chung là thày bói, bắt bỏ tù thi bây giờ được gọi là “nhà ngoại cảm” và dần được xã hội chấp nhận. Sự thực không phải những nhà ngoại cảm bây giờ mới có mà vốn nảy sinh từ xa xưa trong cuộc sống. Họ góp phần ổn cố tâm linh của người Việt.

 

Như vậy, tôi nghĩ, trong thế kỷ XX, ở Việt Nam có hai đợt hoạt động tâm linh bột phát: đợt đầu sau hòa bình năm 1954 và đợt hai sau chiến tranh 1975. Nguyên do theo tôi có lẽ, do trong chiến tranh quá nhiều người “bất đắc kỳ tử” nên quá nhiều oan hồn. Những hồn oan này trong chiến tranh thì im lặng, khi đất nước hòa binh tìm về với người thân, tạo nên nỗi ám ảnh, làm lương tâm người sống không yên, buộc phải kiếm tìm để cho thân nhân được mồ yên mả đẹp theo đạo lý của người Việt. Đó là phản ứng tự nhiên, như sự “xả xu-pap”. Khi bị cấm đoán bằng bạo quyền, nó xẹp đi và phần nào đi vào “hoạt động bí mật” nhưng khi được tự do nó bùng phát. Sự bùng phát như vậy thường kèm với chuyện buôn thần bán thánh. Nhưng sẽ chỉ là bùng phát ban đầu do mất cân bằng. Khi đạt được thăng bằng, trật tự sẽ được lập lại. Nạn buôn thần bán thánh giảm đi.

 

Như vậy, hoạt động tâm linh không phải do nghèo đói mà ngược lại, phú quý sinh lễ nghĩa, phát triển kinh tế đã thúc đẩy hoạt động tâm linh. Và rõ ràng điều này không liên quan gì tới chuyện người nông dân bỏ ra thành phố.

 

2. Tác giả viết: “Tôi đang nghĩ đến các phong trào tôn giáo và tinh thần mới ở Tây phương, cùng xu hướng nghi ngờ các định nghĩa hẹp của khoa học và sự thật. Nhiều nhà ngoại cảm, trong đó có bà Phan Thị Bích Hằng, nhắc đến những nghiên cứu ở nước ngoài.”

 

Theo tôi, việc các nhà ngoại cảm Việt Nam nhắc tới những nghiên cứu ở nước ngoài là có thật nhưng đó hoàn toàn không phải sự học tập hay ảnh hưởng phương Tây.

 

Những năm 70 thế kỷ trước, triết gia lớn Kim Định khám phá nhân sinh quan của người Việt gồm ba yếu tố: Nhân chủ. Thái hòa và Tâm linh. Giải thích như sau: vũ trụ bao gồm Thiên-Địa-Nhân, trong đó con người là trung tâm, là chủ. Vì là chủ nên con người phải sống thái hòa, có nghĩa là hòa đến tận cùng với nhau và với thiên nhiên. Để thông cảm được những lẽ huyền vi của thiên nhiên, con người phải là con người tâm linh.

 

Do bản chất của dân cư nông nghiệp, yếu tố tâm linh từ xa xưa quán xuyến trong đời sống người Việt. Việc viện đến các nghiên cứu phương Tây chỉ đơn thuần tìm sự ủng hộ về tinh thần, nhờ uy tín của khoa học phương Tây để đối phó lại những cấm cản của chính quyền và những nhà khoa học quan phương.

 

3. Tác giả viết:

“Nói cách khác, sự thật được thiết lập dựa trên lý do thực dụng, theo như triết lý của William James.”

 

Tôi nghĩ thực dụng là có thật. Nhưng, không chỉ thế, cao hơn thực dụng, hoạt động tâm linh tạo ra thực chứng cho nhận thức, giúp điều chỉnh những sai lạc nguy hiểm của xã hội Việt Nam.

 

Thành phố Hồ Chí Minh, 6 tháng 11 năm 2011

 

Hà văn Thùy
Số lần đọc: 2318
Ngày đăng: 10.11.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Kính gửi: Đoàn chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học Nga - Hà văn Thùy
Trở về với bản gốc thơ nôm Hồ Xuân Hương - Nguyễn Khôi
Trả Về Bản Gốc Chinh Phụ Ngâm - Do Đoàn ThỊ Điểm Dịch - Nguyễn Khôi
Cái Gia Gia Là…Cái Nhà! - Vương Trung Hiếu
Tạp chí khoa học Nature lên tiếng về sự chính trị hóa trong khoa học qua đường chữ U 9 đoạn ở Biển Đông - Nguyễn Đức Hiệp
Lời Cuối Cùng Thưa Với Ông An Chi ! - Hà văn Thùy
Một phần ba ông Gia Cát - An Chi
Viết khi đọc: Đạp Chân Vào Bầu Trời(1) của Nguyễn Viện - Nguyễn Hồng Nhung
Quán Văn ra mắt văn học nghệ thuật số 001 ngày 15-10-2011. - Nhiều Tác Giả
Hợp chất hữu cơ tạo nên Hiến pháp Mỹ - Lê Hải*
Cùng một tác giả
Xứ ra ghe (truyện ngắn)
Nước Mắt Bỏng (truyện ngắn)