Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.389 tác phẩm
2.747 tác giả
735
116.710.950
 
Lịch sử Việt Nam thời tự chủ
Hồ Bạch Thảo

Mua trên AMAZON. ISBN:979-8-8689-2551-1

   Hoặc N.X.B Nhân Ảnh

  Email: hanle3359@gmail.com

  Gồm 5 quyển, sẽ lần lượt xuất bản; quyển một: $40 US

 

 

 

   

Lời Tựa

 

Vướng chút cơ duyên về lịch sử, tôi có dịp dịch các tư liệu Việt sử trong các bộ sử Trung Quốc như: Nhị Thập Ngũ Sử, Tư Trị Thông Giám, Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên, Minh Thực Lục, Thanh Thực Lục. Một số tư liệu được in trong các sách xuất bản tại Hoa Kỳ như: Những Nét Đặc Trưng Về Lịch Sử Việt Nam, Việt Sử Tư Liệu Và Lời Bàn; tại trong nước như: Minh Thực Lục, Thanh Thực Lục. Tuy đã về già, nhưng cảm thấy bổn phận chưa hoàn thành; nên mấy năm nay lại lúi húi làm công tác tổng hợp, gộp các sử liệu nêu trên với các bộ sử lớn Việt Nam như Toàn Thư, Khâm Định, Đại Nam Thực Lục, nhắm hoàn thành sách mới, nhan đề Lịch Sử Việt Nam Thời Tự Chủ. Bộ sử này khởi đầu từ thời Khúc Tiên Chúa giành độc lập [906], cho đến hiện đại. Nhờ tư liệu phong phú, nên  hiện nay tuy mới soạn đến giai đoạn Vua Quang Trung đại phá quân Thanh [1789]; tính ra chưa đầy 900 năm, đã hoàn thành được 2000 trang; xét về số lượng, quả là dồi dào!

Còn về phẩm thì sao? Chỉ nhắm mong đợi vào sự chính xác:

-Trước kia sử ta do ta viết, “một mình một chợ” nên không khỏi “mẹ hát con khen hay”. Nay những sử liệu trong Bình Ngô Đại Cáo như:

 “Lưu Cung sợ uy mất vía, Triệu Tiết nghe tiếng giật mình.

 Cửa Hàm Tử giết tươi Toa Đô, sông Bạch Đằng bắt sống Ô Mã.

Lại có sẵn trong sử Trung Quốc; hãy dùng để phối kiểm, ngõ hầu gần hơn với sự thực.

-Thời gian và không gian là hai mấu chốt cốt lõi lịch sử.

 Muốn hình dung rõ nét về thời gian, cần phải đổi ngày tháng Âm Lịch ra Dương Lịch. Rất tiếc các bộ sử cũ nước ta chỉ đổi được từ năm Âm Lịch ra năm Dương Lịch; riêng công trình này đổi đến ngày, tháng Dương Lịch. Đối với ngày tháng trong sử Trung Quốc,  dùng Lưỡng Thiên Niên Trung Tây Lịch Chuyển Hoán; với sử Việt, áp dụng nghiên cứu lịch của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn trong La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn. Qua sự tò mò, tôi đem những ngày xãy ra nguyệt thực ghi trong sử nước ta, theo phương pháp của Giáo sư Hãn đổi ra Dương Lịch, rồi so sánh với tư liệu Tây phương trong Catalog of Lunar Eclipses thấy giống y. Đơn cử ngày 16 tháng chạp năm Hồng Đức thứ 9 xãy ra nguyệt thực; theo cách của Giáo sư Hãn, đổi ra Dương lịch là ngày 8/1/1479; Catalog of Lunar Eclipses cũng ghi 1479 Jan. 08. Kết quả nêu trên cho hai điều mừng: sử Việt xưa ghi đúng, và lịch pháp của Giáo sư Hãn cũng rất chính xác.

Về không gian tức tên đất; các sách địa lý xưa nay được dùng để tham khảo, ghi ngay địa danh hiện tại bên cạnh, như sông Như Nguyệt [sông Cầu], Trấn Giang [Cần Thơ].

Mong muốn quá nhiều, nên không tránh khỏi ôm đồm sai sót; kính mong nhận được lời chỉ giáo của quí vị độc giả.

Soạn giả cẩn chí:

 

 

 

Hồ Bạch Thảo
Số lần đọc: 132
Ngày đăng: 23.11.2023
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Lý tưởng sống "Con đường anh đi" - Cát Đằng
Tơ trời lắng sâu cùng “ Đồng vọng” - Hoàng Thị Thu Thủy
“Thiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức - Tiểu Mai
Thanh Thảo, hát giữa gió mưa - Nguyễn Đức Tùng
Review tiểu thuyết “Người đọc” - Nguyễn Phin
Thơ Vũ Trọng Quang: Soi thấy mình, bọn văn-nghệ-trẻ-trai mình ngày xưa Sài Gòn… - Phạm Nga
Thơ Đoàn Quân… - Đặng Ngọc Như
Về tuyển thơ Tình Người - Hoàng Thị Bích Hà
Vài suy nghĩ khi đọc “Ăn Mày Dĩ Vãng” - Vũ Thị Hương Mai
Vào “Lặng lẽ vườn thơ” – khám phá một hồn thơ nở muộn - Hoàng Thị Bích Hà
Cùng một tác giả
Biển Giao Chỉ (lịch sử)
109. Vua Lê Uy Mục. (tiểu luận)