Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.405 tác phẩm
2.747 tác giả
519
116.794.779
 
Belarus có thể là một nước xa xôi, nhưng chúng ta phải đối mặt với một Mugabe châu Âu
Hiếu Tân

Timothy Garton Ash, guardian.co.uk, Thứ Tư 22 tháng 12, 2010. HIẾU TÂN dịch

 

Một KGB thẳng tay tàn bạo trong một nền độc tài cuối cùng của lục địa này đặt chúng ta đối diện với những hạn chế và ảo tưởng của sức mạnh EU.

 

 

 

Cảnh sát chống bạo loạn bao vây đường phố gần một tòa nhà chính phủ trong một cuộc biểu tình ở Minsk, Belarus, ngày 20 tháng 12. Ảnh Sergey Ponomarev/AP

 

 

Giáng sinh vui vẻ ư? không có cho Belarus đâu. Ông già Tuyết, phiên bản Slavơ của ông già Noel, năm nay đến sớm với Minsk, và những món quà mà ông mang đến là gian lận bầu cử, cảnh sát đánh đập, bắt bớ hàng loạt, những lời nói dối theo phong cách xô viết và đối với Liên Hiệp châu Âu, một thiếp mừng Giáng sinh đề “đù cha mày.”

 

Natalia Koliada [giám đốc] của Nhà hát Tự do Belarus trong số những người bị vây bắt hôm chủ nhật vừa rồi, sau khi chị và những người khác phản đối thói ăn cắp vô sỉ của Alexander Lukashenko trong cuộc bầu cử tổng thống. Chị nói với [tạp chí] Index on Censorship rằng chị bị giữ 14 giờ không được ăn uống hay ngủ. Những người bị giam cả nam lẫn nữ bị nhốt trong một hành lang băng giá, bị gác ngục hành hạ sỉ nhục (“chúng mày là đồ súc vật.. Tao chỉ muốn giết chết chúng mày”) và buộc phải đái ỉa ngay trước mặt nhau.

 

Một trong những ứng cử viên tổng thống đối lập, Vladimir Neklyaev, bị đánh bất tỉnh ngay cả trước khi cuộc biểu tình chống đối bắt đầu. Sau đó ông bị lôi lên giường bệnh viện để rồi bị ném vào nhà tù. Hơn 600 người, có cả những nhân vật chủ chốt trong ngành truyền thông độc lập và nghệ thuật đã bị bắt giữ bởi KGB (ở Belarus bây giờ vẫn gọi như vậy). Trong nhiều trường hợp gia đình họ không biết họ bị giam ở đâu. Một số người phải đối mặt với sự truy tố vì “xúi giục mất trật tự” một tội trạng có thể đưa đến án phạt tối đa 15 năm tù. Một sĩ quan tùy tùng của Neklyaev xuất hiện trên đài truyền hình nhà nước, trông mỏi mệt và khiếp sợ, để nói lời từ bỏ chính kiến. Tổng thống Lukashenko nói trong một cuộc họp báo rằng sẽ không còn thứ “dân chủ vô nghĩa” nữa.

 

Chỉ cần một chữ cho tất cả chuyện này. Đó là khủng bố. Không hoàn toàn là khủng bố kiểu Stalin những năm 1930, đúng là như thế, nhưng vẫn còn một cái gì khác về chất - tôi biết trước sẽ có một số it bạn đọc Guardian phản đối - so với sự bạo hành của cảnh sát trong một nước dân chủ Tây Âu. Tức là, trừ khi bạn tin rằng những chiếc dùi cui của cảnh sát Anh trên quảng trường Nghị viện được trang bị để bảo vệ một chế độ độc tài thối nát.

 

Ở đây vẫn còn một câu đố, tuy không phải là không giải được. Trong ngắn hạn, Lukashenko không cần đàn áp thẳng tay tàn bạo đến thế để bám lấy quyền lực, như Robert Mugabe này của Đông Âu đã làm từ năm 1994. Đã mở cửa truyền hình nhà nước cho các ứng cử viên đối lập, và đã làm một sô diễn đáp ứng các yêu cầu của EU về một cuộc bầu cử tự do và công bằng, ông ta có thể đã thu được số phiếu bầu vừa đủ để quay trở lại. Lẽ ra ông ta đã có thể để cho phe đối lập yếu ớt và chia rẽ tiếp tục chống đối thêm ít ngày trong một Minsk băng giá và sau đó lặng lẽ dẹp đi những người chống đối còn lại khỏi quảng trường Độc lập trong khi các lãnh đạo phương Tây đang mải vui lễ Giáng sinh của họ.

 

Vậy tại sao tàn bạo như thế? Tại sao phải dằn mặt họ như vậy? Một câu trả lời, luôn luôn bật ra trong những hoàn cảnh như thế này, là sự chia rẽ bên trong bộ máy thống trị. Phe bảo thủ cứng rắn chiếm thế thượng phong. Bên trong đó có thể có phần nào sự thật, nhưng có một cách giải thích khác, đơn giản hơn, mà Andrey Dynko biên tập viên tờ Nasha Niva, tuần báo hàng đầu Belarus, đã nói với tôi. Lukashenko quay trở lại cái mà Dynko gọi là “truyền thống chuyên quyền Nga”, đơn giản muốn đạt được mức độ sợ hãi dự phòng đủ cho sự an toàn của kẻ độc tài. Trong mấy năm qua có sự mở rộng tự do và mở cửa với phương Tây, sự sợ hãi của dân tộc đã rơi xuống mức báo động. Nỗi sợ hãi của dân tộc phải luôn được giữ cao hơn món nợ quốc gia.

 

Có điều rõ ràng là sự đàn áp đã được trù liệu không cần biết đến quy mô và chiều hướng của cuộc biểu tình phản đối có kế hoạch. Neklyaev bị đánh gục trước đó. Tôi đã tiếp xúc với những người quan sát độc lập có mặt tại cuộc biểu tình. Họ chứng thực rằng những người có đủ dấu hiệu của những kẻ khiêu khích đập vỡ cửa kính tòa nhà chính phủ, lấy cớ để lực lượng đặc biệt đã ém sẵn nhào vô. Người ta nên luôn luôn cảnh giác với những giả thiết có âm mưu, nhưng đôi khi lại có nhiều âm mưu.

 

Tuy vậy Mugabe của châu Âu chỉ dám hành động theo cách này là vì, 10 ngày trước cuộc bầu cử, ông ta bất ngờ có cuộc thỏa thuận với Nga. Nước này lại một lần nữa cung cấp cho ông ta dầu mỏ mà ông ta có thể bán đi kiếm lời. Về phần mình, ông ta nhất trí với các điều khoản của “không gian kinh tế duy nhất” với Nga và Kazakhstan.

 

Trước đó, đã có chuyện trục trặc. Nước Nga dường như đã chán ngấy Lukashenko: một kênh truyền hình Nga thuộc Gazprom thậm chí đã làm một loạt phóng sự gồm bốn phần công kích ông như một bố già tham nhũng. Trong khi đó các Ngoại trưởng Ba lan và Đức đã bay đến Minsk với một đề nghị hấp dẫn. Nếu Lukashenko tổ chức một cuộc bầu cử công bằng, nước ông có thể êm đềm trở về cộng đồng văn minh châu Âu - và EU sẽ giúp ông ta xuôi chèo mát mái với một gói viện trợ và cho vay trị giá trên 3 tỷ ơ-rô.

 

Đề nghị này luôn luôn là một canh bạc, nhưng là một ván bài đáng chơi trong những tình huống chiếm ưu thế thời gian này. Tuy nhiên hiện nay với Nga kè một bên, và sau khi đã làm một đánh giá lạnh lùng tân lê-ni-nit về các cơ sở của quyền lực của chính ông, Lukashenko đã quyết định dùng gậy đập vào đầu người của nhân dân ông, - và bảo cho EU biết chính xác nó cần đặt củ cà rốt vào đâu.

 

Belarus là một nước xa xôi mà phần lớn người Tây Âu biết ít về nó. Thêm một lý do để mở to mắt nhìn xem điều gì đang diễn ra ở đó. Đó là một sự kết thúc tồi của một năm xấu cho châu Âu. Tất nhiên, cuộc khủng hoảng chưa được giải quyết của eurozone[1] là một mối đe dọa lớn hơn nhiều so với việc kể lịch sử Châu Âu gần đây như một câu chuyện của tiến bộ hướng tới tự do, thịnh vượng và hòa nhập nhiều hơn. Nhưng nếu EU không còn đủ  sức hấp dẫn nữa với một đất nước nhỏ bé nghèo khổ ngay trên ngưỡng cửa của mình thì đó cũng là một tai họa. Trong một bài bình luận gần đây tôi đã than tiếc cho sự thất bại của Ấn độ trong việc ảnh hưởng đến Burma theo chiều hướng tốt hơn. Ở Belarus chúng ta có một Burma châu Âu của chúng ta.

 

Ngay bây giờ, chúng ta phải hành động với tất cả khả năng của chúng ta để đòi trả tự do cho những người tù chính trị, để họ được hưởng mùa lễ cùng với gia đình họ và một ông già Tuyết tốt bụng hơn. Sau đó, đầu năm mới, Liên hiệp châu Âu cần có một cái nhìn lạnh lùng, kỹ lưỡng vào cái mặt của chính nó, khi nó hiện ra trong tấm gương Belarus. Có lẽ chẳng có một hình ảnh đẹp lắm đâu./.

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2185
Ngày đăng: 24.12.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
WikiLeaks, theo kiểu Belarus - Hiếu Tân
Belarus của Lukashenko: Chịu chấp nhận một bạo chúa Châu Âu - Hiếu Tân
Cuộc tranh cãi xung quanh Julian Assange sôi sục hơn khi nổi lên những tình tiết mới về vụ cáo buộc tội phạm tình dục - Hiếu Tân
Putin nói trên truyền hình - Hiếu Tân
Đằng sau vụ bắt Assange: vấn đề tội phạm tình dục của Thụy điển - Hiếu Tân
Các vụ án sẽ xác định tương lai của nước Nga với phương Tây. - Hiếu Tân
Nhân vật của năm 2010 do TIME bình chọn: Chỉ cần kết nối - Hiếu Tân
Chuẩn bị cho cuộc chiến tranh tổng lực “ảo” - Hiếu Tân
Chủ nghĩa xã hội : nguyên lý và quan điểm - Hiếu Tân
WikiLeaks và Cuộc Chiến tranh Lâu dài của Internet - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)