Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.395 tác phẩm
2.747 tác giả
722
116.728.306
 
Sự kiện 11/9 đã gây ra sự tụt dốc của nước Mỹ
Hiếu Tân

Bình luận của Gregor Peter Schmitz ,Washington, Spiegel, 9/9/2011

http://www.spiegel.de/international/world/0,1518,785405,00.html

 

 

 

AFP

 

Sự kiện 9/11/2001 dẫn tới một làn sóng đoàn kết với Hoa Kỳ. Nhưng siêu cường này đã đánh mất thiện chí ấy trong quá trình những cuộc chiến tranh mà nó phát động sau đó. Bây giờ nước Mỹ chủ yếu được coi như một nạn nhân của khủng bố, nhưng bản thân nó lại là thủ phạm của bạo lực.

 

Khói vẫn dâng cao từ đống đổ nát của Trung tâm Thương mại Thế giới khi Richard Armitage, lúc đó là thứ trưởng Ngoại giao, nói trong hậu quả của những cuộc tấn công 9/11. "Hôm nay, lịch sử bắt đầu."

 

Trong thập kỷ tiếp theo, Armitage hóa ra đã đúng – trừ việc vị chính khách này không thể tiên liệu lịch sử ấy bi thảm đến mức nào sau sự kiện mở ra kỷ nguyên ấy.

Đó là lịch sử xuống dốc của nước Mỹ siêu cường.

Liền ngay trước những cuộc tiến công, đất nước này đã ở vào thời kỳ rực rỡ nhất – giống như Rome trên đỉnh cao của nó, như lời người dẫn chương trình truyền hình Joe Scarborough hôm nay nhắc lại.

 

Tổng thống Cộng hòa đã thừa hưởng một ngân sách dư thừa từ Tổng thống Dân chủ Bill Clinton. Ở Kosovo, nước Mỹ, mà Madeleine Albright phong cho là "đất nước tuyệt đối  cần thiết" đã cho châu Âu  thấy nó có thể giải quyết các xung đột ra sao, ngay cả ở sân sau của nó [châu Âu]. Bill Gate và Microsoft vẫn còn khỏe lắm.

 

Rồi những chiếc máy bay do những môn đồ của Osama bin Laden lái đến – và trong khoảnh khắc ngắn ngủi, siêu cường thậm chí trở nên mạnh mẽ  hơn bao giờ hết. Lãnh đạo Palestine Yasser Arafat cho chụp ảnh ông đang hiến máu cho các nạn nhân. Thậm chí tất cả người Pháp bỗng dưng muốn trở thành người Mỹ. Thủ tướng Đức Gerhard Schröder  hứa hẹn "đoàn kết không giới hạn."

 

Những điều tiếp sau là một sai lầm không giới hạn. Bin Laden đã hy vọng lôi kéo nước Mỹ vào những cuộc chiến tranh đẫm máu. Hắn đã thành công mỹ mãn như thế nào trong chuyện ấy, có lẽ chính hắn cũng không thể tưởng tượng ra.

 

Di sản thê thảm của Bush

 

Nước Mỹ đã bị kẹt ở Iraq nhiều năm, ở đấy một chiến thắng thật lâu mới đến và không bao giờ là một chiến thắng thật sự. Bây giờ nó đang bị kẹt ở Afghanistan, ở đấy dường như nó không bao giờ có thể thắng lợi nữa. Và nó đang bị kẹt trong quan hệ nồng ấm      với đồng minh Pakistan của nó, kẻ mà nó không tin nhưng cũng không thể bỏ.

 

Đây là những thất bại nặng nề đối với Mỹ và phần còn lại của thế giới. Theo một tính toán bảo thủ của Đại học Brown, có gần 140.000 thường dân thương vong ở AfghanistanIraq. Cuộc trả đũa quy mô lớn tiêu phí mất hơn 3 nghìn tỉ $ (2,2 nghìn tỉ €) – số tiền lẽ ra đã có thể sử dụng tốt hơn cho các trường học của Hoa Kỳ hoặc vào túi công dân Hoa Kỳ.

 

Một thời gian ngắn sau những cuộc tấn công, đất nước dường như đoàn kết lại. Người Mỹ thân thiết ôm nhau. Ngay cả thành phố New York lạnh lẽo dường như cũng ấm lên.

Nhưng thay vì vun trồng tinh thần cộng đồng, Tổng thống Bush đi tìm một cái cớ - bất cứ cớ gì – để xâm lược AfghanistanIraq. Đây là một di sản thật sự bi thảm, sự thật là người Mỹ có thể thôi khóc thương những nạn nhân của nó một cách đúng đắn – bởi vì người Mỹ đã từ lâu không chỉ là những nạn nhân, mà còn là những thủ phạm.

 

Nhưng thập kỷ khủng bố thật ra đã làm người Mỹ bị chấn thương và biến họ thành những nạn nhân – ngay cả những người chỉ trải nghiệm nó trên truyền hình.

 

Một đất nước đánh lại chính mình

 

Ngày nay, theo sau chính sách giảm thuế của kỷ nguyên Bush, nước Mỹ là một nước bị chia rẽ sâu sắc về phương diện xã hội. Khoảng cách giầu nghèo lớn gần bằng cái thời của những ông trùm dầu mỏ và vua sắt thép trong thế kỷ trước. Năm phần trăm số người Mỹ mua gần 40 phần trăm hàng tiêu dùng bán ra ở đất nước này.

 

Đất nước đang đánh nhau với chính nó. Nó có một Quốc hội trong đó có những cuộc xung đột liên miên bất tận giữa tả và hữu – và họ thậm chí không muốn nói chuyện với nhau khi mối nguy vỡ nợ quốc gia lù lù hiện đến.

 

Không giống bất kỳ quốc gia nào khác, Hoa Kỳ trở nên vĩ đại vì tính cởi mở của nó. Bây giờ nó trở nên ngờ vực, sợ hãi và đề phòng – chống người Hồi giáo, chống người nước ngoài, chống bất kỳ ai khác nó. Lực lượng dân phòng săn đuổi những người nhập cư bất hợp pháp, và nhiều người vẫn còn chưa chấp nhận có một tổng thống da đen ở Nhà Trắng.

 

"Chủ nghĩa biệt lệ  Mỹ" luôn luôn là con bài chủ của Hoa Kỳ. Những ứng viên mới vào Nhà Trắng vẫn còn nhắc đến nó trong chiến dịch bầu cử, nhưng nó vang lên như một câu thần chú rỗng tuếch – một trong những lời hứa bầu cử mà ta không nên xem xét quá kỹ.

 

Bởi vì nếu nó thế, thì nhân dân có thể nhận ra rằng nhiều cái ở Mỹ chỉ là biệt lệ vì chúng tồi tệ một cách đặc biệt. Nước này có ngành thống kê cực kỳ khỏe thay vì có một hệ thống chăm sóc sức khỏe đắt nhất trên thế giới. Rồi có nhiều tỉ lãng phí trong hệ thống giáo dục, chưa kể đến cơn điên vũ trang – Mỹ chi tiêu cho quốc phòng gần bằng phần còn lại của cả thế giới gộp chung lại.

 

Và rồi còn có những qui định của hệ thống tài chính hậu hĩ với những con bạc, nơi những người trẻ tài năng không còn tiếp tục tạo ra những sáng chế mới, mà đắm mình vào ma thuật tài chính. Trong khi đó, Trung Hoa và những nền kinh tế đang lên khác có thể vui vẻ tập trung vào con đường đi lên của họ.

 

Xa lánh khỏi phần còn lại của thế giới

 

Nước Mỹ một-mình-một-kiểu đã đi về đâu? Tạp chí Neww York tóm gọn: "Mười năm nữa, Mỹ sẽ hơi giống với các nước khác – đường lối tư bản chủ nghĩa trở nên phức tạp hơn, dịch chuyển giai cấp trở nên ít chắc chắn hơn, những người nhập cư và tính đa dạng của chúng ta ít kỳ lạ hơn."

 

Ngay cả trong chính sách ngoại giao, cường quốc thế giới này cũng không còn được xem như vai trò kiểu mẫu thế giới nữa. "Dẫn đầu từ đằng sau" là câu châm ngôn của đương kim Tổng thống Barack Obama. Ông nói câu đó vì cần thiết, bởi một liên minh kỳ lạ nhằm vào Mỹ đã hình thành, giữa những người đứng bên lề của chính trị chủ lưu cả tả và hữu.

 

Họ muốn biến Mỹ thành một cường quốc thế giới keo cú. Họ chỉ muón có một việc: Lính Mỹ hãy về nhà, rồi sau đó các nước khác sẽ nhìn xem họ làm ăn sinh sống như thế nào. Xét cho cùng, những người theo chủ nghĩa biệt lập này lập luận, những nước khác dù sao cũng không hiểu Mỹ.

Nước Mỹ trở nên xa lạ với phần còn lại của thế giới. Đó một phần do lỗi của nó, nhưng phần còn lại của thế giới cũng co phần đáng trách – bởi vì nhiều nước chỉ coi Mỹ như một thủ phạm, và không còn coi nó là nạn nhân nữa.

 

Điều này rõ ràng nhất vào ngày bin Laden bị giết. Người Mỹ hồ hởi reo mừng trên đường phố khi họ nghe tin này. Nhưng nhiều người ở những nơi khác không muốn kỷ niệm cùng với họ. Họ phản ứng giận dữ với nỗi vui mừng phô trương công khai về cái chết của tay khủng bố. Sự xa lánh của những người khác thường mang vẻ kẻ cả và tự thỏa mãn.

Nhưng nó làm nổi bật một sự thật là những nạn nhân của các cuộc tiến công không còn ở cận cảnh nữa. Ngược lại, tội lỗi của nạn nhân ban đầu được đưa vào tiêu điểm – tội của Mỹ. Siêu cường, ở một mức độ lớn, chỉ có nó là kẻ đáng trách. Tuy nhiên dù sao điều đó cũng thật đáng buồn.

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2053
Ngày đăng: 13.09.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Từ ngày 11 tháng 9 đến mùa xuân Arab - Phạm Nguyên Trường
Siêu cường tất yếu - Trần Ngọc Cư
Mười năm mất mát - Hiếu Tân
Mùa xuân Arab là câu trả lời tốt nhất cho thái độ cuồng tín - Phạm Nguyên Trường
Liên Xô - Nhà nước phong kiến trá hình (Hết) - Phạm Nguyên Trường
Liên Xô - Nhà nước phong kiến trá hình (Kì 10) - Phạm Nguyên Trường
WikiLeaks công bố những bức điện chưa được biên tập là đúng - Phạm Nguyên Trường
Liên Xô - Nhà nước phong kiến trá hình (Kì 9) - Phạm Nguyên Trường
Liên Xô - Nhà nước phong kiến trá hình (Kì 8) - Phạm Nguyên Trường
Nguyên tắc của WikiLeaks đã bị phá hủy - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)