Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
919
116.651.801
 
Con Đường Tuổi Trẻ - The Way Of Youth - Daikasu Ikeda 1
Đỗ Tư Nghĩa

 

Những lời khuyên lời dành cho tuổi trẻ thế kỷ 21.

Bản dịch:   Đỗ Tư Nghĩa

Nguyên tác: THE WAY OF YOUTH.

Tác giả: Daisaku Ikeda.

NXB Middleway Press, USA. 2000.

 

CON ĐƯỜNG TUỔI TRẺ

Bản Việt ngữ:   Đỗ Tư Nghĩa.

NXB Trẻ, 2005. Tái bản lần thứ 3.

 

[Bản đưa lên VCV có chỉnh sửa đôi chút, so với bản đã in].

 

Thân mến gửi tuổi trẻ Việt Nam.

ĐTN

 

 

NỘI DUNG:

 

Lời nói đầu:                                             

Lời tựa:

 

         I. GIA ĐÌNH.

 

  1. Bố mẹ hay cằn nhằn.   
  2. Biểu lộ cá tính. 
  3. Quá ít tiền.       
  4. Hòa thuận với bố mẹ.
  5.  Hành xử  với lời khuyên.
  6.  Quá nhiều bó buộc.

 

  1.  BẠN HỮU:

 

  1. Tình bạn đích thực.
  2.  Chọn bạn tốt.
  3. Bạn tốt – bạn xấu.
  4.  Làm mất bạn.  
  5. Khi bị bạn hữu bỏ rơi.
  6. Áp lực của đám bạn cùng trang lứa.
  1. Giữ bạn.
  2. Những người mà bạn không ưa.
  3. Xử trí với lòng  ghen tỵ. 
  4. Thích sống  đơn độc.
  5. Khuyên bạn. 

 

  1. TÌNH YÊU :

 

  1. Tình yêu đích thực.
  2. Hãy thong thả.
  3. Hãy cứ sống thực với chính mình.
  4. Nghiện tình yêu.
  5. Tự bảo vệ mình.
  6. Tình dục.
  7. Mang thai ở tuổi vị thành niên.
  8. Đối trị vết thương lòng.

 

  1. HỌC HÀNH:

 

  1. Mục đích của việc học.
  2. Thiếu thời gian.
  3. Bỏ học.
  4. Tầm quan trọng của điểm số.
  5. Vào một trường đại học tốt.
  6. Sợ thất bại.
  7. Làm việc – vào đại học.
  8. Không có tiền vào đại học.
  9. Trường dạy nghề.
  10. Tầm quan trọng của đọc sách.
  11. Học cách thưởng thức việc đọc sách.
  12. Tầm quan trọng của sử học.
  13. Chân lý và lịch sử.
  14. Nghệ thuật có thể chuyển hóa trái tim.
  15. Thưởng ngoạn nghệ thuật.

 

  1. LÀM VIỆC :

 

  1. Chọn nghề.
  2. Phát hiện ra sứ mệnh của bạn.
  3. Tài năng.
  4. Công việc phù  hợp.
  5. Đổi nghề.
  6. Không làm việc.
  7. Kiếm tiền.
  8. Làm việc vì chính nghĩa.

 

  1. ƯỚC MƠ & MỤC ĐÍCH:

 

  1. Những giấc mơ lớn.
  2. Đạt tới tiêu điểm.
  1. Đi theo tiếng gọi trái tim bạn.
  2. Đừng bao giờ bỏ cuộc.
  3. Củng cố quyết tâm của bạn.
  4. Tầm quan trọng của lòng dũng cảm.
  5. Lòng dũng cảm & lòng từ ái.

 

LÒNG TỰ TIN:                               

 

  1. Giữ  hy vọng.
  2. Tiềm năng thực thụ.
  3. Đương đầu với những vấn đề.
  4. Hãy phát tiết tinh hoa của bạn.
  5. Tự nhiên - Dưỡng dục.
  6. Chuyển nghiệp.
  7. Nhìn vượt lên những lỗi lầm.
  8. Xử trí  với sự chỉ trích.
  9. Tính rụt rè, cả thẹn.
  10. Sự ngượng ngùng, bối rối.
  11. Nhìn người khác một cách tích cực.

 

 

  1. LÒNG TỪ ÁI:

 

  1. Quan tâm đến người khác.
  2. Lòng nhân ái thực thụ.
  3. Dũng cảm giúp đỡ người khác.
  4. Bày tỏ sự quan tâm của bạn.
  5. Tiếp cận cuộc đời người khác.
  6. Đối mặt với sự vô cảm.
  7. Chận đứng những kẻ bắt nạt.
  8. Hành xử  với bạo động.
  9. Bạo hành với phụ nữ.

 

  1. BỨC TRANH TOÀN CẢNH :

 

  1. Hiểu sự bình đẳng.
  2. Lòng dũng cảm là chìa khóa.
  3. Quyền con người.
  4. Công dân của thế giới.
  5. Chuẩn bị khởi động.
  6. Tình bạn & hòa bình.
  7. Mối quan tâm về môi trường.
  8. Thực hành việc bảo vệ môi trường.
  9. Vai trò của cá nhân.

 

Lời cuối:

Vài nét về tác giả:

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Trong những trang sau đây, bạn sẽ đọc một loạt những câu hỏi được đặt ra cho Dasaiku Ikeda, và những mối quan tâm của những người trẻ, được bày tỏ ra với ông. Mặc dù một vài trong số những vấn đề được nêu lên có thể dường như đơn giản, có những ý tưởng rất sâu xa ẩn chứa bên trong những câu trả lời thẳng thắn của Ikeda. Đó là những lời khuyên từ ái, có sức thuyết phục mạnh mẽ. Theo những lời khuyên đó, ta đi tới chỗ nhận ra khả năng của ta trong việc kiểm soát vận mệnh cá nhân của mình. Riêng với bản thân tôi, tôi thấy rằng, ông đã đưa ra những lời khuyên sâu sắc liên quan đến tình yêu và những mối quan hệ, mà 10 năm về trước, nếu đã nghe thấy nó, chắc hẳn tôi đã tránh được nhiều phiền muộn.

 

May thay, những lời khuyên mà tôi đã thực sự nghe theo, đã củng cố quyết tâm của tôi trong việc thay đổi những điều về chính mình, những điều mà đã kìm hãm, ngăn cản tôi thành tựu những mục đích có tính sáng tạo của bản thân tôi. Trước khi tôi được đọc những lời khuyên của Ikeda, tôi không chịu được việc hát nơi công chúng – tôi không thích âm thanh giọng hát của chính mình và ngượng ngùng một cách khổ sở trên sân khấu. Không phải là chuyện tình cờ ngẫu nhiên,  mà 7 năm sau,  album đầu tiên của tôi đoạt huy chương vàng, và tôi được giải Grammy về Giọng Nam Hay Nhất; tôi cũng đã đi lưu diễn vòng quanh thế giới, trình diễn trước hằng triệu người.

 

Gần đây, tôi đọc nhiều về computer, về tầm quan trọng ngày càng tăng của nó trong thế giới của chúng ta. Chỉ cần nói rằng, theo mọi nguồn thông tin có thẩm quyền, thì trong những thập niên sắp tới, sẽ có những thay đổi mà thậm chí chúng ta không thể nào tưởng tượng nỗi – những thay đổi mà sẽ hoàn toàn biến đổi bộ mặt xã hội chúng ta – về mặt xã hội, văn hóa, và chính trị. Dĩ nhiên, sự sống chính nó được đặt nền tảng trên sự thay đổi liên tục. Như nhiều người đã chỉ ra, cái thường hằng duy nhất là sự thay đổi. Đây là lý do tại sao cấp thiết phải tìm thấy một triết lý có thể đưa ta đi qua những giai đoạn lịch sử này, để đón nhận những thay đổi tích cực và xử trí với những thay đổi tiêu cực.

 

Điểm thực sự quan trọng mà Ikeda thường xuyên nhấn mạnh,  là việc định hướng cho những thay đổi này và tạo ra thế giới mới này – việc ấy tùy thuộc vào chúng ta, thế hệ trẻ. Tất cả chúng ta không chỉ có cái khả năng bản hữu (vốn có) để tạo ra những thay đổi này, mà chúng ta còn có trách nhiệm làm như thế, trong một cách thức từ ái, khôn ngoan.

 

Và tôi nghĩ, đây là mục đích của cuộc sống: hạnh phúc, sáng tạo và trân quý sự sống trong mọi biểu hiện kỳ diệu của nó.

 

DUNCAN   SHEIK

(Nam danh ca của Nhật Bản.)

 

 

LỜI TỰA

 

“Tôi có một giấc mơ!”, đó là lời của Tiến sĩ Martin Luther King Jr. [1] Những giấc mơ của bạn là gì? Những hy vọng của bạn là gì? Không có gì mạnh mẽ hơn một cuộc sống đầy hy vọng.

 

Hằng ngày, tôi nhận được những lá thư từ những người trẻ khắp thế giới, và tôi nói chuyện với những chàng trai và những cô gái trẻ bất cứ khi nào tôi có dịp. Tôi thấy có nhiều người trẻ tràn đầy hy vọng và nhiệt huyết, song những người khác mà tôi tình cờ gặp, thì lại có vẻ như trĩu nặng những ưu phiền thuộc loại này hay loại khác. Tuổi trẻ là một thời cho sự phát triển và thay đổi, nhưng nó cũng có thể là một thời của những lo âu to lớn. [2] Những người trẻ nhiều khi cảm thấy bất an trong xã hội, như thể là họ bị bỏ rơi một mình trong một vùng hoang dã hay một bãi chiến trường nào đó. Họ có thể cảm thấy không có ai mà họ có thể tin cậy;  rằng không ai quan tâm đến  họ; rằng họ không có mục đích nào trong đời.

 

Nhưng hãy đợi ! Bạn hiểu chính mình như vậy là có đúng không? Bạn có nên đánh giá quá thấp những khả năng của bạn? Không có ai mà lại không có sứ mệnh nào đó, mục đích nào đó trên thế gian này. Và cảm thức này về sứ mệnh và mục đích là cái đem lại ý nghĩa và sự thoả mãn chân thực cho đời người.

 

Khi tôi 19 tuổi, tôi gặp Josei Toda, người đã trở thành vị ân sư suốt đời của tôi. Ngay cả bây giờ tôi vẫn chưa thể quên, và sẽ không bao giờ quên,  những lời nói từ ái mà ông đã nói với tôi cách đây hơn 40 năm, khi tôi đang trải qua một giai đoạn rất khó khăn. “Daisaku,” ông nói, “những người trẻ phải có những rắc rối của họ. Những rắc rối là cái biến ta thành một con người hạng nhất!”

 

Mỗi buổi sáng, ngay cả vào Chủ Nhật, ông Toda đóng vai như là gia sư của tôi, dạy tôi về mọi loại đề tài. Và theo cách tương tự, tôi đã cố gắng nói chuyện với những người trẻ bất cứ khi nào tôi có cơ hội. Từ những cuộc thảo luận đó mà có ra chất liệu trong cuốn sách sau đây. Phần lớn những cuộc thảo luận này, dĩ nhiên, là với những người trẻ Nhật Bản. Song những đề tài mà chúng tôi thảo luận – gia đình, bạn bè, những ước mơ, những mục đích trong đời – tôi chắc rằng, đó là những mối quan tâm chung của những người trẻ khắp mọi nơi trên thế giới.

           

Nicheren[3] đã dạy rằng, một đời người có một tiềm năng vô hạn, và ông đã phát hiện ra một con đường có thể tiếp cận dễ dàng; theo con đường đó, mọi người có thể nuôi dưỡng tiềm năng này và tìm thấy hạnh phúc thực thụ trong đời.

 

Triết lý này, được dạy bởi Nicheren, đặt nền tảng trên việc tuyệt đối kính trọng sự sống và giá trị của mỗi cá nhân. Và bởi vì tôi hy vọng chia sẻ triết lý có giá trị phổ quát này với những bạn đọc bình thường tại Mỹ, và tại những nước nói tiếng Anh khác, nên tôi đã yêu cầu những nhà biên tập của ấn quán Middle Way Press giúp tôi sắp xếp lại cuốn sách này, và dịch ra Anh ngữ, dựa trên một loạt những buổi nói chuyện mà tôi đã có với những học sinh trung học.

 

Đương nhiên là một vài trong những câu hỏi được nêu ra trong những cuộc thảo luận này tỏ ra rất khó trả lời – bởi vì tôi không phải là một chuyên gia trong những lãnh vực mà họ đề cập. Ước chi tôi đã có thể trực tiếp nói chuyện với mỗi người trẻ và thấu hiểu cái đang gây khó khăn cho họ; rồi sau đó, có lẽ tôi sẽ có thể hiến tặng một câu trả lời triệt để hơn cho mỗi câu hỏi. Nhưng tôi hy vọng rằng, những ý tưởng của tôi trên những vấn đề được nêu ra, sẽ giúp mang đến cho bạn đọc một cái nhìn mới mẻ trên từng vấn đề, một cách nghĩ mới mẻ về nó. Và nơi nào liên quan đến những vấn đề có tính chất đặc biệt, tôi động viên những người trẻ tìm kiếm lời khuyên của những người lớn tuổi hơn mà họ có thể tin cậy.

 

Những thiên tài và những người có tài năng xuất chúng chỉ là một thiểu số nhỏ; đại đa số của xã hội, là những người bình thường, mộc mạc. Tôi là một người bình thường, với một hoàn cảnh không có gì đặc biệt. Trong tuổi trẻ, tôi đã đối mặt với cùng những vấn đề mà phần lớn những người trẻ đối mặt – mặc dù, bởi vì thuở đó tôi đang sống tại Nhật trong giai đoạn ngay sau Thế Chiến II, tôi đã trưởng thành trong một môi trường bị chiến tranh tàn phá. Cuốn sách này được viết ra với hy vọng rằng, những người trẻ có thể thu được lợi lạc từ lời khuyên của một ai đó giống như tôi, có một chút kinh nghiệm nhiều hơn họ. Thay vì là những bài giảng đạo, được thuyết giảng bởi một người tự cho rằng mình có sự hiểu biết nào đó ưu việt hơn, tôi hy vọng bạn đọc sẽ chấp nhận những điều tôi đã viết như là lời khuyên từ một kẻ mà đã đi xa hơn họ một chút trên đường đời.

 

Một trong những mục đích của tôi trong đời, là giúp những người trẻ tìm thấy niềm hy vọng và lòng tự tin vào tương lai của họ. Chính bản thân tôi có niềm tin tưởng vô hạn vào thế hệ trẻ, và do vậy tôi nói với họ, “ Bạn là niềm hy vọng của nhân loại! Mỗi người trong các bạn có một tương lai tươi sáng ở phía trước. Mỗi người trong các bạn có một tiềm năng quý giá đang chờ đợi được phát triển. Thành công của bạn, sự chiến thắng của bạn sẽ là sự chiến thắng của tất cả mọi chúng ta. Chiến thắng của bạn sẽ dẫn đường trong thế kỷ này, [4] thế kỷ của hòa bình và nhân ái, thế kỷ quan trọng nhất cho toàn nhân loại. Xin gởi đến bạn lời chúc chân thành nhất của tôi: chúc bạn mạnh khỏe, tiến bước vững vàng, và luôn thành công trong mọi nỗ lực của bạn.

 

Daisaku Ikeda

 



[1] Martin Luther King, Jr. ( 1929 – 1968): Mục sư  người Mỹ. Sinh tại  Atlanta, bang Georgia. Lãnh tụ của phong trào bất bạo động chống phân biệt chủng tộc. Giải Nobel Hòa Bình, 1964. Bị ám sát tại Memphis, vào ngày 4. 4. 1968. [ Tất cả những ghi chú trong suốt bản dịch này, đều là của người dịch. Đó là những chia sẻ chân thành gửi đến các bạn trẻ, rất mong được đón nhân sự đồng cảm của các bạn. Các bạn hoàn toàn có thể bỏ qua, nếu không thấy cọng hưởng. ĐTN.]

[2] Bạn đọc lưu ý: Tất cả những chỗ in đậm, in nghiêng trong bản dịch này, đều là của người dịch. Đó là những chỗ mà tôi thấy tâm đắc, đáng cho ta suy nghĩ. Nói như vậy, không có nghĩa là chỉ có những chỗ ấy mới đáng suy nghĩ: các bạn có thể phát hiện thêm rất nhiều chỗ khác nữa. ĐTN.

[3] Nicheren ( 1222- 1282): Là một vị đạo sư, nhà cách tân tôn giáo của Nhật, thế kỷ 13. Sáng lập ra giáo phái Nichiren ( Nhật Liên). Tư tưởng của ông nhấn mạnh tính thiêng liêng của sự sống và sự tôn trọng cá tính của mỗi người.

 

[4] Ý tác giả muốn nói, đó là thế kỷ 21.

 

Đỗ Tư Nghĩa
Số lần đọc: 2137
Ngày đăng: 05.02.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thanh Thảo - Ông Hoàng Của Trường Ca - Mai Bá Ấn
Chợ Tết Trong Tâm Thức Vũ Bằng Qua Thương Nhớ Mười Hai - Trần Hoài Anh
ROBERT FROST: Dừng Chân Tuyết Xuống Rừng Chiều - Nguyễn Đức Tùng
Đọc Và Fê-Bình Sein Und Zeit Nguồn-Sống (Bản-Thể)Và Thời-Jan của Martin Heidegger (1889-1976)- 6 - Nguyễn Quỳnh USA
Hòa bình nơi cửa Phật - Nguyễn Đăng Trúc
KỶ NIỆM 95 NĂM SINH (1916-2011) VÀ 65 NĂM MẤT (1946-2011) NHÀ THƠ BÍCH KHÊ: Ô! Mắt Bích Khê - Mai Bá Ấn
Diện mạo Văn học Thành phố Hồ Chí Minh - Nhìn từ phương diện đội ngũ nhà văn và người đọc - Trần Hoài Anh
Thi Sĩ Mùa Xuân Nguyễn Bính - Chế Diễm Trâm
Quan niệm về Tác phẩm văn học của lý luận - phê bình văn học đô thị miền Nam 1954-1975 - Trần Hoài Anh
Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam: Tư Tưởng Nguyễn Du Qua Đoạn Trường Tân Thanh 12- hết - Nguyễn Đăng Trúc
Cùng một tác giả
Tự Thú 1 (chân dung)
Tự Thú 2 (chân dung)
Tự Thú 3 (chân dung)