Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
673
116.675.105
 
Thơ có thể làm được gì ?
Khổng Ðức

Thơ đến từ đâu đang được trao đổi bàn cải ,VCV cũng nhận được nhiều bài tham gia nhưng không đăng tải , lý do là ,có những bàn cải không đi vào thi ca như kiểm duyệt hay không ,biên tập có vai trò gì ? Nay Anh Khổng Đức,chuyên nghiên cứu về thi ca viết cho VCV,xem như một cách nhìn về thơ gửi đến bạn đọc.NHvcv

 

Nhân đọc “Mừng vui còn có hôm nay” trong sách “ Thơ đến từ đâu”  của Nguyễn Đức Tùng, trong đó có các nhà thơ nhà văn lớn của V.N. Hiện nay bàn về thơ rất hào hứng, nhất là có ý hướng muốn hòa giải, xoa dịu …đủ thứ, mà kẻ hèn có bài viết này ( ý từ tác phẩm của J.M.Maulpoix)

 

Thơ ngày nay có thể làm được gì ? Chắc chắn là không có vai trò gì to lớn, vì nó giống như một căn phòng khiêm tốn, có in ra thành sách thì số in rất nhỏ, quần chúng có là bao. Nó chỉ hiến dâng cho người đời một số ít sự nghe ngóng. Nó đâu có được như truyền hinh, phát thanh, báo chí, truyện, được đa số người xem nghe…Thi ca chỉ tạo cho mình một mảnh đất rất nhỏ, nó là thứ ngôn ngữ khép kín, ít được biết đến, đôi khi còn tối tăm nữa là khác. Nó thuộc thứ ngôn ngữ cô đọng, rối rắm, ở đó phải khổ tâm mạo hiểm, nhưng cũng ở đó nó trải qua bao nhiêu chuyện thực tế.Trên trang giấy chữ in, chúng ta đọc một thứ ngôn ngữ đầy sự kiện dồn dập mà ít chữ, ít hàng, nhưng hình ảnh những sự vật nổi bật. Đó là là hoa, quả, lá, cành hiện ra trên giấy dưới mắt chúng ta,

 

Thơ chỉ có thể là thơ; là tiếp tục thiết lập một khoảng không dành cho sự cô đọng của ngôn ngữ, duy trì ý tứ thay vì tự phí công sức làm tổn hại cho sự đảng trí. Một khoảng không  ở đó có ý nghĩa, có chủ đề, có cả một thế giới dành cho sự quan sát nhận xét.

 

Thơ chỉ có thể chăm lo đến ngôn ngữ, giống như người ta chăm lo đến một sinh vật, một đối tượng ở trong tầm tay. Thi ca chinh phục được ngôn ngữ phải xuyên qua những xử lý hay công đoạn tạo nên giá trị và sự khó khăn, giống như người ta cảm được sự bền bĩ hay mềm mại của chất liệu, bằng cách thực hiện những áp lực, những uốn nắn xoay trở, những biến hình mà trong thơ gọi đó là hình ảnh. Bài thơ có vai trò bổ sung vào bên cạnh chữ viết bằng cách biến cải, hay nhấn mạnh để  đưa đến sự nhận thức.

 

Quyền năng của bài thơ là đem lại cho chúng ta giây lát có thể nhìn thấy và hít thở cái ngôn ngữ mà cả xã hội như nghẹt thở không bao giờ thấy được. Theo B. Strauss, nghệ thuật là  nơi ở đó có thứ tình cảm ngây thơ mơ hồ, nhưng không phải là chỗ tị nạn. Ông cho rằng “ ảo tưởng trử tình “ có sự tiên quyết cần thiết, có thể là một hành trình bắt buộc, một mê lộ không thể né tránh, đối với ai muốn có sự may mắn đạt đến hiểu biết chính xác về thi ca. Stéphane Mallarmé cũng từng viết:“ Ở chúng ta  ý thức thiếu cái điều bùng nổ ở trên cao xa”(Le conscient manque chez nous de ce qui là-haut éclate). Hay nói như M. Derguy: bài thơ được viết ra như sự nói dối với người đang hấp hối mà ai biết điều đó”…Nó biết rằng đã bao năm qua ngôn ngữ của văn chương  không có gì khác hơn là lặp lại một cách điên cuồng sự khiếm diện của nhận thức ( son absence de savoir).

 

Thơ có thể làm được gì, ngoài việc chứng minh sức mạnh không nhìn thấy được…” bằng cách gợi lại cho chúng ta sự kiện của ngôn từ, nghĩa là những phù hiệu nhẹ nhàng mờ ảo chẳng giống cái gì cả. Hay là chúng ta chăm chỉ như bầy kiến làm việc suốt đêm…Da thịt vật lý của chúng ta là đất cát, nhưng da thịt tinh thần là ngôn ngữ; nó là chất liệu, là cơ cấu, sự tưởng tượng, ấm ức, là chất liệu của tinh thần. Đúng ra chúng ta là sự kiện đi tìm kiếm ý nghĩa, cũng như chúng ta luôn luôn phải xuyên  qua sự bất tri; và muốn hiện hữu là phải tranh luận.

 

Thơ có thể làm được gì, Nó nhắc chúng ta nhớ lại chúng ta là sự kiện trống không, tỏ bày cái điều bị khoét trống; nhưng nó lại khiến chúng ta như tràn đầy; đó là tình cảm, những khoảng cách, những tư duy, những khung cảnh và cả những cảm tình. Và như thế vẽ ra những đường viền chính xác, chứng tỏ rằng chúng ta là nhục thể và khí, chiều dày nhục cảm và không là gì cả…; thơ có tỉ lệ nơi chúng ta là hư và thực, giống như tỉ lệ trong tác phẩm trong đời là hư không. Quyền năng của thơ cũng to lớn khác với cái điều đặt để thành giả thuyết là sự hiện hữu bí mật, và là sự khuếch tán khiêm nhường. Nó thực hiện vô hình.. Bài thơ ban cho quyền lực kiên quyết, cái quyền lực đối kháng, cái quyền lực duy trì sự lỗi lầm, chấp thuận không hiểu biết, chỉ muốn sự mềm mại hỗn độn, đó là cái quyền không có quyền gi cả.

 

 

Bài thơ là khoảng không mẫn cảm của ngôn ngữ. Mẫn cảm ở đây  có nghĩa là một cái dây, cái dây ấy là câu thơ, in lên cái trương lực của câu thơ. Dây căng thẳng không phải một mình, mà có những từ đan dệt sít nhau đảm bảo cho sự vững chắc. Bài thơ, chính con  người kéo sợi dây, kéo cả thế giới về mình với con tằm nhả tơ. Cũng chính là kẻ làm xiếc đi trên dây, vì không có khả năng đi trên không, hay treo lơ lửng trên không cách mặt đất để ngắm nghía bầu trời. Con người phải dùng ngôn ngữ như sợi dây âm hưởng, âm hưởng tạo thành ý nghĩa.. Khoảng không mẫn cảm cũng đầy tình ái, đầy xúc động, đầy khám phá và đầy đau khổ. Có một cái gì như là nơi thấy được đầy nhược điểm của một cơ thể con người khác, khi có thể đụng chạm, đó là ngôn ngữ. Ở đó y phục hở hang  bày da thịt; ở đó có một ít tâm hồn tạo thành lổ trống và bày trần truồng, gần như quá lạnh lẽo nên phải chụp bắt lấy ánh dương. Một manh mún ngôn ngữ mẫn cảm đó là bài thơ cung cấp bằng mảnh nhỏ để dự cảm toàn thể.

 

Bài thơ vừa khẩn trương vừa phô bày. Nó là sự cô đọng và dồn dập của ngôn ngữ. Bài thơ là ngôn ngữ cô đọng dữ dội và nó cũng là sự khai triển bao la.  Bài thơ là một ngôn ngữ có dáng điệu, được duy trì, có sức lực, có bảo hiểm, có ân huệ, một ngôn ngữ xếp lằn mà không đứt đoạn, một ngôn ngữ cưu mang đầy ắp ý nghĩa và âm thanh. Một ngôn ngữ như mặt rổ song trong các lổ hổng  chảy qua khí của thời gian và vẻ tươi mát của hơi thở.

 

Thi ca có thể làm được gì, nếu không cư trú trong cơ thể sống động của ngôn từ. Nó vừa là tim, đầu và da thịt của ngôn ngữ, nó là hạch tâm của văn học, và tất cả cho văn chương, là tinh hoa. Trong cái lò nung thi ca, ngôn ngữ đốt cháy âm ỉ thành hình ảnh và nhịp điệu; tìm lấy ý  nghĩa và sự mất mát, nối đầu nhau, rồi tách ra, sôi sục tâm tình hiện đại. Bài thơ là trạng thái  trình hiện ngôn ngữ phê phán. Tính hiện đại của bài thơ là một mảnh của ngôn ngữ tự hóa thân, nó có thể như móng vuốt gây ra sự đau đớn.

 

Do hoàn cảnh nào mà thơ lại trở lại với tính trử tình. Do hiếu động và thời kỳ u uất nặng nề, nên con người  khao khát sự tháo gở ràng buộc. Nó muốn cải trang bằng những phản ứng, văng tục, và dung tục hóa, thích mỉa mai, ngoại đạo, lấp lửng nước đôi, gây ra sự lạc lối…Tính chất trử tình sẵn sàng  cho tất cả sự bất hòa, tất cả sự tham ô, nếu có thê nói như vậy. Đó là sự xáo trộn của thi ca và cũng là tội trạng của thi nhân. Vì lẽ đó, mà xưa Platon  muốn xua đuổi nhà thơ ra khỏi cộng đồng. Sự tôn thờ hình ảnh, sự đói khát không thể dập tắt, thái độ thành cơn sốt. Trong  tư thế thái quá và cám dỗ mà tính trử tình thành danh xưng của cơn bệnh ngôn từ; cái danh xưng từ đó mà thơ thành hình, và cũng từ đó nó trở thành  sự đề kháng. Vì nó cần phải tìm lối thoát, điều  không có thì thành chữ nghĩa chết, và bây giờ nhồi nhét thành ra thánh ca… Gần một thế kỷ rồi, giai đoạn mò mẫm ở trong hầm, bắt buộc nhà thơ phải xuống giọng, phải hạ mình…trong cảnh hào hoa tráng lệ, trong ý đồ hay trong ảo tưởng. Hạ mình để rồi bay cao, chỉnh tu tâm hồn. Nếu trở về với mặt đất, thi nhân trở thành què quặt trong trần thế. Người ta tự bảo, không có thì giờ để nghiên cứu bản án trử tình, vì bản án đã được xét duyệt lâu rồi là chung thân lao động khổ sai. Đúng ra đã đến lúc phải đặt lại câu hỏi “ Vì sao”, phải khai triển nghiên cứu vấn đề, giải thích sao ngày nay vẫn còn tính trử tình. Trước hết đó là vấn đề không vượt qua được, một vấn đề, mà văn học phải đặt ra cho mình là thi ca, một vấn đề đặt ra  trong xã hội, trong cuộc đời này của chúng ta.

 

Thơ trử tình là tíếng hát của ngày mai, nó ca hát những khung cảnh khác đẹp đẽ xa hoa, và sự thích thú của ngôn ngữ, ở đó “ đến chim chóc cũng say sưa”. Dĩ nhiên có nhiều sự kiện trử tình bằng lòng với những ngôn từ mà nó thích, người ta đã qua đó, mà vẫn còn muốn trở lại, không thể thay đổi lay chuyển được.. Bởi vì trử tình là danh xưng của “căn bệnh thiên thể” (maladie sidérale)., nó dẫn  dắt con người thích cái sự kiện không có đến cái có, những cơ thể hấp thu cái ý niệm….Bài thơ dễ dãi trông con đom đóm hóa thành bó đuốc, cũng như trong đáy bình mực nó tự đốt lên như là có ánh sáng.

 

Làm thế nào để khỏi bị lừa bịp? Câu hỏi rất quan trọng , nhất là đối với những người cho rằng thi ca có thể làm bớt sự xung động và các triệu chứng, hay tất cả không phải là hình thức của cơ giới. Cái công việc tối tăm rút ra từ ngôn ngữ sáng sủa, có cái nó dạy cho chúng ta những câu cú, mà chúng ta hiện hữu. Trên dục vọng làm cho chúng ta hưng phấn, sự tương phản tách chúng ta ra và sự phát âm làm cho chúng ta bận rộn : đơn chiếc  và đông đảo, trên cách thế vững chắc và có giá trị chung. Trên  âm thanh cót két của bản lề cửa, ở đó nó nối dính tâm hồn với thể xác, cái đơn nguyên  và đa nguyên.

Từ trử tình vốn dịch từ chữ Lyrisme của Tây phương, mà Lyrisme thì xuất phát từ Lyre là cây đàn. Gần đây nó là công cụ thừa nhận có sự tương phản và hòa giải với con quái vật quỷ dữ. Thuật đó không còn nữa, cây bút máy chạy trên giấy đến kín cả chữ, nó chứng nhận tính trong trắng của giấy, nó chỉ ra cái giới hạn của sự nhận thức, và điều kiện của chúng ta, Nó không khâu vá mà là xé toạc ra…Vấn đề ca hát trên giấy, làm thế nào tạo thành âm thanh, từ khi Beaudelaire đem lại cái “chuông rè” (la cloche fêlée) làm mất sự hòa điệu…

 

Tính trử tình không từ bỏ đi đâu; đến giờ giấc chúng ta mất đi, nó vẫn nhớ rằng chúng ta hay mơ màng. Bị điên loạn trên bề mặt, nó lại đào sâu; luôn luôn nó làm lại, khi con đường phía mặt mất đi… Cơn khủng hoảng ở trong thời gian và không gian, khủng hoảng câu thơ hay khủng hoảng ý nghĩa, công việc của ngôn ngữ đi theo đường gãy, nhịp điệu bay bổng hay đổ xuống, giống như lịch sử tâm hồn ta.Ít di chuyển vì gió thì lại cầu mong có lổ trống không khí. Những khoảng trống là vấn đề nhận thức của chúng ta, chúng ta hiện hữu là sai quấy, bởi vì chúng ta sinh ra trong lỗ hổng. Cơ thể chúng ta là cả vấn đề, và thơ mang đi, tính trử tình lo âu. Chúng ta ở đâu? Chúng ta hiện hữu khi nào ? Sai lầm là mở ra sự tiếp xúc với chân lý, nó đòi hỏi ý nghĩa. Nó đánh mất và yêu cầu một nẻo đường; không khống chế được những từ thì nó chiếm hữu âm nhạc; đó là kiến thức tự nuôi dưỡng và coi thường chúng ta. Một sự nhận thức  sống động hơn cái khác. Hướng  về sự minh trí nó sẽ phải vượt qua cái điều mà nó chối bỏ “ Mất, mất thật là để cho sự tìm  kiếm “ (Apollinaire). Đúng hơn  mất mát thật sự là có sự may mắn để tìm kiếm.

 

Thu thập niềm tin bị hủy diệt, bằng sự dụ hoặc và tính mỏng manh yếu đuối của nó, biểu hiện “nơi chúng ý thức thiếu vắng điều bùng nổ cao xa” (Mallarmé). Đó là công tác hiện đại của tính trử tình phê phán như là nó từ bỏ sự bấu víu vào thực tại khách quan, như là nguồn tư liệu  tối cao. Hiển hiện hay mất đi vẫn là những tia chớp trong cuộc đời và trong ngôn ngữ; nó cũng tự biết sự chết chóc.

 

Thi ca không có hứa hẹn gì cả, thế giới không gì tốt hơn nó; nhưng nó cũng nhắc nhở một cách bức thiết rằng, những sinh vật bất ổn định rồi phải mất mát, nó cầu xin và đau khổ vì trải qua các thứ đói khát.

 

Mong ước, không, nhưng vẫn duy trì; khi mà con người vẫn cao ngạo là kẻ chiếm giữ trên mặt đất này, thao diễn những dấu hiệu tăng trưởng của nó, những tổng kết, những khoa bảng, những vũ khí và nhữngg trung tâm nguyên tử, những chứng khoán đầy ô nhiễm, đắm mình trong những  mồi nhữ cặn bả, ngập lụt hành tinh đến thổ tả kỷ thuật, khoảng trống đột biến vong thân quên tất cả.       

 

Mong ước, không, nhưng vẫn tố cáo, tuyên bố ầm ĩ…. Đảo lộn những ý niệm sống chết, một sự than thở trong ngôn ngữ, cầu cứu. Hành vi tố cáo hay vẽ đơn giản  trên những bức tường màu vàng những tư tưởng huệch hoạt.

 

Mong ước, không, nhưng hứa hẹn thì không hứa hẹn gì cả. Liên minh hổn hợp ngôn từ, trử tình là nghịch dụ. Nó hứa vì nó nhớ lại, nó hứa là tự nhớ lại.

 

Mong ước, không, nhưng thông qua, đi qua, xuyên qua, thi nhân vẫn duy trì sự “ quá độ”, đông cứng đến cùng  để rồi phân phát.

 

Mong ước, không , nhưng hoạt động, chậm chạp hay mau lẹ, trử tình là phần vụ của cơ chế, cách thức khơi động đến những năng lượng biến động, nó tiến hành theo trò chơi luân lưu, tỏ bày kêu gọi và phát triển ở đó bày ra tri thức và tưởng tượng.    

 

Mong ước, không , nhưng ước muốn, xé rách cái màn xấu xí và vô nghĩa trong thi ca, nó làm cho chúng ta thành sơ suất trước vũ trụ.

 

Mong ước, không, nhưng ý thức rằng ngôn ngữ duy trì sự sống , nên phải chú ý và thận trọng.với tính bất lực để nói điều phải nói, cũng như đụng chạm đến ý niệm, trử tình tạo nên lý do tồn tại. Nếu thất bại thì nó khẳng định sự ý thức, trong sự thất vọng  thì nó thu hút lấy năng lượng của nó.

 

Mong ước, không, nhưng hoạt động. Ai đã viết một bài thơ là muốn tìm thấy trò chơi hình ảnh. Bài thơ là máu đen tích lủy trong hang sâu kín đáo của cơ thể  Băng bó nó, tất cả ở đó. Chính vì đó mà tôi thích trử tình, Flaubert nói như vậy.

 

Mong ước, không, nhưng có sự gần gũi với mong ước. Áp dụng sức lực vào việc hấp thu khoảng cách, nó không lạnh lùng mà ấm áp, vì nó dung giải sự xa cách.Tính tương phản của nó là sự phúng thích.

 

Mong ước, không, nhưng lại thống thiết, bàn tay là cơ quan của ngôn ngữ. Trử tình là công việc của nắm tay, cũng như sự tiếp xúc khoảng khoát và cô đọng.

 

Mong ước, không , nhưng lại phê bình chỉ trích. Trử tình biết sự dụ hoặc của nó. Nó quay về với sức mạnh của nghi lễ xa xưa bằng sức mạnh khảo sát. Vế phía chân trời nó chỉ có cái nhìn gần gũi và tương tợ hơn là xa xôi. Theo chiều dọc, nó chuyển vận và chuyển đạt; còn theo chiều nghiêng nó biết được tất cả sự đồng nhất bằng cách xuyên qua sự khác biệt nội tại.

 

Nó không phải là truyền thuyết về Chúa Cứu thế, cũng không phải là những lời tiên tri, nó cũng không bay về hướng lý tưởng, không mong gì mở cửa cho “cuộc sống  chân thực”. Song sự chú tâm của nó là luôn luôn tập trung  về cái gì thiếu thốn. Nó chăm sóc kỷ, nó hỏi han và thúc đẩy sự bày tỏ, đặt ra những hình thức.

 

Trử tình phê phán , đúng vậy, nó ở trên gác lửng, tầng một vì chúng không phải là chim chóc, cũng không phải loại cây cỏ, nhưng lại chiếm được chiều cao; bất cứ gì cũng không cam chịu chìm trong bùn lầy. Nó đi trên sợi dây của âm thanh. Bảo vệ bàn tay, giữ vũng ngôn từ. Nói chính xác ngay trong hiện tượng lờ mờ. Thi ca không phải là căn bệnh  của câu thúc thế thôi./.

 

Đầu năm 2010

Khổng Ðức
Số lần đọc: 2574
Ngày đăng: 09.01.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Từ Láy trong Cung Oán Ngâm Khúc - Trần Minh Thương
Ðám rước- 1 - Nguyễn Ước
Chủ Nghĩa Platon của Viết - Hamvas Béla
Vấn đề ứng dụng phân tâm học vào phê bình văn học ở đô thị miền nam 1954-1975 - Trần Hoài Anh
Tiểu thuyết trong quan niệm của lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954-1975 - Trần Hoài Anh
Thử lý giải hiện tượng ngâm khúc hình thức song thất lục bát không phát triển ở thời hiện đại - Trần Minh Thương
30 năm văn xuôi Đồng Nai, một phác thảo - Bùi Công Thuấn
Jean-Paul Sartre ,Nỗi đam mê làm người của thế kỷ 20[1] -1 - Phan Huy Đường
Jean-Paul Sartre ,Nỗi đam mê làm người của thế kỷ 20[1] -2 - Phan Huy Đường
Cảnh trong thơ sơn thủy đời Đường – nhìn từ nỗi sầu nhân thế - Nguyễn Thành Giang
Cùng một tác giả
Nhân đọc bài (tạp văn)
Bức thư rơi… (truyện ngắn)
Thi Tính Tự Do (tiểu luận)
Khí hạo nhiên (tiểu luận)
Thần tứ (tiểu luận)
Thế giới thơ… (tiểu luận)
Mỹ học tiếp thụ (nghệ thuật)
Con tim nhà thơ… (nghệ thuật)