Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.312 tác phẩm
2.745 tác giả
426
115.864.626
 
Mỹ học trong chủ nghĩa tồn tại của M. Heidegger (1889-1976)
Khổng Ðức

Heidegger sinh ra ở Messkirch (Đức), tuổi trẻ ông học thần học ở Freiburg, đậu tiến sĩ năm 1914 với luận án không có gì xuất sắc lắm. Đến năm 1927 ông cho xuất bản  tác phẩm  Sein und Zeit , Pháp dịch là L’ être et le temps, Việt Nam dịch là  Hữu thể và thời gian, Trung Quốc dịch là tồn tại và thời gian (ở đây tôi dùng từ tồn tại); trở nên nổi tiếng và gây ảnh hưởng khắp thế giới. Theo ông đừng đặt vấn đề : Tồn tại là gì ? Mà chỉ cần minh xác Tại sao tồn tại thành ra tồn tại, thì lãnh hội được  ngay ý nghĩa của tồn tại.. Chỉ cần nghiên cứu Tồn tại (Da Sein) chứ không phải sự tồn tại (Das Seiende) . Theo ông Tồn tại là nguồn gốc của tất cả sự tồn tại. Tồn tại không lúc nào không tồn tại, không ở đâu không tồn tại., nhưng nó ẩn chứ không hiện. Như vậy muốn lãnh ngộ được tồn tại thì phải thông  qua một sự tồn tại đặc biệt nào đó. Cái đặc biệt  tồn tại ấy là “ở đó” (Da Sein), cái Da Sein ấy thực tế chính là con người, chỉ có con người mới lĩnh hội được  tồn tại, vì con người biết phản tư , biết tra vấn ý nghĩa của tồn tại;

 

Toàn bộ triết  của Heidegger đều xuất phát từ  sự tìm kiếm cái “ở đó”; ông cho rằng  trạng thái tồn tại  cơ bản  nhất của “ở đó “ là tại thế. Tại thế tức là con  người  ở trạng thái bị vất bỏ ra đó, cũng tức  là con người đối diện với cuộc sống, đảm  nhận cái trách nhiệm của chính mình. Trạng thái cơ bản của con người tại thế là “ phiền muộn”, “sợ hải” và “chết chóc”.

 

Phiền, là chỉ mối liên hệ sinh ra từ thế giới xung quanh của con người, do tâm đảm nhận cảm thấy có sự mất mát nên sinh ra trạng thái lo lắng (souci), hàm nghĩa cơ bản là tư lự. Sợ, là do con n gười đối mặt với kẻ thù địch, cái thế giới khác đó sinh ra tình cảm bất an…Cái sợ này với sự sợ hải  trong cuộc sống hằng ngày có sự khác nhau ( sợ hằng ngày là sợ cụ thể, còn cái sợ của tình cảm bất an là  trừu tượng). Chết chóc, là chỉ con người đối diện với tình cảm tử vong.

 

Đặc trưng quan trọng của  chủ nghĩa tồn tại của Heidegger là nhấn mạnh tính thống nhất của chủ thể và khách thể. Trong mỹ học đối với tác phẩm nghệ thuật ông cũng thể hiện cái đặc trưng ấy. Heidegger cho rằng trong mỗi tác phẩm  nghệ thuật đều có cái thế giới của chính nó, cái thế giới ấy là “ trò chơi phản ánh” ( Mirror-Play) của Thiên , Địa, Thần, Nhân kết hợp lại mà thành.. Ông chỉ rõ : “ Thiên và Địa, Thần và Nhân , thứ trò chơi phản ánh ấy chúng ta gọi là thế giới. Ông từng đưa ra cái điện thần của Hi Lạp làm thí dụ để thuyết minh. Cho rằng  thần điện cắm rể sâu vào đất, cạy đất vùng lên, nó dùng cả một vùng đất rộng  để che chở cho phần dưới của nó,, đồng thời tương tiếp với trời cao, nóc mái của thần điện dùng cột chống đở, như thế cái không gian mà nó hình thành mở rộng hướng ra bên ngoài. Do đó, thần điện mở rộng tính trực quan tồn tại, và tính che đậy, hai lực lương nguyên sơ hổ tương liên hệ, là sản vật hổ tương đấu tranh. Trời là trường sở mang tính mở rộng, còn trường sở của đất thì che đậy khép kín. Đại địa đối với tác phẩm có đủ ý nghĩa quan trọng, “ nền của thế giới là đại địa,, mà đại địa lại thông qua thế giới mà đạt được sự đột xuất. Trong xung đột giữa trời và đất,  sự tồn tại của tác phẩm được xác lập, và bản thân chân lý thì sinh ra trong  tồn tại của tác phẩm.

 

Heidegger cho rằng , tác phẩm nghệ thuật không thể quy kết một cách đơn thuần là đồ vật. Nhưng tiền đề cơ bản của nó  vẫn kể như là một thứ đồ vật, có đầy đủ vật tính. Mà bản thân của vật lại bao hàm bốn yếu tố nội tại liên hệ với nhau là Thiên Địa Thần Nhân  Do đó tác phẩm nghệ thuật cũng bao hàm 4 yếu tố nội tại liên hệ nhau. Ông từng lấy cái bình làm thí dụ thuyết minh bản tính của  đồ vật. Tính chất của cái bình không phải là do cái đáy và bốn phiá bao vây  quanh nó có thể làm sáng tỏ, mà chỉ có thể lấy sự kiện bao dung  trống không  của nó để thuyết minh. Chính là do cái hư không  ấy mà khiến nó thành ra cái bình. Mà hư không có thể dung nạp và tồn trữ vật gì đổ vào, rồi lại từ trong bình đổ ra làm đồ gởi tặng. Đối với việc thu nhận đồ gởi tặng  thành ra là tặng vật, đồng thời trong tặng vật có bao hàm thiên và địa. Vì vật đổ vào bình như nước chẳng hạn, như thế nước xuất phát  từ suối nguồn, suối nguồn dính dáng đên  núi, đến đá, núi đá dính vào vấn đề thổ nhưỡng, và nước là thủy có mối liên hệ đến trời, nước mưa từ trời rơi xuống  thấm vào đất, ban cho vật. Một phương diện khác nữa, nước có thể cho người uống để giải khát, lại có thể dùng để thờ phụng thần minh. Như thề từ  trong  tặng vật, bốn yếu tố thiên địa thần nhân cùng liên hệ với nhau, từ đó mới qui định được tính của bình. Cái bình khiến cho 4 yếu tố thiên địa, thần nhân hổ tương tiếp cận, tác phẩm nghệ thuật cũng kể như đồ vật, cùng giống như vậy bao hàm 4 yếu tố liên hệ và tiếp cận. Rõ ràng theo quan điểm của Heidegger, trong tác phẩm nghệ thuật có sự liên hệ và tiếp cận 4 yếu tố thiên địa thần nhân, đúng là có đủ sức để chứng minh chủ thể và khách thể thống nhất, đó cũng là vấn đề gây chia rẻ giữa Husserl và Heidegger. Quan điểm của Heidegger đối với thiên địa thần nhân, một mặt để thuyết minh, ông coi đồ vật như là sự tồn tại để rồi nhận xét, ở phía sau của sự tồn tại ẩn tàng hiện tượng không đâu là không có Tại và không đâu là không thấy có nó (tại). Một mặt khác trình bày rõ là ông ta đối với thế giới đương kim, thế giới của kỷ thuật rất lo lắng và bất mãn. Theo ông bất cứ sự sáng tạo nào đều nên phải có một sự bảo tồn, giống như tác phẫm nghệ thuật nên có sự liên hệ hữu cơ của bốn yếu tố thiên địa thần nhân. Nhưng sự phát triển của khoa kỷ hiện đại lại dùng kỷ thuật dày xéo lên thế giới mà chúng ta đang tiếp xử,đem sự vật thiên nhiên hạ thấp xuống tính đơn thuần sử dụng , con người làm cho vạn vật không còn nơi nương tựa. Ông tức giận chỉ trích : “ Hiện đại khoa học cùng với các quốc  gia lắm quyền hành đều là kết quả tất yếu của bản chất kỷ thuật…, suy cho đến cùng thì bản thân bản chất của cuộc sống  sẽ giao phó cho sự sáng tạo kỷ thuật xử lý. Như vậy bản thân con người cùng sự vật đều đối mặt với một thứ càng ngày càng  tăng thêm sự nguy hại. Tức là sẽ biến thành tư liệu đơn thuần cho đến biến thành cái chức năng  của đối tượng hóa.” Tức là nói rằng , thời đại hiện nay là đêm đen của thế giới, con người tự mình đã quên mất bản chất chân chính của tốn tại.

 

Nghệ thuật tự động đưa chân lý vào tác phẩm. Đối với vấn đề khảo sát nghệ thuật, Heidegger đứng trên lập trường  triết học cơ bản của mình yêu cầu theo  góc độ của bản thể luận mà xem nghệ thuật  như là chỗ phô bày chân lý của tồn tại. Ông đề xuất:” Tác phẩm nghệ thuật dùng phương thức của chính nó  mở rộng cái tồn tại của sự tồn tại. Sự phô bày hay mở rộng ấy tức là nói rằng: cái chân lý của sự tồn tại thực hiện ngay trong tác phẩm. Trong tác phẩm nghệ thuật cái chân lý của sự tồn tại tự động đặt để  trong tác phẩm. Nghệ thuật là tự động đặt để chân lý trong tác phẩm.. Cái mà Heidegger nói ở đây tức là vấn đề bản chất của nghệ thuật, ông đem bản chất của nghệ thuật liên hệ cùng với tồn tại của sự tồn tại, cùng  sự tồn tại liên hệ với chân lý. Nhưng cái chân lý mà ông ta nói đến có hàm nghĩa đặc biệt, không phải là cái chân lý khách quan mà  chúng ta hằng nói đến; mà là chỉ vào cái tồn tại của sự tồn tại, sự vật thường ở trạng thái che đậy được hiển hiện ra. Cái chân lý của sự tồn tại mà ông ta nói đến cùng với cái tồn tại của sự tồn tại thật ra là một ý tứ như nhau.

 

Để thuyết minh bản chất của nghệ thuật tức là trình hiện cái chân lý của sự tồn tại, trước tiên Heidegger tiến hành  phân tích tỉ mỉ tác phẩm nghệ thuật. Con đường tư tưởng của ông là như vậy : Muốn tìm đến bản chất của nghệ thuật, tức nên thảo luận tác phẩm một cách cụ thể, xem vì sao tác phẩm lại có được cái có thể thành tác phẩm nghệ thuật. Trước hết ông khẳng định  tác phẩm nghệ thuật là một thứ vật chất tồn tại, có đầy đủ vật tính. Một bức họa treo trên tường  thì cũng giống như một khẩu súng săn hay một cái mũ móc ở trên tường. Trước tiên nó là một thứ đồ vật. Tất cả nghệ thuật phẩm đều có tính đồ vật…Có vinh dự hưởng thụ thể nghiệm thẩm mỹ rất cao cho mấy cũng không sao thoát được tính đồ vật của nghệ thuật phẩm. Tuy nhiên , mặc dù như vậy, thứ tính đồ vật ấy lại không phải là bản chất sở tại của nghệ thuật phẩm. Tính đồ vật của nghệ thuật phẩm chỉ là cung cấp một thứ cơ sở, trên cơ sở ấy, nghệ thuật gia mới có thể sáng tác nghệ thuật phẩm chân chính. Như thế làm sao mới có thể sáng tác ra nghệ thuật phẩm chân chính? Heidegger cho rằng, đó tức là phải trình diễn cái chân lý cũa sự tồn tại; trong tác phẩm thì cái gì là sự tồn tại, làm sao cho cái điểm tồn tại ấy được trình diễn rõ ra, như thế thì chân lý của tác phẩm mới xuất hiện..

 

Xuyên qua bức họa “Đôi giày “ của Van Gogh, ông  ta mới phân tích nêu rõ cái quan điểm của  chính ông: “ Từ dôi giày  cũ kỷ của người nông phụ, cái miệng đen ngòm của nó  như ngưng tụ sự gian khổ của những bước chân lao động. Hai bên mép trống như tụ tích trong đó  bao gió mưa rét cóng,. Thoạt nhìn cánh đồng rộng không bến bờ vĩnh viễn đơn điệu, trên những luống cày in những bước chân vừa kiên nhẫn vừa chậm chạp, trện mặt đôi giày còn dính những vệt đất màu mỡ,. trong ánh hoàng hôn đôi giày ấy từng lũi thủi đi một mình trên những nẻo đường mòn của cánh đồng . Trong đôi giày như vọng lại từ đại địa lời réo gọi vô thanh… Đối với cái hang hốc quen thuộc ấy cũng phô bày  ra cảnh đại địa như ngủ lịm trong tiết trời đông hoang dã. Đôi giày cũng thấm thấu bao cảnh bần hàn, chiến thắng với những miếng ăn độ nhật, với những vui buồn lặng  lẽ không lời, ẩn dấu những cơn đau xé lòng  khi sinh con, và những cảnh sống chết cận kề. Đôi giày ấy thuộc vào đại địa,, đại địa là thế giới của của phụ nữ nông thôn đáng được bảo vệ.. Những gì Van Gogh diễn tả trong đôi giày, Heidegger thấy được toàn thể cái thế giới sinh tồn của người nông phụ; sự lao tác gian khổ của người đàn bà, với bao nỗi buồn vui,, đau khổ với sự sanh đẻ,, sợ hải với lẽ tử vong… Nói như thế để thấy Van Gogh vẽ đôi giày ấy không phải bình thường  là một đôi giày của một nông phụ , mà là thông qua đôi giày diễn tả sự tồn tại của nông phụ, trình bày được toàn cả cái thế giới của bà ta. Như thế búc họa của đôi giày mới trở thành là một nghệ thuật phẩm. Chính từ quan điểm cơ bản ấy, Heidegger đã phản đối quan điểm chỉ theo vật tính mà nhận thức nghệ thuật phẩm, đem nghệ thuật xem như là một thứ tồn tại vật chất; cũng  phản đối cái quan điểm xem nghệ thuật là mô phỏng giống hệt thiên nhiên. Và cho rằng  tác phẩm nghệ thuật quyết không phải là tái hiện lại sự tồn tại cá biệt, mà là tái hiện cái bản chất phổ biến của sự vật, cái chân lý tồn tại, Cùng lúc ông phản đối cái quan điểm truyền thống của bản chất nghệ thuật là qui định cái đẹp không sáng tạo, chỉ ra cái điều con người cho rằng  chân lý phổ biến là  thuộc phạm trù logic, và cái đẹp là thuộc phạm  trù mỹ học; đó là sự hiểu lầm về một thứ hình nhi thượng học.

 

Chân lý là mỹ học cần sự cố gắng  truy tần nơi sự vật.. Nghệ thuật là trình bày cái chân lý của sự tồn tại, đó là quan điểm xuất phát cơ bản. Heidegger còn tiến thêm một buớc chỉ rõ” tồn tại của tác phẩm tức là thiết lập một thế giới. Cái thế giới mà ông nói không phải đơn thuần là thế giới vật chất, tức là sự tập hợp thuần nhiên của sự vật, mà là trạng thái tồn tại của cái “ở đó”. Cũng tức là nói, tách rời khỏi người tức không có thế giới, vì theo cách nhìn của ông  thì với vật vô cơ, thực vật, động vật đều không có thế giới, chỉ có người mới có thế giới. Thí dụ như bức tranh đôi giày của Van Gogh, người nông phụ có cả một thế giới. Vì bức họa ấy nhắm trình bày  người nông phụ “ở đó” với trạng thái chân thật. Nó cũng giống như  tác phẩm nghệ thuật thần điện của Hi Lạp. Thần điện cao vút ở đó, mở ra cả một thế giới, đồng thời khiến cho thế giới đó chống lại với đại địa, bản thân nó phải là như thế mới được kể là vì dân tộc xuất hiện nơi đại địa. Heidegger còn tiến hơn một bước nữa,   chỉ  ra rằng , nghệ thuật tức là nơi hình thành và phát sinh chân lý. Đưa vào tác phẩm cái ý vị, làm cho tác phẩm tồn tại kéo theo sự vận động và phát sinh  Đó là kể như  phát sinh sự thu nhập và ẩn tàng. Như thế, tức là trong  tác phẩm nghệ thuật  có sáng tạo tính thu  tàng  chân lý. Nghệ thuật là nơi  phát sinh và hình thành chân lý. Do đó mới có thể thấy, nghệ thuật tức là  tác phẩm có chân lý trí nhập vào, đồng thời cũng là nơi chân lý phát sinh và hình thành. Tức là nói nghệ thuật là một mô thức biểu hiện chân lý và tồn tại. Heidegger đối với việc qui định bản chất của Mỹ cũng theo lập trường cơ bản đó mà phát xuất. Ông cho rằng  được kết hợp làm cho tác phẩm chói sáng  thì đó là mỹ. Mỹ là môt phương thức, trong đó chân lý kể như được sinh ra.

 

Đối với thơ và ngôn ngữ, Heidegger giả định bản chất của nghệ thuật là chân lý tự động  đặt để, đồng thời ông nói rõ: “ Bản chất của nghệ thuật là Thơ; bản chất của Thơ tức là xác lập chân lý. Theo đó có thể thấy rõ, thơ mà ông nói là thơ theo nghĩa rộng, bản chất của thơ cũng giống như nghệ thuật, có thể qui kết là trình bày chân lý. Để tiến thêm một bước hiểu rõ bản chất  nghệ thuật của ông, tất yếu phải xem kỷ cách nhìn của ông  đối với bản chất thi ca.. Ông từng mượn nhà thơ của Đức là Holderlin để trình bày bản chất của thơ. Holderlin có chân tư cách là thi nhân của thi nhân, ông này cho rằng  làm thơ là “ hoạt động  thuần  chân  nhất  trong tất cả các hoạt động “, con người có được của cải nguy hiểm nhất là…ngôn ngữ, mà lại chứng thực được sự tồn tại của chính mình. Heidegger giải thích tường tận 5 câu thơ của của Holderlin, ông cho rằng, sở dĩ làm thơ là chân thật nhất, đó là vì thơ là trò chơi tự do của sức sức tưởng tượng , chân chính đạt đến sự siêu thoát vô lợi hại. Nhưng nếu chỉ dừng chân lại ở đây thì vẫn chưa nắm được bản chất của thơ, vì muốn nắm được bản chất của thơ thì phải khảo sát suy tư về sự tồn tại của người. Cứ như cái nhìn của Heidegger, thì người ta là một thứ cần phải tự mình chứng thực là kẻ tồn tại và chúng thực sự sinh tiồn của con người.. Từ đó  mới chứng thực được bản chất hoàn mỹ của nó  là ở nơi  biết chọn lựa tự do. Con người có ngôn ngữ, sở dĩ ngôn ngữ trở thành tối nguy hiểm, là vì thông qua ngôn ngữ, con người được khai mở để hiểu rõ sự tồn tại của chính mình. Và cũng vì chính mình ở đó mà thành ra lo lắng, phiền muộn, sợ hải, kể như là một kẻ phi tồn tại , mà lại khiến cho mình thất vọng và bất mãn. Nhiệm vụ của ngôn ngữ là thông qua nó mà sáng tỏ sự tồn tại. lấy đó mà bảo vệ cho sự tồn tại. Trong ngôn ngữ, sự vật thuần túy nhất và tối tăm nhất, mà cũng phưc tạp nhất và giản đơn nhất để có thể dùng  ngôn từ diễn đạt. Nói như thế tức là ngôn ngữ có thể phô diễn  tồn tại của tồn tại, cũng có thể trình bày sự phi tồn tại. Thơ tức là thông qua ngôn ngữ đạt đến sự tồn tại “ thần tứ”(Celeste), đó tức là bản chất của thơ. Đối với “thần tứ” Heidegger  thuyết minh thêm : Tồn tại chứ không phải là sự tồn tại. Nhưng vì tồn tại và bản chất của vật tồn tại không thể tính đếm, cũng không thể từ trong sự vật hiện tồn tính đếm rồi suy diễn ra, cho nên tất nhiên là chúng  tự do sáng tạo qui định và cung cấp cho nhau. Thứ cung cấp tự do  hoạt động  tức là “thần tứ”. Thơ  tức là thần tứ tồn tại, nó không phải là phẩm vật trang sức thêm vào cho người, cũng không phải là sự hứng thú và tiêu khiển đơn thuần của người mà là sự chống đở căn cơ của lịch sử. Chình vì tồn tại thần tứ của thơ cho nên  bản chất của nghệ thuật là Thơ; bản chất của ngôn ngữ cũng cần phải thông qua bản chất của thơ thêm vào sự lý giải.

 

Tóm lại căn cứ theo những gì vừa trình bày ở trên chúng ta  có thể thấy rõ, bản chất nghệ thuật của Heidegger hoàn toàn kiến lập trên khái niệm tồn tại và chân lý, nghệ thuật là một phương thức biểu hiện chân lý và tồn tại. Bởi vì bản thể tồn tại vạn sự vạn vật đều không phải là  thế giới vật chất khách quan, mà là một thứ siêu thoát cả chủ khách, đối lập  là tồn tại phi vật phi tâm….

 

( Trích dịch từ  Mỹ học sử Tây phương hiện đại)

Khổng Ðức
Số lần đọc: 3427
Ngày đăng: 19.07.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Trường Sa trong thơ Trần Đăng Khoa - Nguyễn Hoàn
Viết ngắn 10. Các trào lưu văn chương - Inrasara
Nguồn gốc sáng tạo nghệ thuật: tính trực giác - Khổng Ðức
Viết ngắn 09. Truyền thống - Inrasara
Sự ám ảnh về cái chết trong cuộc đời và tác phẩm của Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ - Phạm Ngọc Hiền
Cần hiểu đúng về các dị bản của một bài ca dân gian tiêu biểu cho xứ Quảng* - Tần Hoài Dạ Vũ
Cái chi chi thơ- phần 2 - Vĩnh Phúc
Inrasara & các Viết ngắn về thơ - Inrasara
Thử tìm một mẫu số chung cho thơ - Mang Viên Long
Khi miếng bánh sắp được ’’cắt - chia’’? - Lê Xuân Quang
Cùng một tác giả
Nhân đọc bài (tạp văn)
Bức thư rơi… (truyện ngắn)
Thi Tính Tự Do (tiểu luận)
Khí hạo nhiên (tiểu luận)
Thần tứ (tiểu luận)
Thế giới thơ… (tiểu luận)
Mỹ học tiếp thụ (nghệ thuật)
Con tim nhà thơ… (nghệ thuật)