Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.394 tác phẩm
2.747 tác giả
716
116.727.955
 
ĐỌC VÀ FÊ-BÌNH NIETZSCHE: CHÍ HÙNG-VĨ LÀ MỘT TÁC-FẨM NGỆ-THUẬT CỦA MARTIN HEIDEGGER
Nguyễn Quỳnh USA

 

Mở Đầu

 

Khoảng năm 2000, tôi có zịp trò-chuyện với một nhà-văn Việt qua E-mail. Người này tốt-ngiệp ban Triết ở Đại-học Sàigòn trước 1975. Nhà-văn này nhắc tới vấn-đề thẩm-mĩ liên-quan đến Heidegger và Nietzsche. Tôi có í-kiến với nhà-văn đó là những jì chúng tôi vừa nói đến Heidegger viết về Der Wille zur Macht của Nietzsche còn mơ-hồ lắm. Cho nên, tôi đề-ngị mỗi người chúng tôi nên trình bày cuốn Nietzsche của Heidegger với độc-jả Việtnam. Đây sẽ không fải là bài viết chung vì mỗi người, nhà văn ấy và tôi, sẽ đọc và fân-tích cuốn sách đó rồi trình-bày và fê-bình tường-tận theo hiểu biết của mình. Đợi lâu không thấy nhà văn ấy trả lời tôi cũng quên luôn.

 

            Mười hai năm sau, tức cuối năm 2012, một người bạn thân của tôi ở Việtnam rất thích Triết-học của Nietzsche, cho nên tôi hứa sẽ gửi cho bạn tôi toàn bộ 4 cuốn về Nietzsche zo Heidegger biên-soạn. Nhân tiện, tôi ngĩ rằng có thể một số các em sinh-viên Việtnam ban Triết cũng muốn tìm-hiểu nội-zung những cuốn sách này. Tôi quyết-định là đầu năm 2013, tác-fẩm Nietzsche của Heidegger nên được thêm vào chương-trình Đọc và Fê-bình Triết-học của tôi. Bài này – rất zài –là món qùa đầu năm gửi tặng bạn tôi, và gửi cho tất cả các em sinh-viên Việtnam ban Triết.

 

            Đọc và Fê-bình một tư-tưởng là đọc thẳng tư-tưởng của một Triết-ja, chứ không fải đọc những sách viết về tư-tưởng của Triết-ja đó. Trong số sách viết về tư-tưởng của một Triết-ja có cuốn rất đặc-sắc, nhưng thường chỉ bàn tới vài điểm zo đó độc-jả không thấy được những vấn-đề quan-trọng khác. Ở đây chúng ta cũng cần gi-nhận là có những sách suy-ziễn sai tư-tưởng của Triết-ja. Ví zụ cụ thể ở đây là Heidegger đã trưng ra trường-hợp Nietzsche và Schopenhauer hiểu sai “í-niệm về cái đẹp của Kant”.  

(Xin đón đọc Đọc và Fê-bình “Fê-bình Thẩm-mĩ/ Kritik der Ureilskraft/ The Critique of Judgment “ zo Nguyễn Quỳnh trình-bày trên Tiền-Vệ).

 

            Đọc và Fê-bình là một việc làm thú-vị của một số người chuyên-môn trong Triết-học. Bởi vì người đọc theo zõi từng chữ từng câu của tác-fẩm rồi chú-thích. nhận-định và fê-fán. Nếu chỉ đọc bản tóm-lược, ví-zụ đọc bài tóm-lược Truyện Kiều của Nguyễn Zu, người đọc sẽ không biết được những nét tinh-hoa của tác-fẩm. Zo đó người-đọc sẽ có những nhận-xét sai lầm và đôi khi hão-huyền tưởng mình “thông sáng” tư-tưởng của một Thi-nhân hay một Triết-ja.

 

            Đọc và Fê-bình đúng là một fương-fáp hàn-lâm vì khi làm như thế chúng-ta mường-tượng chúng-ta đang trình-bày tư-tưởng của một Triết-ja trước hội-đồng gồm những học-jả chuyên-môn. Người đọc theo zõi bài Đọc và Fê-bình một tác-fẩm Triết-học của chúng-ta nếu có một nguyên-tác mở ra trên tay sẽ thấy cách trình-bày của chúng-ta là một việc làm rất công-fu về hai mặt: suy-ziễn tư-tưởng và chuyển-ngữ.

 

            Gần đây, tác-jả bài này nảy ra í-ngĩ zùng gi-chú để làm sáng tỏ vấn-đề và fê-bình những điểm cần thảo-luận chưa rõ trong nguyên-tác. Đồng thời ở một vài chỗ tác-jả gi xuống bằng Anh-ngữ để zễ theo zõi tiến-trình làm việc có lợi cho tương-lai. Đây cũng là zịp để cho người đọc trong thế-jới Anh-ngữ có thể thấy rõ việc làm của tác-jả, zĩ-nhiên chưa hoàn-hảo nhưng có trách-nhiệm.

 

            Bài này zành tặng cho một người bạn chưa bao jờ gặp.

 

NIETZSCHE: CHÍ HÙNG-VĨ LÀ MỘT TÁC-FẨM NGỆ-YTHUẬT

 Khai-từ của Heidegger cho một bộ gồm bốn cuốn có chung

Nhan-đề NIETZSCHE.

 

Trong bốn cuốn ấy,1 cuốn đầu Nietzsche: Chí Hùng Vĩ là một Tác-fẩm Ngệ-thuật, Heidegger nhận xét rằng: “Chính Nietzsche thấy kinh-ngiệm cuả ông quyết-định tư-tưởng của ông”, như sau:

 

“Cuộc-đời … trở nên huyền-bí hơn kể từ ngày con-người vĩ-đại jải-fóng cho tôi thấy  rằng– tư-tưởng của đời-sống fải là kinh-ngiệm của chính con-người hiểu-biết.” (The Gay Science 1882, cuốn IV, số 324) 2

 

Zo đó, Hidegger vào đề ngay:

NIETZSCHE

– Cái tên của một tư-tưởng ja zùng làm tựa-đề cho cuốn sách này, liên-quan tới suy-tư của Nietzsche.

            Heidegger viết tiếp:

Hỏi là đối-ziện với vấn-đề. Để cho suy-tư của chúng-ta có vấn-đế và để sửa-soạn suy-tư của chúng ta cho vấn-đề ấy. Có-vấn-đề và ngĩ về vấn-đề là hai mục-đích tạo-thành nội-zung cho cuốn-sách Nietzsche của Heidegger.

                       

Heidegger cho biết bộ-sách Nietzsche gồm những bài-jảng tại Đại-học Freiburg-im-Breisgau trong những năm 1936-1940. Thêm vào những bài-jảng ấy là một số luận-cương viết trong những năm từ 1940 tới 1946. Sau đó tất cả bài-jảng được tiếp-tục khai-triển thêm và đã tạo thành đề-tài thảo-luận (tức cuồn Nietzsche này).

           

Tất cả chuyên-luận được chia ra theo nội-dung riêng của chúng, chứ không xếp theo từng jờ hay thời-jan của bài-jảng, tuy rằng tính-chất của mỗi bài-jảng vẫn i-nguyên, cần-thiết cho toàn-thể của bài-jảng và cho một số vấn-đề cần fải nhắc đi nhắc lại.

           

Tôi (Heidegger) luôn luôn muốn rằng cùng một thể-tài về những bài viết của Nietzsche nên được thảo-luận nhiều lần và mỗi lần có nội-zung khác nhau. Hầu hết chất-liệu trong cuốn sách này có thể đã được nhiều độc-jả biết đến. Tuy nhiên có những điều đã biết rõ và đáng để chúng-ta suy-niệm vẫn còn lởn vởn đó đây. Thế thì, cách nhắc đi nhắc lại của tôi cốt để cho chúng-ta có những zịp suy-tư cặn kẽ và làm sống lại những tư-tưởng có tầm quan-trọng và bao-quát chung. Zù cho trong fương-án nào chăng nữa, mọi tư-tưởng có já-trị sẽ trở thành sáng-sủa bằng cách truy-tầm và fê-fán 3 . Trong bản-văn của những bài jảng có những câu và những chữ đã được loại bỏ, những cách-viết chồng-chéo được jản-luợc, những đoạn tối-tăm được làm sáng-tỏ, và những jì không được để-í đến đã được sửa lại cho đúng.

           

Làm được những điều như trên thì bản-văn tuy tốt nhưng lại thiếu những cái hay của văn nói.

 

Tuy nhiên, nói chung, tác-fẩm xuất bản cho thấy một hướng-đi của tư-tưởng mà tôi đã theo đuổi từ năm 1930 cho tới luận-cương Thư về Nhân-bản Luận, năm 1947. Hai bài-jảng ngắn xuất bản trước Thư về Nhân-bản Luận, Nguyên-lí về Chân-tính của Plato, 1942, Bàn-về Iếu-tính của Chân-tính, 1943, đều bắt nguồn từ những năm 1930-31. Cuốn Ziễn-jải Thơ của Holerlin, 1951 đi kèm với một số luận-cương và bài-jảng  ở khoảng jữa thời-jan 1936 và 1943, chỉ làm sáng-tỏ đôi chút vế việc làm hiện-tại mà thôi.

 

Theo như thứ tự, trước hết chúng-ta đi từ “vấn-đề của tư-tưởng Nietzsche” rồi vấn-đề này mở ra để rở thành rõ-ràng đối với độc-jả khi chính độc-jả theo zõi những bài viết sau đây.

 

Martin Heidegger

Freiburg-im-Breisgau

May, 1961

           

 

1.      Nietzsche là một nhà Tư-tưởng Siêu-hình.

Trong cuốn Chí Hùng-vĩ (Der Wille zur Macht) 4 được viết tắt là WM, một tác-fẩm được bàn đến trong bài-jảng này, Nietzsche có nhận-định về Triết-học như sau (WM, 420)

 

            Tôi không muốn khuyên ai vào ngành Triết-học, bởi vì một điều không tránh khỏi và đồng-thời có lẽ đó cũng là một điều khao-khát là Triết-ja nên là một cái cây hiếm-hoi. 5 Tôi không thấy có jì khó chịu hơn là những lời ca-ngợi “rất mô-fạm” về Triết-học như chúng-ta thấy ở Seneca hay tệ hơn nữa là ở Cicero. Triết-học chỉ có một chút xíu zính-záng tới zanh-đức hay những đức-độ (virtues) đáng noi theo mà thôi. Xin qúi vị cũng cho tôi nói thêm là thực ra con-người minh-triết rất khác với một Triết-ja. Điều tôi mong ước là í-niệm đúng về một Triết-ja không hoàn-toàn bị mai-một trong nước Đức …

 

            Năm hai-mươi tám tuổi khi Nietzsche là jáo-sư tại Basel, ông đã viết thế này (X, 112):

            Có những thời-đại nguy-hiểm để cho Triết-ja xuất-hiện. Đó là thời-đại khi bánh xe lăn qúa mau – là lúc Triết-ja và Ngệ-sĩ thấy rõ sự tha-hóa trong hình-thái của í-ngĩa và sự xuống-zốc cách đánh já-trị của những sự-thực (chân-lí) căn-bản qua kinh-mhiệm lịch-sử được ziễn-tả qua những biểu-tượng cao nhất mà văn-hóa Tây-fương gọi là Mythos. Triết-ja và Ngệ-sĩ là những người đi trước thời-đại vì sự thức-tỉnh của con-người đương-thời qúa chậm trong những thời-đại ấy. Một zân-tộc í-thức được nỗi nguy-cơ sẽ sáng-tạo ra thiên-tài. 6

 

            Chí Hùng-vĩ/Der Wille zur Macht  ziễn-tả hai vai-trò trong suy-tư của Nietzsche. Trước hết, câu Chí Hùng-vĩ là tựa-đề tác-fẩm Triết-học chính của Nietzsche đã được sửa-soạn từ nhiều năm nhưng chưa được viết ra. Thứ hai, Chí Hùng-vĩ đặt tên và tạo-nên sắc-thái căn-bản cho mọi fù-sinh.7 Cho nên, Nietzsche đã nói: “Chí Hùng-vĩ là zữ-kiện tối cao để chúng-ta đạt đến”. (XVI, 415).

 

            Không có jì là khó khăn để chúng ta hiểu cách zîễn-tả của Nietzshe trong hai chữ “Í-chí” và “Quyền-lực” trong tựa-đề Der Will zur Macht/Chí Hùng-vĩ. Ngĩa là có “Chí” ắt có “Quyền”. Cả hai CHÍ  và QUYỀN gắn-bó với nhau. Trong Truyện Kiều Nguyễn Zu có câu ziễn được ngĩa của chữ “Sức-mạnh” hay “Quyền-lực” và ám-chỉ đến “Í-chí” jải quyết vấn-đề, như sau:  

Có quyền nào fải một đường chấp kinh. 8

 

Heidegger đi xa hơn khi ông nói rõ: Vì cái tên trưng ra sắc-tính căn-bản “Hùng-vĩ” hay “Í-chí vươn đến Quyền-lực” của sự-vật (sein) cho nên “Chí-lực” là một cách ziễn-tả để trả lời câu-hỏi: “Nguồn-sống/Sein” là jì? Từ thời cổ câu hỏi này là câu hỏi của Triết-học 9. Thế nên, Í-chí vươn tới Quyền-lực fải là cái tên chính cho một tác-fẩm Triết-học của một Triết-ja (Nietzsche) khi Triết-ja này nói tham-vọng cao nhất của mọi fù-sinh là í-chí vươn tới quyền-lực (xin độc-jả đọc Quyền-lực và Tự-zo của Nguyễn Quỳnh đã đăng nhiều lần trên Tiền-VệVăn-chương Việt, và vẫn còn tiếp-tục khai-triển). Nếu đối với Nietzsche tác-fẩm mang tên Chí Hùng-vĩ/Í-chí Vươn tới Quyền-lực là cấu-trúc chính của Triết-học mà “nói một cách văn-hoa” Nietzsche là “ziện-tiền” thì điều này ám-chỉ rằng tư-tưởng của Nietzsche ziễn ra trong qũi-đạo bao la về một câu-hỏi Triết-học xưa-cũ vô-cùng quan-trọng: “Ngĩa-sống hay Nguồn-sống là ji? Was ist Dasein?” 10

 

            Vậy thì Nietzsche có fải là Triết-ja qúa mới trong lúc xã-hội ồn-ào quanh ông zường như đã ngĩ ông mới thế không? Có fải Nietzsche chưa hẳn là người làm cuộc đổi thay theo tính sáng-tạo của ông không? Đánh tan những nỗi e-ngại của chúng ta không fải luôn luôn là điều cần-thiết vì chúng ta không thắc-mắc đến điều đó. Ngược lại sự thật là Nietzsche đã đưa câu-hỏi về Triết-học Tây-fương vào quĩ-đạo cốt chỉ để làm sáng tỏ điểu ông đã biết Triết-học là jì. Í-thức ấy qủa là hiếm có. Chỉ những nhà tư-tưởng lớn mới có suy-tư như thế. Và suy-tư như thế là một hình-thức suy-tư tinh-ròng và mạnh nhất. Câu-hỏi đúng và có căn-cơ là câu-hỏi về iếu-tính của Nguồn-zống (Sein). Câu hỏi đúng ngĩa ấy không mở ra trong lịch-sử Triết-học. Nietzsche luôn luôn đặt ra câu-hỏi có đường-hướng rõ ràng.

 

            Việc làm của một bài-jảng là làm sáng-tỏ điểm quan-trọng mà Nietzsche đã mở ra câu-hỏi về tư-tưởng Tây-fương và ông đã trả lời câu-hỏi đó. Làm sáng-tỏ điểm quan-trọng là một điều cần-thiết để sửa-soạn bàn-về tư-tưởng của Nietzsche. Nếu trong suy-tư của Nietzsche có mang truyền-thống Tây-fương trước khi tư-tưởng Tây-fương có mặt và đầy đủ thì chuyện fê-bình tư-tưởng của Nietzsche zính liền với tư-tưởng Tây-fương ngay ở lúc này.

 

            Fê-bình và tìm-hiểu tư-tưởng của Nietzsche vẫn chưa có. Ngay cả những zự-thảo cần-thiết để biết về tư-tưởng này cũng chưa có. Đã từ lâu người ta ca-tụng, bắt-chước, fê-bình lếu-láo, và lạm-zụng tư-tưởng Nietzsche. Tư-tưởng của Nietzsche vẫn còn qúa mới đối với chúng-ta. Tuy nhiên, Nietzsche và chúng ta vẫn còn qúa gần nhau trong lịch-sử cho nên chúng-ta chưa có đủ tầm-mức xa cần-thiết để hiểu sức-mạnh tư-tưởng của ông. [Tức chưa đủ thời-jan ngiền-ngẫm vấn-đề]

 

            Tìm-hiểu và ngiên-cứu kĩ-càng  là việc-làm chính-đáng của fê-bình để đánh já-trị thật đúng về tầm vóc của một Triết-ja. Khi tìm-hiểu và fân-tích kĩ như thế chúng-ta mới chiêm-ngiệm được tư-tưởng của Triết-ja và tìm ra sức-mạnh của tư-tưởng ấy. Để làm jì? Chỉ xuyên qua sự tìm-hiểu và fân-tích chúng ta mới có thể sử-zụng được sức-mạnh tối-cao tư-zuy của chúng-ta. 11

 

            Tuy nhiên, đã từ lâu các vị khoa-trưởng fân-khoa Triết-học ở đại-học Đức không cho rằng Nietzsche là một tư-tưởng ja lỗi-lạc mà chẳng qua chỉ là một thứ “triết-ja thi-nhân” mà thôi. Thực ra Nietzsche không thuộc về tầng-lớp các Triết-ja chỉ ngĩ đến những vấn-đề tối-tăm, trừu-tượng, chẳng zính-záng jì tới cuộc-đời. Chúng ta fải coi Nietzsche là “Triết-ja của đời-sống”.12

 

            Định-ngĩa Nietzsche là “Triết-ja của đời-sống” là một cách-trình bày có đường-hướng và không bao jờ chấm-zứt. Đồng thời, nó cũng cho fép chúng ta ngờ rằng những loại Triết-học khác là “đồ chết-tiệt” hoặc là một thứ cặn-bã đáng bỏ đi. Nói như thế bất ngờ chúng-ta hợp í với những người coi Nietzsche là “Triết-ja của đời-sống” tức là Triết-ja đã từ lâu không suy-tư trừu-tượng. Thế nhưng, ngĩ về Nietzsche như thế vẫn sai.

 

            Chúng ta chỉ thấy sự sai lầm ấy khi chúng-ta tìm-hiểu và ngiên-cứu kĩ-càng về Nietzsche và đồng thời tìm-hiểu câu-hỏi căn-bản về Triết-học. Ngay từ lúc đầu của chuyên-luận này chúng ta nên có đôi lời jới-thiệu về tư-tưởng của Nietzssche khởi đầu từ jai-đoạn những việc làm của ông vế “í-chí vươn tới quyền-lực”. Nietzsche đã nói: “ Đối với nhiều người suy-tư trừu-tượng là fương-tiện hay kĩ-thuật. Đối với tôi, ở những lúc “đắc-địa” thì suy-tư trừu-tượng là một thống-khoái cho tư-zuy và tình-cảm. Suy-tư trừu-tượng ở những lúc đó là một “thống-khoái như điên”. (XIV, 24)

 

            Có thật suy-tư trừu-tượng là một thống-khóai cho tư-zuy và tình-cảm hay không? Suy-tư trừu-tượng có fải là cái thể cao-nhất của đời-sống con-người hay không? 13 Đúng thế. Nhưng đồng thời chúng-ta fải để-í thật kĩ xem Nietzsche bàn đến iếu-tính của “sự thống-khóai” ra sao. Như vậy, chúng-ta chỉ có thể ngĩ về nền-tảng í-niệm của nguồn-sống đang có mặt (Dasein), tức là “í-chí vươn-tới quyền-lực”. 14 Thế thì “thống-khoái” có ngĩa là lòng tự-fụ, khoái-tỉ, bất-cần đời, bất-kính, thiếu tự-trọng, thú-tính và tất cả những jì mà một người theo Thiên-chúa Jáo không thể nào chấp-nhận được.

 

            Trong câu 914 của tác-fẩm Chí Hùng-vĩ/Der Wille zur Macht, Nietzsche  đã viết thế này: “Thống-khoái là cái tuyệt vời nhất của chủ-ngĩa ngoại-đạo (Peganism).” Và chúng-ta có thể thêm vào thế này: Thống-khoái trong tư-zuy không bao jờ có trong Jáo-lí Ki-tô. Cho nên, không có cái jì gọi làTriết-học Ki-tô. Triết-học đúng ngĩa nhất là Triết-học có í-ngĩa ngay trong Triết-học. Cũng vậy, không có thứ Triết-học nào gọi là Triết-học ngoại-đạo, cũng như không có cái jì gọi là ngoại-đạo mà vẫn có cái jì gọi là Thiên-chúa. Fải nói là: “chống-lại Thiên-chúa.”  Có lẽ các nhà tư-tưởng và thi-nhân Hi-lạp bị coi là “ngoại đạo”.

           

Mọi hoạt-động hội-hè nhộn-nhịp trong í-ngĩa thống-khoái đều đòi hỏi công-trình sửa-soạn rất lâu và rất công-fu 15, ngay cả nếu chúng-ta không có í biến thống-khoái thành hội-hè đình-đám lâu zài, hay trong í-niệm gần với hội-hè qua sự thống-khoái của tư-zuy và qua kinh-ngiệm trầm-tư, mặc-tưởng bằng câu-hỏi chân-thực.

 

Kì tới: 2. Tác-fẩm Chí Hùng-vĩ (Der Wille zur March).

 

Nguyễn Quỳnh

January 10, 2013

 

SYNOPSIS: Confronting Heidegger’s first thesis “Nietzsche as Metaphysical Thinker” one has always expected a conclusion that logically entails evidence (s) according to syllogism would confirm the truth. Heidegger advances a theme that turns out to be a delemma for the readers to get lost in the wilderness without seeing “the Metaphysical Nietzsche” at all. Verily, “Feast” has commanded Heidegger’s rationality. He dismisses altogether his rationale of the topic and context as the central point of discourse.

 

            It could be of great unity and comprehension if Heidegger spent more time on the notion of Nietzsche the “philosopher of life” by connecting it with “Feast” right at the outset of his work. In other words, being in feast one actually experiences life that in this case precisely becomes frenzy of creativity or the climaxtic situation of activity and thought, one will see the reason of the will and the power as Being (Sein). In fact Nietzsche’s use the word “Rupture” or emotional breakup as though by way of intoxication (uplifting) that somewhat brings about similar effects of “Feast” and “Frenzy” in Heidegger’s text. Only out of such powerful outburst of rational and emotional collision would “Rupture” provide a guiding question of “power” and “will”; through which arise sufficient materials for Heidegger to determine whether Nietzsche is a Metaphysical Thinker.

 

            While we pay high respect to Heidegger for his exeptional and profound thought we lament over the obscurity and even on the lack of logical exposition of his writing style, a poor example for those who have perceived him in Feast of nonsense.

 

            For the fundamental problems mentioned above, Heidegger’s greatest students like Derrida and Lévinas distanced themselves from their master stylistically, and adopted Husserlian phenomenological stance logically.

 

TOÁT-IẾU: Đối-ziện với chủ-đề “Nietzsche là một Triết-ja Siêu-hình” của Heidegger, chúng-ta luôn luôn mong thấy, theo fương-fáp Tam-đoạn Luận, kết-luận fải đến từ minh-chứng. Heidegger đã nêu lên đề-án, nhưng đề-án đó đã trở thành khó-hiểu đối với người-đọc tựa hồ như người-đọc bị lạc jữa hoang-vu, chẳng thấy đâu là chủ-đề “Nietzsche là Triết-ja Siêu-hình” cả! Thật vậy, “Thống-khóai” đã lấn-áp lí-trí của Heidegger vì ông đã bỏ đi fương-án bao gồm đề-tài và nội-zung vốn-zĩ là điểm chính của chuyên-luận.

 

            Luận-cương này sẽ chắc-chắn và zễ-hiểu nếu ngay lúc khởi đầu, Heidegger bàn đến Nietzsche là “Triết-ja của Đời-sống” rồi nối kết í này với  quan-niệm “Thống-khoái”. Sống trong “Thống-khoái” chúng-ta mới thực sự kinh-ngiệm cuộc-đời và khi chúng-ta lên cơn là lúc chúng ta thấy rõ “Í-chí” và “Quyền-lực” (Sức-mạnh) của Nguồn-sống (Sein). Trên thực-tế, Nietzsche đã zùng chữ “Rupture”, một hiện-tượng bùng-nổ của trí-tuệ và tình-cảm tương-đương với hai chữ “Feast/Thống-khóai” và Frenzy/Sướng-rên của Heidegger. Chỉ khi nào có sự va-chạm mãnh liệt của lí-trí và tình-cảm như điên chúng-ta mới thấy câu-hỏi đích-thực về “í-chí” và “quyền-lực”. Zựa vào những kết-qủa đó Heidegger mới có thể nêu lên câu hỏi là Nietzsche có fải là Triết-ja suy-ngĩ siêu-hình hay không.

 

            Trong khi chúng-ta rất kính-nể tư-tưởng sâu-sắc của Heidegger, chúng ta buồn cho sự fức-tạp và thiếu tinh-thần luận-lí trong lối viết của ông. Một lối viết đầu têu cho những người lầm-tưởng cái thống-khoái vô-ngĩa mà Heidegger fản-đối là điều tốt để họ noi theo. Đây là lí-zo những đệ-tử zanh-tiếng của Heidegger như Derrida và Lévinas đã cẩn-thận trước lôi-viết của Heidegger và ngiêng nhiều hơn về lối-viết có tinh-thần luận-lí của Husserl.

 

Chú-jải

 

1.         Cuốn 1: Chí Hùng-vĩ là Ngệ-thuật. Cuốn 2: Sự Xuất-hiện Mãi-mãi của cùng Í-niệm. Cuốn 3: Chí Hùng-vĩ là Nhận-thức Học và Siêu-hình Học. Cuốn 4: Chủ-ngĩa Hư-vô.

Tuy rằng Heidegger là Triết-ja hàng đầu cho nên chúng ta cứ cho là cách đọc và fê-bình tư-tưởng Nietzsche của ông fải quan-trong. Qủa là thế. Nhưng mỗi người trong chúng ta khi đã quán-triệt Triết-học cần fải có cách nhìn riêng, đưa ra những jì mà Heidegger không bàn đến hoặc chưa thỏa-mãn chúng ta.

2.         Cái gọi là tư-tưởng của một người, đặc-biệt của một Triết-ja, Khoa-học ja, và Ngệ-sĩ không thể gọi là tư-tưởng nếu chỉ học-hỏi từ tiền-nhân. Tư-tưởng đúng fải là kinh-ngiệm xương máu riêng của mổi người. Nếu chỉ đi học người khác thì ai cũng có thể là Triết-ja, Khoa-học ja, Toán-học ja hoặc Ngệ-sĩ…

3.         Chữ “Confrontation” trong cuốn Nietzsche của Heidegger không chỉ có ngĩa thường là “đương-đầu với” hay “chạm-mặt với”. Trong tư-tưởng “Confrontation” cò có ngĩa là “fân-tích và tìm-hiểu cho ra lẽ”.

4.         Theo sát từng chữ, Der Wille zur Macht (WM)Í-chí vươn tới Quyền-lực. Tôi đã chuyển thành Chí Hùng-vĩ. Nếu đọc suốt WM, độc-jả sẽ thấy cách chọn chữ của tôi không xa nội-zung của WM. Xin đọc bản Việt-ngữ cuốn một, WM của tôi zo Quantic Universe xuất-bản 2008, USA. Cuốn hai đang đăng từng fần trên Văn-chương Việt (VCV).

5.         Chữ “hiếm-hoi” ở đây cũng có ngĩa là “lạ”. Triết-ja là một con-người “hiếm-hoi” hay “hiếm-có”. Để tránh với chữ “lạ” có ngĩa là “khó-hiểu” tôi đã zùng chữ “hiếm-hoi”.

6.         Có thể lắm. Nhưng không luôn luôn đúng. Ở đây Nietzsche không trưng ra ví-zụ. Nhiều zân-tộc rất jan-nan khổ nhục nhưng vẫn không có một mống “thiên-tài”, nhất là trong lúc thanh-bình. Sự nô-lệ của tư-tưởng ngoại bang còn sâu đậm và nguy-hiểm hơn lúc bị ngoại-bang cai-trị.

7.         Chữ “sein” hay “beings” không viết hoa có ngĩa đủ mọi nguồn-sống trên thế-jan, trong đó có con-người. Cho nên, tôi zùng chữ “fù-sinh”. Chữ này cũng có ngĩa là “vạn-vật”.

8.         Đoạn hay nhất trong Truyện Kiều ngoài já-trị văn-chương là cái nhìn vào hai chữ HIẾU và TRINH. Nếu hành-động sáng-sủa thì kinh-sách hay quan-niệm theo văn-hóa truyền-thống trở thành vô já-trị.

9.         Mọi câu hỏi đều mang tính “Siêu-hình/metaphysics”  cho nên câu-hỏi cần câu trả lời zựa trên những truy-cứu “cùng kì lí”, tức Nhận-thức Học/Epistemology”.

10.       Was ist Dasein?

11.       “Sức-mạnh của tư-zuy”. Đọc một tư-tưởng là va-chạm thẳng với tư-tuơng đó. Chỉ có trong va-chạm này chúng ta mới thấy được sức-mạnh tư-zuy của chúng ta.

12.       Như vậy, rất nhiều người viết Triết và đặc-biệt viết về Nietzsche nhưng đâu có kinh-ngiệm sống thực ở đời. Họ bắt chước Nietzsche làm “vẻ cuồng điên” (theo ngĩa lệch-lạc là “bệnh-hoạn”), rồi lên cơn “bệnh tưởng” để có vẻ như Nietzche.

13.       Suy-tư trừu-tượng có fải là cái thể cao-nhất của con-người hay không? Điều này cần được fân-tích rõ-ràng. “Suy-tư Trừu-tượng” có trong Toán-học, Khoa-học, và trong đủ mọi ngành. “Trừu-tượng” này là khả-năng nhìn ngay ra lẽ thâm-sâu của vấn-đề và ziễn-tả lẽ thâm-sâu (deep patterns) ấy qua thực-hành. Trong ngĩa này, “Trừu-tượng” không fải là suy-ngĩ viển-vông mờ tối. Một người nổi cơn ăn-nói và viết-lách tào lao không fải là con-người sáng-suốt cho nên người đó không có óc trừu-tượng. Chúng-ta có thể nói khả-năng trừu-tượng trong trường-hợp này là “To visualize thinking in pattern that requires a host of efforts to materialize it in certain concrete form.” QN.

14.       William James đã zùng chữ “Impulse” tương đương với chữ “Feast”. Theo James, thiếu “cơn bốc-đồng ngây-ngất” hay “khoái-tỉ nhẩy cẫng lên” chúng-ta không thể có sáng-tạo. Trong cơn thác-loạn lạ-lùng có vẻ fi-lí ấy, chúng ta lao đầu vào hành-động của tư-zuy và nhận thấy rằng chúng-ta ai cũng cần fải có  “Í-chí vươn tới quyền-lực”

15.       “Sửa-soạn công-fu”. Xin xem chú-jải 13.

 

Nguyễn Quỳnh USA
Số lần đọc: 2855
Ngày đăng: 14.01.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Quyền-lực và Tự-zo - 4 - Nguyễn Quỳnh USA
Từ Địa Ngục Âm Ty cho đến Cung Trời Đâu Suất - Phan Tấn Thiện
TINH THẦN HỌC THUẬT PHẬT GIÁO - Trần Kiêm Ðoàn
Ý niệm tung hoành trong mê lộ của Tâm - Hồ Dụy
HAMVAS BÉLA- Siêu hình học của Yoga - Nguyễn Hồng Nhung
Đọc, Fê-Bình Và So-Sánh Truy-Tầm Luận-Lí (Logische Untersuchungen, 1900) của Edmund Husserl - 6 - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc, Fê-Bình Và So-Sánh Truy-Tầm Luận-Lí (Logische Untersuchungen, 1900) của Edmund Husserl - 5 - Nguyễn Quỳnh USA
Friedrich Niezsche : Der Wille Zur Macht . Chí Hùng-Vĩ - Nguyễn Quỳnh USA
Friedrich Nietzsche: Lập-Ngôn Của Zarathustra 9 - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc Và Fê-Bình : Cơn Khủng-Hoảng Của Khoa-Học Tây-Fương - Nguyễn Quỳnh USA
Cùng một tác giả
Suy-Tư Hai (triết học)
Một Tí “Rilke” (tiểu luận)
Khoảnh-Khắc (tiểu luận)
Nắng Hè (tạp văn)
Fôi-Fa (tạp văn)
Bến-Xưa (tạp văn)