Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.391 tác phẩm
2.747 tác giả
691
116.727.445
 
Lập-ngôn của Zarathustra (tiếp theo kỳ trước)
Nguyễn Quỳnh USA

Friedrich Nietzsche

Zựa trên

Also Sprach Zarathustra (Đức-Anh) 2000, và

Thus Spake Zarathustra (Anh), 1964

 

 

 

(Tiếp theo kì trước, October 9, 2012)

 

 

Tặng em; Jòng Sông Xanh trong một Mùa Xuân.

 

VII – ĐỌC VÀ VIẾT1

 

Trong số tất cả những jì đã được viết ra, tôi chỉ iêu cái jì một người đã viết ra bằng tâm-huyết. Viết bằng tâm-huyết thì bạn mới thấy rằng thứ “tâm-huyết ấy” chính là tinh-thần của bạn.

Không zễ jì hiểu được tâm-huyết lạ-lùng [tức tâm-hồn độc-đáo]; cho nên tôi không ưa những kẻ lười đọc chút nào.

Ai hiểu người đọc thì không cần fải làm jì cho người đọc cả. 2 Thêm một thế-kỉ nữa của người-đọc thì tinh-thần sẽ không còn nữa. 3

Ai cũng fải được fép học cách đọc. Chết không fải chỉ vì viết-lách mà chết vì ngĩ-ngợi. 4

Đã có thời người-ta bảo Tinh-thần là Thượng-đế. Rồi Tinh-thần lại chính là người. Bây jờ tinh-thấn có ngĩa là quần-chúng. 5

Ai đã viết ra bằng tâm-huyết và viết ra fương-châm đều không muốn ai đọc mình mà [muốn người-đọc] nên học thuộc lòng (oral). 6

Jữa những rặng nüi cao thì đoạn-đường ngắn nhất là đi từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Nhưng muốn đi như thế thì chân bạn fải zài. Mọi fương-châm đều jống như đỉnh-núi và ai muốn với tới đỉnh-núi chắc người đó fải thật là cao lớn. 7

Không khí hiếm hoi và trong lành. Nguy-hiểm gần kề và ma-qủi có nhiều thứ gọi là lòng xấu-xa khoái-hoạt; 8 ngĩa là có nhiếu thứ thích-hợp với nhau. [như người Việt thường nói: “Rau nào sâu ấy” hay “kình-ngư vui thú kình-ngư. Tép-tôm vui thú ra bề tép-tôm].

Tôi muốn có những con qủi tí-hon trong truyện thần-tiên ở quanh tôi bởi vì tôi là một người can-đảm. Can-đảm đuổi những bóng ma đi và tạo ra những con qủi tí-hon trong truyện thần-tiên. Can-đảm thích cười vang.

Tôi không còn cảm thấy gần gũi với bạn. Bạn là mây trôi ở zưới chân tôi, là sự nặng-nề và u-tối khiến tôi fải fì cười. Tiếng cười vang của tôi chính là bóng mây sấm-sét của bạn đó.

Bạn jõi mắt nhìn lên cao xa vì lòngbạn khát-khao hạnh-fúc; còn tôi đang nhìn xuống vì trong tôi đã tràn-trề hạnh-fúc rồi. 

Có ai trong số các bạn vừa cười lại vừa có vĩnh-fúc bay bổng trời xanh không?

Ai đã trèo lên những đỉnh-núi cao vút trần-jan đều cười cho những tấn-tuồng hay những cuộc-đời bi-thảm. [ở đây có ngĩa “tầm-thường”].

Minh-triết mong chúng-ta có lòng can-đảm, có tâm bình-thản, biết khinh-thường và thêm sức-mạnh. Minh-triết là một cô-gái chì iêu zũng-sĩ mà thôi.

Bạn bảo tôi rằng: “Cuộc-đời vất-vả qúa!” Thế thì mục-đích của bạn là jì? Có fải là tưng-bừng buổi sáng và ngỉ ngơi ban chiều hay không?

Cuộc-đời vất-vả thật. Nhưng chớ để cái vất-vả làm mình trở nên iếu-đuối! Chúng-ta đều là những con lừa ưa nặng. 9

Jữa  chúng-ta và bông-hồng có cái jì jống nhau không nhỉ? Fải chăng bông-hồng rung rinh zưới những jọt sương.

Nếu chúng-ta thực sự iêu đời thì không fải chỉ vì chúng-ta muốn sống mà chỉ vì chúng ta muốn iêu.

Luôn luôn trong iêu-đương có những cái điên-khùng và luôn luôn có những lối điên-khùng.

Cho nên, theo tôi, những ai iêu đời, iêu bướm, iêu bọt sà-bông và iêu bất kể cái jì mong-manh như thế ở quanh ta, thì những người đó đang hạnh-fúc.

Thấy được những nét tinh-thần nhẹ-nhàng, điên-zại, xinh-tươi và nhỏ bé chờn-vờn quanh đây nên Zarathustra nhỏ lệ và cất tiếng hát vang.

Tôi chỉ tin vào Thượng-đế nếu Thượng-đế có ziệu-tài khiêu-vũ.

Và khi tôi thấy cái jì xấu trong tôi, tôi ngiêm-khắc tìm hiểu cái xấu ấy cho tới ngọn-nguồn. Cái xấu ấy chính là bóng ma thu-hút lạ lùng không ai tránh khỏi.

Đừng nỗi jận nhưng hãy cười vang rồi xô lại jiết cái xấu “tàn nhẫn” ấy đi.

Tôi đã học biết cách đi rồi tôi mới chạy. Tôi đã học bay nên tôi không cần sức đầy để nhẩy vọt lên cao.

Thế là tôi đã nhẹ-nhàng để cất “cánh” bay. Lên cao tôi nhin thấy rõ tôi hơn, và tôi thấy Thượng-đế đang khiêu-vũ trong tôi.

 

Đó là những điều Zarathustra vừa nói.

 

February 9, 2013

(Kì tới: Đoạn 8: “Cây Trên Đồi”  và còn tiếp nhiều kì cho đến hết)

 

Chú-thich

  1. Đây là một đọan rất zễ-thương. Khởi đầu là “Viết và Đọc” rồi chuyển sang “Yêu, Sống” và lòng “Zũng-cảm”
  2. NgĨa là chỉ cần đọc tư-tưởng hay huyết-mạch của tác-jả, đừng thắc-mắc jì tới tác-jả.
  3. Í-nói một trăm năm không có người đọc, xã-hội con người sẽ khác và chất-tính tinh-thần của nhân-loại không còn nữa.
  4. Nói một cách khác “không viết con người không chết. Nhưng thiếu suy-tư con người mạng-vong.
  5. Câu này quay về ba jai-đoạn tư-zuy Triêt-học Tây-fương. (a) Trong thời-cổ Hi-lạp có câu: “Con-người là thước-đo vạn-vật …” (b) Trong thồi Trung-cổ, tức thời-đại Jáo-lí Ki-tô ngự-tri, câu trên bị đổi thành: “Thượng-đế là thước đo vạn-vật …” Kể từ thời Fục-hưng, con-người Tây-fương trở về với Triết-học Plato hay Tân Triết-học Plato (Neo-Platonism) thì câu “Con-người là thước-đo vạn-vật…” lại trở về. Ở đây, Nietzsche đưa ngay câu trên vào ngĩa chính-trị và xã-hội, cho nên hai chữ “con-người” trở thành “quần-chúng”. 
  6. Í-nói tư-tưởng nên được tâm-niệm bằng lẽ sống. Tức là đưa nội-zung vào tâm-khảm ngay trong những hoạt-động hằng ngày. Còn zở sách ra đọc tức nội zung của bản-văn còn ở ngoài trí-tuệ.
  7. Muốn làm việc fi-thường fải có cái tâm fi-thường.
  8. Tức là tật-xấu có khả-năng kích-thích và hiện ra qua nhiều cái chơi và cái thú khác nhau.
  9. Con-người đích-thực trong thế-jan fải là con-người vất-vả. Có vất-vả mới có miếng ăn và mới biết thương-iêu. Có hai loại người không vất vả đó là “tù-nhân và tu-sĩ”, tức lọai-người ăn bám xã-hội. 

 

Nguyễn Quỳnh USA
Số lần đọc: 2350
Ngày đăng: 11.02.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đọc và fê - bình Jacques Derrida jới-thiệu Cội-nguồn hình học của Edmund Husserl - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc và fê – bình Cơn khủng – hoảng của khoa-học Tây-fương (fần ba) - Nguyễn Quỳnh USA
ĐỌC VÀ FÊ-BÌNH CƠN KHỦNG-HOẢNG CỦA KHOA-HỌC TÂY-FƯƠNG (FẦN HAI) - Nguyễn Quỳnh USA
THUYẾT HIỆN SINH (II) QUA TƯ TƯỞNG TRIẾT GIA - Võ Công Liêm
ĐỌC VÀ FÊ-BÌNH NIETZSCHE: CHÍ HÙNG-VĨ LÀ MỘT TÁC-FẨM NGỆ-THUẬT CỦA MARTIN HEIDEGGER - Nguyễn Quỳnh USA
Quyền-lực và Tự-zo - 4 - Nguyễn Quỳnh USA
Từ Địa Ngục Âm Ty cho đến Cung Trời Đâu Suất - Phan Tấn Thiện
TINH THẦN HỌC THUẬT PHẬT GIÁO - Trần Kiêm Ðoàn
Ý niệm tung hoành trong mê lộ của Tâm - Hồ Dụy
HAMVAS BÉLA- Siêu hình học của Yoga - Nguyễn Hồng Nhung
Cùng một tác giả
Suy-Tư Hai (triết học)
Một Tí “Rilke” (tiểu luận)
Khoảnh-Khắc (tiểu luận)
Nắng Hè (tạp văn)
Fôi-Fa (tạp văn)
Bến-Xưa (tạp văn)