Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
909
116.651.258
 
Đấu giá Tranh Lê Phổ và Bùi Xuân Phái Tại Paris
Trần Trung Sáng

 

 

     Vào ngày 30.03 vừa qua, tại nhà đấu giá Aguttes ở Paris (Pháp) đã diễn ra 2 buổi đấu giá tranh của họa sĩ Lê Phổ (1907-2001) và Bùi Xuân Phái (1920 - 1988) thu hút sự theo dõi của đông đảo giới yêu chuộng mỹ thuật trong và ngoài nước. Sự kiện này, một lần nữa cho thấy, tranh các danh họa Việt Nam vẫn được chú ý trong các phiên giao dịch quốc tế. Tuy nhiên, kết quả mong muốn vẫn còn nhiều hạn chế từ nhiều lý do...

 

Ở vựng tập 1 có 88 lô (lúc 14g30). Ba lô (lot) của Lê Phổ là 3 lô đầu của vựng tập 1(trong đó 2 lô được đánh giá đến 80.000-120.000euro). Vựng tập này chỉ có ba lô giá cao nhất (80.000-120.000 euro), trong đó đã có hai lô của Lê Phổ. Ở vựng tập 2 có 121 lô (lúc 16g). Nhiều lô ở vựng tập nầy được đánh giá đến 40.000 euro, trong đó, có bốn lô của Bùi Xuân Phái được đánh giá từ 6000 đến 8000 euro.

Theo nhà sưu tập người Pháp gốc Việt – bác sĩ Gérard Chapuis, đáng chú ý lần này, tranh của Bùi Xuân Phái vượt trội hẳn những gì đã thấy từ trước đến nay. Trong khi đó, xưa nay Lê Phổ vẫn luôn là họa sĩ Việt Nam có giá tranh cao nhất được bán trên thị trường quốc tế. Gần nhất, vào cuối năm 2014, tại nhà đấu giá Sotheby’s ở Hongkong, một tác phẩm của họa sĩ Lê Phổ đã được bán với giá 840.000 USD (vượt qua bức Người bán gạo của Nguyễn Phan Chánh đã được bán với giá 390.000 USD tại nhà Christie’s ở Hongkong vào tháng 5-2013).

    Kết quả 2 cuộc đấu giá lần này, bác sĩ Gérard Chapuis cho biết: các tác phẩm của Lê Phổ đã được mua (lô 1:135.000 euro; Lô 2: 105.000 euro; Lô 3: 28.000euro. Riêng 4 lô Bùi Xuân Phái không bán được.

 

   Như vậy, theo nhận định của bác sĩ Gérard Chapuis, nhà đầu tư về tranh Lê Phổ vẫn quyết tâm giữ được giá. Cần lưu ý, trong suốt cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của mình, Lê Phổ là  họa sĩ thành danh của Việt Nam thời kỳ đầu, đã để lại hàng ngàn bức tranh. Thế nhưng, hiện tại ở trong nước, các nhà sưu tập,  và giới kinh doanh mua bán tranh tự do ước đoán chỉ còn không quá 20 tác phẩm, nếu không tính khoảng 15 tác phẩm đã được Lê Phổ tặng cho các bảo tàng. Nhà phê bình mỹ thuật Nguyên Hưng nêu một nhận định đáng chú ý: “Đứng ở góc độ người làm phê bình, tôi không đánh giá cao đóng góp của Lê Phổ trong nghệ thuật. Còn việc tranh Lê Phổ đang dẫn đầu bảng trên thị trường nghệ thuật lâu nay, theo tôi, cơ bản, vì chúng đang ở trên một kênh thương mại được điều hành tốt”. Nhà sưu tập Lê Thái Sơn (Thai Son Fine Arts Gallery & Collection) cũng cho biết, từ năm 1963, gallery Wally Findlay (www.wallyfindlay.com) ở Mỹ đã trở thành nhà sưu tập gần như độc quyền về tranh Lê Phổ, họ có cả ngàn bức. Chính nơi đây đã gần như quản lý hết đầu ra của họa sĩ này, như trên ArtNet trong một vài năm qua đã rao bán gần 400 bức, rồi các nhà đấu giá Sotheby’s, Christie’s, Larasati, Borobudur, Mainichi, Beijing Poly International…; các gallery như Romanet (Paris), Florence Art (Ý), Simyo (Hàn Quốc), Art Forum, Ode To Art (Singapore), La Luna, Thavibu (Thái Lan)… đều có chú ý đặc biệt đến Lê Phổ, mà nguồn ra chủ yếu từ Wally Findlay. Ông Sơn nói: “Khi nhìn vào hệ thống chuyên nghiệp và trải rộng như thế này, chắc chúng ta cũng hình dung được tại sao tranh Lê Phổ thu hút được người mua ở khắp thế giới”

 

    Ngược lại, từ năm 2008, tranh Bùi Xuân Phái đã rơi giá một cách thê thảm. Theo thống kê của Artprice.com, số lượng tranh Bùi Xuân Phái giao dịch tính thành tiền euro của năm 2012 là 60.825 euro và số lượng tranh của ông không tìm được chủ sở hữu là 57 %.  Trong năm 2011, Bùi Xuân Phái đứng hạng 17.431, tuột 7.768 hạng (năm 2001, ở một thời phồn thịnh nhất “tranh Phái”, ông đã đứng hạng 2.876). Bác sĩ Gérard Chapuis cho rằng: “Do không có kế hoạch để quảng bá , nên  tranh Bùi Xuân Phái vẫn trong tình trạng dở sống dở chết! Khi nói quảng bá mỹ thuật không chỉ là "quảng bá mỹ thuật". Đây là vấn đề dài hơi...Dân giàu, nước mạnh; khi nước mạnh mới có tiếng nói trên thương trường, trên trường chính trị, mới có nền giáo dục vững chắc, văn hoá cao và dẩn đến am hiểu mỹ thuật, đầu tư vào mỹ thuật như đầu tư vào Bất động sản”

 

Ảnh:

1/Tranh của Lê Phổ (lô 1 của v) được bán với giá  135.000 euro tại Paris ngày 30/3/2015

         2/Tranh khỏa thân của Bùi Xuân Phái (lô 95 của vựng tâp 2) được đánh giá cao vượt trội,  nhưng không bán được

 

 

Trần Trung Sáng
Số lần đọc: 3251
Ngày đăng: 16.04.2015
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Cây xanh Hà Nội trong tranh Bùi Xuân Phái - Trần Trung Sáng
Ngôn ngữ hội họa (Qua sắc thái của Jackson Pollock) - Võ Công Liêm
Triễn lãm Mỹ Thuật - Xuân Ất Mùi Năm 2015: Mùa Xuân và Con Giáp - Trần Trung Sáng
Bàn về "Học và Tự Học trong Hội Họa" - Nguyễn Huy Lộc
Đôi điều với triển lãm mỹ thuật khu vực - Nguyễn Huy Lộc
Tranh NGUYỄN TRỌNG KHÔI - Đinh Cường
Kỷ niệm 35 năm ngày mất họa sĩ Tôn Thất Đào 2 tháng 9 năm 1979 – 2 tháng 9 năm 2014 - Đinh Cường
100 Năm Cánh Hạc Thiên Trường - Trần Trung Sáng
The Leap/ Nhảy-Vọt - Nguyễn Quỳnh USA
Duy Ninh và nghệ thuật Thủ ấn họa - Trần Trung Sáng
Cùng một tác giả
Những que diêm (truyện ngắn)
Trái tim con rồng đá (truyện ngắn)
Mát - xa (truyện ngắn)
Người vác chõng tre (truyện ngắn)
Đêm giáng sinh (truyện ngắn)
Đêm trắng phập phù (truyện ngắn)
Bầy ngựa bơ vơ (truyện ngắn)
Họp lớp (truyện ngắn)
Thơ xích lô (tạp văn)
Con gái (truyện ngắn)
Dì ghẻ (truyện ngắn)
Chú hề làng (truyện ngắn)
Ngày Cậu Cóc Ra Đi (truyện ngắn)
Chùa xưa (truyện ngắn)
Bản tin giờ thứ 25 (truyện ngắn)
Giã từ "mưa Huế" (nghệ thuật)
Chiếc nhẫn cưới (truyện ngắn)
Chuyện ngọ xưa (truyện ngắn)