Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.316 tác phẩm
2.746 tác giả
457
115.867.840
 
Út Bạch Lan - Sầu nữ sân khấu
Nguyễn Thanh

 

 

                      Út  Bạch Lan (1935-2016), tên thật là Đặng Thị Hai, người  huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Bà là nghệ sĩ cải lương ưu tú, đặc biệt có giọng ca u hoài, não ruột không giống với bất cứ một nữ nghệ sĩ sân khấu nào khác, nên được gọi là Sầu nữ (chính bà cũng thích được gọi bằng biệt danh này). Út Bạch Lan là nghệ sĩ tài tử cải lương thế hệ tiền phong, tiếp sau các ngôi sao như : Phùng Há, Năm Châu, Tư Chơi, cô Năm Cần Thơ… Bà thường được nhắc đến với các vở tuồng cải lương : Nửa đời hương phấnChưa tắt lửa lòng, Thuyền ra cửa biển, Nửa bản tình ca… và từng tham gia cùng các đại ban cải lương : Kim Chưởng, Thanh Minh… Vai diễn thành công nhất của Út Bạch Lan là vai Chị Hằng trong vở Con gái chị Hằng của cặp soạn giả nổi tiếng Hà Triều-Hoa Phượng. Trong thời tuổi chiều, Út Bạch Lan làm việc từ thiện và cũng chính bà là nghệ sĩ đã từ chối làm đơn xin được phong tặng “Nghệ sĩ nhân dân” do NSND Kim Cương đề bạt, với quan niệm của bà là chỉ thích danh hiệu do khán giả và giới chuyên môn nghệ thuật phong tặng cho.

 

                    Những người cao tuổi ở Nam bộ, yêu nghệ thuật tài tử cải lương, trong những buổi trà dư tửu hậu thường hay nhắc lại một cảnh tượng khó quên, ngày ngày diễn ra cách đây trên sáu thập niên, trên đường phố nhộn nhịp Sài Gòn. Đó là hình ảnh một cặp hành khất nam - nữ trông như hai anh em, đi ăn xin bằng nghề đàn ca tài tử. Người anh mù nhưng vạm vỡ, mang kính râm, một tay cặp hông đàn ghi - ta, một tay vịn vai cô bé gái giữ vai trò hát, đi trước dẫn đường. Đến nơi có đông người, hai anh em dừng lại trên lề, lớn đàn nhỏ hát kêu gọi lòng nhân của khách qua đường. Người anh mù có ngón đàn rất độc đáo. Từ cách rao nhạc mở đầu mỗi bài rất rõ ràng, thánh thót đến giai điệu luyến lái, quăng bắt, nhấn nha, đã phụ họa tài tình vào giọng ca ngọt ngào mùi mẫn, buồn thê thiết nhưng không kém phần điêu luyện của cô em gái. Cô em gái thuộc và ca rành rọt đủ các bài bản ba Nam sáu Bắc… đôi tài tử đường phố khiến cho khách bộ hành nam nữ qua lại, ai  cũng không thể không dừng lại để chăm chú lắng nghe.

                     

                  Tuổi thơ của cô bé Đặng Thị Hai kéo dài trong những năm tháng gian khổ không kém gì nghệ sĩ nhân dân Phùng Há khi còn là một cô bé nghèo xơ xác, cùng mẹ vất vả đi làm mướn ở lò gạch. Sinh ra trong một gia đình vô cùng nghèo khó, lại không may gặp cảnh cha mất sớm, Út Bạch Lan và mẹ phải đi các nơi làm thuê để có tiền sinh sống. Thường ngày, Út cùng mẹ phải lang thang đi tìm những công việc lặt vặt cho những nhà khá giả để tạm sống lây lất qua ngày. Hai mẹ con Út Bạch Lan lắm lúc ngày phải sống bên vĩa hè, hông chợ, ban đêm phải ngủ trên thớt thịt. Thuở nhỏ, sống ở Sài Gòn, Út Bạch Lan đã tỏ ra rất thích nghe ca tài tử cải lương từ đài phát thanh hay những lúc đi ngang qua nhà hàng xóm có máy hát hoặc các nhà hàng ca nhạc và về nhà Út hay hat lại thuộc lòng các bài hát đó. Năm lên mười một tuổi, có được giọng ca ngọt ngào dễ cảm, trong một lần, Út Bạch Lan đã đánh bạo, lén mẹ đi lang thang hát dạo kiếm tiền, cùng một anh bạn mù nhưng có ngón đàn điêu luyện và hấp dẫn tên là Văn Vĩ,. Đàn hay,

                                                                   1

ca ngọt. Đó là tất cả vốn liếng của cặp ăn xin Út Bạch Lan - Văn Vĩ, đã giúp cho họ không những sống tạm được qua ngày mà còn có vẻ ngày càng trở nên làm ăn được tại chợ Bàu Sen, và khắp những con phố ở Sài Goàn, Chợ Lớn, nơi hai anh em thường ngày đến đó đàn hát ăn xin.

 

                    Tiếng lành đồn xa, không bao lâu, cơ hội tốt đã đến với Út Bạch Lan và Văn Vĩ. Cô Năm Cần Thơ, một danh ca tài sắc quê ở Tây Đô lúc bấy giờ, đang làm việc tại đài Phát thanh Pháp Á, từng được gọi là chim Họa mi, vì có tiếng ca lảnh lót, véo von như loài chim đó, phát hiện. Cô Năm danh ca đã tìm đến gặp hai người và  đề nghị Út Bạch Lan cùng Văn Vĩ đến đài Phát thanh thử giọng, thu bài “Trọng Thủy - Mỵ Châu”, và tiếp sau là cả hai cùng ký hợp đồng với đài. Nghệ danh Út Bạch Lan cũng được gọi chính thức bắt đầu từ lúc đó. Ngày càng được nhiều người biết tới vì giọng hát hay, Út Bạch Lan trở thành tầm ngắm của nhiều chủ đoàn hát cải lương. Từ những năm đầu của thập niên 1950, Út Bạch Lan được mời ký họp đồng đầu quân cho đại đoàn Cải lương Kim Chưởng. Nơi đây, nữ nghệ sĩ đóng cặp với kép đẹp Thành Được - về sau cũng trở thành chồng của bà - một thời đã làm rạng danh cho đoàn hát của bà bầu nghệ sĩ Kim Chưởng. Chất giọng trữ tình, nỉ non ai oán như khóc như than cua Út Bạch Lan rất được các ông chủ gánh hát và khán giả hâm mộ cài lương yêu thích. Trên các sân khấu Kim Chưởng, Thanh Minh - Thanh Nga, Út Bạch Lan – Thành Được, Tân Hoa Lan - do chính bà làm chủ và đào chính - cùng đóng cặp với nghệ sĩ Thanh Tú, Út Bạch Lan đã lưu lại trong lòng khán giả những vai diễn để lại nhiều ấn tượng trong lòng họ như : Hương (Nửa đời hương phấn), Lê Thị Lan (Tuyệt tình ca), Sơn nữ Phà Ca (Người vợ không bao giờ cưới), Hằng (Con gái chị Hằng), Kiều Phi Yến (Nửa bản tình ca), Chiêu Trúc Lệ (Thuyền ra cửa biển)…Về dáng dấp, nghệ sĩ Út Bạch Lan có đủ điều kiện đứng diễn trên sân khấu : khuôn mặt phúc hậu, hiền lành, tiếng ca trong trẻo, rõ ràng duy có âm hưởng buồn rười rượi có đôi phần gần gũi với nghệ sĩ Thanh Nga, Ngọc Hương…Ngoài lối diễn chững chạc, bài bản theo sát yêu cầu nội dung của vở hát, khán giả rất ít khi thấy Út Bạch Lan luyến láy, quăng bắt ca từ như ở một vài nghệ sĩ cùng thời : Thanh Hương, Phượng Liên, Diệu Hiền… và tuyệt nhiên là một đối cực trong phong cách nhấn giọng nhả chữ dồn dập khá đặc biệt của vài diễn viên cải lương gần đây như : Phượng Hằng, Châu Thanh…dường như không mấy hợp khẩu vị của đa phần công chúng nghệ thuật. Nhất là bài ca vua vọng cổ tự thân từ trước đến giò vốn đã mang âm hưởng của giai điệu buồn phương Nam. Tôi còn nhớ cách nay hơn năm thập niên, có một vở cải lương nói về cuộc đấu tranh của Nguyễn Thái Học trong đó có các nghệ sĩ đảm nhiệm các vai chính như : Thành Công, Minh Chí (vua xàng xê), Út Bạch Lan…và nhiều diễn viên khác. Út Bạch Lan đóng vai một nữ cán bộ. Khi ca vọng cổ động viên các đồng chí của mình hăng hái chiến đấu dù có phải hy sinh tính mạng cho chính nghĩa, nghệ sĩ Út Bạch Lan vẫn ca với một giọng buồn tái tê muôn thuở ! Từng đóng vai chính qua hơn 20 vở tuồng cải lương, nhưng không nghe chủ các đoàn hát hay soạn giả nào tỏ ý phiền trách nghệ sĩ Út Bạch Lan về đạo đức và khả năng diễn xuất trên sân khấu.

 

                     Ở đoàn Kim Chưởng, Út Bạch Lan và Thành Được là cặp nghệ sĩ đang ở

                                                                    2

 

đỉnh cao sự nghiệp, ca hay, diễn giỏi, được lòng công chúng nghệ thuật và hầu hết anh em nghệ sĩ trong đoàn. Họ lại càng tỏ niềm vui chân tình và tán thành khi hai đỉnh cao nghệ thuật của đoàn tỏ ra khắng khít yêu thương và thực sự đến với nhau trong tình nghĩa vợ chồng. Nhưng trong thực tế, lúc đó Thành Được là  nghệ sĩ trẻ, đẹp dáng, có vẻ hào hoa, và tài năng, giọng ca mùi mẫn, đã là con người của quần chúng nên trở thành đối tượng tình cảm của nhiều cô gái lãng mạn đa tình, thầm yêu trộm nhớ. Trong không gian hạnh phúc bình lặng thường nhật của đôi uyên ương nghệ sĩ tài danh, không bao lâu sau ngày sum họp, giông tố gia đình lại bất chợt nổi lên. Thỉnh thoảng Út Bạch Lan phải cố nén lại nỗi đau muối xát trong lòng khi lại tiếp tục thấy một người phụ nữ xa lạ, mặt mày thiểu não, bế đứa con nhỏ đến trước của nhà để nhờ nghệ sĩ nuôi hộ. Út Bạch Lan kể, trong một cuộc phỏng vấn : “Cháu tên Liên, con một nghệ sĩ trẻ dưới Cần Thơ. Khi 3 tuổi, cháu được mẹ đưa đến cho tôi và nói không thể nuôi con được vì quá vất vả”. Vì muốn giữ cho cuộc sống gia đình êm ấm, bà cố bình thản nhận lời. Chẳng bao lâu sau, một người phụ nữ khác ở Huế, cũng đưa con đến nhờ bà chăm sóc hộ. “Cứ thế, tôi lại nhận thêm đứa con thứ 3 và thứ 4. Đứa thứ 3 tên Sơn, con một chị còn trẻ ở Gò Công và đứa thứ 4 tên Châu. Các con được mang đến cho tôi khi đó còn đỏ hỏn ”. Trong cuộc hôn nhân vỏn vẹn có ba năm với Thành Được, Út Bạch Lan không có con. Nhưng bà chăm sóc nuôi dưỡng con chồng như con mình. Khi bà và Thành Được chia tay, nữ nghệ sĩ vẫn không rời bỏ các con. Bà cũng vui vẻ đồng ý khi một trong những người phụ nữ cũ của chồng sau nhiều năm về muốn gặp con và đưa con sang Mỹ định cư. Gần nửa thế kỷ qua, khi gặp lại người xưa trong những buổi diễn chung, Út Bạch Lan vẫn điềm nhiên hát cùng cố nhân trên sân khấu mà không buồn giận hay hờn trách ông nửa lời : “Tôi không hận gì cả. Đó là cái nghiệp của tôi. Chia tay ông ấy, tôi thấy nhẹ nhàng hơn. Chứ ngày nào cũng khóc cho mình, rồi khóc cho vai diễn, tôi cảm thấy đuối sức quá”. Nghệ sĩ Út Bạch Lan bộc bạch. Với tấm lòng nhân hậu và qua cảm nhận sâu sắc được ý nghĩa cuộc sống và thực chất của tình người ngoài đời, nghệ sĩ Út Bạch Lan đã dành trọn tuổi chiều của mình cho những việc làm công quả, từ thiện của thế giới tình thương.

 

                  Hơn sáu mươi năm dài gắn liền hơi thở với nghệ thuật cải lương, nghệ sĩ Út Bạch Lan là nữ danh ca, đào chính của nhiều đại ban, là đào chánh nhiều vở hát quan trọng của các soạn giả nổi tiếng như : Viễn Châu, Kiên Giang Hà Huy Hà, Hà Triều-Hoa Phương…. đã để lại dấu ấn một giọng ca u hoài và nhiều vai diễn xuất thần trong lòng khán giả. Công chúng nghệ thuật đã tặng cho nghệ sĩ nhiều danh hiệu : Đệ nhất đào thương, Nữ hoàng vọng cổ, Vương nữ Sương chiều, Sầu nữ Út Bạch Lan… Nhưng danh hiệu mà nữ nghệ sĩ thích nhất vẫn là “Sầu nữ Út Bạch Lan” vì nó minh họa trung thực được chân dung thực của bà từ cuộc sống ngoài đời cho đến không gian sân khấu cải lương. Lịch sử sân khấu cải lương nước nhà, cũng như trong lòng công chúng mộ điệu nghệ thuật sân khấu, chắc hẵn sẽ dành cho Sầu nữ Út Bạch Lan, một sao danh ca cải lương có giọng buồn ấn tượng này một vị trí trang trọng không thể nào quên.

 

             2. 12. 2016

                                                                                        

 

        

Nguyễn Thanh
Số lần đọc: 2315
Ngày đăng: 13.12.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật cải lương - Tuấn Giang
Ca nhạc sân khấu cải lương Những tương đồng khác biệt - Tuấn Giang
Cô Bảy Phùng Há – từ cuộc đời đến sân khấu - Trần Trung Sáng
Lịch sử cải lương 10- hết - Tuấn Giang
Lịch sử cải lương 9 - Tuấn Giang
Lịch sử cải lương 8 - Tuấn Giang
Lịch sử cải lương 7 - Tuấn Giang
Lịch sử cải lương 6 - Tuấn Giang
Lịch sử cải lương 5 - Tuấn Giang
Lịch sử cải lương 4 - Tuấn Giang
Cùng một tác giả
Bóng chiều hôm (truyện ngắn)
Bông vông đỏ (truyện ngắn)
Bâng-briêu mùa xuân (truyện ngắn)
Chờ đò (truyện ngắn)
Miên man quê chị (truyện ngắn)
Trong ngôi nhà ma (truyện ngắn)
Rứng chuối xôn xao (truyện ngắn)
Đồng đất thở dài (truyện ngắn)
Chợ cuối trời (truyện ngắn)
Quanh co Rạch Giếng (truyện ngắn)
Vắng vẻ chợ hoa (truyện ngắn)
Đá trắng (truyện ngắn)
Xuân muộn (truyện ngắn)
Từ một trang văn (truyện ngắn)
Mùa xuân trở lại (truyện ngắn)
Danh họa Picasso (hội họa)
Xoài khô Nam bộ (truyện ngắn)
Học trò chủ nhiệm (truyện ngắn)
Hè về (tạp văn)
Bài thơ định mệnh (truyện ngắn)
Hạt mùa sau (truyện ngắn)
Hệ lụy văn chương (truyện ngắn)
Mối tình xa cách (truyện ngắn)
Yêu chờ (truyện ngắn)
Tranh thờ Nam Bộ (nghệ thuật)