Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.400 tác phẩm
2.747 tác giả
652
116.784.625
 
Những đàn ông và những đàn bà
Nguyễn Đức Thiện
Chương 4

rưỡi một điếu. Cuốn được một gói lờ những năm hào. Ngaỳ cuốn lấy chừng vài trăm điếu thôi cũng được vài trăm lần hai xu rưỡi. Không ai cho số tiền đó đâu. Từ hôm đó, sau giờ lên lớp, sau những phút giường cứt, chiếu đái với con, em chúi đấu vào cái bàn cuốn thuốc. Anh ấy đi bỏ mối và giao thuốc cho xí nghiệp. Khi có mối nhận thuốc nhiều nhiều, đông đông, anh ất xù luôn chuyện giao thuốc cho xí nghiệp, chịu khó chạy lông nhông khắp thị xã giao thuốccho mối.

Ban đầu em không có gì phải suy nghĩ. Em đã bắt đầu quen với điều “Xuất giá tòng phu”. Chồng biểu làm là cứ làm. Hơn nữa thấy chồn gvất vả vì muốn thoát nghèo, em cũng muốn góp sức cùng anh. Nhưng, công việc thực nhàm chán. Đống thuốc sợi. Cái bàn thuốc, giống như cái cùm đặt trước mặt. Bàn tay vuốt vuốt, se se, cắt đầu, cắt đuôi. Vô gói. Dán nhãn. Công việc ngày này sang ngày khác. Càng lâu, cảm giác bị chói càng thấm vào em, và lúc nào em cũng nghĩ cách bứt bỏ dây trói đó. nhưng chẳng biết bứt bỏ bằng cách naò.

 

Không hiểu sao, cứ mỗi khi anh ấy ra khỏi nhà trên chiếc xe đạp là em như người đươc cởi trói. Nó thư giản không chỉ cơ thể, mà thư giãn cả trong đầu óc mình. Những lúc đó em có thể ra vào thoải mái, đi đứng tự nhiên, thậm chí còn có thể hát được vài câu. Nhưng hễ cứ nghe tiếng xe lạch cạch ngoài đầu cổng là ngực em như có một tẳng đá đé lên, nặng trịch và tức tối. Có chuyện gì đâu mà tức bực, nhưng nó cứ thế kéo dài từ ngày này sang ngày khác. Anh có tin là vợ chồng nói chuyện với nhau toàn là những câu hỏi không. Em cho heo ăn chưa? Cần gì mà phải trả lời chớ? Em nói thế mà nghe được sao? Thì nói vậy đó có sao không? Mắc chứng gì mà em gây với anh? Vậy mà là gây hả?… Đại loại là như vậy, nhưng chưa bao giờ có một cuộc cãi lộn nào cả. Chỉ có thể trò chuyện với nhau vài câu khá thân thiện, gần gũi lúc lên giường ngủ. Khi anh ấy về là chúi đầu vào cân, vò, xé, pha và đùn váo lòng em một đống sợi thuốc lá khét nồng. Phải công nhận người đàn bà có sức cịu đựng dẻo dai thực. Em cứ cuốn thuốc và biết một con số, lời hai xu rưỡi một điếu thuốc. Mỗi lần đứng lên, cái lưng nó mỏi, phải nhớm nhứ một hồi mới đứng thẳng lên được. Nhưng hình như trời không cho em khá lên được. Cuốn thuốc hoài mà thấy túi cứ rỗng hoài. Thì mình tính được hai xu rưỡi một điếu thuốc thì người cũng tính được vậy. Không những thế, họ còn tập hợp nhau lại để giữ mối. Anh ấy lại không muốn cộng tác với người khác, nên không mấy chốc cái bọc đựng thuốc của anh, suốt ngày vẫn phải mang về xếp vào hàng tồn kho. Còn mấy con heo, lúc người ta muốn thì giá lên ào ào. Mình nuôi thì vừa bán, vừa cho, không mắc, huề vốn là may. Dã thế lai không phải tay nuôi, heo cứ cọc lại không chịu lớn. Nhà cửa bắt đầu nặng nề hơn.

 

Cho đến ngày gặp một người khác.

Người ấy thì anh biết rõ quá rồi. vừa là bạn của anh, vừa là bạn của anh ấy, anh đâu có lạ. Anh ta lên nhà em thường vào lúc chồng em đi vắng. Ngay cả hồi đó em cũng chẳng biết vì sao thế. Chắc là do tình cờ thôi. Em nghĩ vậy. Em chưa đủ khôn đã phải làm vợ, đâu có biết những suy nghĩ lắt léo trong đầu người đàn ông. Em tìm lại hình dáng ngày xưa của chồng em qua anh ấy. Khoẻ mạnh, chu đáo, nhiệt tình, trong lúc em ngồi cuốn thuốc lá, thì anh ta ngồi bên cạnh. Anh ta đọc cho em nghe những bài thơ của Hàn Mặc Tử, ngthe cứ buồn nẫu ruột. Hết Hàn Mặc Tử, sang Nguyễn Bính, hết Nguyễn Bính, sang Xuân Diệu. Những câu thơ cứ ngấm vào đầu em, ngấm vào từng đướng gân thớ thịt. Đường gân thớ thịt trong người em cứ gợn lên đòi được yêu, yêu si mê, yêu cuồng dại. Có lẽ quá nhiều những vất vả hàng ngày, bây giờ em mới thấy thơ có thể giúp cho người ta có chỗ ẩn nấp, có chỗ để mà quên, có chỗ đẻ mình thả nổi thân xác, cho lơ lửng nhẹ nhàng. Có lúc em nghe mà bàn tay quên không cuốn thuốc. Có cả những lúc hai mắt em trố tròn, nhiòn vào khoảng không vô định để mà ngấm những câu thơ. “ Đôi mắt em bốc lửa”. Anh ta nói như vậy với em. Sao giống cách chồng em nói thế, và không lẽ đó chính là em. Chồng em đã từng nói như thế, như hồi đó em không tin. Nhưng thêm lần này nữa không tin không được. Có lẽ là mặt em bốc lửa thực. Bốc lửa đến cháy lòng khi bất chợt một chiều khi chồng em đi vắng anh ta hôn lên má em. Vậy đó. cháy lòng nhưng em lại bảo anh ta:

- Anh đi đi, đi ngay đi.

 

Em nói như vậy nhưng hình như mắt em bốc lửa mạnh hơn. Anh ta quỳ ngay trước mặt em, quỳ ngay trước cái bàn cuốn thuốc:

- Đừng, đừng đóng kịch nữa. Em không yêu chồng em có phải không. Anh biết, anh biết. em phải được giải thoát, phải có chỗ giải thoát, chí ít là trong chốc lát. Để dành cho mình một chút thanh thản…

 

Anh ta gạt đổ cái bàn cuốn thuốc lá mà chồng em sắm xuống đất, lấy chân đạp cánh cửa mà chồng em đã mất nhiều công sức làm cho nó chắc, chắn khép lại. Kéo em nằm xuống ngay trên nền nhà mà chồng em đã phải mất mấy ngày trời để nghép những viên gạch bông cho phẳng phiêu liền lạt. Và ngay cạnh những điếu thuốc lá nồng khét, thứ mà chồng em hy vọng mỗi điếu lời hai xu rưỡi, em đã không kháng cự như kháng cự chồng em trước đêm tân hôn…Thật khốn nạn cho em, nhưng em không thể nào quên được hơi thuốc lá. Khi anh ta hăm hở hôn lên miệng em, hôi thuốc lá thêm một lần nữa làm em xém ói. Bao nhiêu khát khao, bao nhiêu si mê kể cả cuồng loạn nữa vụt tan biến mất khi alị thấy bàn tay thô tục quờ quạng trên người, khua khoắng tìm cảm giác. Vương vướng, cồm cộm, chật chội giống như đêm tân hôn mà em đã từng chịu đựng. Nhưng quả là có quỷ thực. Đêm tân hôn, em còn trong trắng, quý không thôi thúc em. Cái con quỷ ấy nó nằm sẵn trong người em, ngày ấy nó chưa tỉnh giấc.

 

Còn hôm nay, nó xèo tất cả móng vuốt, nó nhe răng lợi, nó xù hết lông và biểu em: không sao hết. Tất cả chỉ có vậy, cứ dân ghiến một lần xem sao. Em nín thở để tránh mùi thuốc lá, mùi mồ hôi dầu trên người anh ta. Em làm cho anh ta thoả mãn và anh ta cũng cho em đầy đủ, điều mà chồng em chưa làm được bao giờ. Không phải trái cấm nào cũng ngọt, cũng ngon, phải không anh. Có trái thì đắng, có trái thì cay. Nhưng dù ngọt hay đắng cay nó cũng có hương vị riêng. Em đã hái trái cấm vừa đắng vừa cay, và cho phép mình suýt xoa tận hưởng vị đắng, vị cay của trái cấm mình hái. Chẳng còn thấy Hàn Mặc Tử đâu nữa. Những Nguyễn Bính, Xuân Dịêu cũng tan biến trong dây phút đắng cay kia. Chỉ còn một câu thơ vô cùng quen thuộc: “cởi quần áo ra đi em”. Chún gta ít thời gian lắm. Chúng mình chỉ kịp lên tiên trong chốc lát”. Ha, ha… Một con bé bị thịt như em mà cũng được lên tiên ư?

-Thôi. Em. Đừng kể nữa. Anh sợ quá.

-Anh sợ ư. Anh sợ sao còn đến tìm em? Không lẽ bây giờ em bảo anh bốc lửa. Đêm trăng lạnh thế này mà em vẫn nhìn thấy đôi mắt anh bốc lửa kìa… đàn ông các anh đâu có nghe những lời như thế từ đàn bà. Mà thôi, không nói chuyện đó nữa. Từ ngày gặp anh ta, thời gian sau em không còn có gan ngồi bên cái bàn cuốn thuốc lá nữa. Chồng emngồi thay em, còn em thì đi bỏ mối. Có đi mới biết chồng em chi li, ky cóp ra sao. Chao ôi, muốn đổi đời chỉ tính đến chuyện lời hai xu rưỡi một điếu thuốc lá. Mang cả đời mình ra mà mua bán và có khi đổi ca nguyên đời mà chỉ có được vài xu thôi ư? Mỏi gối, chồn chân đi kiếm được vằng hơn một suất lương công chức nghèo. Em bỏ cuốn htuốc lá, bỏ luôn dạy học, đi buôn. Đi buôn không vốn, khuấy đấu heo đầu cháo, tính ra cũng chỉ hơn chuyện cuốn thuốc lá ở chỗ là được lang thang, rong ruỗi trên đường với cả vạn chuyện thiên hạ đập vào tai, vào mắt mình.

Im lặng một lát, người đàn bà nói.

-Quỷ tha ma bắt mấy thằng đàn ông các anh đi. Không hiểu có cái gì trong các anh mà hễ thấy loại đàn bà nào như em là ông nào cũng rình chộp cho được.

-Em nói gì tôi không hiểu?

-Oi em bé của tôi. Sao em đóng kịch dở quá vậy.

Thế anh không nghe em vừa nói: mắt anh bốc lửa đó sao? Đàn ông các anh như những con chó săn, còn đàn bà chúng em như những con mồi. Con mồi phải biết lo gì với con chó săn chớ? Ngày xưa khi còn trẻ trung có thể không nhận diện được chó săn, chớ hôm nay, ngần này tuổi không lẽ không nhận ra? Không lẽ anh rỗi việc đến nỗi sẵn sàng tháp tùng những chuyến đi buôn qua đêm như thế này. Anh phải mong ở em một cái gì chớ. Hay anh khác những người đàn ông khác. Hay anh là thánh. Thôi hãy nghe em nói những câu nghiêm túc đây. em đang rất sợ đến một lúc nào đó, anh cũng sẽ vồ lấy em, hoặc như anh bạn cuả anh đã vồ lấy em bên bàn cuốn thuốc. Đúng, có thể là em sẽ chịu đó, sẽ cũng anh làm cuộc phiêu lưu. Trái cấm mà. Lại có con quỷ luôn ém trong em, nó xúi dục em, làm em không tránh né được. Em thèm một tình yêu không có bàn tay quờ quạng trên người, không có những cái hôn nồng nực mùi thuốc lá. Em mong có một tình yêu không có ai cho cái gì, dù là đắng cay hay ngọt ngào. Cho và nhận phải hoà làm một. Làm gì có chuyện đó trên đời này phải không?

-Có nhất định phải có chớ?

-Có thể có, nhưng hôm nay em chưa thấy, chưa tìm ra. Anh đang cho em những dây phút được nói cho thanh thản. Có phải em đã bắt đầu nợ anh rồi không? Nhưng đừg bắt em trã nợ bằng những thưnhững đàn ông thèm khát như thế, như thế sẽ làm em sợ, làm em khủng khiếp và khinh khi…

 

Đống lửa tắt dần. Một lá cỏ khô cuối cùng tắt lửa, cháy bùng lên một chút rồi tắt lịm. Gió lạnh thổi thốc tới. Còi tàu rúc lên. Người ta lại lên tàu tiếp tục cuộc hành trình đang dở dang. Hình như người đàn ông muốn dơ tay đỡ người đàn bà lên tàu theo một phép lịch sự tối thiểu, nhưng anh ta lại rụt tay về, để người đàn bà chật vật leo lên những bậc thang vốn quá cao đối với thân hình của cô.

 

Xình, xình, xịch… Con tàu đã lao đi. Con tầu có những chuyến đi thông đồng bến giọt, nhưng cũng có những chuyến đi phải ngưng lại giữa chừng. Nhưng tàu đi còn có đích, còn người ta, đích nào ở phía trước. Anh ta tở dài.

 

*

-Chuyện ấy có thực so anh?

-Theo em thì có thực không?

-Anh kể, không lẽ laị bịa ra?

-Nhưng nếu anh bảo là chuyện thực thì sao?

-Chuyện thực thì chính anh là người trong cuộc chớ gì?

-Không lẽ em cho anh là người cao thượng đến như vậy?

-Anh có là người cao thượng cũng có sao đâu?

-Em cho là thể hả?

-Ai mà chẳng có một quá khứ êm đẹp. Anh cũng vậy phải không?

-Em cũng vậy. Cái chú nhóc của em sao dễ thương thế? Em có thch1 nghe chuyện về một chú nhóc khác không?

-Anh cứ kể nếu em thích?

-Ơ mà mình cũng đang nói chuyện có người hỏi mà không người trả lời thế này. chuyện này có trên đời sao?

 

NGƯỜI ĐÀN BÀ VIẾT

 

Ngày nhỏ ta đã từng  nghe người ta kể chuyện về con rắn lột xác. Ta đã từng ao ước, giá như người ta cũng sẽ được lột xác thì hay biết mấy. Con người sẽ trẻ laị và sung mãn. Nhưng bây giờ ta lại nghĩ khác. Nếu người ta cứ giữ nguyên phần xác mà lột được phần hồn thì tốt hơn. Những gì là xấu xa, lừa lọc ta sẽ phên đi, để ta trong sáng lại không một chút vẩn đục như thuở còn thơ nhỏ. Ta sẽ làm lại tất cả những gì ta sai lầm và ta sẽ lánh thật xa những gì đã làm ta buồn bã, đau khổ và thất vọng.

 

Rồi ta cũng đã từng nghe chuyện đầu thai làm kiếp khác. Có chuyện đó không? Nếu có thực ta xin được làm một thư gì đó mà không liên quan đến con người. Vô tư sinh ra, vô tư sống và vô tư chết. Nhưng còn có câu: Tiếng con chim lúc sắp chết là tiếng kêu than. Vậy thì có cai gì vô tri vô giác đâu.

 

Cuối cùng thì ta vẫn là người và là người đang tồn tại. Thì thôi hãy tồn tại như mình vốn có. Ao ước cũng không được. Chỉ lấy ao ước làm nguồn an ủi mà sống.

Người nói sao hả? Hãy tin ở mình trước đã.

 

03/01/2001

 

7.

Người đàn ông nhấc ống nghe:

A lô. Chào em. Chi vậy em?

Nhận ra tiếng em hả? Tuyệt quá. Về ngay với em đi. Em đang chỉ có một mình.

Chồng đâu mà chỉ ở có một mình.

Bỏ rồi.

Con?

-Nó vào đại học rồi. học bổng khỏi phải nuôi. Bữa nó lên trường thèm có anh chia tay với nó quá, mà không sao liên lạc được. Nè thôi không nói nữa. Không có nhiều tiền trả cho bưu điện đâu. Về không?

-Được, về.

-Nhớ em nghe.

-Ừ.

-Yêu em nghe!

 

Thế nên người đàn ông mới có mặt ở căn phòng trong cư xá dành cho người đàn bà đang ở độc thân kia. Một thoáng thôi anh ta có thể nhận ra sự trống vắng và thiếu bàn tay người đàn ông ở trong phòng. Cái giường có lẽ là nơi hai người nằm trước đây, bây giờ chất đống toàn những vải vụn. Bên cạnh là một chồng những chiếc lõi mền được ghép bằng những miếng vải vụn kia. Trên bàn không có lấy một cái ly. Cái gạt tàn thuốc đã bắt bụi, với mấy cái mẩu tàn đã ngả mầu, đen và mốc. Mắt người đàn bà thì nồng nàn, mà miệng thì nói toàn là những lời lạnh lẽo. Tranh thủ hàng xóm ồn ào, cô ghé tai nói với người đàn ông :

-Mới đuổi thằng chồng đi. Nay lại có anh về. Sợ hàng xóm người ta dị nghị. Mệt lắm.

Hai người định ở với nhau một ngày, sau đó thì chia tay, hoặc, có thể đi xa hơn. Nhưng mọi việc cư rối tung lên, không thể xếp sắp được.

 

Trước hết là lúc chập tối, hai người đi thăm một số người quen. Tất nhiên toàn là những người quen của người đàn bà. Đến đâu người đàn ông cũng được giới thiệu bằng những lời trịnh trọng nhất. Rằng anh ấy là người bạn chân thành nhất. Rằng trên đời này không có người đàn ông nào cao thượng hơn anh ấy. Rằng anh ấy có thể là mẫu cho đàn ông thời nay. Rằng anh sẵn sàng vì cô mà bỏ công việc để chỉ gặp cô. Nhiều người nghe giới thiệu đã tỏ vẻ ngưỡng mộ ra mặt. Nhưng họ chuyện với anh ta không mấy mặn mà. Trước hết, vốn là một công chức bàn giấy, anh chẳng có gì mà tham góp với họ. Anh như là một người ở hành tinh khác, chưa kịp hoà nhập với cách sống của những người mới gặp. Rồi cũng vì ngay sau đó họ say sưa với nhau toàn là những chuyện chợ búa của đàn bà, chuyện ghanh ghét của người đàn bà, là chuyện đá cá lăn dưa của mấy anh đầu nậu, rồi đủ thứ trên đời này, cái gì cũng thành chủ đề khơi nguồn cho họ nói như mạch suối, không ngừng. Có một điều tai hại hơn là trước khi về, những người mới gặp đều chúc cho hai người sớm thành cái gì đó cho mọi người đến góp vui. Thành cái gì bây giờ.

 

Nhưng tai hại hơn cả là cuộc gặp cuối cùng trong ngày, lúc đã mười một giờ khuya. Người đàn bà đưa người đàn ông lên một căn phòng trên tít tận lầu bốncủa một khu cư xá. Ơ đó đã có sẵn hai người đàn ông và một người đàn bà. Giới thiệu về anh bằng những lời tíu tít như đã giới thiệu từ chiều đến giờ, sau đó, cô ta về nhà cũ của mình, tính lấy mấy thứ sang góp vui với bạn bè. Nhưng cô ta đi quá lâu, khiến cho đám bạn bè và ngay cả người đàn ông cũng thấy sót ruột. Anh ta cảm thấyquá trơ trẽn với những người không quen. Một anh bô bô nói:

-Con nhỏ này tính cho anh em mình leo cây hay sao thế này. chắc lại gặp thằng đàn ông nào đó chộp được, kéo lên giường rồi chắc.

Một anh khác:

-Ai chớ nhỏ đó giám lắm à nghen. –Anh ta quay sang ông khách – Tôi khen ông gan. Ong giám kết bạn với cổ, mà còn là người bạn chung tình nữa chớ…

Người đàn bà chủ nhà sắp lại chai rượu ở góc mâm tiếp lời:

- Đúng thế đấy. mới xuất hiện ở xứ này vài tháng cổ đã nổi tiếng về máu giang hồ rồi. Ban đầu cổ biểu với người ta rằng có một người đại tá nào đó trên Đà Lạt thươn gcổ dữ lắm, thế nào cũng có ngày cổ mời mọi người dự một đám cưới linh đình giữa cổ và ông đại tá đó. cổ mô tả ông đại tá đó giống như mô tả về những người tài tử xi nê. Cũng có một ông đại ta đến thăm cô ta thực. Nhưng khi hàng xóm tò mò hỏi thì không phải ông ở Đà Lạt, mà ở tít tận ở ngoài Hà Nội, ghé thăm đứa con gái khi có lời nhờ gởi của ba cháu bé. Có nghĩa là không thấy ông đại tá nào, mà chỉ thấy một anh chàng lùn xịt thậm thùt ra vào với cổ. Không sao. Nghe đâu cổ đã ly hôn với chồng thì việc cổ quan hệ với ai, không ai can thiệp. Cái anh lùn xịt ấy bỗng dưng biến mất, thì lại bỗng nhiên cổ tuyên bố lấy chồng. Nhưng không lấy anh chàng lùn xịt kia, mà alị lấy một anh thợ ống nước. Cô nói với mọi người: nhưng đàn bà mà không chồng thì cũng như trâu không có cọc. Thợ ống nước cũng là đàn ông, thì cũng làm chồng được vậy. Cũng không sao. Lấy ai là quyền của cổ. Nhưng cứ lâu lâu cổ lại đuổi anh chồng ra khỏi nhà. Ơ một mình một thời gian, cổ lại kêu anh chồng về. Chẳng hiểu sao anh chồng cũng về. Công nhân anh chồng này chịu nhịn giỏi. Trong nhà chỉ thấy cổ nói, nói đến hàng xóm bực mình. Ơn lắm anh ơi. Trong nhà mà vợ chồng sinh hoạt thì hàng xóm phải tìm cách đuổi trẻ con đi hết. Lúc đó mà cổ nói chuyện với chồng toàn là chuyện ân ái. Mà nói lớn hơn chớ…

 

Bà chủ nhà chưa dứt lời thì người đàn bà xuất hiện. Vừa bứơc vào cô ta đã nói ngay:

-Đồ khỉ, thằng chả không về ngày nào, lại về đúng ngày này. Vừa bước chân vào nhà hắn đã vật tao ra giường đòi… Tức không chịu nổi…         

- Rồi mày làm sao? – Bà chủ nhà hỏi.

- Thì chửi, thì đuổi, chớ làm sao. Nhưng cái mặt hắn lỳ. Hắn không đi. Điên lên, tao phang cho hắn một cái chậu tắm. Vậy mà hắn cứ cười khì khì.

-Rồi sao nữa?

- Đành chịu chớ làm sao giờ. Cho hắn, mặc kệ hắn, miễn nhanh nhanh để còn sang đây.

- Khiếp, gì mà như gà vậy?

- Chưa làm giấy ly thân thì đành chịu. Để đó hôm nào tao cho hắn biết mặt. Chồng con gì hắn. Thằng khốn nạn…

 

Cô ta miệng thì lẩm bẩm nguyền rủa anh chồng, tay thì bày biện những thứ đồ ăn vừa mang qua.

Người đàn ông ngạc nhiên nhìn cô. Sao những lời như thế lại có thể bật ra từ miêng cô được. Miệng thì nói toang toác, mắt thì lóng lánh ướt. Chẳng biết cô chửi thực hay giỡn.

 

Bàn tiệc đêm nay có lý do của nó. Nghe người đàn bà giới thiệu, những người bạn của cô ta mong muốn cô ta chứng minh rằng cô ta đang yêu. Kể cũng hài hước, trong khi bạn bè mong như vậy thì lại xảy ra chuyện anh chồng cô ta trở về. Nhưng hình như những người bạn không lấy đó làm phiền, mà còn coi đó là chất xúc tác cho một cuộc tình muộn màng. Họ như đồng loã với cô ta để đưa người đàn ông vào mê hồn trận. Bà chủ nhà là một goá phụ. Bà ta có hai đứa con đã lớn, đủ sức đi làm kiếm sống cho bản thân mỗi đứa. Bà ta làm chân chạy chợ cho một nhà hàng. Anh chàng ngồi bên cạnh bà ta được giới thiệu là người bạn đang xin chết với bà ta. Anh ta là người bạo miệng. Ngay từ lúc bước chân vào anh ta đã lên tiếng tuyên bố cái giường của bà chủ hôm nay phải dành cho khách. Anh ta biểu đó là cái giường đã làm cho anh ta và bà chủ sung sướng thì hôm nay phải dành sự sung sướng áy cho người khác. Nhịn miệng đãi khách mà. Ay là lúc mới bước chân vào nhà. Còn bây giờ, biết bạn đã bị chồng về quấy nhiễu, anh ta không nói gì thêm nữa. Anh bạn thứ ba, đến đây lẻ loi một mình xem ra kẻ có tiền. Không nói thì thôi, nói là bạc tỷ. Anh ta nổ liên hồi về một công trình cũng bạc tỷ mới nhận ở vũng tàu. Miệng anh ta cứ toang toác:

-Tôi tính cho người ta như vậy là ngon lắm rồi đó. khỏi bàn, khỏi bàn đi. Công trình ấy mấy tỷ đồng. Người ta chỉ mất mấy giọt nước miến hoa hồng xơi cả chục triệu đồng, không mất một giọt mồ hôi, không giao cho tôi thì giao cho ai bây giơ. Thời buổi bây giờ nói đấn tiền là chỉ có tiền thôi. Anh em cũng mặc. Bữa nay anh bạn mới của mình đãi bia, mai tôi đãi laị không để anh thiệt thòi một giọt. Đó là chuyện sòn gphẳng về nhậu. Còn làm ăn. Xỉa xong, làm, đếm, bỏ túi. Mai tính cái khác.

 

Sau những phút nóng giận không thực hay giả khi hồi, người đàn bà đã bắt được nhịp câu chuyện của những người đã chờ đợi cô ta. Cô cười khanh khách và bắt đầu rót bia từ những cái lon ra ly. Cô ta khích anh bạn vừa toang toác nói:

- Dóc vừa thôi cha. Cái xe đạp cũng nhờ bồ mua cho. Bả sợ ông bỏ chớ gì. Cái thói dóc tổ không chừa. Nè tôi nói trước ông còn tiền thì bả còn đeo, ông hết tiền bả bỏ ông cái một đó nghe. Bả kiếm mối khác cho ông coi.

Anh chàng kia cũng không thua:

- Tôi ngán gì. Mất người này tôi kiếm người khác lo gì. Đàn ông giống như cái nơm. Up hoài, úp hoài sao cũng kiếm được cá.

 

Sau câu triết lý nửa mùa ấy, anh ta ha hả cười. Với người đàn ông, thực xa lạ trong bối cảnh này. đúng ra phải gọi là một đêm vô duyên. Lũ đàn ông thì uống bia như uống nước lạnh. Những vỏ lon được quăng ra rổn rảng.

 

Khuya lơ, khuya lắc. Cả những người thức khuya nhất ở thị xã cũng đã ngủ từ lâu. Nhưng đám tiếc ồn ào trong căn phòng chật chội, sực nức mùi người, mùi bia náy hình như vẫn chưa muốn dứt. Những ông đàn ông thay nhau nói, thay nhau cười. Những người đàn bà cũng tranh nhau cười, tranh nhau nói. Toàn là những chuyện cợt nhả không đầu không cuối. Nói xấu, moi móc người này, chê bai, dè bỉu người kia. Nói riết một hồi lòi ra, anh nào cũng như anh nấy tiền bạc kiếm ăn hàng ngày. Lo bữa hôm nay, tính kiếm bữa ngày mai. Nhưng hình như ai cũng muốn mình là người giỏi giang nhất, tinh khôn nhất. Mở miệng là phán như thánh. Cô chủ nhà hình như đã ngấm bia, bỗng khóc tu tu:

- có ai khổ như tôi không? Chồng chẳng ra chồng, con chẳng ra con. Ngay cái phòng này đâu có phải của tôi đâu. Người ta lừa tôi, người ta lấy giấy tờ phòng này đi thế chấp ngân hàng, người ta vay vốn tính chuyện làm ăn. Rồi người ta dông luôn, để tôi gánh cái nợ ngân hàng. Mất lần rồi, người ta đến đòi hoá giá nhà này, bán đi để xoá nợ. Sở Khanh ngày xưa cũng chỉ ăn cắp xác thịt Thuý Kiều. Đằng này nó không chỉ vò xé xác thịt tôi, nó còn lừa tiền bạc của tôi, kéo tôi vào cái vòng nợ nần nữa. Sao khốn nạn thân tôi thế này…

 

Mọi người không can ngăn, không khuyên giải, mà còn cười hô hố, trêu chọc. Cái anh có miệng toang toác cười lớn nhất:

-Thôi đi bà. Bà có thua kém gì hắn đâu. Bây giờ bà bóp anh bạn tôi đây há họng ra rồi. mỗi tháng anh bạn tôi phải chu cấp cho bà bao nhiêu tiền, phải lo cho bà từ cây son, hộp kem. Mà bà vẫn chưa chịu cho là đủ. Trời đất, tôi không hiểu bà hấp dẫn chỗ nào mà ông bạn này dốc túi cho bà, mơi là chuyện lạ.

 

Anh ta bỗng quay sang ông khách lạ:

--Ong tính sao với bà bạn cũ này?

-Tính sao là sao?

-Thì ông phải cứu bà ấy ra khỏi cuộc sống địa ngục bây giờ chớ còn gì nữa.

-Quả thực tôi không hiểu. Tôi ghé thăm cô ấy chỉ vì là bạn cũ thôi. Ơ trước đây thì tôi có tí quan hệ với cổ, nhưng bây giờ biểu cứu cổ, tôi không biết vì sao lại phải cứu. Mới tối, chồng cổ còn về đây mà…

-Thì vẫn về, rồi lại vẫn đi… ông chẳng hiểu cái quaí gì về vợ chồng hờ cả…

vô duyên thậm vô duyên. Anh ta nói đến đó thì đứng dậy đòi về. Trước khi ra khỏi cửa, anh ta còn ngoái lại:

-Tôi nói là nói bằng lời thực đó nghe. Người ta có thể có vợ có chồng. Nhưng người ta cũng có thể nay chồng này mai chồng khác. Giống như đi buôn vậy. Hôm nay buôn hàng này có ăn thì buôn. Mai hàng ấy ế thì kiếm hàng khác mới sống được chớ.

 

Người đàn ông tức ứa gan. Phải lúc khác giám ông nhổ toẹt vào mặt hắn rồi. Nhưng người đàn bà đã giới thiệu hắn là bạn. Người đàn ông đành ngậm tăm không nói gì. Bà chủ nhà đã hết khóc lại cười. Bà ta nói nhơn nhơn:

-Thằng chả nói vậy chớ không về đâu. Hắn làm quái gì có nhà. Nhà con vơ quản lý. Khi nào có tiền thì về, không có tiền thì biến. Như hôm nay, hăn không có tiền đâu, lại ra mấy công trường ngủ vùi mấy ông thợ xây ngoài lán. – cô ta bỗng nhìn sang người đàn ông – Tối nay hai đứa tôi nhường giường cho hai người. Không kiêng kị gì hết. Nhà này nó vốn đã xui rồi. hai người có ngủ với nhau cũng không làm cho xui hơn đâu. Còn ông – bà ta quay sang bồ mình – hôm nay mình tạm đình chiến. Ngày mai tha hồ…

 

Lại thêm một lần nữa người đàn ông lợm giọng nhưng phải nén lại. Ong ta mỏi mệt nằm gác đầu lên thanh gỗ dưới gầm chiếc bàn sa- lông thiếp đi.

Con mèo nhẩy bậy, làm đổ chồng đĩa chén. Người đàn ông giật mình tỉnh giấc, xém chút nữa thì la lên:

-Bạn thế là bạn được sao?

 

NGƯỜI ĐÀN BÀ VIẾT

 

Ta vốn hay khóc một mình, nếu người còn có thể chịu đựng thì ta chỉ khẽ khàng tựa nhẹ nửa bên vai… chỉ tựa một nửa vai thôi… để thấy cuộc đời còn đáng yêu, để mơ hồ thấy mình còn hạnh phúc. Thứ hạnh phúc đau buồn, kỳ lạ.

Lần đầu tiên trong đời ta yêu mái tóc bạc, mái tóc pha màu thời gian, mái tóc qua bao nỗi thăng trầm, mai tóc đã trải qua gần hết đời người, chẳng biết người ta đã sống vui, hay sống buồn trong cõi đời này người  nhỉ.

 

Ta bắt gặp ở người cái gì như mộng, như thực, như tiếc, như thương như anh, như chú và cả như cha vậy.

 

Mùa trăng năm nay giống như mùa trăng năm nào, có một tình yêu bất hạnh. Bất hạnh và hạnh phúc chẳng khác gì nhau, chỉ khác nhau một cách nhìn.

Phải chỉ khác nhau một cách nhìn.

           

03/01/2001

 

NGƯỜI ĐÀN ONG NGHĨ

Đời sẽ ra sao, khi trong ta nguội tắt, lạnh lùng. Trong cái hôn cuồng nhiệt, say đắm, miệt mài nó không chỉ bảo rằng ta đang còn sống, mà nó còn bảo cho biết một điều ta còn đang ham sống. Nếu một ngày nào đó ta không còn chút đam mê hẳn đời vô nghĩa đến đâu.

 

Tuổi đôi mươi, có một người bảo rằng yêu ta cũng được. Cũng sáng trăng, và trăng cũng lạnh như bữa nào. O hay, sao cứ hay gặp những đêm trăng lạnh. Nhưng trăng lạnh hôm nay khác trăng lạnh bữa nào. Ta có người kề sát bên ta. Người ta đẩy ta vào một cảm gáic lâng lâng cho quên lạnh đêm trăng. Trăgn lạnh chẳng nói lên cái gì, nhưng nó cứ làm cho ta có cảm giác lạnh đến tận bây giờ. Ta thua em chắc vì ta là đàn ông. Ta không có người mê say ta. Nên thà cứ lạnh như ngày xưamỗi đứa một bên đường để đừng đứa nào làm hư hỏng đứa nào, thì tốt biết mấy. Còn sau cái lạnh lần này ta phải mang một lời nguyền: không bao giờ bước chân qua một cây cầu. Cái thời trai trẻ ngu si, cứ tưởng thất tình là căn bệnh khó chữa. Thêm một người cười nhiều đến với ta, thêm một người khóc nhiều đến với ta, người cười rồi cũng nín, người khóc rồi cũng nín khóc. Bởi cả người cười và người khóc chưa bao giờ thực sự biết ta đang làm gì. Hoặc có biết đấy nhưng nó là gì, ra sao chẳng ai biết. Thậm chí có người bảo ta điên điên, khùng khùng nữa kìa. May thực, nhờ thế ta tha hồ sống với những cái mà ta nhào năn ra. Ta yêu họ, ta ghét họ, ta đùa đẫy với họ, và nhờ thế mà ta quên, ta tiếp tục đm mê sống.

 

8.

Thực ra, ông chẳng có liên quan gì mà phải đến thăm người đàn bà ấy. Một người đàn bà, tuổi chừng hơn ba mươi một chút. Tóc ngắn, phủ xuống vai. Hai mắt lúc nào cũng như muốn khóc. Chỉ còn cặp môi là tươi, mặc dù cả tháng nay ngồi trong nhà giam. Ong đến thăm vì có một người nhờ cậy. Một người bạn vong niên trẻ hơn ông đến mươi tuổi, chung cơ quan. Một hôm một người bạn ấy dụt dè biểu ông:

-Anh, anh giúp em một việc được không?

Thấy thái độ lung túng của anh ta, ông hỏi:

-Chuyện chi vậy, có quan trọng lắm không?

- Dạ, thế nào cũng được. Biểu là quan trọng thì nó là quan trọng biểu rằng không thì cũng không quan trọng lắm. Nếu có thể thì anh giúp, mà không thể thì thôi cũng được.

-Nè, cậu giỡn tôi đó phải không? Mới nhờ đó mà lại nói là không sao. Có gì cư nói xem sao.

-Em muốn nhờ anh đến thăm một nạn nhân? Cậu không giỡn đó chớ. Sao câu không đi mà nhờ tôi.

 

Người bạn vong niên lặng im một lát rồi tiếp:

-Đúng ra người ấy là vợ em, anh ạ. Người ấy đã một thời làm vợ em. Còn bây giờ, quả thực, em đi thăm không tiện, em nhờ anh. Anh chuyển giúp em ít quà, nói giùm mấy lời hỏi thăm. Anh biết…

-Biết, biết – ông ngắt lời – nghề của cậu, công việc phải không, đến trại giam làm xấu mặt cậu chớ gì. Cô ta mắc tôi gì?

-Dạ, vượt biên trái phép. Nhưng em cam đoan với anh là cổ không hề hoạt động dán điệp, không phản bội Tổ quốc đâu, chẳng qua vì kẹt… cũng vì em, một phần… cổ hiện đang còn giam ở trại tạm giam tỉnh… anh giúp em nghe…

Ong đã đến ông được trại tạm giam cho gặp phạm nhân trong một cái sân co rào kẽm gai. Dưói một gốc cây bàng có cái bàn gỗ mộc. Cửa trai giam mở ra. Một người đàn bà, dù đang bị giam hãm cũng không thấy vẻ tiều tuỵ bước ra. Trong bộ đồ xám của người tù rộng dinh vẫn không che dấu được vẻ săn chắc của da thịt. Ong ngạc nhiên: thảo hèn, thằng bạn vong niên còn nghĩ đến, còn tiếc rẽ là phải. Bóng tối của phòng giam không xoá được vẻ tươi tắn trên làn da, trên gương mặt và vẫn còn rất đậm đà hương sắc.

 

Cô ta ngạc nhiên khi thấy người đến gặp, đối với mình là hoắc. Ong đọc được suy nghĩ của cô ta trong cặp mắt mở to, cứ chất đầy những câu hỏi của cô. Ong giải thích ngay không dấu diếm:

- Cậu ấy nhờ tôi đến thăm nuôi cô. Cậu ta gởi cho cô ít quà. Tôi đã đưa cho mấy cô giám thị kiểm tra, lát cô sẽ nhận được.

-Câu ấy là ai, thưa ông … cán bộ?

-Cậu ấy biểu đã từng là chồng cô, cùng chung cơ quan tôi.

 

Suy nghĩ thêm ít dây nữa, hình như cô đã nhận ra và không ngờ cô sắc lạnh hẳn, nói khẽ, nhưng cũng lộ rõ vẻ căm giận:

- Thưa cán bộ, khỏi, khỏi. Tôi ở đây khá đầy đủ rồi. có ăn có mặc, không thiếu htôn gì. Tôi nhờ cán bộ về nói giùm với ảnh đừng lo cho tôi mà ảnh hưởng đến dường tiến bộ của ảnh. Tôi được như thế này cũng là nhờ ảnh, đủ rồi. nhận thêm ân huệ của ảnh, tôi không dám.

 

Ong như bị dội gáo nước lạnh, một lát mới lên tiếng:

-Bớt giận đi cô. Thôi quên anh ta đi. Cô cứ coi như tôi là người đến thăm cô vậy được không. Trước lạ, sau quen mà. Tôi có biết cô có nỗi khổ… Trong hoàn cảnh này không khổ sao được. Cô cũng cần có bạn chớ, phải không? Tôi cũng đã hỏi cán bộ trại giam. Họ biểu cô là người hiền lành và hình như chuyện của cô sẽ được làm sáng tỏ trong nay mai, không đến nỗi nào đâu.

 

Người đàn bà bị cái giọng nhẹ nhàng như cha dậy con của ông khuất phục, lặng lẽ ngồi xuống trước mặt ông. Phải mất một lúc khá lâu, hai người không nói chuyện gì với nhau được. Cũng phải thôi, người đi thăm nuôi dùm, người kia thì không cảm thấy cần thiết sự thăm nuôi ấy. Một người bỏ về ngay thì không tiện. Người kia chỉ mong kéo dài thêm thời gian ngồi ở ngoài trời cho thoáng mát một chút. Giống như hai người cùng ngồi chung trên ghế đá công viên, mà mỗi người có một nỗi mong chờ riêng không ai giống ai vậy.

 

Ong lên tiếng trước:

-Cô đừng biểu tôi là tò mò nghe. Vậy cô với cậu ấy có chuyện gì ân oán giữ lắm hả?

Một ánh mắt sắc lạnh nhìn ông. Nhưng rồi ánh mắt ấy cũng dịu lại, có lẽ cô ta thấy vô lý khi mình ra cái vẻ hờn giận với người đàn ông này, khi ông ta có lòng tốt thay người khác đến tăm mình. Rồi từ trong khoé mắt, những giọt nước ứa ra. Cô đưa cánh tay áo người tù quệt ngang, giống như đứa trẻ bị đòn oan nấc những tiếng nấc cuối cùng trước khi ngưng khóc.

 

Lát sau cô mới lên tiếng:

- Không oan sao được. Vì ảnh mà tôi lưu lạc, vì ảnh mà tôi ra nông nỗi này. Anh nhảy vào cuộc đời tôi làm gì chớ. Mặc kệ tôi với những bất hạnh trong đời là đủ rồi, còn khoác thêm bất hạnh kháccho tôi làm gì?

Cứ như thế mà câu chuyện trải ra trong một giọng đều đều, ai oán:

-Giải phóng, gia đình tôi điêu đứng lắm. Nhà toàn là chị em gái không hà. Trừ bà chị hai không chồng, còn lại ba chị em đều đã có chồng, hai bà chị có chồng là sĩ quan chế độ cũ. Nhưng anh rể của tôi đều đi học cải tạo hết. Riêng tôi, cóm người chồng, gia đình giầu có vào bậc nhất nhì thị xã này. nghe những lời đồn đại về Việt Cộng, khi giải phóng ảnh đang ở Sài Gòn. Thế là anh lên tàu chạy chốn sang mỹ và để lai cho tôi một đứa con ba tuổi. Thân gái như tôi lúc đó biết gì sống. Nhà chồng cũng thất tán mỗi người một nơi, khi yên hàn trở về, họ không nhìn nhận tôi nữa. Lúc ban đầu tôi không hiểu vì sao như vậy. Sau này mới biết, họ muốn tôi có thể bước đi bước nữa mình không bị ai cản trở. Nhưng ngay lúc đó thì tôi tủi thân lắm.

Chương : 1    2    3    4   5    6    7    8    9    10   
Nguyễn Đức Thiện
Số lần đọc: 1969
Ngày đăng: 13.09.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Ðồng quê phỏng sự - Phi Vân
Tìh êu - Lê Anh Hoài
Bờ bên kia - Trần Kiêm Ðoàn
Phản trắc - Hoàng Đình Quang
Tương Tác - Triệu Từ Truyền
Nhạc vũ trong HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH - Trần Kiêm Ðoàn
Tiếng trống Sampô - Anh Động
Sóng lừng - Triệu Xuân
Cõi Mê - Triệu Xuân
Một thời in dấu - Trần Đồng Minh
Cùng một tác giả
Không thể đùa (truyện ngắn)
Ban bè một thuở (truyện ngắn)
Tấm kiếng rạn nứt (truyện ngắn)
Hàng xóm (truyện ngắn)
Mẹ (thơ)
Kịch (truyện ngắn)
Bến cây ổi (truyện ngắn)
Lu Lu (truyện ngắn)
Gío (thơ)
Một khoảng xô bồ (truyện ngắn)
Ông lão bán chim (truyện ngắn)
Cái nợ đồng lần (truyện ngắn)
Giữa vòng vây (truyện ngắn)
Chuyện con ruồi (truyện ngắn)
Tiếng gõ cửa (truyện ngắn)
Đêm (thơ)
Bàn về Thơ (tiểu luận)
Mái tóc ngày xưa (truyện ngắn)
1111 (thơ)
Sông em (thơ)
Trăng cuối tháng (truyện ngắn)
Góc Rừng (truyện ngắn)