Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.405 tác phẩm
2.747 tác giả
596
116.786.602
 
Những đàn ông và những đàn bà
Nguyễn Đức Thiện
Chương 6

-Vậy thì anh khuyên em đi. Em đang cần người khuyên, đang cần người để đươc mắng mỏ đây. nào bắt đầu đi anh…

Người đàn ông bỗng nổi giận:

-Khuyên em cái gì bây giờ. Khuyên em trở lại dậy học chăng? Em đã từng nói với anh: không có cái nghề nào nhạt nhẽo hơn. Những đứa trẻ với em như những món nợ. Không phải là em đã từng nói như vậy sao. Em còn nói, cả đời không có lẽ cứ phải chờ đến 20-11 để mà tính những món quà của học trò. Em cũng đã từng ngồi nhấc trên tay từng món quà của những đứa trẻ, để cân nhắc xem đứa nào đáng thương hơn đứa nàoqua những món quà đó. Đang làm công nhân, em la lên: không, tôi không thể hầu hạ ain hết. Vậy em tưởng rằng tất cả những người công nhân là những người hầu hạ sao. Bao nhiêu người mong co một công việc mà làm cũng không có. Vậy em chê ỏng. Chê eo. Em tưởng là em cái gì chớ. Đang sống có chồng, có nhà, có vườn, có con, có đủ thứ mà những người bình thường mong có thì em gào lên: sao các người bỏ tù tôi. Em hỏi tôi vì sao biết nhiều chuyện về em ư? Tôi còn biết nhieu hơn em tưởng đó. ngày em bỏ quê về thành phố để trốn nợ, em không chỉ nợ tôi một chiếc xe đạp, em còn nợ chồng em những nỗi vất vả, nợ các con emm những bữa thiếu ăn và những giọt nước mắt thiếu mẹ. Em bỏ về thành phố những tưởng sống được với người tình, nhưng rồi chính người tình lừa bán nhà đi, trả cho số tiền không đúng với cái lẻ. Em biểu ai cũng yêu em. Đúng, họ yêu em, còn em thì không yêu họ, em chỉ yêu mình em thôi. Cậu nhóc nào, em tưởng em bịa ra chuyện đó để em muốn nói với anh là em không giống những người đàn bà khác chớ gì, em không nhỏ nhen, ích kỷ chớ gì. Còn tôi, em tưởng tôi là của ngày xưa sao. Tôi đâu có còn là cái sọt rácđể em chút cả đống tâm sự, cả đống ghen ghét, cả đống chán chường nữa.

-E hiểu, em hiểu, anh đi đi – người đàn bà – nhưng trước khi anh đi cho em nói điều này để anh hiểu em hơn. Anh nói rằng em có chồng, có con, có nhà cửa đàng hoàng phải không? Đúng, với những người đàn bà bình thường thế là đủ, nhưng thế nào là đủ? Em có cần cái sự đủ ấy đâu? Em khác. Em cần tình thì anh ấy đi kiếm tiền. Kiếm tiền bằng mọi cách. Bắt em sinh một lúc hai đứa con, rồi mặc xác em để đi kiếm tiền. Như vậy là khổ hay sướng. Bắt em gò lưng kiếm từng xu trên từng điếu thuốc, trói em vào với cái bàn cuốn thuốc. Nên em phải đi tìm tình. Nhưng cái thằng chó đểu đó nó có tình gì đâu. Có chuyện này anh chưa biết. em đã từng có thai với hắn. Lúc em báo tin cho hắn biết, hắn trố mắt nhìn em. Hoảng hốt. Hắn kêu em đi nạo thai mà không giám đi với em. Hắn để em một mình đau đớn trên bàn bệnh viện. Hắn đâu có biết em phải cắn răng để không thốt lên lời nguyền rủa hắn vào lúc đó. không sài được tiền của chồng, lại chẳng có tình ở người kia, làm sao em sống được ở đó nữa, thì em phải đi. Đúng không có thằng nhóc nào yêu em cả, nhưng không lẽ em không có quyền mong ước sao. Em mong có một người trong như pha lê là tình bạn của em, được không? Em mong có một người như thế, để tình yêu trong em nó cứ đẹp, để em sống. Nhưng em không tránh được thực tế. Em phải lấy chồng. Nhưng liệu có được người chồng mình mình mong có hay không? Đúng, cái anh thợ ống nước này đẹp trai đấy, khoẻ mạnh đấy, có tiền một chút đấy, bây giờ nó nói thương yêu em đấy, nhưng rồi vài năm nữa, liệu anh ta có đuổi em ra khỏi nhà không? Vì anh ta cần thời gian trên giường với em nhiều hơn tất cả. Ngày mai em có thể gọi anh ta về. Nhưng em không đảm bảo ngày mốt anh ta không đuổi em đivì quá chán em. Thôi thì, em đuổi anh ta đi trước…

 

người đàn ông rùng mình vì thấy chuyện của người đàn bà nó trần trụi đến vậy. Anh ta không biết rằng nên thương hay giận cô ta nữa. Anh ta không thể nhận ra đâu là thực, đâu là giả trong câu chuyện mà cô vừa nói.

 

Người đàn bà bỗng cũng rùng mình vì không hiểu tại sao mình lại có thể nói ra được những điều như thế. Bóc ruốt bóc gan, giống như đang trần truồng giữa một cánh đồng cỏ mênh mông, bốn bề trống hoác.

 

Im lặng khá lâu, người đàn bà mới tiếp, giọng hiền lành:

-Nói nhưng không phải vậy đâu. Em đang muốn đổi đời đây. em đã nhờ người quen xin cho em trở lại dậy học. Nghĩ cho cùng, chăc chỉ sống với lũ trẻ ngây thơ, mình mới có thể trong sáng lại chăng.

 

Người đàn ông thở dài. Người đàn bà tiếp:

-Em sẽ đến một nơi nào đó không ai biết đến quá khứ của em.

Giọng cô ta bỗng rưng rưng:

-Không nhất định em không bỏ cuộc. Nhất định em còn mạnh, em có thể làm lại. Biết đâu dưới đáy hố sâu kia lại có ngách hầm dẫn em đi sang đường khác, để trên con đường đó em lại tìm thấy chính mình.

 

NGƯỜI ĐÀN ONG NGHĨ

Nếu NGƯỜI bảo chỉ xin một nửa bờ vai để tựa nhẹ, thì ta mong ở NGƯỜI không nhiều, một chút thôi, một chút thôi với những nụ hôn đam mê, để chứng minh rằng ta đang sống, đang sống cùng với NGƯỜI ham sống. Sống cho ta với những cái do ta sinh ra từ trong tâm thức.

Người ta cũng có quyền được quên. Cái quyền được quên cũng ngang bằng ới quyền được yêu vậy. Nhưng để quên thườn gkhó hơn quyền được yêu. Bao nhiêu năm rồi ta cho phép ta quên nhiều cái, nhưng có những cái buộc ta quênthì không sao quyên được. Chẳng hạn như đêm trăng lạnh giá năm nào. Chảng hạn như cái hôn vụng về ngày đầu. Chẳng hạn như nỗi buồn, cô đơn khi chỉ còn một mình vô vọng…

 

Có phải đâu chỉ đàn bà mới biết khóc. Có phải đâu chỉ đàn bà mới không biết đâu là bến bờ cho mình đậu lại.

Có phải đâu chỉ đàn bà mới nhận ra sự hèn hạ, sự dối lừa.

Cho xin người một chút đam mê, người ơi.

Ta thực sự tìm được ở người cái chút đam mê tưởng đã lãng quên mà ở đó giống như thực, giống như mơ, giớng như của hôm qua một thời tưởng có, và ta bỗng sợ một ngày nào đó chỉ là một chút mơ hồ. Như sợi tơ giăng mỏng mảnh giữa khoảng không vô tận.

 

10.

Cách một tuần sau, người đàn ông lại tìm đến trại tạm giam. Lần này ông có vẻ thích thú muốn gặp lại người đàn bà ở trong tù. Câu chuyện dở dang bữa trước khiến ông muốn được biết thêm.

 

Trước khi đi ông có gặp người bạn vong niên. Người bạn nghe ông nhắc đến người đàn bà trong tù thì ngạc nhiên:

-Thiệt sao? Anh vô thăm cổ. Lần trước tôi nhờ…

-Lần này cậu không nhờ mà tôi vô có phải không? Tôi thích… có sao không. Tôi không ngờ cậu là một người như vậy. Tôi chưa biết câu chuyện rồi sẽ đi đến đâu, nhưng tôi có cảm giác cậu liên quan đến chuyện cổ phải vaò tù…

-Không, không đời nào. Tôi mon gcho cổ hạnh phúc, mong có cổ suốt đời, nhưng cổ đã phản bội tôi. Cổ không nghe lời tôi. Cổ bỏ tôi cổ đi, chớ tôi đâu có…

-Thôi, cậu khỏi thanh minh. Ngày hôm nay, tôi nhất định biết hết sự thực. Ngày xưa cái thời tôi còn đi học, tôi đã từng chứng kiến một ông thầy dám viết một tờ cam đoan từ bỏ gia đình để được thăng tiến. Cậu có biết vì sao? Gia đình ông thầy đó là địa chủ, bị đấu tố trong cải cách ruộng đất. Tôi khinh. Ai cũng có gia đình. Từ chối gia đình, từ chối cha mẹ chỉ vì để có cấp, có chức, hỏi con người đó còn vì ai trong xã hội nữa. Tôi đã nghe được một nửa câu chuyện, nửa sau kia may ra tôi sẽ không bị thất vọng vì cậu. Thôi tôi đi.

 

Trong sân trại tạm giam, khung cảnh vẫn như vậy, một chiếc bàn mộc đặt dưới gốc cây bàng. Vẫn tiếng cánh cửa phòng giam mở ra, tiếng sắt va đập vào bê tông rầm rầm. Người cảnh vệ vẫn ngồi cách hai người một đoạn. Hai người đã bót bỡ ngỡ. Người đàn bà đã có thể mỉm cười với người đàn ông và cũng khá tự nhiên khi ngồi xuống chiếc ghế trước mặt ông.

- Có phải ảnh lại nhờ ông đến thăm?

 

Người đàn bà hỏi và đợi câu trả lời. Người đàn ông đáp:

- Không phải. Tôi đến vì muốn nghe cho hết câu chuyện của cô.

Ong nhìn thẳng vào mặt cô, khuyến khích. Có lẽ trong trại tạm giam cuộc sống không đến nỗi nào, nên không thấy cô ta thay đổi bao nhiêu. Trên gương mặt đã bới hoảng loạn. Ong bỗng nhớ đến gương mặt lúng túng của anh bạn vong niên khi ông báo tin ông sẽ đi thăm người đàn bà trong tù thêm một lần nữa. Nhất là khi biết chuyện người đàn bà đã kể khá nhiều chuyện cho ông nghe. Anh ta tìm cách hỏi xem ông đã xem ông đã nghe được gì. Ong không nói, nhưng dù không nói thì anh ta cũng phải biết rằng ông đã thu lượm khá nhiều chuyện. Ong cũng muốn báo để người đàn bà biết rằng, người đã từng nhờ ông vào thăm cô, cho đến hôm nay vẫn không thể thăm cô được. Anh ta đang dấu diếm khá nhiều điều, và cũng rất ngại, khi nhắc đến cô. Có một điều ông cảm nhận, đó là hình như cậu ta vẫn còn luyến tiếc một cái gì đó ở người đàn bà này. ông nhắc người đàn bà:

-Chuyện sau đó ra sao? Cô kể tiếp đi…

-Ong muốn nghe nữa sao. Chuyện buồn lắm nghe làm chi, thưa ông?

-Nhưng tôi lại muốn nghe. Biết đâu khi kể ra rồi, cô sẽ bớt buồn, bớt oán giận đi.

-Có thể.

 

Người đàn bà ngồi im lặng thêm một lát như để sắp xếp những câu chuyện trong đầu, rồi mới chậm rãi kể:

-Sau hai cái tát hôm đó đã khiến tôi quyết định tất cả. Tôi coi như đời tôi đã hết. Tôi làm thủ tục giao con cho người đàn bà báo tin chồng, để hợp thức cho con tôi ra đi tìm cha nó ở phương xa lắc nào đó. biết là mạo hiểm, nhưng không thể nào khác được. Nó ở lại với tôi, không chỉ khổ hôm nay, mà còn khổ ngày mai. Nếu gặp được cha nó, nó sẽ có cuộc sống có thể khá hơn. Đàn bà có sự hung hăng khi bảo vệ con, nhưng tạo bản lĩnh cho con thì cũng khó phải không thưa ông? Nhưng khi giao con đi rồi, tôi tưởng như mất hết thảy. Con mình chứ đâu phải manh áo, tấm quần mà dễ thay. Nó còn là một phần xác thịt của mình nữa. Anh ta biết chuyện đó càng như căm giận tôi hơn. Anh không còn là người đàn ông đạo mạo hôm nào nữa. Anh hay về nhà hơn. Nhưng lần nào về cũng say, xỉn. Mỗi lần về là ảnh hay đay nghiến tôi. Anh gào, ảnh thét, ảnh nguyền rủa tôi bất cứ giờ nào. Đầu hôm, nửa đêm, chập tối. Hình như cái mặt tôi nó gợi cho ảnh sự căm giận nên cứ gặp mặt là ảnh la hét, nguyền rủa. Từ bữa bị hai cái tát, t6rút kinh nghiệm không đôi chối với anh nữa. Mặc ảnh nói sao thì nói, nói đé6n lúc mệt quá thì ngủ, hoạc giã rượu rồi bỏ nhà đi….

 

Ít lâu sau, ảnh không để tôi ở căn nhà giữa đồng nữa. Nó là thế này. có lúc tôi buồn nản quá, không chịu nổi. Tôi đã bỏ trốn đi Sài Gòn. Khi tôi đi rồi, hình như cũng làm cho anh hối hận. Anh đi tìm tôi, ảnh khóc tội nghiệp lắm. Tôi đâi có chịu về. Anh kéo má tôi cùng các bà chị xuống sài gòn, thuyết phục tôi. Ong tính coi, đàn ông sợ nước mắt một thì đàn bà còn sợ nước mắt gấp mấy lần. Nói cho đúng là không phải sợ, mà bị mủi lòng. Anh khóc thấy thuơng lắm kìa. Tôi lại theo ảnh về. Anh bán ngôi nhà giữa đồng đi, mua căn nhà khác cách trung tâm thị xã tới hơn chục cây số. Theo như ảnh nói thì ảnh không muốn tôi phải sống lẻ loi, cô đơn giữa đồng hoang như trước nữa. Ơ chỗ mới này không hoang vắng như ngôi nhà trước , nhưng cũng không đông đúc như ngoài phố xá.

 

Bữa đón được tôi về, ảnh làm tiệc to lắm. Có cả heo quay, bánh hỏi. Anh mời hết mọi người trong gia đình tôi những người hàng xóm mới, nhưng vẫn không có người trong cơ quan ảnh. Tôi nghĩ rằng anh vẫn dấu mọi người. Nhưng ông biết đấy, con người chớ đâu phải cái kim đâu mà giấu. Sau ngày trở về ít lâu, tôi đói ảnh phải đưa tôi đến trình diện với cơ quan ảnh. Anh từ chối, cho rằng chưa phải lúc. Kêu tôi ráng chờ cơ quan bố trí công việc cho ảnh xong, ảnh sẽ mang tôi ra công bố trước mọi người. Tôi đành chịu chớ biết sao bây giờ. Vả alị, sau khi ở Sài Gòn về, tôi muốn đời mình êm ả hơn. Thấy cách anh đối xử, tôi nghĩ có lẽ mình sẽ được sống êm ả. Nhưng hỡi ơi, chỉ một tháng sau chuyện lại đâu vào đó. Lại những đêm dằn vặt cho đến sáng với những lời như róc thị, róc da. Tôi cắn răng chịu đựng nữa.

 

Bên cạnh nhà tôi có người đi bôn bán đường dài sang Campuchia. Lâu lâu  chị mới về nhà một lần. Một lần về như thế, thấy ảnh vắng nhà chị sang nhà tôi chơi. Chị biểu tôi:

-Lâu lâu, tôi mới về nhà. Mà về lần nào cũng nghe ông hành hạ cô. Làm sao cô chịu đựng hoài vậy. Mình tôi thấy cô có làm gì đâu. Tối ngày ở nhà mà ổng cứ ghen hoài. Ghen chị với người ở xa lắc xa lơ ấy chớ, tội nghiệp…

 

Chị ấy đã gãi trúng chỗ đau của tôi. Tôi khóc ròng, khóc hoài không dứt. Khóc không nói được ra lời. Cuối cùng tôi hỏi:

-Chị ơi, chị có cách chi giúp em thoát khỏi cuộc sống này không? Em ngán lắm rồi. Nhiều lúc em chỉ muốn chết…

Ngu gì mà chết. Còn thiếu gì cách sống. Cô kiếm việc cô làm, tự mình lo cho mình, khỏi cậy nhờ, khỏi phụ thuộc ổng nữa xem ổng làm gì mình.

-Không được chị ơi. Lần trước em đã bỏ đi, đã kiếm được việc làm dưới Sài Gòn rồi. Lúc ban đầu đón em về ảnh còn nói nhẹ nhàng, còn chăm sóc em. Sau rồi khi  chửi em ảnh đã biểu: lần sau đi thì đi cho khỏi, còn héo hánh về đây anh cắt nhượng luôn.

-Trời đất người đâu ác miệng quá trời vậy. Thì cô cứ thử đi khỏi coi, xem ổng làm gì được cô…

 

Nói vậy chớ có giám làm vậy không…

-Cắt nhượng chắc là không giám rồi, nhưng khổ hơn là cái chắc. Như thế này đã là khổ chưa hả chị?

Bỗng chị ấy hỏi em:

-Tôi hỏi thiệt, cô có muốn thoát khỏi cuộc sống này không?

-Dạ muốn, muốn từ lâu rồi chị. Nhưng em không có cách nào hết hà.

-Tôi có cách. Đi với tôi sang Campuchia buôn bán…

Tôi lại bật khóc. Lấy gì mà buôn bán bây giờ. Xưa hàng ngày ảnh chỉ đưa đủ tiền đi chợ. Nay, ảnh không cho cả đi chợ nữa. Mọi thứ do ảnh mua bán hết. Ngay cả đồ của phụ nữ ảnh cũng mua sắm cho tôi luôn. Anh không để thiếu những thứ cần dùng cho bữa ăn và cho tôi. Nhưng tiền thì không có. Thậm chí mấy năm ở với ảnh tôi quên luôn cả khái niệm sài tiền nữa kìa.

 

Những đồ nữ trang ngày trước tôi có ảnh cất đâu tôi không tìm thấy. Đồ nữ trang ảnh mua cho tôi ảnh bán sạch. Thiếu gì thì biểu ảnh, ảnh mua về… những con heo tôi nuôi đến kỳ bán, ảnh kêu người. Tiền nuôi heo ảnh gởi vào quỹ tiết kiệm mang tên ảnh. Đến cả những con gà cũng không được bán. Muốn thịt ăn mấy con cũng được nhưng bán thì không. Tôi đã kể tất cả những chuyện ấy cho chị hàng xóm nghevà xin chị thư thư cho vài ngày sẽ trả lời chị sau. Đúng ra thì tôi còn lưỡng lự. Lần trước vì quá giận nên có thể bỏ đi được. Nay chịu đựng đã quen rồi, anh rủa xả mấy thì cũng bấy nhiêu lời nghe cũng đã thành quen. Vã lại, với tôi thì thế, nhưng với gia đình tôi ảnh cũng khá chu đáo không để mẹ tôi và các chị gái phật lòng. Nay bỏ đi tôi có cảm giác hình như mình đang phụ ảnh.

 

Nhưng đêm ấy, tức là ngay trong ngày chị hàng xóm sang thăm tôi ấy xẩy ra cái chuyện mà tôi nhớ đến lúc chết. chỉ có chết mới có thể quên được chuyện đó thôi.

 

Chập tối ảnh đã về. Nhìn ảnh dựng cái xe là biết ảnh xỉn rồi, nhưng không đến nỗi như mọi ngày. Buớc chân vô nhà, ảnh nhìn tôi lom lom như nhìn một con vật quái lạ nào đó, như muốn lột trần tôi ra. Không như mọi ngày, ảnh không nói không rằng. Thực tình thà như mọi ngày ảnh mắng chửi có khi còn dễ chịu hơn. Nhưng hôm nay ảnh câm lặng. Không khí xung quanh như cô đặc lại, ngợp thở. Căn nhà như muốn phình ra.

 

Rồi cũng không một lời ảnh bốc tôi lên như bốc một bao rác, ném vật lên giường. Hai mắt ảnh vằn đỏ. Hai bàn tay anh như hai bàn cào, móc quần, móc áo, xé dần từng thứ trên người tôi. Rồi cũng hai bàn tay ấy, anh ta sục sạo vò xé cơ thể tôi. Miệng anh ấy gầm gừ như con thú.

Người phụ nữ rất quen chịu đựng, nhiều khi chịu đựng đến nhẫn nhục. Nhưng nếu bị xúc phạm đến mức thì họ cũng phải biết tự vệ, giống như con thú cùng đường vậy. Và hôm đó tôi đã tự vệ. Ban đầu tôi gào lên thảm thiết, mong có ai đó chạy đến mà giải thoát cho tôi. Nhưng trời đang mưa tầm tã. Những tiếng sấm rền còn lớn hơn những tiếng gào thét của tôi. Tôi dồn hết sức lực vào đôi tay, đôi chân, vào tất cả những nơicòn có thể gồng lên mà gắng gượng được. Có vậy tôi mới biết mình còn mạnh, mới biết rằng bấy lâu nay tự mình xem thường mình, tữ mình bó mình vào cuộc sống tù túng, cam chịu. Cuối cùng bằng toàn bộ sức lực của mình, tôi co dò phóng mạnh, đạp văng anh ra, vùng dậy, đạp tung cánh cửa, chạy ra ngoài. Trời mưa quá lớn, mưa trắng xoá trời đất, mưa như đổ nước. Tôi cứ để thân xác trần trụi với vài manh vải quần áo rách tơi tả như thế mà chạy trong mưa. Nước mưa, nước mắt đầm đìa trên mặt. Hai mắt thì cay xè. Cả con người tôi sũng ướt. Không giám chạy trên đường vì còn nghĩ đến việc anh sẽ đuổi theo mà bắt về, tôi cứ lần theo bờ ruộng hướng tới thị xã mà chạy. Đường bờ ruộng chỗ cao, chỗ thấp, tôi vấp té không biết bao nhiêu lần. Cứ té xuống, sình lầy nhuộm đầy mình, lên bờ mưa lại rửa trôi sạch. Cuối cùng, tôi cũng lần về được đến cửa nhà mẹ tôi. Đập cổng một hồi, mới có người ra mở. Chị hai tôi thấy tôi như thế đã thét lên kinh hoàng. Tiếng thét của chi hai tôi làm cả nhà đổ xô ra, xúm alị vực tôi vào nhà. Kiệt sức, tôi ngất xỉu. Tỉnh dậy tôi đã thấy ảnh ngồi ngay cạnh giường tôi. Tôi kinh hoảng, xỉu đi lần nữa. Tỉnh dậy lần sau, tôi lại nhìn thấy anh, khuôn mặt ảnh như mặt quỷ, như mọc sừng, như có răng nanh, như đầy lông lá, tôi hét lên một lần nữa, miệng lảm nhảm kêu tên anh ta mà nguyền rủa, nguyền rủa đún gnhư những người đàn bà ngoa ngoắt nhất trên đời này thường nguyền rủa. Ba ngày sau tôi mới tỉnh hẳn. Thì ra không hề có ảnh ở bên. Nghe nói, ảnh có đến tìm tôi, nhưng mẹ và các chị tôi nhất định không cho ảnh lại gần tôi. Chắc là khi mê sảng đã nói khá nhiều điều. Tôi quyết định sang Campuchia. Đúng là trên đời này còn có những người tốt. Bà chị người hàng xóm chuẩn bị cho mấy chuyến đi của tôi kha chu đáo. Vượt biên mà ông. Vậy mà, phải mất mười ngày mới qua được cửa khẩu. Má em cho em được hai chỉ vàng làm vốn. May mà có bà chị hàng xóm tính toán dùm, nếu không sẽ không còn cón lấy một đồng xu cắc bạc mà sống. Sợ nhất là những ngày sống ở Soài Riêng. Luc 1đó Campuchia mới tạm yên, nhưng những người thù ghét người Việt vẫn còn. Lâu lại có một vụ giết người, khiến tôi hoang mang. Trốn trong nhà chị hàng xóm quen, tôi không giám bước ra ngoài lấy một bước. Chắc ông không thể nghĩ rằng sang đó không phải ví mục đích kiếm sống, mà chỉ mong có thời cơ chốn sang Thái Lan, rồi tìm đường đi nữa, để có thể qua Mỹ tìm chồng. Trong tay tôi có tấm giấy ghi địa chỉ của chồng.

 

Không ngờ thời cơ đến quá nhanh. Có một toán người tập hợp lại mua tàu ra hải phận quốc tế. Con tầu xuất phát từ cảng cô công. Nhưng thực không may, con tàu vừa xuất phát thì có lệnh khám tàu. Súng nổ râm ran. Con tầu bị vây chặt. Tôi liều mình phóng xuống một chiếc ghe. Nhưng, chiếc ghe đậu quá xa, tôi rớt xuống biển. Tôi được vớt lên một chiếc ghe của bộ đội Việt Nam. người ta làm hô hấp nhân tạo cứu tôi sống lại vẫn đưa tôi về trại tập trung. Ơ đó tôi khai có một mình đi buôn, lên tàu bán hàng chớ không phải chốn vượt biên như những người khác. Thấy tôi có một mình, không có cái gì trên người và không một ai thân thích, họ thả tôi ra. Trời đất ơi, thà họ đừng thả tôi, trong trại còn có cơm ăn, đằng này, ra rồi, hai bàn tay trắng, rồi sẽ sống ra sao. Khổ lắm ông ơi.

Lại hết giờ thăm nuôi. Anh cảnh vệ lại đưa người đàn bà vào phòng giam. Người đàn ông ra về, lòng nặng trĩu buồn.

           

NGƯỜI ĐÀN ÔNG NGHĨ

Nhưng Không có sự đam mê của người thì sao?

Ta sẽ đam mê một mình. Ta cứ mê ta. Một mình thôi, để chẳn gl phiền ai, và cũng chẳng ai làm phiền mình. Có vậy thì ta mới sống. Hãy cứ tin ở ta cái đã.

03-1-2001

 

NGƯỜI ĐÀN BÀ VIẾT

Nghe chuyện người ta đã khóc. Khóc vì một nỗi bất hạnh. Người đàn bà cô đơn, yêu cho đế chết một người không bản lĩnh.

Giống như ta, đã một thời như thế. Người đàn ông ấy chỉ dám yêu mình không dám làm gì, chẳng dám vượt qua một chút trở ngại của cuộc đời. Họ sống hạnh phúc bên vợ và yêu hạnh phúc một người đàn bà khác. Họ lãng mạn và yếu hèn. Người đàn ông ấy hiền lành và không sứng đáng với một nửa trái tim ta.

Bất chợt từ cõi lòng ta một nỗi chán chường đến kinh khủng, ta muốn từ bỏ hết thảy mọi người. Đừng ai yêu ta. Lũ đàn ông rồi sẽ phản bội. Ta thích một mình.

Vậy mà từ trong tận cùng của trái tim, ta cứ nhớ mãi chàng. Có những đêm về sáng, thao thức với đêm rất dài, hoặc những đêm trăng rằm lộng lẫy lòng bồn chồn nhớ những đêm trăng xưa.

 

Ta đã đơn độc, lặn lội tìm cho mình một cuộc sống với chút đam mê và làm việc thật nhiều để dễ lãng quên.

 

Ta yêu một mình như thế suốt bao năm trời. Bao năm dài trong mộng ảo. Yêu để tồn tại. Yêu để thấy mình bé nhỏ mãi và yêu để đừng bao giờ già nua trong những gì ta tạo ra cho ta.

Đàn ông chỉ là cái bóng mờ. Họ nắm tay quay vòng tròn, những khuôn mặt lúc rõ lúc nhoè, khi đẹp khi xấu, lúc đứng đắn, lúc cợt nhả. Ai cũng đáng khinh. Đàn ông có hai mặt: một rất anh hùng, một rất hèn hạ, không loại trừ ai. Làm sao tìm được cho mình một chỗ dựa.

            Ta vì thế đã can đảm sống đời, không hèn mọn. Ta đã vì thế một mình học cách sống bản lĩnh hơn cả nam nhi. Có lúc ôm mặt khóc vì trong cuộc sống gặp nhiều trắc trở. Bạn bè nhỏ nhen hẹp hòi, anh chị trong dòng họ không htương yêu. Đứng trước đầu sóng ngọn gió, như một cọng cỏ yếu mền mong manh.

 

Ta có một mẹ già xiêu xiêu ngả bóng, ta có đàn con dại chưa nên người và ta có một trái tim đơn độc.

Ta có một mẹ già ruột thịt không nhìn, điều này đã làm ta tan nát trái tim ta. Nếu ta hay cười là ta đang che dấu một trái tim đang khóc. Một mình ta với hai bàn tay yếu đuối thì chỉ đủ làm nên một cuộc sống nghèo nên giấc mơ một đời người mãi mãi không thực hiện nổi. Nếu có lần nào đó ta bỗng dưng không còn  nồng nàn nữa thì người đừng oán hận. Ta chỉ là giấc mơ thôi, ta sống như giấc mộng và ta chết bất cứ lúc nào, kể cả lúc mình đang sống.

 

Khi các con ta lớn lên ta không còn gì cho mình ta sẽ biến đi.

Cuộc đời phù du này, ta không có chút gì ngoài một trái tim nhậy cảm.

Chàng đã rất yếu hèn thì ta không còn ai để nương thân. Ta sẽ phiêu bạt một đời, ta sẽ sống lặng lẽ và chết trong lặng lẽ.

 

Ngoài trời trăng rất sáng, những đêm trăng sáng rất nao lòng. Nếu chàng từ nơi xa xôi đọc đấy những dòng chữ này có lẽ chàng cũng nhớ ta. Nhưng có được gì đâu ngoài những lời thăm  hỏi và ta nhớ như in giọng chàng qua phone buồn buồn làm ta khóc.

Thôi chàng đừng nói nữa. Chàng nói yêu ta một lần là giết ta cả một đời về sau. Vĩnh biệt người xưa.

 

Quanh nhà ta là đồng ruộng, ánh trăng lướt thướt, huyền hoặc, mơ hồ. Ta ngồi một mình bên thềm, đêm lạnh, gió buốt, ruộng đồng mờ ảo hơi sương. Kỷ niệm cũng trở nên mơ hồ, nửa dịu ngọt, nửa đắng cay.

Thôi vĩnh biệt chút tình xưa.

03-1-2001

 

NGƯỜI ĐÀN ÔNG NGHĨ

Lại khuya rồi.

Ta nhớ có người khuyên ta đừng có thức khuya quá. Thức thế hại sức khoẻ và có thể chết sớm. Nghe cũng có lý đấy. Nhưng không muốn đi nghỉ chút nào. Ta cứ muốn thức để trò chuyện với chính ta.

 

Ta không thể nằm được khi một ngày đã trôi qua vô vị.

Bữa đó cũng sáng trăng. Và ngay lúc này cũng đã sáng trăng. Trăng mọc muộn và sáng muộn. Có ai đâu còn thức đến giờ này để mà ngắm trăng.hoạ có điên.nên ta cũng xếp ta vào loại điên điên. Nhưng nếu đời không có những thằng điên như ta thì sẽ ra sao.

 

Ta thương thằng bạn của ta quá. Nó sống như thế mà cuối đời chỉ để cho người đến khóc và thương. Trằn mình ra mà sống để cuối cùng chẳng được cái gì. Đến cả những bài thơ nó viết cũng phải chờ chết mới lên khuân in bằng tiền của gia đình đóng góp in xong tặng không dám tặng, cho chẳng dám cho, bán chẳng ai mua… chán thực. Cái kiếp phù du, vật vờ, mệt mỏi làm vậy.

Ta thì saonhỉ?

 

Nàng nằm cạnh hắn và trở về thiên nhiên, không cần che đậy. Hai nàng vươn cao khỏi đầu, mái tóc xoã xuống bên gối. Khuôn ngực nàng dềnh lên thoe mỗi nhịp thở. Dấu vết khuân ngực tròn, căng của thời con gái còn nguyên đó. hai bầu vú đầy săn chắc. Hăn ấp môi vào đấy, nơi đầu lưỡi tan ra một cảm giác êm dịu, và có lửa đốt bùng lên thèm khát trong hắn.

 

Ngày đầu, chẳng có sự chuẩn bị gì. Nàng đến trong một đêm mưa. Sau chiếc xe đạp lỉnh kỉnh những tíu xách, và cậu con trai mới vài tuổi. Hắn ngạc nhiên. Nàng bảo nàng không thể sống với chồng được nữa, nàng phải ra đi và nàng muốn sống có hắn. Mà hắn thì không nhà, không cửa, không chốn dung thân. Trong khi đo, nàng đang có chồng,một người chồng thế nào thì hắn không hỏi, chỉ biết nàng đang bất hạnh cần hắn. Hắn cũng chỉ mới nghe nàng đang sống với nột thằng đàn ông vô dụng. Ngoài việc ở cơ quan, chỉ còn biết rủ bạn bè vào những cuộc nhậu cóc ổi. Trong bữa ăn hằng ngày, đứa con riêng của cô giống như người thừa.Có nghĩa là chỉ cần biết nàng đang bất hạnh, đang cần sự chở che. Hắn đưa nàng về ở cái nhà mà khi đang tìm việc hắn đã ở, lam lũ với việc làm cỏ rau muống để đổi lấy hai bửa ăn. Hắn không cho bà chủ nhà biết chuyện của nàng, chỉ gọi là để nhờ nàng ớ đó. lẽ ra không thể sớm như vậy. Mới gặp nhau chừng vài tháng. Cũng đã đôi lần đưa nhau đến những nơi vắng vẻ và hôn nhau những cái hôn của hai kẻ ngoại tình. Nhưng để có tương lai ra sao, chưa ai nói với ai. Vậy mà, bỗng nhiên nàng ùa tới và tin tưởng ở hắn, xem hắn như một con đường thoát, xem hắn như cứu cánh đời nàng. Lại có thêm một bộ ván của nhà bà chủ, để không, đã lâu không có ai nằm. Đã thế, bà chủ òn ném cho một chiếc mùng rách như tổ đĩa. Đứa con được xếp vào nằm giữa mùng để phòng muỗi chích, còn hắn và nàng nằm nép vào nhau, ở một góc nhỏ bên kia. Hắn ghé vào tai nàng:

-    Đêm nay, mình làm vợ chồng nghe.

 

Một tiếng dạ như gió thoảng. Tiếng dạ ấy nghẹn lại, bị chìm đi trong cái hôn dài tưởng như không thể dứt. Đã có một lần hai người hôn nhau như thế trong rừng cao su. Nhưng cái hôn ấy không như cái hôn này, nó thôi thúc, nó khao khát, mong muốn hơn nhiều. Đời người ta mà có những cái hôn lúc nào cũng thế thì tình yêu nào có bao giờ phai. Nàng nép vào người hắn. Nhịp đập của hai con tim đang tìm nhau như rối loạn. Bàn tay nàng, lúc nhẹ nhàng, lúc gấp gáp, hối thúc. Bàn tay nàng như có phép mầu, miết xuống, miết xuống, từng nhịp, kéo hắn vào chốn đam mê. Cơ thể hắn oằn lên. Đôi tay mềm của nàng niếu kéo. Hắn tìm thấy ngực nàng. Bàn tay hắn áp đầy một bầu vú, với đầu vú đã cương lên. Hắn ấp mặt vào ấy. Hắn hôn vào ấy khiến nàg uốn cong người lên, miệgn bật ra những tiếng rên khe khẽ. Bàn tay hắn vuốt xuống, vuốt xuống để tìm đến phần cơ thể nàng đón chờ. Bàn tay nhẹ nhàng, bàn tay mơn man, những ngón tay lập thành từng nhịp, từng nhịp gọi mời. Nàng đang chờ hắn. Tất cả như phồng lên, như mở ra, chờ đợi sự lấp đầy. Ngực nàng căng cứng. Đôi chân nàng mở ra, nồng nàn. Những tiếng rên khẽ. Vòng tay quấn chặt. Nửa phần cơ thể nàng dâng lên. Hắn vào nàng lúc nhẹ nhàng, lúc mạnh mẽ, dồn dập, náo nức…

 

Dẫu sao hắn cũng còn tính người. Hắn không muốn nàng bị xúc phạm. Hắn muốn đó là một cuộc ái ân trọn vẹn. Và nó đã diễn ra đúng như thế. Nàng tự nguyện đón nhận. Hắn đặt vào nàng rất nhẹ nhàng cho nàng đủ cảm nhận, sau đó khi nàng đam mê hắn mới đam mê cùng nàng. Cho đến khi một phấn cơ thể hắn tan vào người nàng và nàng như bùng nở, đón trọn vẹn tất cả những gì mà hắn ào ạt tuôn trào.

 

Thế đấy, sao cái gì lần đầu cũng nồng say. Gía như cả một đời đôi lứa cứ nồng say như thế thì tội biết mấy. Làm gì có đàn bà lãnh cảm và đàn ông tham lam.

 

Không như thế được, vì đời không chỉ có chuyện ấy, mà còn có cả những chuyện káhc nữa. Chuyện ấy chỉ diễn ra trong vài chục phút của một ngày, thậm chí ài chục phút của vài ngày. Cón vaìo chục giờ của một ngày, vài trăm giờ của một tháng, con người phải lo toan bao nhiêu chuyện, mà toàn là những chuyện không hề gắn với đam mê tình ái. Và người ta chọn vài chục giờ, vài trăm giờ kia mà quên đi vài chục phút xác thịt trao nhau. Thận chí xác thịt trao nhau sau này chỉ là việc phải làm để chứng minh họ là đàn ông và đàn bà sống gần nhau mà thôi. Hì hục như đánh vật. Suốt cuộc không có lấy một cái hôn. Suốt cuộc chỉ có những tiếng thở mà không tìm ra được một tiếng rên. Đầy đủ hết nhưng không còn biết đến cái hôn lá gì. Cái hôn là phần lí trí của con người. Còn phần kia muốn đạt đến độ nồng nàn, thì phải say mê. Khi không say mê thì đàn ông sợ phải lên giường, đàn bà thì câm lặng trong cuộc giao hoan.

 

Hắn đã có một đêm say mê và một lần dũng cảm để dang tay đón người làm hắn mê say. Chờng nàng săn đuổi, nhưng cuối cùng chỉ đòi lại cái nhẫn hồi cưới. Còn nàng bây giờ thường bảo: khi tôi đến với ảnh, ảnh nghèo và khổ lắm. Đi làm còn mặc quần vá mông kìa. Hắn phải mang ơn nàng vì hình như nàng mới lá người cứu vớt hắn… và bây giờ hắn thành kẻ hèn nhátmỗi khi đêm xuống, không dám ngủ sớm, không dám lại gần, vì rất sợ phải nói dối… Thực
Chương : 1    2    3    4    5    6   7    8    9    10   
Nguyễn Đức Thiện
Số lần đọc: 2000
Ngày đăng: 13.09.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Ðồng quê phỏng sự - Phi Vân
Tìh êu - Lê Anh Hoài
Bờ bên kia - Trần Kiêm Ðoàn
Phản trắc - Hoàng Đình Quang
Tương Tác - Triệu Từ Truyền
Nhạc vũ trong HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH - Trần Kiêm Ðoàn
Tiếng trống Sampô - Anh Động
Sóng lừng - Triệu Xuân
Cõi Mê - Triệu Xuân
Một thời in dấu - Trần Đồng Minh
Cùng một tác giả
Không thể đùa (truyện ngắn)
Ban bè một thuở (truyện ngắn)
Tấm kiếng rạn nứt (truyện ngắn)
Hàng xóm (truyện ngắn)
Mẹ (thơ)
Kịch (truyện ngắn)
Bến cây ổi (truyện ngắn)
Lu Lu (truyện ngắn)
Gío (thơ)
Một khoảng xô bồ (truyện ngắn)
Ông lão bán chim (truyện ngắn)
Cái nợ đồng lần (truyện ngắn)
Giữa vòng vây (truyện ngắn)
Chuyện con ruồi (truyện ngắn)
Tiếng gõ cửa (truyện ngắn)
Đêm (thơ)
Bàn về Thơ (tiểu luận)
Mái tóc ngày xưa (truyện ngắn)
1111 (thơ)
Sông em (thơ)
Trăng cuối tháng (truyện ngắn)
Góc Rừng (truyện ngắn)