Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.405 tác phẩm
2.747 tác giả
621
116.788.072
 
Những đàn ông và những đàn bà
Nguyễn Đức Thiện
Chương 7

tệ.

*

Ta kể chuyện ấy cho ai nghe nhỉ. Đêm ấy trăng sáng. Nhìn trăng ta bỗng nhớ ai. Ta nhấc phone. Nhưng không có người ta cần gặp.

-    Anh có thích em không?

-    Gần em, anh có thích không?

Thích, nhất định là thích rồi. nhưng người có nhớ ta đã nói gì không?

-    Không chỉ một lần nghe em.

Hôm nay thích tất cả. Nhưng đừng để vài chục giờ của một ngày, vài trăm giờ của một tháng cho những đam mê káhc mà ta cùng đam mê. Chỉ khác, đam mê này thì ra hình hài của riêng ta, còn đang mê kia tạc dàng hình của người. Trong hình hài ta hôm nay có người, trong dáng hình người liệu có ta không? Nếu có, thì đó, chúng ta có đam mê chung, giống như vài chục phút tràn ngập vào nhau.

03-01-2001

 

11.

Một hôm, khi ông chồng đi vắng thì có một người bạn của ông chồng đến thăm. Cũng giống như ông chồng, anh bạn này cũng là một tay làm ăn khét tiếng ở xứ này. nhưng công việc của ông không phải đi lại nhiều mà làm ngay tại nhà. Ngày xưa khi xe đạp còn là một phương tiện thịnh hành, ông ta mở một tiệm chuyên môn hàn khung xe bằng ống nước, ráp cho khách hàng toàn những phụ kiện đắt tiền. Đùng là cái thời bỏ công làm lãi. Ong chủ lúc bấy giờ không khác gì thợ. Cũng áo quần lấm lem dầu nhớt. Bàn tay cũng cộm lên những chai cùng chai. Ngày ấy, ông thuộc từng cỡ chìa khoá và thuộc luôn cả quá trình lắp ráp những chiếc xe đạp. Sau này, khi những nhà máy xe đạp mọc lên, rồi xe đạp các loại của nước Ngoài tràn ngập vào Việt Nam, nghề ráp xe của ông lỗi thời, ông chuyển sang làm đại lý cho các nhà máy và các hãng buôn xe đạp từ Bắc vào Nam. Phải nói là ông nhạy bén. Xe mi – ni, xe tay ngang, xe tay cuộc, xe Trung Quốc, xe năm tầng líp, khách hàng cần loại náo ông đáp ứng đủ loại đó. Ông ta cũng là người làm tiếp thị nhanh nhất xứ này. Ao thun có hình ông, có tên tiệm ông. Ông cho quảng cáo trên truyền hình. Ông tài trợ cho cuộc thi leo núi, cho các cuộc đua xe đạp, mặc dù ông chẳng biết gì về những môn thể thao đó. Không nhiều, cứ người ta tài trợ mười, ông góp phần vào đó chừng mấy phần trăm. Truyền hình cũng phải cho chạy tên tiệm ông cả tháng trời, mỗi khi có thông báo có môn thi và những người tài trợ. Rồi xe đạp lạc hậu, kinh tế thị trường phát triển mạnh, ông là người đầu tiên ở xứ này mở sa-lon mô tô. Cũng đủ mọi hãng từ Honda, đến Suzuki, rồi xe Đại Hàn, xe Đài Bắc, xe Trung Quốc… Hễ thò ra loại xe nào là ông làm đại lý xe đó, gần như độc quyền. Nên chẳng mấy chốc ông thành một ông chủ lớn. Ban đầu chỉ mượn đầu heo nấu cháo, sau tích được vốn rồi ông mua đứt bán đoạn và thành ông chủ…

 

Mà đã là ông chủ rồi thì sướng lắm. Chỉ mệt có cái miệng. Lâu lâu cái đầu phải tính toán một chút. Còn mọi chuyện đã có người làm. Lên hàng, nhập hàng, bán hàng, ráp xe… tất cả đã có những khâu hoạt động đúng dây chuyền. Còn ông chủ dạo qua, dạo lại. Kiểm tra chỗ này, nhắc nhở chổ kia, sau đó mặc những người thợ, ông đi uống cà phê hoặc đi kiếm những ông chủ khác bày cuộc nhậu, bày cuộc chơi.

 

Dạo qua dạo lại mãi quanh những tiệm, cũng vẫn chân, vậy là ông bchủ bắt đầu những chuyến đi dạo khác, cho ra dáng một ông chủ . Thồi may, đúng lúc cái môn thể thao te-nít hình thành. Giới thượng lưu trong tỉnh bắt đầu có sân chơi. Cây vợt vài triệu, hộp banh vài trăm ngàn. Những công thức tàng tàng nếu không có người bao chắc chẳng giám ra sân.

 

Chiều đến trên những chiếc xe láng o, những vận động viên môn chơi quý tộc bưo97n về những sân tê-nít. Đàn ông thì áo thun trắng, quần soọc trắng, đàn bà cũng áo thun trắng, nhưng váy trắng ngắn. Cuộc chơi có khi kéo dài từ chiều đến nửa đêm. Cũng có những người đến sân te-nít vì lo cho sức khoẻ, vì ham thích môn chơi, nhưng cũng không thiếu những người ra sân chỉ để nô dỡn, để phô khoe thân thể và đặc biệt là thể hiện sự chịu chơi của những người có tiền rủng rỉnh trong túi vào cuối cuộc chơi, bên những bàn giải khát mà một chai, mỗi lon tính bằng lúa gạo nghe cũng xót ruột.

 

Làm gì có nhiều thời gian để mô tả những trận thư hùng trên sânbanh. Cũng chẳng có nhiều thời gian để kể chuyênông chủ sa-lon xe mô tô làm sao có thể trở thành một trong những cây vợt sáng giá của xứ này ở tuổi hơn bốn mươi một chút.

 

Hãy quay về chuyện ông ta đến thăm nàng hàng xóm xinh đẹp kia. Trước hết là phải có cái cớ. Cớ là ở ông chồng. Hai người học chung một trường một lớp. Thân nhau như anh em. Một món ăn sáng cũng chia nhau. Một cục gơm cắt đôi mỗi đứa một nửa. Ngày giải phóng, một thằng nép kín trong nhà lo có người đến bắt, mặc dù không biết họ bắt vì cái gì. Còn thằng kia chạy ra đường, cầm cờ chạy nhông nhông. Thằng nép trong nhà sau này vất vả trong đường làm ăn. Nhất là khi thực hiện chính sách cải tạo, hiệu buôn nhà anh ta buộc phải vào hợp tác xã. Còn thằng chạy ra đường, có chút học vấn trở thành thanh niên tích cực, cờ đến tay liền liền, công danh cũng đến liền liền. Có một dạo thằng nép trong nhà mặc cảmko dám tìm đến bạn. Nhưng từ khi ăn nên làm ra, bỗng nhiên anh ta có nhu cầu kiếm gặp bạn cũ. Có lúc anh ta còn tưởng tượng hai người giống như Lưu Bình, Dương Lễ xưa nữa kìa. Chỉ khác là không có chuyện mang vợ đi nuôi bạn, không có lưng cơm nguội với quả cà thâm. Nhưng nhất định ự thân nhau thì không thể kém. Vả lại cách đây chừng mấy chục năm người ta còn xem ai là người của Nha Nước, ai là dân, để xét mà trọng vọng. Chớ còn bây giờ người Nhà Nứơc, hay là dân miễn giàu là có sang trọng. Theo ông nghĩ là như vậy. Vậy nên ông chủ sa-lon xe mô tôtìm đến thăm ông cán bộ thương mại, vào đúng lúc ông này đang trong chuyến dịch vụ xa nhà. Nghe giới thiệu là bạn chồng, bà chủ nhà bứơc ra đon đả chào.

 

Nàng xuất hiện trong một bộ đồ mặc trong nhà khá mỏng. Lớp đồ lót sẫm màu nửa ẩn nửa hiện, khiến thân hình nàng càng thêm hấp dẫn. Ong chủ sa-lon sững người nhìn nàng. Ông ta bỗng có sự so sánh. Thì ra ngày ấy thằng bạn mình nó chạy ra đường mà lại may. May nhất là hắn đã gặp người đàn bà đẹp đến tuyệt vời này. còn ông khi còn làm ông thợ ráp xe đạp, ông không quyền chọn. Thấy cô thợ sơn hay hay, ông sáp lại. Chỉ vài tháng sau đám cưới được tổ chức. Thế là ông có được một bà vợ cùng tuổi, suốt ngày siêng năng vơi công việc ở sa-lon, tính tiền nhanh hơn cả máy tính, nhưng lại chậm chạp trong chuyện gối chăn. Hay nói cho thực chính xác là chẳng mấy khi chờ đợi được những lúc đêm về.khi chiếc ti vi bắt đầu hát thì cô trong bắt đầu ngủ. Giấc ngủ say nồng nếu có đại bác nổ bên ta chắc cũng không nhúc nhích. Cũng tội nghiệp vất vả nguyên ngày, lúc nào cũng có vẻ thiếu ngủ. Thì ra ngày ấy, nhút nhát một chút thôi mà thua bạn đủ đường. Nếu làm ăn thất bát, chắc ông chưa dám tìm đến bạn đâu. Nay đã káh giả chút ít, thấy thua bạn không bao xa, ông mới tìm đến bạn. Nhưng đến rồi mới thấy mình thua thêm một lần nữa.

 

Nàng bước ra và mời ông chủ sa-lon ngồi xuống chiếc ghế nệm. Sau khi nói đôi lời giới thiệu về thân thế mình, hai người bắt đầu lựa chuyện. Ông chủ sa-lon không ngờ nàng cũng đang làm một phép so sánh nhỏ. Thì ra họ cũng khéo lựa bạn mà chơi. Ông chủ sa-lon không thua gì chồng nàngở thân hình nở nang khoẻ mạnh. Gương mặt rất đàn ông với những đường nét rõ ràng trên cặp mắt to sáng, trên miệng rộng và trên sống mũi thẳng. Nhất là ở cặp mắt với cái nhìn bạo dạn, móc mói khiêu khích khiến cho nàng, nếu là con gái chắc sẽ bị hút vào cái nhìn đó để rồi có thể xin chết vì nó.

 

Câu chuyện của hai người bỗng trở nên tự nhiên xung quanh chuyện làm ăn. Những người có tiền nói chuyện với nhau dễ thực. Nguyên chuyện thu nhập cũng đã có thể kéo dài cả giờ, nàng thay mặt chồng mời ông chủ sa-lon ở lại dùng bữa cơm chiều. Ong chù sa-lon khách sáo từ chối, hen để khi nào có chồng nàng ở nhà sẽ dùng bữa với cả hai vợ chồng như thế có tình lý hơn.

 

Ong chủ sa-lon ra về. Nhưng ông không thể nào dứt ra khỏi tâm trí hình ảnh của nàng. Cái đẹp của người thiếu phụ kia khiến ông ta cứ tương tư hoài. Mấy ngày sau lấy cớ tìm bạn, và ông ta lại tới. Và những lần sau thời gian ở lại thêm lâu hơn. Bây giờ chuyện tiền bạc, buôn bán cũng bớt dần đi và thay vàon đó là những chuyện về những thú vui. Ong chủ sa-lon dần dần hiểu ý tứ của nàng. Thì ra nàng đang bứt rứt khó chịu vì giống như đang bị cấm cung. Nàng khen chông hết lời, nhưng trong câu chuyện vẫn cứ lộ ra ý nàng rằng co01 chồng mà cũng như không có chồng. Giương ấm nệm êm mà làm gì. Trong chuyện cứ phảng phất sự ấm ức, chẳng bao giờ vợ chồng được sống với nhau trong một khu danh lam thắng cảnh nào đó.. hễ cứ mỗi lần ngỏ ý với chồng là anh ta át đi: công việc quá trời ra đó, có ai làm dùm đâu mà đòi đi chơi. Nếu nàng có nói quá lên một chút thì chồng nàng giận rồi bỏ đi. Có một hôm nàng thốt lên trước mặt ông sa-lon: chẳng hiểu nàng có chồng hay không nữa. Chỉ riêng chuyện gần nửa đêm  nàng mới đi ngủ, không một miếng vải che, và bàn tay từ vuốt thân thể mình là nàng chưa kể với cùng ông. Nhưng nàng cũng không biết rằng ông sa-lon mô tô ngồi nghe nàng nói, nhưng tiếng cứ lọt đi đâu. Người ta khi trên cơ thể cái này còn hoạt động mạnh thì những cái khác kém đi sự tinh nhậy. Khi hai mắt ông suốt cuộc nói chuyện cứ ngắm nhìn nàng thì hai tai bớt thính, cái miệng bớt nói. Với ông trước mặt là hiện thân của cái đẹp, đẹp đến hớp hồn thì những chuyện bà đang tâm sự kia nó trụi ra ngoài tai hết. Một hôm ông rủ nàng đi chơi te-nít. Không gì tốt hơn chơi te-nít, ông đã biểu nàng như vậy. Nó làm cơ thể khoẻ ra này, nó làm bớt đi sự xơ cứng trong cơ thể này, nó rèn luyện sự tinh nhạy này, nó chống được sự béo phì khi tuổi lớn dần này… Nàng nghe mà phát mê. Ngày hôm sau, ông mang đến cho nàng một bộ đồ của vận động viên thứ thiệt. Váy trắng ngắn, áo thun trắng, cây vợt vào loại xịn nhất và một hộp banh da cũng vào loại đắt tiền, tất cả đều nhập của nước ngoài không Italia cũng cũa France.

 

Khi nàng chạy xe cùng ông ra đến sân tập thì được đón tiếp bằng những tiếng trầm trồ xuýt xoa khen ngợi không dấu diếm. Nành thì mỉm cười khiêm tốn nhưng cũng không dấu vẻ tự hào, còn ông sa-lon mô tô thì nhìn mọi người như muốn nói: thấy chưa, tôi là như vậy đấy…

 

Không ngờ nàng có năng khiếu trong môn chơi này. chỉ trong một thời gian ngắn, những đòn vụt trái của nàng khiến nhiều người giật mình. Ep phêđủ để trong sân, banh xoáy, khiến đối phương đụng vợt là bung ra ngoài. Những đòn vụt phải cũng không kém, trái banh đủ mạnh để chạm mí cuối sân, khiến đối phương chạy cuồng giò.

 

Ông sa-lon tự cho mình cái quyền đánh cặp với nàng trong những trận đôi nam nữ. Nhìn hai người trên sân, ai không biết cứ ngỡ họ là vợ chồn. Một đôi xứng đáng một đôi. Ông thì nhanh nhẹn, chắc khỏe, nàng thì thanh thoát dẻo dai. Người lên, người xuống nhịp nhàng. Có những người không muốn ra sân, mà muốn ngồi ngoài để xem cắp đánh đôi đẹp đẽ kia phô diễn. Hay nói cho đúng hơn là xem nàng phô diễn những đường nét trên cơ thể không phải người đàn bà nào ở lứa tuổi đó cũng có được.

 

Chuyện không bắt đầu từ những trận đành te-nít, mà bắt đầu từ một lần té ngã của nàng. Trái banh treo lơ lững. Nàng với tay, vung vợt. Chân nàng nhón lên, bất ngờ ngay lúc đó ông, ông sa-lon cũng lao tới tính đỡ trái banh dùm nàng. Chân nàng vấp phải chân ông, khiến nàng té sõng xoài. Ông ném vợt, chạy tới đỡ nàng dậy. Nếu chỉ đỡ nàng dậy thôi, thì đâu có chuyện gì. Mà khổ nỗi, ngay lúc đó mùi da thịt đàn bà làm ông ngây ngất. Chưa bao giờ như thế. Ơ nhà ngoài mùi dầu nhớt, ông còn biết thêm mùi mỹ phẩm của vợ. Sáng ra là bà ấy trang điểm. Son, phấn và nước hoa, mùi gì cũng nặng hơn bình thường. Đã có một lần ông góp ý thì bà biểu: ông thì biết gì về sở thích của đàn bà. Thế là từ đó đến nay, ông không góp ý gì thêm nữa. Mùi da thịt đàn bà hình như chưa bao giờ ông biết đến, nên nó mới làm cho ông ngỡ ngàng.

 

Ông đưa nàng lại ghế ngồi xoắn xuýt lo sức dầu nóng cho nàng. Bàn tay ông tiếp xúc với da thịt nàng, khiến ông mỗi lúc một luống cuống. Hình như nàng cũng nhận ra điều đó nhưng bình tĩnh nhìn ông, bình tĩnh tiếp nhận sự chăm sóc của ông và tự kiểm tra cảm giác của mình. Chưa bao giờ nàng được chăm sóc như thế. Ngày xưa hồi mới cưới, chồng nàng cũng chăm sóc nàng đấy chứ, nhưng hồi đó còn trẻ mọi cái còn vụng về.bây giờ thì không. Chỉ có mình tự chăm sóc mình. Chiều ấy, ông sa-lon xe mô tô nhận lời ở lại ăn bửa cơm trả ơn ở nhà nàng. Mâm cơm chỉ có hai người. Người làm có mâm riêng ở nhà dưới. Trên nhà kháchchỉ có nàng chăm bửa ăn cho ông, và ông gắp thức ăn bỏ vào chén bà.

 

Hôm ấy ông không hề có ý định về nhà. Nàng cũng không có ý định muốn chia tay ông sớm. Sau bửa ăn là những món tráng miện. Sau những món tráng miệng là những câu chuyện không đầu không cuối. Trong cả hai người hình như đây mới là lần đầu nói chuyện vu vơ kiểu như thế.

 

Cũng tội cho nàng.

Ngày xưa nàng cũng đã có một thời yêu. Anh chàng nhà quê dạo đ1o lúc nào cũng tất bật, thật thà và trong sạch. Con nhà quê, nhưng cũng có chút học hành. Thuở học trò, những mối tình thường đượm mầu lý thuyết, phảng phất chút cải lương. Người con gái con nhà giầu thương anh trai con nhà nghèo. Gia đình can trở, hai người chia tay trong nước mắt đầm đìa. Nhưng cuộc chia tay của nàng không nước mắt mà nó tỉnh táo, rất tỉnh táo, mặc dù nàng mới tuổi mười átm. Một câu nói xúc phạm của người trong gia đình người con trai, thế là nàng không gặp anh ta nữa. Nhưng chia tay là phải. Nếu thành vợ thành chồng chắc nàng không thể chịu đựng nổi cái cảnh chồng cầy vợ cấy. Nhưng sau này khi đã đến tuổi trưởng thành, cô nghĩ: tại sao ngày ấy anh ấy không phấn đấu thêm. Giá như anh không chịu chia tay, cứ tìm đến, cứ năn nỉ, biuết đâucó khi nàng mủi lòng sao? Mỗi lần nghĩ thế, nàng lại lắc đầu: hay là hồi đó anh ấy không yêu như là mình tưởng. Mối tình đầu cứ phảng phất trong những ngày tháng tiếp theo của đời nàng. Kể cả bây giờ, nàng đã có cuộc sống riêng, ấm êm.

Ông sa-lon mô tô chợt hỏi nàng:

-    không lẽ em cứ sống buồn tẻ thế này sao?

-    Dạ, cứ vậy.

-    Từ hồi nào đến giờ?

-    Dạ …

Ông ta chợt cười buồn?

-    Em có thấy người ta chơi cây kiểng không? Cây kiểng người ta trồng vô chậu kiểng. Tán lá có đẹp đến mấy cũng không thể rộng hơn cái vành chậu kiểng và nếu cái lá nào cố tình vươn ra khỏi chậu kiểng, người ta cũng dùng kéo mà hớt nó đi…

-    Anh nói vậy nghĩa al2 làm sao?

-    Chẳng có nghĩa gì cả. Nhưng em cứ ngẫm xem. Cây kiểng chỉ là cây kiểng, chỉ làm cho đẹp mắt người ta. Xét về mặt giá trị thực thụ, chẳng qua chỉ phí tiền…

-    Anh không chơi cây kiểng?

-    Có chớ, nhưng không đam mê. Anh sẽ bán nó tức thì nếu cảm thấy có giá và khi cảm thấy chán nó …

-    Anh đánh sợ thực. Anh có thể về được rồi đó. cảm ơn anh đã chăm sóc tôi… như chăm sóc cây kiểng.

  

Ông sa-lon mô tô ngạc nhiên khi thấy trên gương mặt đẹp kia lại bỗng nhiên nghiêm khắc, bỗng như giận hờn. Như thế nàng càng có vẻ đẹp hơn. Ông đưa tay liều nắm lấy tay nàng:

-    không chính em mới là người được người ta chăm sóc như cây kiểng. Em không thấy rằng, người ta cứ làm đẹp cho em, nhưng rồi lại để quên như người quên những cái cây ngoài trời, trong góc nhà hay sao. Mỗi lần ra sân te- nít, em có thấy sảng khoái không. Bầu trời mới là nơi để em tung bay…

  

Người có tiền cái gì người ta cũng thi vị hoá được.

  

Nàng không giật mạnh ra như những người phụ nữ khác khi bất chợt có người tỏ tình bằng cách nắm lấy bàn tay, mà nhẹ nhàng kéo tay mình lại, mỉm cười thực duyên dáng:

-    Bữa trước chồng tôi về, tôi có kể về anh cho ảnh nghe. Anh còn nhớ anh lắm đó. Anh ấy kể rằng, ngày xưa, anh và ảnh cũng khá thân, và ảnh bảo giờ cũng thua anh trong mọi trò chơi. Mà không thua bằng sức và bằng trí, mà bằng những trò láu cá của anh. Không biết có đúng thế không? Nhưng hôm nay, gặp anh, có lẽ tôi hiểu chồng tôi hình như đúng khi nhận xét về anh. Để tôi kể anh nghe về người yêu đầu của tôi nghe. Anh cũng ở gần đây thôi. Có thể anh cũng biết đấy. ảnh cũng dân quêvà bây giờ nhất định là không giầu như tôi và anh. Trong lúc chúng ta đi đánh te-nít thì có thể anh ấy đng khơi nước vô ruộng, hoặc đang đứng trên cái máy suốt lúa. Ngay trong lúc này khi đêm đang về khuya, khi chúng ta đang ngồi bên nhau như thế này, có khi anh ấy còn đang hun muỗi cho trâu. Bữa ảnh có đến đây thăm ôi nè. Anh ấy cười tươi lắm. Anh biểu tôi: được, được, thế này được lắm. Ngày xưa mà cô lấy tôi, chắc bây giờ đang lui cui nấu cám heo. Anh ấy tặng tôi một bao đậu phộng vỏ, rồi ra về. Nhưng ra đến cửa ảnh còn quay lại nhờ tôi gọi dùm một cú điện thoại. Tôi biểu anh cứ đến máy mà gọi, ảnh lắc đầu: ảnh không biết dùng điện thoại. Tôi cười nhạo anh: đến giờ mà vẫn có người không biết dùng điện thoại, ảnh gãi đầu cười xoà. Hỏi số điện thoại, ảnh biểu, gọi cho số máy của chồng tôi. Tôi trố mắt ngạc nhiên. Anh biểu, thì cứ gọi đi đừng lo. Tôi gọi. Chẳng biết hai người nói với nhau cái gì mà thấy ảnh cười ha hả giống như đang cười sảng khoái ngoài cánh đồng ruộng mênh môngấy. Chỉ nghe được câu chuyện cuối cùng, ảnh nói với chồng tôi thế này: “Nè cha nội. Có vợ đẹp thế này mà cha nội gan để ở nhà một mình buồn thúi ruột sao? Tôi mà có tiền, tôi dụ vợ cha nội mất tiêu đó nghe. Con gà, con chim còn muốn có đôi vậy mà cha nội để vợ sống lui cui một mình vầy là không được. Thôi đi cha. Công việc gì mà công việc. Làm giầu cho đã mất vợ có ngày đó. tôi có mang cho cha nội một bao đậu phộng đó. vể bóc vỏ, rang lên, đổ nước mắm vô, ăn cơm ở nhà một tuần xem vợ cha nội có vui không? Thử coi cho biết. cổ không cười mỉm chi tối ngày mang cái đầu tôi ra mà chặt. Ông sao đâu. Tôi ngủ mà không có vợ nằm cạnh là chịu không nổi. Mà vợ tôi tóc nó khét nắng, mình mẩy nó mùi sình lầy không hà. Tối đến có khi còn rúc đầu vào chồng heo, lên giường vẫn còn mùi phân heo đó. Nhưng không có những cái mùi đó là không được với tôi. Nói thiệt, không ngủ được cha nội ơi. Vậy mà ông có một người đàn bà lúc nào cũng cứ thơm phức thế này mà bỏ đi tối ngày sao được?…”

Nàng kể say sưa, càng kể thì ông sa-lon mô tô càng sượng. Ông đứng dậy gật chào ra về. Những ngày sau trên sân te-nít không thấy ông sa-lon đánh cặp chung với nàng nữa. Nàng cặp đánh với một ông già đã về hưu, tóc bạc trắng, nhưng còn rất phong độ.

 

ĐỨA TRẺ MƠ

Con thấy trên ngọn cây sao ở sân trường ấy, lúc sáng trăng, thấy người ta mặc áo trắng bay qua, bay lại. Con la quá trời. Nhưng mà đã ngủ hết rồi, không ai mở cửa cho con. Cây sao ấy cả trăm năm tuổi rồi, có phải cái gì cây sao cũng biết không? Nhưng sao người ta về đấy đông thế. Không xuống đất mà cứ bay lượn trên không vậy. Hay là người ta không có nhà về. Hay người ta còn nỗi oan gì đó chưa nói ra được, đang tìm người để giãi bày? Hình như có cả bà nội mình trong đó…

 

12.

Cái vía của ông nặng quá khiến tôi kiếm đường tìm ông không được. Thảo nào khi còn ở dương thế tôi không thể sống với ông. Nhưng cho đến hôm con nó bán nhà, bán đất ông về quậy phá nó thì không thể không về để chứng kiến sự tráo trở của ông. Tôi đã chứng kiến tất cả. Từ lúc ông bước chân vào nơi con nó đang ở, trong tay là một cây gậy tầm vông. Thằng con từ hồi nào đến giờ nó đâu có biết ông. Mới bốn tuổi, ông đã bỏ nó và tôi. Nên khi gặp ông, nó ngỡ ngàng. Nhưng nó có mời ông vô nhà mà. Mà không phải nhà của nó. Đó chỉ là một căn phòng dành cho người độc thân. Ông chắc biết vợ nó chết rồi. hai đức con học thành người đã đi làm nơi khác. Chính vì thế mà nó mới bán nhà đi, lấy tiền cho con nó làm vốn. Nghĩa cử ấy của nó, ông phải thương nó mới phải chớ. Nó không dành lại cho nó cái gì ngoài thân xác của tôi và ông cho nó. Còn tất cả, nó dành cho con. Nếu ông được một chút như nó thôi, thì nó đâu có phải sống cảnh không cha ngần ấy năm trời. Và nếu được một chút như nó, hẳn bửa gặp lại lần đầu ông nhất định sẽ được nó gọi bằng cha, chớ nó se không: “Thưa ông, có chuyện chi ông kiếm tôi”. Ông không cảm tah61y đau xót khi nó nói với ông mấy lời đó sao. Ông mới phải nói:

-    Vậy ra anh không biết tôi?

-    Dạ thưa không.

-    Đúng là đồ bất hiếu. Tôi là cha anh…

-    Ông là cha tôi. Từ nhỏ đến lớn tôi sống với mẹ. Tôi có thấy ai là cha tôi đâu. Cha dượng cũng không có nữa kìa.

-    Thì hôm nay tôi về để nói cho anh biết, tôi là cha anh nè. Người đứng tên trong giấy khai sinh là cha anh đó. và người đó đang đứng trứơc mặt anh nè.

Con nó đã trố mắt nhìn ông. Đúng là trong đời nó, chưa bao giờ biết nó có một người cha. Lâu lâu, nó có hỏi tôi, nhưng tôi tránh né không nói. Chỉ có một lần, trong lúc mẹ con ngồi với nhau, nó có hỏi tôi như thế này:

-    con có nhớ lơ mơ, ngày xưa có người đánh má dữ lắm, người đó là ai vậy?

   Tôi chối:

-    Làm gì có.

-    Có mà… gì chớ chuyện người ta đánh má ncon nhớ không quên được. Hồi đó con bé xíu hà. Con thấy người ta trói má vào chân giường, nắm tóc má mà đánh kìa. Bửa đó con khóc dữ lắm phải không má?

   Tôi đâu có dám nói với nó người đó là ông. Tôi không muốn nó hình dung ra cha nó là một người hung dữ. Nhưng khi nó hỏi cha nó là ai, thì tôi đành chối quanh không cho nó biết. bây giờ ông xuất hiện trước mặt nónhận nó là con xưng cha, làm sao nó không ngạc nhiên cho được. Gần năm chục năm rồi, ông không káhc xưa bao nhiêu. Già đi chút ít, nhưng vẫn vạm vỡ, khoẻ mạnh. Nhưng gương mặt ông thì ác quá. Người ta mặt vuông chữ điền thì phúc hậu cương trực, còn ông, lại có thêm hai con mắt ti hí, cái miệng hẹo, khi nói không hở kẽ răng. Tôi nhớ, ngày xưa, khi còn yêu tôi, cái miệng ấy đã từng không biết bao nhiêu lần nhay nhay cắn vào má tôi, cắn vào môi tôi, cắn vào lỗ tai tôi. Người ta thì hôn mà ông thì cắn. Ông biểu, cắn nó mới đã. Sau này khi ông phụ bạc tôi, nguyền rủa tôi, đay nghiến tôi, tôi nghĩ rằng ông không hôn mà cắn bởi ông là con thú. Hôm nay ông về với con, về để nhận con, việc ấy đáng lẽ thiêng liêng lắm chớ, vậy mà lại thành bi kịch. Câu trước nhận con, câu sau đã nhận của rồi:

-    Tôi về đây trứơc hết để báo cho anh biết tôi là cha anh. Sau nữa, tôi đề nghị anh trả tôi một phần thứa kếcăn nhà và đất mà nah đã bán đi.

-    Trời đất ơi, cái gì mà kỳ vậy. Từ hồi nào đến giờ, tôi có biết anh là ai mà bây giờ ông đòi quyền thừa kế. Cũng từ hồi nào đến giờ, tôi sống với má tôi, vợ tôi, những đứa con tôi có thấy ai chăm sóc cho gia đình tôi đâu mà khi không ông đòi quyền thừa kế.

-    Vậy thì bây giờ anh phải biết.

 

Trên đời này tôi không thấy ai trơ trẽn như ông. Ngày xưa toà xử ông phải nuôi con, ông không bỏ một đồng xu. Mẹ con tôi lang thang nay sống nơi này, mai sống nơi khác ông không để mắt tới. Căn nhà mà ông mua hồi đó để ở chung, sau ly dị, ông bán hết mang của về cho vợ bé, không chia cho tôi một đồng. bây giờ ông biểu ông có thừa kế căn nhà của con. Sao lại có thể như thế được. Sau khi ly hôn, ông cón biết mẹ con chúng tôi phải ăn ở ra sao không? Làm sao ông biết. sáu năm trời là sáu nơi ở. Dọn nơi ở như dọn ổ mèo. Lúc sang nhất là được ăn gạo sấy vô bọc của Mỹ. Lúc khổ nhất là lúc người ta nhường cho miếng ăn của heo, trong đó có vài hạt gạo nấu thành cháo, nhưng chủ yếu là cám, là rau đã úa vàng, già khằng. Còn thằng con, nó ráng đi học và cứ hè đến là phải đi làm mướn lấy tiền mau tập vở. Thân nó là thân con ở, hơn kẻ ăn mày chút ít. Vậy mà trong câu chuyện với con, ông nói cứ như chuyện có thực trên đời này vậy:

-    Ngày má anh mua đất, mua nhà là tôi đi mua chứ ai. Khi làm nhà lên ở, thì cũng tôi chu cấp tiền bạc. Má con anh ở ngần ấy năm trời tôi đâu có đòi hỏi gì đâu. Vậy mà nay, anh bán nhà, bán đất, anh không hỏi tôi một tiếng…

 

Lúc đó, người ta bu lại coi cha con ông xử lý việc nhà, ông quay ra nói với mọi người:

-    Các ông, các bà nghĩ coi, như vậy có đúng không. Dẫu sao tôi cũng là cha ruột, mà con tôi đối xử với tôi như vậy đấy. tôi bây giờ sồng độc thân có một mình hà. Con cái không lo được cho tôi thì thôi, cũng chia cho tôi một chút gì để tôi sống chớ…

 

Ông cứ nói làm như mọi người không biết gì hết vậy. Người ta dư biết con ông từ xưa đến nay chỉ có mẹ. Từ xưa đến nay không có cha. Từ xưa đến nay, chỉo có mẹ con vun xới mảnh vườn ngôi nhà. Làm gì có người nào đến nhận cha, nhận con đâu. có điều người ta không muốn nói, không thèm nói. Con nó lớn tuổi rồi đó.n từ nhỏ đến giờ, nó có biết cãi lộn với ai đâu, nên nó làm sao có thể cãi lộn với ông được. Nó đành dúi vào tay ông năm triệu để ông về cho êm chuyện. Nhận tiền rồi mà ông đâu có để yên. Ông còn đưa đơn thưa lên toà án. Sao ông thích ra toà vậy. Hất mẹ lại đến con, ông đều mang chúng tôi ra toà là sao. Ông bây giờ phải sống một mình đâu có liên quan gì đến mẹ con tôi. Chín bà vợ của ông đâu hết rồi, sao không ai cưu mang ông. Vì cơn cớ gì mà ông hút, chích thiếu tiền mà phải đi trộm cắp để người ta bắt bớ giam cầm. Những chuyện như teh61 tôi biết hết. Người trên dương thế không biết còn bị ông lừa, nhưng ông làm sao lừa được người cõi âm. Một khi người cõi âm còn mang hận xuống dưới này. Tôi đâu có buông tha ông. Tôi theo chân ông từng bước. Thực tình cũng có lúc tôi còn thương ông, đã có lúc tôi dắt thằng con đã theo tôi xuống dứơi này đi tìm ông. Nhưng vì cái vía của ông nó nặng, nên không thể lại gần. Cũng có khi thấy ông, bao nhiêu roi đòn ngày xưa lại xiết vào bộ xương khô của tôi, khiến tôi không làm sao chỉ ông mà bảo con ông là cha nó. Nó không thể có người cha ác đức như vậy được. Nó sẽ nhận ra tất cả những người đàn bà đã sống với ông. Nó sẽ thấy ông lừa từng người một như thế nào. Nó cũng sẽ thấy mấy đứa em
Chương : 1    2    3    4    5    6    7   8    9    10   
Nguyễn Đức Thiện
Số lần đọc: 1981
Ngày đăng: 13.09.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Ðồng quê phỏng sự - Phi Vân
Tìh êu - Lê Anh Hoài
Bờ bên kia - Trần Kiêm Ðoàn
Phản trắc - Hoàng Đình Quang
Tương Tác - Triệu Từ Truyền
Nhạc vũ trong HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH - Trần Kiêm Ðoàn
Tiếng trống Sampô - Anh Động
Sóng lừng - Triệu Xuân
Cõi Mê - Triệu Xuân
Một thời in dấu - Trần Đồng Minh
Cùng một tác giả
Không thể đùa (truyện ngắn)
Ban bè một thuở (truyện ngắn)
Tấm kiếng rạn nứt (truyện ngắn)
Hàng xóm (truyện ngắn)
Mẹ (thơ)
Kịch (truyện ngắn)
Bến cây ổi (truyện ngắn)
Lu Lu (truyện ngắn)
Gío (thơ)
Một khoảng xô bồ (truyện ngắn)
Ông lão bán chim (truyện ngắn)
Cái nợ đồng lần (truyện ngắn)
Giữa vòng vây (truyện ngắn)
Chuyện con ruồi (truyện ngắn)
Tiếng gõ cửa (truyện ngắn)
Đêm (thơ)
Bàn về Thơ (tiểu luận)
Mái tóc ngày xưa (truyện ngắn)
1111 (thơ)
Sông em (thơ)
Trăng cuối tháng (truyện ngắn)
Góc Rừng (truyện ngắn)