Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
658
116.670.283
 
Báo hiếu
Đỗ Ngọc Thạch

1.

 

Nguyễn  Trung Sa, Nguyễn Đại Pháo và Nguyễn  Kỵ    là ba anh em họ, cùng tuổi Tuất (1946) và cùng học một lớp. Khi ba người này học lớp một (1953) thì tôi mới 5 tuổi. Do mẹ tôi lúc đó là cô giáo nên thường đem tôi đến lớp học cho học “dự thính”. Đường đi từ nhà tôi đến lớp học khá xa nên ba người Sa, Pháo, Mã thường qua nhà tôi cõng tôi đến lớp. Chính vì thế, tuy chỉ được ba người này cõng đi học trong khoảng một năm nhưng đó là những kỷ niệm khó phai mờ trong tôi. Sau giải phóng Thủ đô, gia đình tôi chuyển về Hà Nội và những tưởng sẽ không bao giờ gặp lại ba người Sa, Pháo, Mã nữa. Nhưng thật kỳ lạ, năm 1989, tức gần bốn mươi năm sau tôi lại gặp cả ba người Sa, Pháo, Mã ở  Sài Gòn…

 

Lúc gặp lại Sa, Pháo, Mã thì cả ba người đều đang là giám đốc Sở cấp tỉnh, ở ba tỉnh xung quanh Sài Gòn. Hàng tuần, ba người thường hẹn nhau gặp gỡ ở Sài Gòn, vì thế mà tôi đã gặp cả ba người. Hôm đó, một người bạn học cũ, trúng mánh gì đó, rủ tôi đi “bia ôm” ở đường Ngô Thì Nhậm. Lúc chúng tôi đến thì các phòng đã kín hết, đành ngồi lai rai ở ngoài sân chờ. Vừa uống hết lon bia Tiger thì có người to lớn bệ vệ đứng sừng sững trước mặt, ngó tôi không chớp mắt rồi la lên: “Cậu có phải là Thạch, con cô giáo Thành?”. Tôi giật mình khi người này nhắc đến tên mẹ tôi! Tôi chưa kịp định thần thì người này nắm chặt lấy cánh tay tôi mà nói liên hồi: “Đúng là cậu Thạch rồi! Cậu  không nhớ người đã cõng cậu đi học hồi ở quê à? Tôi là Mã, là Kỵ Mã của cậu đây!...” Dường như cái nắm tay quá mạnh của người này đã khiến tôi vụt nhớ lại tất cả! Tức thì tôi cũng la lên: “Anh Mã!...Trời đất ơi, gần 40 năm rồi mới lại gặp anh! Thế các anh Sa, anh Pháo đâu? Các anh là bộ ba xe pháo mã làm sao mà quên được!” Mã liền kéo tôi dậy mà rằng: “Ở trong kia, tất cả đang ở trong kia” Và Mã lôi tuột tôi vào một phòng, tôi còn nhớ cánh cửa phòng có số 3. Trong phòng là hai người đàn ông nữa, đang ngồi uống bia ôm với hai cô gái “mặc áo nhà nghèo”, một cô khác thì đang ngả người trên thành ghế salon hút thuốc! Mã kéo tôi tới trước mặt hai người kia và nói to: “Các huynh xem tôi vừa tóm được ai đây nào?” Hai người kia trố mắt ra nhìn, dường như chưa nhận ra tôi, Mã liền gợi ý: “Các huynh hãy trở về nơi có “rừng cọ, đồi chè đồng xanh ngào ngạt”, có mái trường  trên đồi hoa sim tím thì sẽ nhớ ra ngay!”, nói rồi Mã đi ra ngoài, nhoáng cái đã thấy lôi người bạn cùng đi với tôi vào phòng. Lúc đó, cả hai người đàn ông kia cùng đứng bật dậy và cùng nói: “Cậu Thạch con cô giáo Thành, đúng không?” Dĩ nhiên là tôi nhận ra Sa và Pháo vì trước đó đã gặp Mã bên ngoài!...

 

Tôi và người bạn nhập cuộc với bộ ba xe pháo mã và cuộc hàn huyên này kéo dài cho tới hai giờ sáng. Lúc chia tay, cả ba người Sa, Pháo, Mã cứ nhắc đi, nhắc lại tuần sau tái ngộ!...

 

2.

 

Sa, Pháo, Mã là con trai của ba người anh em sinh ba có tên là Phú Nông, Trung Nông và Hạ Nông, đã ba đời là thuần nông  nên người cha lấy chữ Nông đặt tên cho ba đứa con. Ba người cha cùng lấy vợ một ngày, cùng sinh con một ngày, đó là điều đặc biệt của họ nhà này. Điều đặc biệt nữa là  khi cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1946 bùng nổ, ba anh em sinh ba cùng tòng quân, để lại vợ dại con thơ ở nhà. Con thơ (tức Sa, Pháo, Mã) thì đúng là con thơ, nhưng ba người vợ không phải là “vợ dại” mà cực kỳ tháo vát, đảm đang nên ba đứa con lớn nhanh như thổi…Khi quân ta chuẩn bị đánh tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, nghe tin chồng sẽ được tham gia đánh trận đầu, ba người vợ rất hãnh diện, tự hào và cùng xin vào đội dân công hỏa tuyến với hy vọng sẽ được gặp chồng… Cầu được, ước thấy, cả ba người vợ trẻ đều gặp được chồng và đều được cấp trên cho phép “vợ chồng xum họp”. Trên đường về nhà, ba người vợ tràn trề hy vọng về kết quả của lần “vợ chồng xum họp” này và bàn với nhau sẽ đặt tên cho ba đứa con là Điện, Biên và Phủ cho dù là trai hay gái! Song, niềm vui, sự may mắn chẳng bao giờ đến nhiều (phúc bất trùng lai), cả ba người vợ trẻ - ba người mẹ tương lai – đều hy sinh trong một trận oanh tạc của máy bay Pháp, đúng là “Họa vô đơn chí”!... Cái câu “Họa vô đơn chí” này còn thể hiện sự nghiệt ngã của nó đối với ba người chồng từ khi còn chưa biết vợ đã hy sinh: Trong trận đánh mở màn, khi lệnh “Xung phong” được phát ra, ba anh em sinh ba vừa nhô lên định vọt khỏi chiến hào thì đều bị một viên đạn Tomson (một loại súng tiểu liên quân Pháp thường dùng) găm vào trán và chui tọt vào trong đầu! Ba anh em đều ngã bật trở lại chiến hào và ngất xỉu!...

               

3.

 

  đời có những chuyện  lạ thật khó giải thích bằng lý lẽ thông thường. Chẳng hạn như có người chỉ trầy da sứt vẩy cũng dẫn đến tử vong nhưng có người bị những vết thương rất hiểm hóc, rất nặng nhưng vẫn sống trơ trơ. Ba anh em sinh ba tên Nông rơi vào trường hợp thứ hai: đầu viên đạn Tomson chui vào trong đầu tưởng giết chết nạn nhân vậy mà chỉ để lại một hình tròn trên trán, một lớp da lập tức mọc ra phủ lên cái lỗ đạn khiến ai không biết thì không thể nghĩ rằng một cái đầu đạn đã chui qua đó! Cái đầu đạn dường như “ngủ yên” trong đầu các nạn nhân? Thực ra, nó “nửa thức nửa ngủ” khiến cho các “gia chủ” nửa tỉnh nửa mê, tức lúc thì tỉnh táo bình thường, lúc thì như người tâm thần!...

 

Sau khi vết thương lên da non, ba anh em sinh ba tên Nông được xếp hạng thương binh đặc biệt, được Nhà nước nuôi dưỡng suốt đời, nhưng gia đình xin đón về nhà. Ngoài những lúc “nhớ nhớ quên quên”, ba anh em có thân hình khỏe mạnh và cũng làm được các công việc nhà nông như một lực điền thực thụ . Lúc đó, ba người Sa, Pháo, Mã (mới học xong lớp Một) thuộc diện ưu tiên đặc biệt :  con thương binh (cha), con liệt sỹ (mẹ) nên được vào học ở trường Thiếu sinh quân, hết 10 năm phổ thông thì được đi học đại học ở nước ngoài, rồi lại được chuyển tiếp nghiên cứu sinh, tổng cộng gần hai mươi năm. Khi Sa, Pháo, Mã ra trường về nước  thì cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vừa kết thúc, đất nước chuyển sang thời kỳ mới…Vì thế, những người như Sa, Pháo, Mã là những “cán bộ khung” quan trọng. Khi gặp tôi (năm 1989), ba người là Giám đốc Sở cấp tỉnh thì cũng là chậm thăng quan tiến chức. Có lẽ là do ba ông bố không phải loại tướng tá  mà chỉ là binh nhì suốt đời! …

 

4.

 

Lại nói về ba ông bố tức ba anh em sinh ba, tức ba thương binh tên Nông. Khi cha mẹ của họ qui tiên thì cũng là lúc ba ông con tức Sa, Pháo, Mã đã nhận nhiệm sở ở trong miền Nam, nhà cửa, vợ con ổn định, liền đón bố vào sống chung. Lúc đầu cả ba người đều làm việc ở Sài Gòn, mỗi người được phân một căn nhà, ngẫu nhiên đều nằm trên cùng một con đường. Sau đó hai năm, Pháo và Mã được điều đi hai tỉnh lân cận, nhưng vẫn còn nhà ở Sài Gòn, để vợ con và ông bố ở lại, chỉ đi có một mình. Sau một năm nữa, Sa cũng chuyển đi tỉnh, dĩ nhiên là lên chức, các tỉnh đều rất thiếu cán bộ chủ chốt…

 

 Lúc đó, tức sau ngày giải phóng Miền Nam, việc “vô Nam” không còn đáng sợ như cái thời “Đi Bê” nữa mà không khác gì đi nước ngoài! Vì thế, ba ông bố thương binh tạm biệt vùng quê “rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt / nắng chói sông Lô hò ô tiếng hát” để vào miền Nam sống với ba ông con trong những vi-la biệt thự đẹp như công viên  của những nhà tư sản, quan chức chính quyền cũ đã di tản để lại…Khi mới vào miền Nam, năm 1977, ba ông bố thương binh tên Nông mới 50 tuổi, chưa thể gọi là già, ấy là chưa kể những lúc cái đầu đạn Tomson “thức dậy” nó đã “cải lão hoàn đồng” ba ông mạnh tới mức các ông đi lại, nói năng, chơi đùa không khác gì những đứa trẻ nhỏ lớp mẫu giáo!...Chẳng hạn như ông bố của Pháo thì  thường làm động tác kéo pháo và mồm thì hát “Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua đèo! Hò dô ta nào, kéo pháo ta vượt qua núi!...” Còn ông bố của Sa thì thường làm động tác xúc đất và mồm thì đọc những câu mô tả động tác xúc đất  Lục cục, lào cào, anh xúc tôi xúc, đá lở đất nhào!” Riêng ông bố của Mã thì cứ hát đi hát lại mấy câu đầu của bài hát “Đông phương hồng” ca ngợi Mao chủ tịch, khá phổ biến ở vùng chiến khu sau năm 1949 :”Đông phương hồng, mặt trời lên! Trung Quốc chúng ta có Mao Trạch Đông!” Hát tiếng Việt ba lần thì lại hát bằng tiếng Trung Quốc cũng ba lần: “Tung phang hùng, thai yang shang, Trung Cua shu lưa cưa Mao chưa Tung!”….Chính vì vậy, người không biết chuyện cứ tưởng trong nhà có lớp mầm non hay đội văn nghệ của Phường đang luyện tập!

 

5.

 

Lúc tôi gặp lại ba người Sa, Pháo, Mã là lúc tôi đang làm việc cho một văn phòng đại diện của một tờ báo ở Sài Gòn. Biết công việc của tôi cũng rảnh rang, nhàn hạ, Sa nói với tôi: “Lúc nào cậu rảnh thì đến chơi với bố chúng tôi, các ông rất cần có người bầu bạn, tâm sự, như thế sẽ hạn chế được cái bệnh khùng khùng điên điên! Chúng tôi sẽ có tiền thù lao cho cậu!” Tôi nói ngay: “Nói chuyện tiền nong làm gì! Đến chơi với các bác cũng như đến thăm bố tôi mà thôi!” Pháo nói: “Cậu nói vậy tôi thật cảm kích! Chúng tôi sẽ thường xuyên cầu nguyện cho hương hồn cô giáo và thầy giáo được yên nghỉ nơi cực lạc (cả bố và mẹ tôi đều đã qua đời)… Những lúc tỉnh, bố chúng tôi đều thích chơi cờ, đọc thơ, nhất là Truyện Kiều, chắc là sẽ hợp với sở thích của cậu!” Tôi nói: “Cảm ơn anh, tôi sẽ chơi cờ tướng với các bác! Nếu đẹp trời, tôi sẽ dẫn các bác đi dạo phố phường!” Mã ngần ngừ một lúc rồi nói: “Riêng bố tôi có sở thích lạ đời là thích cưỡi ngựa! Ông thường đòi cưỡi ngựa vào buổi sáng,  những lúc ấy tôi đều cõng ông chạy nhong nhong ba bốn vòng quanh sân. Nay tôi muốn nhờ cậu giúp tôi việc này, mỗi ngày một lần vào các buổi sáng, tôi sẽ hậu tạ đặc biệt!” Tôi vụt nghĩ đến những ngày hồi xưa, ba anh em Sa, Pháo và Mã thay nhau cõng tôi chạy như bay đến lớp học liền nói ngay: “Ngày xưa các anh đã cõng tôi thì bây giờ sao tôi lại không giúp anh? Cuộc đời có vay có trả, thật là sòng phẳng!”…

 

Thế là ngày ngày, buổi sáng thì tôi đến nhà ông bố Mã, làm “kỵ mã” cho ông cưỡi. Lúc đó, sức tôi còn khỏe nên cũng như một buổi tập chạy mà thôi! Buổi tối thì đến nhà ông bố của Pháo, thường là có cả ông bố của Sa ở đó vì hai nhà ở gần nhau, chỉ cách ba số nhà. Quả là ông bố của Pháo rất thích chơi cờ tướng, nhưng chắc là mới học chơi cờ hồi đi bộ đội nên chưa sạch nước cản, cho nên việc chơi cờ với tôi chỉ là giết thời gian vô ích. Bù vào đó, ông bố của Sa lại có trí nhớ thật đặc biệt, những lúc tỉnh táo, ông đều thích đọc thơ, nhất là Truyện Kiều và các truyện thơ Nôm, và chỉ cần đọc hai, ba lần là ông có thể thuộc lòng. Sa đã mua sẵn cho ông một tủ sách chật cứng ,hầu như có cuốn thơ nào ở hiệu sách  cũng mua về! Vì thế, khi viết bài cần đến sự trích dẫn một câu thơ nào, của tác giả nào tôi chỉ cần gọi điện hỏi ông bố của Sa là có ngay!...

 

6.

 

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, một năm trôi qua kể từ ngày tôi gặp lại bộ ba “xe pháo mã”. Đó là vào một ngày cuối xuân đầu hạ năm 1993…Ở phương Nam không có bốn mùa rõ rệt nhưng tôi vẫn có cảm giác về sự chuyển mùa của thời gian và thiên nhiên cũng không đến nỗi quá dửng dưng với cảm xúc của con người: những chùm phượng đỏ nở sớm đã báo hiệu mùa hạ đang gõ cửa! Mỗi khi nhìn thấy chùm phượng đỏ, cái thời sôi nổi bỏng cháy của tuổi học trò lai ào ạt bay về!... Tôi đem cảm giác ấy “tâm sự” với ba ông “bạn già” mà cho đến lúc này, tôi và họ thực sự gắn bó với nhau. Không ngờ cả ba người cùng “chộp” lấy “tâm sự” của tôi và thay nhau nói: “Cậu thánh thật, cứ như là đi vào tận gan ruột chúng tôi!”, “Chúng tôi tuy không được học lên bậc trung học, nhưng tuổi học trò là quãng đời đẹp nhất vì lúc đó chúng tôi biết thế nào là Tình yêu!”, “Ngay lúc này đây, tôi như đang được nhìn thấy cô bạn học má dính đầy mực tím nhưng đôi mắt thì lúng liếng mới kỳ diệu làm sao!”…

 

Tôi thực không ngờ cái cảm xúc về một thời hoa phượng đỏ của tôi lại khơi dậy những kỷ niệm tuổi hoa niên của ba ông già nhanh chóng và mạnh mẽ như vậy! Cả ba người tranh nhau nói rồi bỗng lặng đi như tượng đá! Hình như trong hốc mắt  của họ lấp lánh ngấn nước!...Ông bố của Sa phá tan sự im lặng:

-Sắp tới ngày giỗ lần thứ 40 của ba bà rồi!

-Cháu có nghe cả ba anh đều nói năm nay sẽ về quê làm giỗ thật lớn! – Tôi nói.

-Giỗ lớn mà làm gì? Các bà ấy có ăn được đâu! – bố của Pháo nói.

-Chúng tôi đã “ở vậy nuôi con” 40 năm rồi!... – bố của Mã nói.

 

Phải nói rằng, cho đến lúc này, tôi mới “thấm thía” hết cái sự trôi đi vùn vụt và thật lạnh lùng của “Dòng sông thời gian” đời người! Trước mặt tôi là ba ông già đã  sáu mươi tuổi mà đã “ăn không ở vậy” suốt 40 năm nay! Quả là một sự “hy sinh”, “chịu đựng” quá sức tưởng tượng! Tôi vụt nghĩ : điều mà ba ông già này cần nhất không phải là cái gì cao siêu, huyền bí mà nó rất giản dị, rất đời thường, đó là Đàn bà! Tôi liền  móc túi lấy điện thoại, ấn số máy gọi Sa. Có tiếng đổ chuông ngay sau lưng tôi! Tôi giật mình quay lại và giật mình tiếp vì thấy cả ba ông con Sa, Pháo và Mã đã đứng đó từ bao giờ!

 

Nhanh như cơn gió lốc, ba ông con đưa cả ba ông bố và tôi đến một nhà hàng Karaoke đặc biệt (đặc biệt vì chỉ dành cho khách VIP và có đầy đủ tất cả các loại ‘độc chiêu”, thậm chí “cực độc”) và như để “bù đắp”, ba ông con hầu hạ, chăm sóc ba ông bố như nô tài với Hoàng đế!...

 

7.

 

Sau đó chỉ có 2 ngày, tôi phải ra Hà Nội gấp rồi ở lại làm việc cho một tờ báo gần hai năm mới trở lại Sài Gòn. Tôi đến ngay nhà Sa, thì thấy Sa đang ngồi uống rượu một mình. Sa rót rượu mời tôi rồi nói nhỏ: “Tôi đang canh chừng cho ông cụ “vui vẻ”! Muốn làm tròn chữ “Báo hiếu” thì đành phải chiều ông cụ!” Tôi nói: “Sao không tìm cho ông cụ một cô vợ? Sáu mươi tuổi cưới vợ đâu phải là chuyện lạ?” Sa thở dài: “Đi kiếm rồi nhưng không vừa ý ông cụ. Người đồng ý cưới

 

Thì có nhưng toàn loại già và xấu, mà ông cụ chỉ thích loại siêu người mẫu chân dài như trên tivi ấy! Đành cho ông cụ “ăn bánh trả tiền”, “cưa đứt , đục suốt”, không nhùng nhằng rách việc!” Tôi băn khoăn hỏi lại: “Vậy cứ thế này đến bao giờ mới dứt?” Sa nốc cạn li rượu rồi nói: “Đành vừa đi vừa tính thôi chứ biết làm sao?” Khi tôi đến nhà Pháo thì cũng gặp cảnh tương tự và những câu nói của Pháo tương tự như của Sa. Nghĩ đến những thông tin trên báo chí về những “cụ ông” đã bảy, tám mươi tuổi còn bị ra Tòa  vì chuyện “giao cấu” với con nít, tôi thấy cách “giải quyết sinh lý” cho ông bố của hai ông con này hoàn toàn có thể hiểu được! Vừa nghĩ tới đó thì đã tới trước cổng nhà Mã. Ngó qua song sắt ở cánh cổng thì thấy Mã đang cõng bố chạy lạch bạch quanh sân, còn ông bố thì hai tay ôm chặt cổ ông con,  ngoảnh mặt sang bên trái và đọc hoài cái câu ca sau: “Nhong nhong ngựa ông đã về / Cắt cỏ bồ đề cho ngựa ông ăn!”…

 

Tôi không vào nhà Mã nữa  mà thả bộ trên con đường ào ào lá đổ…Không hiểu sao tôi bỗng nghĩ: “Nếu như bố tôi còn sống, không biết tôi phải ngồi “canh chừng” cho bố “vui vẻ” như Sa và Pháo hay phải làm ngựa cho bố cưỡi như là Mã?”./.

 

Sài Gòn, 2008-2009

Đỗ Ngọc Thạch
Số lần đọc: 3473
Ngày đăng: 22.08.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
4 truyện ngăn ngắn - Nguyễn Tam Phù Sa
Giọt máu đào - Nodar Dumbadze
Người Đàn Bà, Chuột & Mèo - Trương Lệ Hằng
Một câu chuyện về hạnh phúc - Vasily Grossman
Nhận giải thưởng - Khôi Vũ
Giữa bọn buôn người - Phan Đức Nam
Người hành nghề đao phủ - Đỗ Ngọc Thạch
Những người già trong làng - Nguyễn Anh Thế
Hoa cỏ may - Huỳnh Văn Úc
Chiếc bóng trên tường - Sâm Thương
Cùng một tác giả
Nữ võ sĩ huyền đai (truyện ngắn)
Anh hùng thọ nạn (truyện ngắn)
Người chép sử (truyện ngắn)
Tướng sát phu (truyện ngắn)
Chị em sinh ba (truyện ngắn)
Truyện ngắn ngắn-1 (truyện ngắn)
Truyện ngắn ngắn -2 (truyện ngắn)
Chuyện một nhà báo (truyện ngắn)
Núi lở (truyện ngắn)
Hai lần bác sĩ (truyện ngắn)
Báo hiếu (truyện ngắn)
Nhà tiên tri (truyện ngắn)
Bạn học lớp hai (truyện ngắn)
Tương tác trên net (tiểu luận)
Bạn học lớp năm (truyện ngắn)
Bà Nội (truyện ngắn)
Cô giáo mầm non (truyện ngắn)
Ma lai (truyện ngắn)
Cánh đồng mùa đông (truyện ngắn)
Em ở Tây hồ (truyện ngắn)
Sự tích chim đa đa (truyện ngắn)
Kén vợ kén chồng (truyện ngắn)
Nghêu, Sò, Ốc, Hến (truyện ngắn)
Đấu trường 100 (truyện ngắn)
Làng nói trạng (truyện ngắn)
Lý Toét (truyện ngắn)
Đám Cưới Vàng (truyện ngắn)
Táo quân truyện (truyện ngắn)
Mùng ba tết thầy (truyện ngắn)
Chuyện ngày tết (truyện ngắn)
Y tá xã (truyện ngắn)
Băng nhân (truyện ngắn)
Ô Quan Chưởng (truyện ngắn)
Bạn học đại học (truyện ngắn)
Kiếm sống (truyện ngắn)
Ô Chợ Dừa (truyện ngắn)
Ký ức làm báo (truyện ngắn)
Trộm long tráo phụng (truyện ngắn)
Ba chìm bảy nổi (truyện ngắn)
Bác Sĩ Thú Y (truyện ngắn)
Lệnh Phải Thi Đỗ (truyện ngắn)
Giai Điệu Mùa Hè (truyện ngắn)
Lấy Vợ Xấu (truyện ngắn)
Địa sứ (truyện ngắn)
Cô Dâu Gặp Nạn (truyện ngắn)
Bà Ngoại (truyện ngắn)
Ô Đống Mác (truyện ngắn)
Quận He (truyện ngắn)
Tam Thập Lục Kế (truyện ngắn)
Cắm sừng (truyện ngắn)
Nguyễn Vỹ (chân dung)
Nhà Nho - Nhà Báo (tiểu luận)
Dòng Sông Ám Ảnh (truyện ngắn)
Ba Lần Thoát Hiểm (truyện ngắn)
Ký Ức Làm Báo - 2 (truyện ngắn)
Kiếm Sống 2 (truyện ngắn)
Ký Ức Làm Báo - 3 (truyện ngắn)