Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.312 tác phẩm
2.745 tác giả
392
115.864.228
 
Đặc điểm các trào lưu ca nhạc Mỹ
Tuấn Giang

                      

 

Công chúng quá quen với  các thể loại ca nhạc: Pop, rock, disco, rap, hiphop…nhưng xuất xứ từ đâu chưa hẳn mấy ai đã tường tận. Mỗi tên gọi một trào lưu âm nhạc cần phân biệt với các thể loại khi xâm nhập vào giới trẻ. Ngày nay, các trào lưu âm nhạc trên đã phổ biến đến mọi đối tượng khán giả yêu nhạc. Âm nhạc không hoàn toàn phân biệt đẳng cấp mà hòa đồng, nhịp sống đại chúng.

 

Tính hòa đồng đại chúng, biến âm nhạc thành sức mạnh vật chất tinh thần thời đại. Các trào lưu ca nhạc công chúng yêu thích, phổ biến toàn cầu hầu hết xuất phát từ âm nhạc dân ca da đen người Mỹ gốc phi, qua nhiều thập kỷ phát triển lên chuyên nghiệp thành nền âm nhạc văn hóa Mỹ. Những trào lưu âm nhạc mới ra đời trên nước Mỹ được các nhà lý luận phê bình âm nhạc công nhận, công chúng Mỹ hưởng ứng, mỗi dòng âm nhạc mới tồn tại. Âm nhạc Mỹ kết tinh nền âm nhạc dân ca hợp chủng quốc Hoa Kỳ mang tính tổng hợp nền văn hóa, âm nhạc nhân loại. Đây là tiền đề âm nhạc Mỹ phát triển chinh phục công chúng khắp các quốc gia, châu lục.

 

Âm nhạc Mỹ phát triển chuyên nghiệp hóa xuất phát từ dòng ca nhạc bình dân do người da đen khởi xướng, châm ngòi nổ tạo ra các trào lưu âm nhạc văn hóa đại chúng. Những thành công các trào lưu ca nhạc từ người da đen khởi xướng, phần lớn kết hợp  cùng người da trắng Mỹ tạo nên những cơn bão âm nhạc thời đại. Tính thời đại âm nhạc Mỹ phát triển toàn cầu hóa, đánh bại mọi quốc gia còn nền âm nhạc già nua yếu đuối. Ban đầu, hầu hết mỗi quốc gia, châu lục bị nhận chìm bởi cuộc “xâm lăng” các trào lưu âm nhạc khởi phát từ Mỹ, qua thời gian hưng thịnh mới tạo dựng nền âm nhạc phong cách riêng. Đặc điểm nổi bật các trào lưu âm nhạc Mỹ xuất phát từ nền văn hóa thị dân, hầu hết khi hình thành thai nghén tại khu lao động đa phần của người nô lệ thiếu học, dưới sự bảo kê các băng nhóm tội phạm găng tơ, cao bồi, sòng bạc, ra đời nhạc rock, rap, hiphop… lên chuyên nghiệp qua nhiều chắt lọc thành tinh hoa văn hóa nghệ thuật. Những trào lưu âm nhạc này mang theo ba đặc điểm:

Cấu trúc hình thức tác phẩm âm nhạc chuẩn mực.

Văn hóa, phản văn hóa.

Thẩm mỹ nghệ thuật văn hóa nhân loại đỉnh cao.

Nhiều người nghiên cứu phê bình âm nhạc cho đây là căn bệnh nước Mỹ, các nhà quản lý luôn quan tâm chăm sóc, lo ngại, chỉ ra những rắc rối, giải pháp ngăn chặn phòng ngừa kịp thời. Những dòng nhạc ấy để lại tai tiếng như rock, ráp, hiphop… nhưng lại trở thành các trào lưu âm nhạc văn hóa đỉnh cao thời đại, chinh phục công chúng toàn cầu. Nghệ sỹ biểu diễn, nhạc sỹ sáng tác Mỹ luôn dẫn đầu phong cách biểu diễn, sáng tác bài hát chuẩn mực hình thức cấu trúc tác phẩm, thẩm mỹ văn hóa nghệ thuật. Những tác phẩm âm nhạc Mỹ mang tầm văn hóa âm nhạc nhân loại, phổ biến toàn cầu, chinh phục giới trẻ cả hành tinh, công chúng mọi quốc gia hâm mộ. Sức mạnh văn hóa âm nhạc Mỹ biến cả hành tinh hát, biểu diễn theo các trào lưu âm nhạc đương đại: Pop, rock, rap, hiphop… thấm sâu vào mỗi quốc gia, dân tộc. Nền âm nhạc văn hóa Mỹ tạo ra chuẩn mực nghệ thuật bằng những bước tiến khổng lồ, cả nhân loại ngưỡng mộ. New York kinh đô âm nhạc, nghệ thuật Mỹ. Mỗi trào lưu âm nhạc, một bài hát, hoặc ca sỹ, ban nhạc ở bất cứ quốc gia nào lọt vào bảng xếp hạng Billboard, giải thưởng Grammi sẽ mang lại giá trị văn hóa âm nhạc nhân loại, sống mãi với thời gian. Thị trường âm nhạc Mỹ xác lập bởi ba nhân tố trọng tài thẩm định nghệ thuật:

            Các nhà lý luận phê bình âm nhạc.        

            Bảng xếp hạng Billboard, giải thưởng âm nhạc Grammy.

            Công chúng thị trường âm nhạc Mỹ.

Tại Mỹ bùng phát hàng trăm trào lưu âm nhạc, qua nhiều năm phát triển trong cộng đồng công chúng lựa chọn từ các nhóm dân cư một khu vực, một tỉnh lên thành phố… Sau nhiều bước sáng tạo thanh lọc, các nhạc sỹ, ca sỹ biểu diễn biến những tác phẩm âm nhạc phát triển ra cả nước Mỹ, từng bước thâm nhập các bảng xếp hạng Billboard, giải thưởng Grammy công chúng đón nhận mới thành công. Hàng chục ca sỹ: Jennifer Lopez, Michael Jackson, Janet Jackson, Madonna, Britney Spears…các ban nhạc ABBA (Thụy Điển), Modernthaking (Đức), Bistown (The Beat Les-Anh)…dù nổi tiếng cả châu Âu phải đến khi lọt vào bảng xếp hạng Billboard, gải thưởng âm nhạc Grammy, mới chinh phục thị trượng âm nhạc Mỹ đồng thời chiếm lĩnh đỉnh cao văn hóa âm nhạc mọi thời đại.

 

Liên hệ tới các giả thưởng, bảng xếp hạng âm nhạc, văn học nghệ thuật nước ta thiếu khách quan khoa học, công tâm, công bằng, thiếu chuẩn. Nếu tương đối thôi đã sạch sẽ, nhưng những người giám khảo trọng tài các cuộc thi âm nhạc, văn học, nghệ thuật, họ ăn chia trắng trợn, không còn danh dự, lòng tự trọng. Nên những tác phẩm được giải thưởng thường chết biệt tăm, biệt tích không làm nên lịch sử một thời để nhớ, công chúng yêu thích ghi danh. Nếu kinh tế mang lợi ích nhóm, thì nghệ thuật đã học theo “bài mẫu” chăng? Càng so sánh mới thấy những lộn xộn, yếu kém trong âm nhạc, nghệ thuật nước nhà. Vai trò các nhà lý luận đã chết! Các nhà lý luận nghệ thuật Mỹ, họ làm nên vai trò trọng tài lịch sử văn hóa, âm nhạc, văn học, nghệ thuật, bóp chết những tác phẩm yếu kém, tôn vinh những giá trị nghệ thuật đỉnh cao. Đây là phẩm chất các nhà lý luận, Ban Giám khảo những cuộc thi chỉ tôn vinh tác phẩm chuẩn mực nghệ thuật. Âm nhạc, nghệ thuật Mỹ luôn mang lại đời sống văn hóa tinh thần thời đại bằng tác phẩm vượt thời gian, công chúng các châu lục yêu thích.

 

Những trào lưu âm nhạc Mỹ phát triển sang các quốc gia, châu lục mang đến nhịp điệu âm nhạc mới, sức sống văn hóa nghệ thuật thẩm mỹ âm nhạc nhân bản. Mỹ hóa âm nhạc cả hành tinh khắp các quốc gia châu lục, nhưng từng bước mỗi quốc gia dân tộc tạo bước phát triển riêng ra đời nền âm nhạc dân tộc thời đại. Nếu kinh tế các châu lục bị Mỹ hóa theo hướng toàn cầu, thì văn hóa âm nhạc nghệ thuật là tấm gương phản chiếu hiện thực xã hội ấy. Đây là chiến lược vai trò lãnh đạo toàn cầu của nước Mỹ phát triển kinh tế văn hóa, khoa học công nghệ đưa các nước đến độc lập tự chủ xây dựng nền kinh tế, văn hòa nghệ thuật âm nhạc mới, bảo toàn bản sắc văn hóa dân tộc.

Mỗi quốc gia dân tộc xây dựng nền âm nhạc thời đại mới theo nhịp sống toàn cầu hóa, phát triển tính dân tộc thời đại mang nhịp điệu trẻ cả hành tinh. Đây là thành công mục tiêu xây dựng nền âm nhạc dân tộc đương đại,  vì công chúng, kỷ nguyên khoa học công nghệ tại mỗi quốc gia dân tộc. Các trào lưu âm nhạc Mỹ tràn vào Việt Nam mang đến nhịp sống toàn cầu, giới trẻ hòa nhập tinh thần dân chủ văn minh. Đồng hành cùng những trào lưu âm nhạc mang đến lối sống thời trang, văn hóa con người xã hội mới. Giới trẻ Việt Nam phát huy tính dân chủ tự bộc lộ tài năng, khẳng định bản thân mỗi cá thể làm chủ cuộc sống vươn lên hướng tới cộng đồng. Tiếp nhận tinh hoa các trào lưu âm nhạc Mỹ: Pop, rock, disco, rap, hiphop, armi, country…xây dựng nền âm nhạc Việt Nam: Hội nhập-đối thoại toàn cầu hóa.

 

Nền âm nhạc Mỹ mang đến mỗi quốc gia, dân tộc nhịp sống trẻ. Cả hành tinh chung một nhịp sống văn hóa âm nhạc tinh thần thời đại, nhưng mỗi quốc gia dân tộc tạo dựng phong cách âm nhạc riêng dân tộc bản địa. Đây là thành công bảo tồn, phát triển nền âm nhạc mới dân tộc thời hội nhập toàn cầu hóa, mỗi quốc gia dân tộc trên các châu lục, vùng lãnh thổ.

 

3-2015.

 

 

Tuấn Giang
Số lần đọc: 5224
Ngày đăng: 01.04.2015
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Ngày xuân tìm hiểu phong cách nhạc pop Qua bài hát: Happy New Year! - Tuấn Giang
Xuân sang Nói chuyện nhạc Rock - Tuấn Giang
Sự tác động các trào lưu lối sống ca nhạc toàn cầu hóa - Tuấn Giang
Giải pháp ngăn chặn nguồn Thông tin ca nhạc ngoài vùng kiểm soát. - Tuấn Giang
Trào lưu nhạc sến. - Tuấn Giang
Phát triển ngôn ngữ tiếng Việt qua góc nhìn âm nhạc. - Tuấn Giang
Chương trình ca nhạc Giai điệu tự hào nên bỏ… - Tuấn Giang
Con là dòng sông xanh tắm mát bãi bờ - Nguyễn Anh Tuấn
Tại sao người ta còn mãi nghe Họ hát ? - Ấu Lăng
Đồng vọng Bolero - Nguyễn Hùng
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)