Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.312 tác phẩm
2.745 tác giả
392
115.864.226
 
Nguồn gốc ca nhạc tuồng chèo cải lương 3
Tuấn Giang

PHẦN II

CA NHẠC CHÈO

 

CHƯƠNG I

NGUỒN GỐC LÀN ĐIỆU CHÈO

 

  1. Khái niệm nguồn gốc.

 

Theo Từ điển Tiếng Việt, trang 410 do Nhà xuất bản Đà Nẵng phát hành 2005, viết: “gốc – nơi sinh ra, tạo ra cái được nói đến”. Dựa trên khái niệm này, các nhà nghiên cứu sân khấu dân tộc thường nói nguồn gốc là cái nôi sinh ra tuồng chèo cải lương, xuất xứ địa danh các vùng miền. Theo các nhà nghiên cứu trước còn nhiều nơi sinh ra chèo và chèo xuất hiện vào thế kỷ nào… Đây là những nội dung không “bất khả tri luận”, nhưng không thể thống nhất, nó còn mãi những chính kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu. Mỗi người đọc tự khẳng định chân lý cho riêng mình, sau cảm nhận chủ quan sẽ tin theo người này hoặc người kia. Vì thế, những thế hệ nghiên cứu sau còn tiếp tục khám phá, phát hiện, tìm đến một chân lý tương đối. Đi tìm nguồn gốc nghệ thuật chèo, nguồn gốc làn điệu chèo, nguồn gốc các thể thơ trong làn điệu chèo… là những hướng tiếp cận đối tượng nghiên cứu khác nhau, không thể vì người này nghiên cứu đầy đủ thì người khác không khám phá tiếp, như thế sẽ chẳng bao giờ thấy vẻ đẹp muôn màu nghệ thuật, cuộc sống để tìm đến chân lý khoa học. Những nhà lý luận không ngồi nhầm chỗ chẳng coi giai thoại văn chương nhà thơ Lý Bạch đến một địa danh phong cảnh hữu tình, thấy nhà thơ kia làm bài thơ hay đến mức mình không viết được nữa là hiện tượng có thật? Qua hiện tượng văn học ấy, nhà nghiên cứu phải nhìn sự vật đa chiều, một là giai thoại văn chương người đời chưa hẳn có thật mà vội ngộ nhận, hai tạm coi là sự thật thì hiện tượng ấy như một khuynh hướng muốn hạ thấp thơ Lý Bạch mà nước Trung Hoa rộng lớn còn nhiều nhà thơ vĩ đại hơn, ba là nhà thơ Lý Bạch thấy một gã vô danh tiểu tốt học làm thơ thì bậc đại nhân chẳng đua chen làm gì, 

…………………………………………………………………………………………………….

* Trong giai thoại thơ Lý Bạch và sự nghiệp văn chương Lý Bạch không có giai thoại trên (theo nhóm nghiên cứu thơ Lý Bạch)

* Thời Nhà Đường: Lý Bạch - Tiên Thi, Đỗ Phủ - Thánh Thi, Vương Duy - Phật thi, Thái phi - Thi nhân, là bốn nhà thơ nổi tiếng.

 

bốn là những hiện tượng ứng xử từ bao thế kỷ trước, không thể ứng dụng vào thế kỷ XXI… Ai coi đó là tấm gương thì người nghiên cứu chẳng dám viết gì, để khi ra về chỉ còn lại con số không tròn trĩnh trong sự nghiệp nghiên cứu. Nếu những nhận định của các nhà nghiên cứu trước là chân lý tuyệt đối không dám đụng đến sẽ chẳng cần thế hệ nghiên cứu mới, vân vân và vân vân. Những nhà nghiên cứu chân chính cần nhiều hướng tiếp cận một hiện tượng, sự vật để nghiên cứu. Vì thế, tìm hiểu nguồn gốc chèo dưới các góc nhìn khác nhau mong tìm đến sự thật tương đối nguồn gốc chèo, có nhiều loại gốc: nguồn gốc nhạc chèo, nguồn gốc nghệ thuật diễn, nguôn gốc sân khấu chèo, nguồn gốc nghệ thuật chèo… Còn nhiều câu hỏi đang ở phía trước, chỉ xin đi vào một hướng tiếp cận riêng các nhà nghiên cứu âm nhạc nói về nguồn gốc làn điệu chèo, còn các lý thuyết nguồn gốc khác về chèo xin không tổng hợp dẫn giải vào nghiên cứu làn điệu chèo.

 

Những công trình nghiên cứu làn điệu chèo còn ít, nghiên cứu nhạc chèo có nhiều luận văn thạc sĩ, tiến sĩ: Hồng Thái viết: Trống đế trong chèo, Nguyễn Thị Nhung nghiên cứu: Bộ gõ chèo, Kỷ yếu hội thảo: Bàn về làn điệu chèo mới…, Trần Đình Ngôn: Đường trường phải chiều, Thanh Phương: Âm nhạc sân khấu chèo…, Hoàng Kiều: Tìm hiểu các làn điệu chèo cổ, Bùi Đức Hạnh: 150 làn điệu chèo cổ… Còn một số công trình nghiên cứu âm nhạc chèo chưa thể kể hết, nhưng nói đến nguồn gốc làn điệu chèo lại ít nhà nghiên cứu viện dẫn đầy đủ, nếu không muốn nói là chưa đi sâu nghiên cứu. Hầu hết các công trình nghiên cứu âm nhạc ghi chép giới thiệu làn điệu, giới thiệu quá trình phát triển ca nhạc chèo, dàn nhạc chèo, các nhạc cụ trong chèo. Đặc điểm dàn nhạc, tính năng các nhạc cụ, nghệ thuật ca hát… Một số công trình nhận định thoảng qua, nguồn gốc ca nhạc chèo “nguồn gốc dân ca đồng bằng Bắc Bộ”. Nhận định ấy không sai nhưng thiếu phân tích chứng minh nguồn gốc làn điệu chèo ra đời từ dân ca Bắc Bộ vùng nào, loại nào, cấu trúc thang âm có gì giống và khác nhau. Vì sao những làn điệu chèo không còn, hoặc còn dấu ấn dân ca trong những giai điệu làn điệu… Muốn làm sáng tỏ nguồn gốc làn điệu chèo không thể nhận định một câu mà ai cũng biết là đủ, để hiểu sâu về ca nhạc chèo phải nghiên cứu trên giả thuyết nhận định của các nhà nghiên cứu trước. Từ nhận định chung các nhà nghiên cứu ca nhạc chèo có “nguồn gốc dân ca đồng bằng Bắc Bộ”, công trình làm sáng tỏ từng thể loại làn, điệu chèo, qua đó giúp mọi người nhận diện bản thể nguồn gốc để bảo tồn phát triển làn điệu chèo.

 

Nghiên cứu nguồn gốc làn điệu chèo theo phương pháp tiếp cận mới, chứng minh thang âm, điệu thức từng loại làn điệu chèo. Chứng minh cái gốc làn điệu chèo sinh ra không phải xứ nào, vùng nào mà cái nôi âm nhạc thuộc thể nào, đương nhiên qua chứng minh sẽ khẳng định thuộc vùng miền nào, nhưng cái chính không xác định nơi sinh ra thuộc địa danh lịch sử mà thuộc hệ âm nhạc dân ca nào trong các làn điệu chèo.

 

1.1.Nhận định chung nguồn gốc làn điệu chèo.

 

Nghệ thuật chèo phát triển mạnh sau Cách mạng Tháng tám thành công, đến hoà bình năm 1954, cuối thế kỷ XX càng phong phú nội dung đề tài và ca nhạc. Nhạc chèo xưa chỉ quẩn quanh một số làn điệu phổ biến, không có sáng tác nhạc đàn, vào giữa thế kỷ XX, nhạc không lời vào sân khấu chèo từ làm nền nghệ thuật diễn đến diễn tả nội tâm nhân vật, mô tả tình huống tính kịch… Ca nhạc chèo phát triển đầy đủ nội dung sân khấu kịch hát chèo, mỗi vở diễn bổ xung nhiều làn điệu mới sưu tầm, đến những năm cuối thế kỷ XX, khá hoàn chỉnh các làn điệu chèo cổ.

 

Sự phát triển phong phú ca – nhạc chèo trong thời đại mới lúc sống dậy mãnh liệt, khi trôi vào quên lãng trước sự giao thoa hội nhập nghệ thuật toàn cầu hoá. Nhiều nhà nghiên cứu tìm về cội nguồn âm nhạc phương Đông, âm nhạc Việt Nam, ca nhạc chèo như phát hiện ra thế giới mới. Một số nhà lý luận âm nhạc nổi tiếng  thế giới tìm về Phương Đông, tìm về bản thể văn hoá con người nguyên thuỷ, khát vọng sắp đặt lại thế giới âm nhạc mà họ “lầm tưởng” tin theo. Hoà vào xu thế chung giới lý luận âm nhạc Việt Nam nhiều người Tây học đã viết những công trình khảo cứu nhạc truyền thống Việt Nam, ca nhạc chèo, cải lương, tuồng, dân ca… Nhiều công trình nghiên cứu ca nhạc chèo công bố về các mặt hoạt động âm nhạc, nhưng nói về nguồn gốc làn điệu chèo còn là những nhận định chung chung, xin nêu ra một số công trình được giới nghiên cứu gật gù thán phục: Đến với nhạc chèo của nhạc sĩ Đôn Truyền, do Viện sân khấu xuất bản năm 2001. Đây như một cuốn hồi ký ghi lại những dòng tự sự, cảm nhận của nhạc sĩ quá trình đến với nghệ thuật chèo. Dù không phải một công trình nghiên cứu chèo nhưng tác giả bố cục cuốn sách có chỗ như những đề mục công trình, chỗ lại như bài tản văn… Đây là cuốn sách tuỳ hứng những cảm nhận về quá trình nhập cuộc sân khấu chèo của tác giả. Có đề mục đầy tính nghiên cứu khoa học, mục II: Sự nhận diện chèo, qua âm nhạc chèo, mục VIII: Lý thuyết mô hình với sự giải mã nhạc chèo… Nhìn những đề mục cuốn sách không thống nhất là sách nghiên cứu, tản văn, ghi chép hay hồi ký, “tự truyện”… không thể xác định là sách gì. Ngay tên sách đặt không chuẩn bởi tác giả  đề “ Đến với nhạc chèo”, nhưng không phải chỉ nói về nhạc tức là nhạc cụ, dàn nhạc, hoặc sáng tác phần khí nhạc cho chèo mà tác giả bàn tới làn điệu chèo, sân khấu chèo… Quả khó đặt tên cho cuốn sách của tác giả, nếu gọi là: Đến với ca nhạc chèo có vẻ đủ nhưng còn những tiểu mục khác: Cảnh du xuân ngoài màn, Lớp trò thầy bói, Vọng tưởng từ đất chèo về ngôi nhà âm nhạc Việt Nam, Khúc giáo đầu, Khúc đường trường nhắn gửi… Nếu người chịu trách nhiệm xuất bản “có đầu”, chọn cái tên thuận: Đến với chèo, dễ ăn nói hơn, muốn đặt tên cuốn sách không đơn giản. Dù còn nhiều khiếm khuyết, nhưng phải công nhận là cuốn sách hay, hấp dẫn mang tính nghiên cứu của nhạc sĩ Đôn Truyền. Nếu tạm coi là cuốn sách ghi lại những cảm nhận của ông về ca nhạc chèo, thì những phát hiện hay chỉ là nhận định gợi ý, chưa chứng minh lý giải theo phương pháp nghiên cứu khoa học. Những nhận định trong cuốn sách Đến với nhạc chèo, tác giả bàn đến làn - điệu chèo, dàn nhạc chèo, sáng tác nhạc cho vở chèo mới, nghệ thuật diễn tấu dàn nhạc… Tác giả chỉ nêu ra những nhận định chung, nói đến nguồn gốc chèo ông viết: “Như ta đã biết, âm nhạc chèo đã tiếp thu rất nhiều âm hưởng của các giai điệu dân ca vùng châu thổ sông Hồng; đồng bằng Bắc Bộ và cả những vùng khác…”* Câu nhận định chung này không rõ ràng bởi ông muốn nói nhạc chèo cổ , hay khi phát triển do sáng tác những ca khúc mới vào vở diễn nên mang âm hưởng giai điệu dân ca “những vùng khác…” Còn những làn điệu chèo cổ chỉ mang

 …………………………………………………………………………………………………………………

*Ghi chú: trích trang 20, sách Đến với nhạc chèo – tác giả Đôn Truyền = Viện Sân khấu xuất bản năm 2001.

 

âm điệu dân ca đồng bằng Bắc Bộ, không có âm hưởng những vùng khác như miền núi, các dân tộc…

 

Phần nói về “Những nét đặc trưng ngôn ngữ nhạc chèo” trong sách đã dẫn, tác giả nhận định: “3.Yếu tố đặc trưng thứ ba của âm nhạc chèo là thủ pháp tiến hành tiết tấu theo lối “nhịp nội nhịp ngoại”, nhận định này chưa chính xác bởi lối ca nhịp nội nhịp ngoại có trong tất cả tuồng chèo cải lương và dân ca các miền, không phải của riêng chèo. Nhiều nhận định của tác giả chỉ là những cảm nhận chủ quan của người sáng tác nhạc chèo. Cuốn sách có nhiều phát hiện mang tính nghiên cứu nhưng chưa phải là những nhận định khoa học, bởi tác giả không chủ định viết công trình nghiên cứu nếu đem ra mổ xẻ e không phải đạo, nên chỉ điểm qua một số gợi ý cho những ai vội ngộ nhận là sách nghiên cứu. Nhận định nguồn gốc nhạc chèo qua cuốn Đến với nhạc chèo của Đôn Truyền giống như nhiều người đã biết là nhận định chung chưa cụ thể, chưa chứng minh khoa học nguồn gốc làn điệu chèo.Cuốn Tìm hiểu các làn điệu chèo cổ – Hoàng Kiều, do Nhà xuất bản Sân khấu phát hành năm 2002. Đây là công trình tư liệu công phu, tác giả sưu tầm 164 làn điệu chèo, mỗi làn điệu lại phân tích mang tính nghiên cứu phát hiện khoa học sâu sắc về cấu trúc âm nhạc, phương pháp lồng điệu, đặt tiếng đệm, phổ thơ trong các làn điệu chèo, những điệu chuyên đa dùng… Tại mục 7, trang 42, khi phân tích nguồn gốc lời ca chèo, tác giả ghi mục A: “ Từ dân ca các vùng và ca dao tục ngữ” trang 43. Qua nhiều trang phân tích, dẫn giải, cuối cùng tác giả nói về nguồn gốc làn điệu chèo. Theo tác giả, gốc lời ca từ dân ca các vùng và ca dao tục ngữ, trang 43 viết: “Tất cả dân ca và ca dao tục ngữ các địa phương vào chèo của dân ca và ca dao tục ngữ đó”. Theo nhận định của tác giả nguồn gốc làn điệu chèo từ dân ca các “địa phương” và “các vùng”. Nhận định này giống như hầu hết các nhà nghiên cứu chèo thống nhất làn điệu chèo từ các vùng: dân ca quan họ, xoan ghẹo, chèo Tầu Hà Đông, hát văn Nam Định, hò vè diễn xướng dân gian miền duyên hải Thái Bình, suốt miền biển phía Bắc. Như vậy, cái gốc làn điệu chèo quá nhiều gốc nhạc, xin giải mã ở phần sau.

 

Cuốn 150 làn điệu chèo cổ – Bùi Đức Hạnh sưu tầm biên soạn, do Viện Âm nhạc, Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc phát hành năm 2006. Đây là công trình sưu tầm làn điệu chèo, tác giả phân loại các nhóm làn điệu chèo, kèm theo những bài giới thiệu: Tựa của TS Lê Toàn, Viện trưởng Viện Âm nhạc, nội dung nói công tác sưu tầm âm nhạc chèo, quá trình phát triển chèo… Nhân dịp kỷ niệm 55 năm Viện Âm nhạc, 50 năm Nhạc Viện Hà Nội, Viện Âm nhạc cùng Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc xuất bản cuốn sách. Phần sắp xếp hệ thống làn điệu không xếp theo ABC mà xếp theo làn điệu sử dụng nhiều trước, làn điệu ít dùng sau. Lời giới thiệu của giáo sư nghệ sĩ nhân dân Trần Bảng nói về nhóm nghiên cứu chèo lập nên Ban nghiên cứu chèo, nhạc sĩ Bùi Đức Hạnh ghi được trên 100 làn điệu chèo cổ, có công phổ biến chèo vào những thập kỷ 60 thế kỷ XX, ghi nhận công lao sưu tầm nghiên cứu chèo của thế hệ các ông. Lời nói đầu của tác giả Bùi Đức Hạnh kể lại công tác sưu tầm chèo nhằm phổ biến làn điệu chèo, qua đó nhận định: “Hát chèo thuộc dòng ca hát dân gian, giai điệu không cố định. Cùng một điệu hát, nhưng mỗi nơi, mỗi người hát khác nhau. Cùng một nghệ nhân hát một điệu, nhưng hát lần thứ nhất cũng khác lần thứ hai. Cùng một điệu hát nếu đem lồng vào hai câu thơ có dấu bằng trắc khác nhau thì cấu thành giai điệu cũng khác nhau. Vì vậy không thể đòi hỏi những điệu hát chèo phải có quy định nghiêm ngặt về bài bản như những ca khúc do nhạc sĩ sáng tác”. Đây là nhận định mà tác giả công trình: Nguồn gốc cấu trúc đặc điểm làn điệu chèo thống nhất, đồng quan niệm với nhạc sĩ Bùi Đức Hạnh, bởi những làn điệu bài bản chèo, cải lương mang tính ứng diễn không thể nghiên cứu giai điệu nhạc chạy theo những người ca diễn. Chỉ có thể nghiên cứu trên lòng bản của những làn điệu ghi trên bản phổ 5 dòng kẻ, đây là những lòng bản tương đối chính xác giai điệu làn điệu chèo, dù có thay đổi theo ứng diễn thì những lòng bản này vẫn tồn tại trên giai điệu các làn điệu. Dựa vào những hệ thống làn điệu chèo ghi trên văn bản học của nhạc sĩ Bùi Đức Hạnh, công trình nghiên cứu tiếp về các mặt: Nguồn gốc làn điệu, cấu trúc làn điệu, đặc điểm làn điệu chèo, những nội dung khác không đề cập đến. Đây là điểm giới hạn nội dung công trình nghiên cứu Nguồn gốc cấu trúc đặc điểm làn điệu chèo. Bài Lời nói đầu của Bùi Đức Hạnh lưu ý nhằm xếp loại, những điệu hát ghi thành nhạc và phần lời thơ… Đây là cuốn sách biên soạn kỹ mang tính khoa học, nói rào trước đón sau về một số sai xót là cố ý chứ không phải do cái đầu đất, những chỗ không thống nhất xê dịch giống như hát chèo vậy. Đọc hai cuốn sách của hai tác giả Hoàng Kiều, Bùi Đức Hạnh, kính phục về sự nghiên khắc trong khoa học và sự tương đối trong ứng xử của các tác giả. Những ai từng thẩm định hoặc đọc công trình của không ít nhà nghiên cứu thời kỳ đổi mới, thường thấy họ trích dẫn hàng loạt nhận định của những người đi trước, hay là ông ốp, ông ép… tâm đắc như một phát hiện bất ngờ kỳ lạ “chưa ai biết”. Sau đó, thêm vài lời nhận định đưa đẩy vuốt ve như của riêng mình, thực ra mấy nhận định ấy người đời đã đồn đại rồi, chỉ tiếc chưa ai ghi vào văn cảnh mà thôi. Đọc những công trình ấy thật buồn ngủ, dù nhiều công trình được Hội đồng Khoa học các cấp đánh giá xuất sắc, “vĩ đại”….

           

Còn nhiều công trình nghiên cứu chèo, ca nhạc chèo, nhận định về nguồn gốc làn điệu chèo, nhưng mới chỉ là những nhận định chung giống nhau theo thói nghiên cứu xưa. Cứ một người nói những người khác nói theo, tìm cách diễn đạt khác đi nhưng tinh thần, ý tứ chung: nguồn gốc làn điệu hoặc nhạc chèo từ dân ca các miền đồng bằng Bắc Bộ. Nhận định chung không sai nhưng còn thiếu dẫn luận khoa học, chứng minh bằng thực tiễn những làn điệu chèo sinh ra từ nguồn dân ca nào? dấu tích trong từng làn điệu qua ngôn ngữ thang âm điệu thức chèo. Công trình Nguồn gốc cấu trúc đặc điểm làn điệu chèo không nói chung chung như nhận định của các nhà nghiên cứu trước mà phát hiện, chứng minh nguồn gốc làn điệu chèo sinh ra từ dân ca các vùng miền trong làn điệu chèo. Đây là điểm mới nhất công trình: Nguồn gốc cấu trúc đặc điểm làn điệu chèo, tìm ra nhận định khoa học, những điểm chưa ai nói tới.

 

1.2.Sự ra đời hình thức hát nói làn điệu chèo.

           

Làn một hình thức hát nói, hát nói là loại nói âm vực ngữ điệu cao thấp không rõ nhịp khác nói thường gần với hát, gọi là hát nói. Hát nói gần với lối đọc kinh thánh trong nhà thờ, hình thức đọc kinh Phật theo đạo Phật, vì sự gần nhau ấy một số trường phái lý luận âm nhạc phương Tây cho rằng âm nhạc ra đời từ tôn giáo. Nhạc chèo còn một số làn từ âm nhạc Phật giáo như Nói giáo đầu, Nói hạnh, gần với ngôn ngữ tiếng nói cách điệu.

           

Hát nói* ra đời rất sớm trong dân gian từ hát Cửa đình, Cửa đền, hát Cung văn, tế lễ nhưng phải đến cuối thể kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX mới có những tác phẩm lưu truyền lại bằng chữ viết của Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Chu Mạnh Trinh và những tác phẩm khuyết danh như Vịnh Thuý Kiều, Cô đầu tự thán… Nguồn gốc hát nói xuất xứ từ thánh ca, Phật ca, hát nghi lễ chuyển ra ngoài dân chúng thành hát nói. Hát nói khi sử dụng trong nhà thờ, nhà chùa, sau phần tế lễ đến phần hát lễ hội. Hát nói khi mới ra đời có niêm luật nghiêm ngặt theo thuyết Lão Tử, Khổng Mạnh, đến thế kỷ XVIII, sau những biến đổi xã hội, hát nói thịnh hành đổi mới lối hát vận dụng văn biền ngẫu – thể phú. Một số bài hát nói còn ghi lại như Vịnh Thuý Kiều (khuyết danh) thể hát nói cấu trúc ba trổ. Trổ mở đầu mưỡu (mão) bốn câu, trổ thân bài bốn câu và trổ kết – trổ kết thường ba câu. Sau này hát nói phát triển phổ tất cả các loại văn thơ, cả nói thường, nói lối, là lúc hát nói phát triển. Do đó, làn ra đời trước điệu bởi làn chèo khác điệu chèo về quy luật cấu trúc âm nhạc, tính chất phổ lời ca vào giai điệu làn. Theo sưu tầm hệ thống hoá của Bùi Đức Hạnh có 27 làn, phổ lời văn biền ngẫu. Câu ngắn nhất ba từ, câu dài nhất 8 – 9 – 17 từ. Trật tự lời văn biền ngẫu phổ vào làn hoàn toàn khác biệt với điệu. Những điệu chèo sinh ra phổ thơ 4 – 5 – 7 chữ, thơ lục bát, không phổ theo lời văn biền ngẫu. Riêng phân tích lời ca làn và điệu chèo, cho thấy những quy luật khác nhau về phương pháp phổ lời vào giai điệu nhạc. Sự khác nhau ấy, lý giải ra đời các hình thức làn, điệu chèo khác nhau, hình thành những quy luật cấu trúc âm nhạc, phương pháp phổ lời riêng. Ví dụ làn Vỉa vở nước*:

 

Quân bất kiến Hoàng Hà chi thuỷ thiên thượng lai

Bên lưu đáo hải bất phục hội

Thu rồi xuân đương tới…

 

Hoặc hát nói Vịnh Thuý Kiều:

…………………………………………………………………………………………………

* Theo nhóm nghiên cứu văn học: Thu Anh, Xuân Hùng, Vương Anh, Hướng Dương, Tâm An, Phi Hùng, Văn Vĩnh…

                       

Cơ trời dâu bể

Khách hồng nhan xiết kể nỗi gian truân

Mang tấm lòng son theo khách

Lời vàng đá dám lỗi cùng non nước…

(Trích tư liệu của Long Nguyễn sưu tầm biên khảo)

 

Phương pháp phổ nhạc vào lời ca của làn là hình thức âm nhạc đầu tiên trong nghệ thuật diễn xướng dân gian, hình thức diễn kể nói có ngữ điệu ngữ khí. Hình thức nói ngữ điệu ngữ khí ra đời sớm hơn làn bởi đây là những nét nhạc sơ khai trong múa hát, diễn kể, nghệ thuật dân gian nguyên hợp. Quá trình ấy phát triển từ nói nhịp điệu, dần phân chia thành các chuyên ngành âm nhạc trong những hình thức diễn xướng dân gian. Làn chèo là sự ra đời sau những hình thức hát nói, diễn kể diễn xứơng dân gian vì làn chèo phổ lời văn biền ngẫu – thể phú. Làn chèo ra đời theo chuyên ngành hát chèo có tính sân khấu khác biệt.

           

Điệu chèo phổ các thể thơ phổ biến, thơ lục bát, thơ bốn chữ, năm chữ, song thất

lục bát. Thơ lục bát ra đời ở các nước Đông Nam Á rất sớm, riêng Việt Nam xuất hiện từ thế kỷ XI, trong Quốc Âm từ điện nhà thơ Phạm Đình Toái nhận định: “*Thơ đường có hình đối lập nhau, lục bát có cái quanh co lưu chuyển là chỗ khác nhau.” Đây chỉ là mấy lời nhận xét của Phạm Đình Toái, còn văn bản lục bát chưa tìm thấy, những phát hiện mới nhất chữ nôm truyện Kiều có 3 bản in là thơ lục bát phát hành năm 1871, 1866, bản sau 1885 – 1837 nhiều tam sao thất bản. Thơ lục bát chỉ có thể ra đời, phổ vào các điệu chèo khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ  XX, không thể sớm hơn. Những điệu chèo phổ thơ phải sau khi thơ ca phát triển, vì các điệu chèo không phổ văn biền ngẫu – thể phú mà phổ các thể thơ như điệu Sắp đan lồng, thơ lục bát:

 

Về đâu trẻ nứa đan lồng

Lồng thưa chim lọt chim bay về ngàn

Ngồi rồi trách phận thở than

Chim kia bội bạc tìm đường bất nhân…

………………………………………………………………………………………………………………..

*Trích 150 làn điệu chèo – Bùi Đức Hạnh – NXB Văn hoá Dân tộc 2006.

           

Điệu Đường trường trong rừng, phổ thơ song thất lục bát:

 

Cô bay ơi ở mãi trong rừng

Chim kêu vượn hót nửa mừng nửa lo

Trót xa chân bước xuống mạn đò

Sông sâu sào ngắn khốn dò tới nơi

Gió hiu hiu buồm chạy xa khơi…

 

Điệu Cách cú, phổ thơ bốn chữ:

 

Tay cầm con dao

Làm sao cho sắc

Để mà dễ cắt

Để mà dễ chặt…

           

Những điệu hát chèo phổ các loại thơ Việt cổ là sự khác biệt giữa làn và điệu, xuất sứ ra đời từ những hình thức văn học khác nhau mang dấu ấn trong từng làn điệu chèo. Qua nghiên cứu văn thơ thêm một điều kiện hình thành các loại làn điệu chèo dần phát triển thành sân khấu, những hình thức văn thơ là nguồn gốc xuất xứ ra đời chèo mang tính thời đại.

 

1.3.Nguồn gốc làn chèo.

 

Làn chèo ra đời sớm nhất trong hình thức ca nhạc chèo gần với nghệ thuật diễn xướng dân gian, dần thoát khỏi nghệ thuật diễn xướng dân gian tiến lên sân khấu. Làn chèo là hình thức âm nhạc bắc cầu giữa nói thường với hát, giữa nói thường vào làn đầy tính dân gian ngẫu hứng ứng diễn.

           

Làn phổ lời văn biền ngẫu là giai đoạn văn học Việt Nam phát triển chữ viết khá phổ biến, văn biền ngẫu ra đời khoảng thời Tần* bên Trung Hoa, vào nước ta rất sớm nhưng đến thời Lý năm 1010 trong bài Chiếu rời Đô còn dấu tích biền ngẫu, coi văn biền ngẫu xuất hiện từ thời Lý. Trước thời Lý những hình thức hát nói trong diễn xướng dân gian chưa có văn biền ngẫu, chỉ là nói thường. Nhữnghình thức hát nói chèo, văn biền ngẫu là lời hát nói mới. Hình thức hát nói này khi ra đời gọi là làn chèo chưa thể

…………………………………………………………………………………………………

*Theo nhóm nghiên cứu văn học đã dẫn

 

có vào thời Lý, bởi hát nói phổ văn biền ngẫu, thể phú dần dần thành làn điệu chèo. Một giả thiết khác nếu có làn điệu chèo vào thời Lý thì mới có làn chưa có điệu hát chưa hình thành sân khấu chèo, bởi những điệu hát chèo phổ thơ ra đời sau. Những thể thơ ra đời sau văn biền ngẫu, điệu phải ra đời vào những thế kỷ sau, chèo không thể có từ thời Đinh hoặc Lý Trần. Những lời dẫn Việt sử thông giám cương mục ông Cầu trích dẫn phải đến thế kỷ XVI: “khi chèo hát, lúc hội hè, trai gái đến xem chơi, không được ngồi lẫn lộn, để ngăn ngừa thói dâm ô”, những điều răn dạy quy định nghiêm ngặt của Hồng Đức đến đây tạm thời coi là có chèo, nhưng chưa thể tin bởi vào thế kỷ XVI, trai gái quan hệ với nhau không thể thô lỗ đến mức trai gái không được ngồi lẫn lộn. Cái luật ngăn ngừa dâm ô từ quan niệm con hát là xướng ca vô loài xấu xa, không thể cho rằng thanh niên ngày ấy đã dâm ô. Cái thời trai gái có thói dâm ô mới xuất hiện sau hoà bình năm 1954, thanh niên nam nữ đi xem lợi dụng gọi là “dân chủ “bình đẳng”, lúc đầu xem phim, xem kịch nam nữ cạnh nhau chưa có gì, đến năm 1955 – 1956 trai gái ứng gần nhau là sờ mó cấu trí. Ngày ấy, có câu chuyện trêu gái, chàng trai sờ mó, cô gái phản ứng, chàng trai trả lời trơ chẽn khi cô gái nói:

- Cái anh này làm gì thế?

Chàng trai trả lời: - tôi làm linh tinh ở xã! (chàng trai lại sờ mó)

Cô gái nói: - Cái anh này hay nhỉ!

Chàng trai trả lời: - những việc tôi làm trước còn hay hơn cơ.

Cô gái bực quá: - cái anh này thôi đi nhá!

Chàng trai: - tôi muốn thôi lắm nhưng chị em cứ bắt làm.

 

Thế là một cuộc xô đẩy lộn xộn nam nữ chen lấn lợi dụng sợ soạng cấu trí, người không lợi dụng sờ nắn thì chen vào chiếm chỗ đứng dễ xem hơn. Từ những lộn xộn ấy, vào đầu năm 1955 giữa năm 1956, chiếu phim, diễn kịch hầu hết các tỉnh Bắc Bộ phải chăng dây, nam một bên, nữ một bên. Phải chăng ông Cầu muốn nói đến những điều dâm ô sau hoà bình năm 1954? Thông thường những lời viện dẫn lịch sử chưa ai được

…………………………………….

* Khai thác tư liệu nhóm nghiên cứu văn học: Đàm Thục Anh, Nguyễn Xuân Hùng, Đặng Vương Hưng, Trần Xuân Toàn, Hướng Dương, Phi Hùng, Tâm An, Văn Vĩnh…

 

 

tiếp cận sự thật, vì thế phải tiếp tục tìm kiếm chân lý. Ví dụ bao thế hệ học sinh đi học nhồi vào đầu: Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo, sự thật ấy có vị đại tá sư 308, đại đội pháo cao xạ lên cải chính trên ti vi trước hàng chục triệu khán giả hôm nay: Tô Vĩnh Diện cùng trung đội kéo pháo lên khi bị trượt xuống dốc không gì ngăn nổi. Anh Diện cầm càng pháo kéo lại, mọi người chèn gỗ vào bánh xe, khẩu pháo quay ngang ra đâm vào sườn núi, bánh xe chèn lên đầu anh, sau 5 phút Tô Vĩnh Diện tắt thở. Chuyện Lê Văn Tám, tẩm xăng lên người thành ngọn đuốc sống là hình tượng văn học không coi là chuyện thật, nếu những ai đã xem hai hoà thượng tự thiêu tại Nhà hát Lớn Hà Nội và ở Huế vào những năm đầu đổi mới sẽ thấy khi ngọn lửa bùng cháy, hai nhà sư đổ sập xuống không kịp phản ứng gì, nên Lê Văn Tám không thể chạy đến kho xăng được. Sự kiện ngày 30 – 4 – 1975, người lính quê Thái Bình lên Dinh Độc lập hạ cờ Nguỵ xuống, anh ta cắt một góc cất đi, sau hoà bình một vị tá nhận mình lên hạ cờ liền bị anh ta bác bỏ. Thêm một sự kiện khác, em Đàm Văn Đức đi báo cáo điển hình về thành tích đánh quân Bành chướng năm 1979, tôi viết bài hát ngợi ca thu thanh xong đến hôm ghi hình, đạo diễn Thuỳ Vân bảo bỏ vì chuyện ấy không có thật. Từ đó, Đàm Văn Đức “chết ngấm” không báo chí nào nhắc đến, không đi báo cáo ở đâu nữa. Gần một thế kỷ, bài thơ Nam quốc sơn hà, ghi nhận trong nhiều thế hệ người Việt Nam là của Lý Thường Kiệt, nay phải cải chính thành khuyết danh… còn nhiều chuyện mới đây đã như thế chưa nói đến lịch sử xa xưa. Lại nói ông Hà Văn Cầu, có người nói ông  hay bịa chuyện, viện dẫn về những điều mình muốn để tăng thêm sức mạnh có tính khách quan như ông nói: Tôi có cuốn Hý trường phả lục, ông dẫn nhiều bằng chứng chèo từ cuốn sách này, khi đến nhà hỏi thì ông nói: “tôi giữ một bản, ông Vượng giữ một bản, bao giờ ông ấy công bố tôi sẽ công bố. Tác giả lại đến Viện Hán nôm hỏi thì được biết cuốn sách ấy chỉ còn danh mục, không có sách... Xin trở lại nguồn gốc chèo còn nhiều việc cần nghiên cứu tìm lại sự thật, không thể a dua  nói theo một người như là chân lý tuyệt đối. Chuyên luận này không bàn đến nguồn gốc chèo xin chỉ nêu ra để suy ngẫm, muốn nghiên cứu nguồn gốc chèo phải nghiên cứu kịch bản chèo cổ trong mối quan hệ tống hợp xã hội, những sự kiện lịch sử, những thành tố cấu thành chèo kết hợp lại mới có thể nói được phần nào sự thật. Chuyên luận: Nguồn gốc cấu trúc đặc điểm làn điệu chèo, chỉ cắt nghĩa nguồn gốc làn điệu trong mối quan hệ đa chiều, âm nhạc với sự vận động chuyển hoá cấu trúc nguồn gốc các thành tố hình thành làn điệu chèo.

 

Nguồn gốc làn chèo ra đời sớm nhất cuối thế kỷ XIX, phổ văn biền ngẫu, hình thức hát nói còn là một thể âm nhạc trong diễn xướng dân gian nguyên hợp. Đó là quá trình ra đời làn, sau làn đến điệu mới có chèo.

 

2.Nguồn gốc điệu chèo qua thơ ca.

 

2.1.Khái niệm điệu.

 

Điệu kết hợp âm thanh tiết tấu tạo thành giai điệu bài hát có vạch nhịp, diễn tả ý tưởng tác phẩm gọi là điệu. Điệu giống làn có âm thanh tiết tấu, nhưng khác biệt có vạch nhịp tạo thành giai điệu một bản nhạc. Những nét tương đồng giữa làn và điệu mang đặc điểm chung: giai điệu, âm thanh tiết tấu, tạo thành tác phẩm âm nhạc, điểm khác biệt: làn không quy định gò bó trong khuôn nhịp, vạch nhịp, còn điệu hát diễn theo khuôn nhịp, phổ biến là nhịp 2/4. Đó là sự khác biệt giữa làn và điệu trong hát chèo.

 

2.2.Nguồn gốc điệu chèo.

 

Nghiên cứu đối chiếu từ hai tập hát chèo: Tìm hiểu làn điệu chèo cổ của Hoàng Kiều, 164 làn điệu chèo. Tác giả Hoàng Kiều sưu tầm dẫn giải lời thơ, những nguyên tắc lồng điệu hát chèo. Nhạc sĩ Bùi Đức Hạnh, hệ thống phân loại 169 làn điệu chèo. Các loại làn, tác giả ghi được 27 làn, các điệu Sắp 29 điệu, những điệu Hề 28 điệu, Ra trò 36, Đường trường 17 điệu, hệ thống Vãn, Thảm 10 điệu, những điệu hát Đối đáp 22 điệu. Qua so sánh đối chiếu hai bản sưu tầm làn điệu chèo, hai tác giả Hoàng Kiều, Bùi Đức Hạnh sự chênh lệch, hơn thua không đáng kể, giống như sự chuyển dịch của nghệ thuật ứng diễn chèo. Sự phân loại của Bùi Đức Hạnh khá rõ ràng, còn quan hệ các điệu hát sẽ chứng minh ở phần sau. Phần sưu tầm lời ca, hai tác giả khác nhau đôi chút qua từng bài như bài Sắp xứ Lạng Tam Cơ, Bùi Đức Hạnh ghi:

 

Này ới bác ới! i í thày thày ới!

Bác gọi tôi đi trảy đâu bây giờ

Hay là bác gọi tôi lên xứ Lạng Tam Cơ

Tam Cơ Thiềng Lạng ở sông Tam Cờ

Vâng vậc vầng vâng

Chẵn về lẻ cái chết ngay bây giờ

 

Nhạc sĩ Hoàng Kiều ghi:

 

Ôi! Bác ơi! Bác gọi tôi còn dở

Bác dở làm gì?

Dở lên xứ Lạng Tam Cơ

Tam cơ Thiềng Lạng ở sông Tam Cờ

Tôi đã ra đây vâng vậc vầng vâng

Chẵn về lẻ cái, chết ngay bây giờ.

 

Hoặc bài Sắp sông Dâu, phổ thơ lục bát:

 

Chiều chiều tôi đứng ghềnh sông

Hỏi thăm chú lái thuyền chồng tôi đâu

Buôn chè mạn hảo năm sau mới về

Thung dung ba bốn chiếc thuyền kề…

 

Qua những lời văn hai tác giả sưu tầm trong cùng một điệu hát về cơ bản giống nhau: giống nội dung diễn kể, giống sử dụng một thể văn biền ngẫu. Sau khi so sánh đối chiếu hai tập làn điệu chèo của hai tác giả, có thể kết luận:

  • Những hình thức làn phổ văn biền ngẫu - thể phú
  • Những hình thức điệu phổ thơ theo quy luật riêng khác làn.

Sự khác biệt cơ bản về nguồn gốc làn điệu xuất xứ phổ văn và thơ, là hai hình thức văn học cách nhau nhiều thập niên. Nghiên cứu những điệu hát từ hai tác giả cho thấy hệ thống: Hát sắp, Đường trường, Hề gậy, Hề mồi, Làn thảm, Vãn… xuất xứ phổ thơ. Những hình thức lồng điệu hát chèo phổ thơ, phổ biến các thể thơ cổ: thơ lục bát, thơ bảy chữ, song thất lục bát, thơ bốn chữ…  Qua nghiên cứu nguồn gốc xuất xứ văn biền

…………………………………………………………

*Theo nhóm nghiên cứu văn học đã dẫn

 

ngẫu, thơ lục bát ra đời thế kỷ XI, thơ bảy chữ thời Lý Trần, thơ song thất lục bát đến thế kỷ XVIII, XIX mới phát triển vào làn điệu chèo. Làn điệu chèo chỉ có thể xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trước đó, gọi là chèo nhiều sách cổ ghi lại chỉ có thể là trò nhại, một hình thức diễn xướng dân gian. Các văn sĩ thời phong kiến đặt tên gọi là “chèo”, nhưng chưa có sân khấu chèo đích thực. Đây là những gợi mở để khám phá, còn chuyên luận này xin trở lại nguồn gốc làn - điệu chèo, xuất xứ từ nguồn âm nhạc dân ca nào qua lòng bản âm nhạc.

2.3.Giá trị làn điệu chèo.

Làn điệu chèo là hai hình thức âm nhạc hát nói và hát, cấu thành kịch bản sân khấu chèo, qua làn điệu âm nhạc nhận diện thể loại chèo. Qua làn điệu chèo, công chúng nghe hát chèo phân biệt nghệ thuật chèo với loại sân khấu ca nhạc khác.

 

Làn điệu chèo là bộ phận âm nhạc đầu tiên cấu thành kịch bản sân khấu chèo, mỗi vở chèo thường vào đầu bằng lớp Giáo đầu, mở màn vở diễn. Một hình thức hát nói đầy tính dân gian ngẫu hứng, ứng diễn gây sự hấp dẫn chú ý khán giả, từ đó đi vào vở diễn mới xuất hiện những điệu hát. Làn một hình thức hát nói mang tính định hình sống còn của một thể loại sân khấu. Những hình thức nói lối, nói hường của tuồng,  xác định sân khấu tuồng, bỏ nói lối, nói hường là kịch - hát tuồng,  nếu bỏ nói lối, nói thơ, nói dặm là kịch - hát cải lương. Những hình thức hát nói làn trong chèo tuồng cải lương, có vị trí quyết định nhận diện mỗi hình thức sân khấu. Đây là một trong những tiêu chí hàng đầu quy chiếu vở diễn ấy chèo hay không chèo, tuồng hoặc không tuồng, không cải lương. Hát nói trong tuồng chèo cải lương  có giá trị nhận diện một thể loại, quyết định sự tồn tại một hình thức sân khấu. Sân khấu kịch hát dân ca muốn tồn tại phải có những thể hát nói để diễn tả tình huống sân khấu, điều quýêt định hơn là gắn kết giữa hát nói – nói thường – vào hát điệu hoặc bài bản. Sân khấu truyền thống không có làn sẽ là một hình thức khác, như kịch - hát tuồng, kịch - hát chèo…

 

Điệu một hình thức âm nhạc cấu trúc bài bản nhịp phách rõ ràng không thể kéo dài tự do, nhưng trong nhịp điệu tiết tấu mỗi điệu hát người diễn viên có khoảng thời gian để diễn tả tâm tình. Vì thế điệu có các loại điệu tâm trạng lớn nhỏ, vui buồn tâm tư, tình cảm… Điệu trong chèo là những bài hát như một ca khúc nhưng có mô hình mở là sự chuyển hơi, thay đổi lòng bản để phổ những lời thơ vui, lời thơ buồn với nhiều tâm trạng cảm xúc khác nhau. Các điệu Vãn, Làn Thảm buồn, những điệu Sắp thường vui, những điệu Đường trường diễn tả tâm trạng… Điệu chèo, diễn tả mọi cung bậc tình cảm con người từ loạn trí điên dại đến uất ức vui xướng trữ tình... Điệu là những bài hát nhận diện tâm trạng, tính cách tâm hồn nhân vật, tình huống sân khấu, nhận diện phong cách chèo, một hình thức âm nhạc chuyên nghiệp, kỹ thuật hát không lẫn vào hát dân ca các vùng miền, đây là hình thức ca diễn sân khấu. Nếu làn mang tính dẫn giải ứng diễn phóng khoáng thì điệu mang tính dân gian, kinh điển. Tính dân gian ở sự co giãn nhịp điệu nhanh chậm để diễn viên hát, diễn tả điệu bộ, múa diễn tả tạo hình. Tính kinh điển dù co giãn đến đâu phải quy vào khuôn nhịp, trong khuôn khổ ấy người diễn viên diễn tả sắc thái tình cảm, hoàn cảnh, tình huống sân khấu. Đây là sự kết hợp tài tình, tinh xảo hai đặc tính dân gian, kinh điển trong điệu hát. Sự kết hợp hai đặc tính này, điệu ẩn chứa âm nhạc làn vào điệu tạo sự hài hoà ca nhạc, điều tiết sân khấu chèo. Giá trị làn - điệu chèo:

 

  • Cấu trúc hình thức sân khấu chèo.
  • Điều tiết nghệ thuật chèo.
  • Nhận diện sân khấu chèo khác biệt với những loại sân khấu khác.

Cấu trúc tổng thể làn điệu thành một hình thức sân khấu, kết hợp trong kịch bản chèo. Mỗi hình thức làn, điệu, giá trị riêng tạo thành nghệ thuật sân khấu chèo. Âm nhạc giữ vị trí điều tiết nghệ thuật chèo trong mọi tình huống sân khấu, tâm trạng nhân vật, tính kịch… Làn điệu chèo phù hoạ cho múa diễn kể theo nhịp điệu vở diễn. Qua âm nhạc làn điệu thể hiện vở diễn chèo hoặc pha chèo, hay kịch nói hát chèo… Làn điệu chèo là điệu kiện định hướng phục hồi sân khấu bảo cổ, hoặc cách tân chèo. Giá trị làn điệu chèo mang đặc điểm văn hoá đồng bằng Bắc Bộ.

 

3.Sự ra đời âm nhạc làn điệu chèo.

 

3.1.Nguồn gốc làn chèo từ dân ca Phú Thọ.

 

Những phần trên dẫn giải quá trình ra đời làn hát nói, phổ văn biền ngẫu – thể phú. Điệu chèo, phổ các thể thơ Việt cổ. Phần này dẫn giải tiếp nguồn gốc xuất xứ âm nhạc làn điệu chèo. Làn điệu là hai hình thức cấu trúc âm nhạc khác nhau, xin tìm hiểu hệ thống làn chèo.

Theo phương pháp phân loại sắp xếp của Bùi Đức Hạnh, ông chia thành 7 hệ thống làn điệu chèo cổ:

 

  1. Hệ thống các làn Nói, Vỉa, Ngâm vịnh*
  2. Hệ thống các điệu Sắp Hề gậy.
  3. Hệ thống các điệu Hề mồi.
  4. Hệ thống các điệu Ra trò.
  5. Hệ thống các điệu Đường trường.
  6. Hệ thống các điệu Vãn, Thảm.
  7. Hệ thống các điệu Đối đáp, Trữ tình.

 

Tác giả sắp xếp theo tiêu trí cách đặt tên truyền thống của chèo cổ, phân ra bẩy hệ thống. Có nhiều tiêu trí xếp loại nhưng những tiêu trí cơ bản phân loại khoa học thường gặp trên thế giới dựa vào: cấu trúc hình thức, nội dung và chất liệu của vật thể. Dựa vào tiêu chí phổ biến ấy, tác giả công trình phân loại theo hệ thống riêng, hát chèo có hai hệ thống: hệ thống làn, hệ thống điệu. Hệ thống làn: Hát nói, Ngâm, Vỉa tự do theo âm thanh tiết tấu làn. Hệ thống điệu, những điệu hát theo phân nhịp, vạch nhịp là những bài hát không có tiết tấu tự do.

 

Hệ thống làn theo công bố của Bùi Đức Hạnh có 27 làn chèo, hệ thống làn gồm các loại hát nói. Các loại hát nói qua nghiên cứu nội dung hình thức, xin chia nhỏ thành ba loại làn chèo:

  1. Loại hát nói, gồm các làn: Giáo đầu, Sử xuân, Sử rầu, Gối hạc,

Nói lửng, Nói lệch, Nói hạnh, Nói rỉ vong.

2. Loại vỉa, gồm các làn: Ví hề, Vỉa hề gậy, Vỉa hề mồi, Vỉa ra trò, Vỉa

thảm, Vỉa Huế, Vỉa vỡ nước, Vỉa lão, Vỉa đối đáp, Vỉa trữ tình.

…………………………………………………………………………..

*Trích trang 26 sách đã dẫn

.3. Loại ngâm: Ngâm Sổng, Ngâm bốn mùa.

Sau khi phân loại dựa theo tiêu trí khoa học cấu trúc hình thức âm nhạc, nội

dung, xin tìm hiểu xuất xứ âm nhạc ba loại làn chèo.

Loại làn nói có 8 làn, Nói giáo đầu, giai điệu nhạc gần như lối nói tụng kinh gõ mõ trong chùa, nói tự do theo cảm hứng ứng diễn hai câu nhạc sau:

Nhịp tự do

=&=====J====J====G=====G=====G======J=====G====G==Y==H==G==J==I=%==G==F==G==F====,W==============

     Nam mô phật từ đường siêu khổ ải i  i   i……………..

 

=&====G==I====I====I======F====G=F==W==W==9=C=I===F=====G=====I======I=====G======G====C====C==

     Ngũ phúc chiếu thoàn i i lâm mở phật kinh thấy tính quan âm nhà họ.

 

Cấu trúc giai điệu nhạc giống như gõ mõ tụng kinh nhà chùa, đây là âm nhạc nhà chùa. Nguồn gốc loại làn này xuất phát từ hát Tế lễ trong dân gian. Các loại Nói sử, Gối hạc, Nói lửng, Nói lệch… âm điệu dân ca Bắc bộ, nguồn gốc từ lối Hát Ví sổng… Câu Nói lệch:

=&===C====G===G=F==W=9==G====G===G====G==I==C==S==9=G===G==I===G===C==I===C====G=

    Chị em ơi !      Nay tư mai đã là rằm ai muốn ăn oản thì năng

=&=====G=====C=====I===C====G==:=G==G==I===C====C====G=====G=====G===I===C===I===G==9=

     lên chùa đấy chị em.. Ấy thế mà Mầu tôi mang tiếng lẳng lơ

 

…………………………………………………………………..

*Trích trang 70 sách đã dẫn.

*Trích trang 280 Dân ca Việt Nam. NXB Âm nhạc năm 1994

 

Giống câu Hát Ví dân ca Bắc Bộ: Trích Hát Ví sổng, dân ca Phú Thọ.

Nhịp tự do

=&=======\===\==ZY==Z===V====V=====\=====j=======V====V===\====Z=====\====Z%=Y=Z====f==

       Đêm qua   ơ ngồi tựa ghế mây… Kể từ a trâm gẫy hương tàn…

Qua câu nhạc Nói lửng của Mầu với câu Hát Ví sổng âm điệu, thang âm gần nhau, bài Ví sổng thang âm: Sòn đô rê pha son, bài Hát nói lệch: Sòn là đô rê pha són, như sinh ra cùng một gốc dân ca Xoan ghẹo.

Hoặc câu nhạc Vỉa hề gậy Xứ Lạng Tam Cơ:

Nhịp tự do:

  =&=====G====I==J==L==Z==J==L==V===W===G====Y=9==I====E====G====G==C==I===G====G===R==S===S=

      Này ới bác ơi! ơi thày i thày ơi. Bác gọi tôi đi trẩy đâu bây i i  giờ.

Đây là bài Vỉa Hê gậy, Xứ Lạng Tam Cơ mang âm điệu Hát ví dân ca đồng bằng Bắc Bộ.

Tỉnh Lạng Sơn có từ thế kỷ XI*, gọi là Châu Lạng, vào thế kỷ XIII gọi là Lạng Sơn, đến thời Minh Mạng 1835 (thế kỷ XIX), ngô Thì Sĩ lên trấn thủ Xứ Lạng Tam Cơ trở thành mảnh đất nổi tiếng cùng nhà thơ Ngô Thì Sĩ, có thể bài Vỉa này ra đời vào thời điểm ấy? Đến năm 1925* đổi thành trấn Lạng Sơn, đây là địa danh nhiều duyên nợ tình người, đầy ấn tượng,  hấp dẫn đã đi vào nghệ thuật chèo, có bài X ứ Lạng Tam Cơ. Có thể là một nguồn gốc làn chèo tìm thấy ra đời vào giữa thế kỷ XIX. Các loại hệ thống Vỉa gần với hình thức diễn xướng dân gian, hò Đưa linh, Lâm khốc… trong nghi lễ tang ma, hoặc có bài giống Sa mạc, Hát ví dân ca khu vực Bắc Bộ tỉnh Phú Thọ. Hình thức ngâm có hai bài mang âm điệu chung dân ca từ các điệu ngâm Kiều, Lâm khốc, Hò Đưa linh, Sa mạc. Hệ thống làn loại hát nói, một số mang âm điệu các loại đọc kinh nhà chùa, tế lễ, tang ma, Hát ví, Sa mạc vùng châu thổ sông Hồng, chưa ảnh hưởng những điệu hát âm nhạc phía Đông miền duyên hải Hải Phòng, Hải Hậu, Thái

…………………………………………………………

* Trích trang 25, theo Dư địa chí Thành phố Lạng Sơn.

* Theo Tỉnh uỷ Lạng Sơn tháng 4 – 2009.

 

Bình,Nam Định, Hà Tây. Nghiên cứu ba hệ Hát nói làn: một Hát nói, hai Vỉa, ba Ngâm, ra đời sớm nhất trong nghệ thuật hát chèo, xuất xứ nguồn gốc từ dân ca quanh khu vực châu thổ sông Hồng. Những làn hát ấy, không có quan hệ với các loại nhạc dân ca Quan họ, Trầu văn, Ca trù, hát Chèo tầu Hà Tây, dân ca dọc miền duyên hải Việt Nam. Làn chèo có hai hình thức hình thành, một từ văn biền ngẫu - thể phú,  khoảng thế kỷ XVIII – XIX. Dựa theo nguồn gốc lời ca, xuất xứ âm nhạc không rõ thời

 

gian nào, nhưng nguồn gốc âm nhạc từ dân ca, nhạc nhà chùa, tang lễ, Hát ví, Sa mạc… khu trung tâm đồng bằng Bắc Bộ vùng Châu thổ sông Hồng là sát thực.

 

3.2.Sự ra đời điệu chèo nguồn gốc làn hát nói.

 

Theo phân loại làn 27 bài, điệu 142 bài. Điệu là những điệu hát tiết tấu theo khuôn khổ vạch nhịp, người ca diễn bị gò bó trong thời gian nhịp điệu bài hát. Điệu hát lại chia nhỏ thành các loại điệu:

 

  1. Những điệu Hát sắp*.
  2. Những điệu Hát hề.
  3. Những điệu Ra trò.
  4. Những điệu Đường trường.
  5. Những điệu Vãn Thảm.
  6. Những điệu Trữ tình.

 

 

Sẽ còn nhiều hình thức phân loại chi tiết và tổng quan như những điệu buồn, điệu vui, điệu trữ tình, hoặc cách phân chia loại tổng quát làn và điệu. Tổng số làn điệu chèo 169 hoặc 164, chỉ phân thành hai loại làn và điệu theo nội dung cấu trúc hình thức âm nhạc. Dù phân loại theo hình thức nào chỉ vì mục đích phân tích âm nhạc, thì những điệu Hát sắp gồm 29 điệu, đây là dấu ấn chuyển hoá âm nhạc quá trình phát triển từ làn chuyển sang điệu. Những hình thức nói đếm, đọc kinh, Hát nói, Ngâm, Vịnh, từ những tiết điệu tự do chuyển thành bái hát có khuôn nhịp. Những điệu Hát sắp phát triển bắc cầu từ làn thành điệu như điệu: Sắp Nước đục lờ lờ, Sắp Đốt nhọ bồi mồm, Sắp Cung quãng cung múa, Sắp Anh Rắp đi tìm, có 7 điệu Sắp mang dấu ấn giữa làn và điệu. Đó là dấu tích âm nhạc từ làn thành điệu. Những điệu Sắp kể trên một nửa bài, hoặc một câu mở đầu là làn, sau phần nói làn hát vào điệu như bài: Sắp Đốt nhọ bôi mồm*

Vỉa tự do

=&=======U====V====I==9==V====U======F=====I=====E==9=\==Z$=Y=="=====F====I=!==G===F==!====E===V,===!

Dạ thưa bác tôi còn đương mắc dở đốt  i       nhọ  i    a bôi mồm bôi

=&==+F==E==I!====E===I===I=!=S=U==F=!==F===I=!==I==I==I=!=8=E===F==!==F====I=!=====I===9====="

 mồm đốt nhọ phú lý nọ ra đây đốt   i cái nhọ bôi ngay cái mép.

Qua ví dụ những điệu sắp, nguồn gốc âm nhạc từ làn mang âm điệu dân ca đồng bằng Bắc Bộ, cùng họ với các làn hát nói. Những điệu Sắp không chỉ là dấu ấn âm nhạc còn mang dấu ấn lời ca, những điệu nửa làn, nửa điệu ví như nòng nọc sắp đứt đuôi thành con ếch sống lưỡng cư ấy còn thêm dấu ấn lời ca có điệu phổ thơ, điệu phổ văn biền ngẫu – thể phú, Bài Sắp nước đục lờ lờ*:

 

Dạ thưa bác con bước vào kiểu tứ linh

Hai tay còn giơ lên phụng vũ long phi

Chân con đứng tựa thuỷ ba phiên hạc

Mình con đưa đi đưa lại linh quy đơn giáp

Mặt con ngẩng lên hầu hạ quan viên

Thế chủ long mã phụ đồ xong nước đục lờ lờ.

 

Những điệu Sắp “nửa dơi nửa chuột” ấy, phương pháp phổ lời theo trật tự như hình thức phổ lời của làn, đây là bằng chứng quá trình phát triển làn lên điệu chèo. Hệ thống những điệu Hát sắp có hai giai đoạn phát triển thành điệu. Giai đoạn một, nửa làn nửa điệu, giai đoạn hai thành điệu hát độc lập, cấu trúc âm nhạc riêng không phụ thuộc theo làn. Tổng số 29 điệu, có 7 điệu nửa làn, nửa điệu, còn lại 22 điệu độc lập. Những điệu Sắp độc lập cấu trúc âm nhạc riêng, phổ thơ, không phổ văn biền ngẫu – thể phú,

……………………………………………………………………………….

* Trích trang 79 sách đã dẫn

* Trích trang 77 sách đã dẫn

 

đây là sự khác biệt phương pháp phát triển lời ca vào điệu. Những bài Hát sắp sau phổ thơ theo quy luật chung của điệu: Sắp Cá rô, Sắp Cổ phong, Sắp Chấn tốn ly… Lời ca bài Sắp Chấn tốn ly phổ thơ bảy chữ:

Chiếc la kinh tiền long hậu hổ

Đặt địa bàn cấn chấn tốn ly

Bài Sắp Thường ta tắm ao ta, thơ lục bát:

Ta về ta tắm ao ta

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.

Những điệu Hát sắp mang đến dấu ấn làn phổ lời văn, những điệu độc lập phổ

thể thơ cổ theo quy luật lồng điệu chèo. Hệ thống những điệu Hề, 28 điệu, còn 12 điệu mang tính nửa làn nửa điệu. Hệ thống điệu, nhiều bài mang dấu ấn từ làn thành điệu hát. Nguồn gốc âm nhạc những điệu chèo từ làn, phương pháp phổ lời lồng điệu giống làn, loại điệu độc lập phổ các thể thơ theo quy luật riêng như các loại nửa làn nửa điệu: Sử Bằng, Hát cách, Cấm giá, Bình thảo, Hát đúm... Những điệu từ làn phát triển thành điẹu độc lập, mở đầu vào khuôn nhịp như Lới Lơ, Rủ nhau lên núi Thiên Thai, Hát xuôi hát ngược. Điệu chèo ra đời từ làn, chung gốc âm nhạc dân ca Phú Thọ, không kể những điệu phát triển mới.

 

3.3.Kết luận

 

Quá trình nghiên cứu hệ thống làn chèo, xuất xứ nguồn gốc hình thức hát nói dân gian, phương pháp phổ lời văn biền ngẫu – thể phú, không phổ thơ, hoặc ít có làn phổ thơ. Hình thức phổ lời vào làn theo trật tự câu văn như lời nói không thay đổi, đảo vế câu thơ, đảo ý thơ. Hệ thống những điệu nửa làn, nửa điệu, phổ lời theo làn, phần điệu phổ thơ theo phương pháp lồng điệu chèo. Hệ thống điệu chèo độc lập, phổ thơ không phổ văn biền ngẫu, phổ những thể thơ Việt cổ.

……………………………………………………………………………

* Trích trang 85 sách đã dẫn.

* Trích trang 93 sách đã dẫn

 

Làn điệu chèo xuất xứ ra đời từ hai nguồn gốc, một từ văn thơ, hai từ âm nhạc dân gian trung tâm văn hoá sông Hồng từ kinh đô Vua Hùng đến kinh thành Thăng Long. Đó là hình thức âm nhạc dân gian Lạc Việt như Trống quân, Hát ví, Hát nói tế lễ đình chùa. Nguồn gốc văn học xuất hiện vào làn hát nói, những thể thơ phổ vào điệu chèo còn lưu truyền lại khi văn học phát triển cùng những danh sĩ Bắc kỳ là thời điểm ra  đời nghệ thuật chèo:

 

  • Hát nói phát triển thành làn chèo xuất hiện cuối thế kỷ XVIII.
  • Điệu chèo phổ các thể thơ cuối thế kỷ XIX.
  • .Làn điệu chèo nguồn gốc dân ca Phú Thọ.

 

Hai hình thức âm nhạc làn điệu chèo, là bộ phận quan trọng cấu thành sân khấu chèo. Mỗi loại mang dấu ấn ra đời riêng, còn ghi lại qua làn điệu từ văn biền ngẫu đến các thể thơ cổ, là âm nhạc dân gian cấu thành làn điệu hát chèo.

 

Mỗi thể loại âm nhạc làn - điệu, một hình thức cấu trúc, phương pháp phổ lời văn riêng mang đặc trưng nghệ thuật diễn kể, dân gian, kinh điển sân khấu chèo cổ.

 

Tuấn Giang
Số lần đọc: 4538
Ngày đăng: 21.12.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nguồn gốc ca nhạc tuồng chèo cải lương 2 - Tuấn Giang
Nguồn gốc ca nhạc tuồng chèo cải lương 1 - Tuấn Giang
Bảo tồn nghệ thuật cổ ca Hát Bội phải là một quyết tâm. - Trịnh Thanh Thủy
Tiến trình phát triển của bài chòi : Phần IV: Những lá bài và kết quả của sự giao thoa văn hóa Việt – Chăm - Nguyễn Lệ Uyên
Tiến trình phát triển của bài chòi : Phần III: Đánh bài chòi - Nguyễn Lệ Uyên
Tiến trình phát triển của bài chòi : Phần II: Sân khấu bài chòi - Nguyễn Lệ Uyên
Tiến trình phát triển của bài chòi : Phần I: Hô bài chòi - Nguyễn Lệ Uyên
Nguồn gốc bài chòi Phú Yên - Nguyễn Lệ Uyên
Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba ,Người góp phần chấn hưng, bảo tồn, truyền bá, phát huy nền âm nhạc dân tộc - Võ Quê
Ưng Bình Thúc Giạ Thị sống mãi với lời ca Huế - Võ Quê
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)