Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
670
116.695.430
 
Ứng dụng thành tựu công nghiệp cách mạng 4.0 Để phát triển sản phẩm văn hóa nghệ thuật biểu diễn
Tuấn Giang

                                   

              

  1. Nhận diện cuộc cách mạng 4.0

Nói về nghệ thuật biểu diễn là chuyên đề rộng gồm các bộ môn: ca-múa-nhạc, tuồng, chèo, cải lương, kịch nói, xiếc...không thể bàn cụ thể vào từng chuyên ngành trong phạm vi một bài viết ngắn,nên tác giả chỉ bàn đến một điểm chung là:Ứng dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào ngành công nghiệp sáng tạo trí tuệ nghệ thuật biểu diễn của diễn viên. Bởi nghệ thuật biểu diễn là ngành hoạt động sáng tạo tinh thần trí tuệ của văn nghệ sỹ cả nước, sản phẩm của họ sản xuất ra tác động trực tiếp ngay vào nền tảng văn hóa lối sống con người, ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động của cơ tầng xã hội.

 

Cuộc cách mạng 4.0, là một khái niệm đã phổ biến trên các diễn đàn xã hội, nhưng chưa bàn đến vấn đề văn hóa nghệ thuật biểu diễn. Ngay những nước phát triển, lúc đầu họ chỉ ứng dụng vào sản xuất hàng hóa tăng trưởng kinh tế cao, nhưng sau đó đã xảy ra mâu thuẫn về lối sống văn hóa, đạo đức xã hội xuống cấp...Nước ta sau đổi mới, hội nhập, kinh tế tăng trưởng thì đi theo nó là xã hội bị thao túng trong một bộ phân thanh niên suy thoái lối sống văn hóa, biến chất đạo đức làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.Theo Gartner-(công ty nghiên cứu, tư vấn công nghệ thông tin Mỹ)định nghĩa:Khái niệm "Industrie 4.0, là công nghệ tự động kết nối các hệ thống những cơ sở sản xuất thông minh tự động hóa để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong trao đổi dữ liệu chế tạo sản xuất ra sản phẩm hàng hóa”.

Bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên công nghệ kỹ thuật số hóa, tích hợp các công nghệ thông minh quy trình hóa, kết nối điện toán đám mây, công nghệ cảm biến thực tế ảo làm thay đổi tận gốc các mối quan hệ: lao động sản xuất, mối quan hệ con người với con người và xã hội. Theo Klaus Schwab, người sáng lậpra tổ chức trên và làm chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới giải thích về cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 như sau: “Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt hàng hóa, đáp ứng nhu cầu con người tăng cao. Cuộc cách mạng lần thứ ba, sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất ra của cải vật chất tăng trưởng. Bây giờ, là cuộc Cách mạng Công nghiệp thứ tư nảy sinh từ cuộc cách mạng lần ba, nó đã kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ đi ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số vớicông nghệ sinh học".

Từu những phân tích, nhận định trên của Klaus Schwab, cho thấy nhận diện đặc trưng cuộc cách mạng công nghiệp văn hóa như sau:

            Là thành tựu của khoa học công nghệ, nó làm thay đổi nhận thức truyền thống không còn quan niệm nghệ thuật bác học, nghệ thuật bình dân, hoặc nghệ thuật chuyên nghiệp, nghệ thuật đại chúng. Tất cả đều sản xuất ra một sản phẩm văn hóa nghệ thuật sáng tạo trí tuệ của người diễn viên văn nghệ sĩ,các sản phẩm của họ phải được bảo vệ bản quyền bằng thương hiệu sản phẩm văn hóa nghệ thuật.

Tại châu Âu các nước thống nhất chia thành 11 sản phẩm văn hóa, châu Á chia ra 7 sản phẩm gồm: Truyền hình, điện ảnh, mỹ thuật, biểu diễn, kinh doanh dịch vụ văn hóa, sản xuất, vui chơi.

Cuộc cách mạng lần thứ tư tạo ra thế giới ảo, nhiều cái khó lường, thực tế ở nước ta hiện nay đã bị ảnh hưởng của công nghệ thông tin trong nghệ thuật biểu diễn có những hiện tượng ảo thành thật, cái thật đích thực đôi khi bị quên lãng trong đời sống xã hội. Một số ca sỹ nghiệp dư như Lệ Rơi, Bà Tưng...cùng nhiều người khác được lăng xê thành thần tượng hot “làm mưa, làm gió”,hốt bạc trong giới trẻ, nhiều người gọi là “thảm họa âm nhạc”, nhưng phải sau nhiều thời gian mới nhận ra giá trị ảo của thần tượng. Những hiện tượng âm nhạc, sân khấu ảo nổi lên trong giới trẻ thì sự hiểu sai về cuộc cách mạng 4.0 cũng là một nhận thực ảo. Một bộ phận không nhỏ số người còn mơ hồ cho rằng công nghiệp văn hóa là sự áp đặt giá trị của những nước phát triển thống trị thị trường để tiêu thụ sản phẩm, chứ không phải vì mục đích phát triển kinh tế văn hóa vì con người và xã hội. Một bộ phận khác lại cho rằng: nếu đặt sản xuất hàng hóa với sáng tạo nghệ thuật bên nhau là hạ thấp giá trị văn hóa tinh thần văn nghệ sỹ, bởi đây là lao động đặc biệt, là thành quả lao động vô giá...đã đến lúc phải nhận thức lại văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt hàng sản xuất, tiêu thụ ngoài thị trường như các loại hàng hóa. Những mặt hàng coi là đặc biệt ấy ra đời, mất đi, xuất phát từ nhu cầu của người tiêu thụ sản phẩm, chỉ còn lại số ít hàng hóa là những sản phẩm tồn tại vượt thời gian, sống mãi với công chúng, nhưng nó đã trở thành đồ cổ của thời đại mới.

Mục đích nhận diện cuộc cách mạng 4.0, là cuộc cách mạng ứng dụng vào văn hóa nghệ thuật để sản xuất ra nhiều sản phẩm văn hóa vật thể, phi vật thể trong sáng tạo trí tuệ, tạo ra nguồn thu nhập từ các dịch vụ tri thức của con người đặc biệt (là các văn nghệ sĩ). Tác động ứng dụng cuộc cách mạng 4.0, là biến các sản phẩm hàng hóa văn hóa, nghệ thuật biểu diễn bán ra thị trường vì mục đích phục vụ công chúng nhằmtăng trưởng đời sống tinh thần văn hóa chính trị của toàn dân, tăng thu lợi nhuận kinh tế xã hội để xây dựng đất nước giàu mạnh.

  1. Thực trạng ứng dụng cuộc cách mạng 4.0 vào nghệ thuật biểu diễn

Hoạt động nghệ thuật biểu diễn trên một đất nước ta, tuy đã thống nhất, nhưng về nghệ thuật còn những khoảng cách khác biệt, các tỉnh phía Nam tập chung ở đô thị mà Sài Gòn là nơi nghệ thuật biểu diễn năng động, hiệu quả dẫn đầu cả nước.Đó là sự ra đời hàng trăm đoàn nghệ thuật tư nhân: kịch nói 23 đoàn, múa trên 100 nhóm, đoàn múa, nhạc có trên 100 ban rock, hip hop, rap, EDM, Tropical...lớn nhỏ với trên 1500 diễn viên hoạt động chuyên nghiệp, biểu diễn thường xuyên tại các nhà văn hóa, quán bả, phòng trà...Thu nhập mỗi diên viên múa từ 200.000đ đến 1.000.000. đ/1show diễn[2].

Theo báo Sài gòn: “TPHCM còn có hàng trăm nhóm múa - nhảy lớn nhỏ. Các nhóm múa bán chuyên có thể do sinh viên trưởng thành từ các nhóm nhảy múa đứng ra tập hợp, dù nhiều bạn không qua đào tạo chính quy. Xu hướng này ngày càng xuất hiện nhiều”[2]. Nghệ thuật biểu diễn ở Sài Gòn, ra đời, phát triển  luật cạnh tranh theo cơ chế tổ chức hoạt động mô hình ở các nước phát triển-nghĩa là họ có bước đi phù hợp với quy luật kinh tế văn hóa nghệ thuật thị trường. Hoạt động nghệ thuật biểu diễn cấu trúc bộ ba: Ca sĩ-Nghệ sĩ múa-Nhà tổ chức sự kiện (ông bầu).

Mối quan hệ này gắn bó bên nhau, nếu thiếu một thành phần sẽ không có sản phẩm, không cho ra đời nghệ thuật biểu diễn. Tuy nhiên phải nói thêm: Nhạc sỹ sáng tác, người quản lý doanh thu, nghệ thuật marketing,thì bộ ba kia trong họ đã có đủ các thành phần sáng tạo sản xuất ra một sản phẩm văn hóa nghệ thuật và quản lý kinh doanh để hoạt động như con thoi tại thành phố Sài Gòn ngày đêm, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ vui chơi giải trí của công chúng.

Thực trạng ứng dụng cuộc cách mạng 4.0 vào nghệ thuật biểu diễn để tăng nguồn thu kinh tế quốc dân, đây là vị trí quan trọng của cuộc cách mạng trong sản xuất, xuất nhập khẩu sản phẩm văn hóa nghệ thuật ở nước ta hiện nay mới là bước đi ban đầu chưa thực sự hiệu quả. Nếu nhìn sang một số nước phát triển, tại Mỹ ở bang Arkansats sử dụng sản phẩm văn hóa thu nhập 927 tỷ USD, đứng thứ ba sau ngành giao thông vận tải và công nghiệp chế biến thực phẩm, bang Masachusette 4,23 tỷ USD/năm, bang Carolina 3,9 tỷ USD/năm...[5]. Tại Nhật Bản năm 2011 là 30 tỷ USD, năm 2013 thu về 550 tỷ USD... Trung Quốcsau 15 năm (2010-2015) hoạt động ứng dụng công nghiệp vào sản xuất sản phẩm văn hóa nghệ thuật thu nhập năm 2015: 3,5% GDP cả nước. Về cơ bản, hoạt động sản xuất công nghiệpvăn hóa của các nước châu Á con mới chưa mạnh, sản phẩm nhỏ lẻ, tầm ảnh hưởng chưa rộng sang Mỹ, phương Tây, châu Âu và trên toàn cầu.

Thực trạng ứng dụng, hoặc tầm ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0 vào nghệ thuật biểu diễn ở nước ta chưa áp dụng được bao nhiêu, hiệu quả kinh tế thấp. Những hoạt động sản xuất sản phẩm văn hóa nghệ thuật chủ yếu tiêu thụ trong nước, ngoài ra có một số xuất khẩu như: Múa rối, múa đương đại, xiếc, ca nhạc nhẹ, một số ca sỹ có tầm ảnh hưởng trong khu vực như: [i]*Mỹ Tâm, Hồ Quỳnh Hương, Thu Minh, Đàm Vĩnh Hưng, nhưng chưa mạnh. Ngành công nghiệp nghệ thuật biểu diễn của nước ta chưa phát huy thế mạnh thu nhập bằng sản phẩm sáng tạo của văn nghệ sĩ, chưa phát huy sức mạnh mềm trong sự nghiệp phát triển văn hóa ở khu vực và trên toàn cầu. Vị trí quan trọng của việc ứng dụng cuộc cách mạng 4.0 vào công nghiệp văn hóa để sản xuất ra nhiều sản phẩm nghệ thuật biểu diễn là tăng cường phát triển sức mạnh mềm quốc gia vào việc xây dựng, bảo vệ đời sống văn hóa tinh thần dân tộc. Ứng dụng công nghiệp văn hóa vào hoạt động nghệ thuật là tăng năng xuất sản phẩm nghệ thuật đạt chất lượng hiệu quả cao, có nhiều tác phẩm nghệ thuật mang tầm dân tộc thời đại, hòa nhập vào dòng chảy văn hóa nghệ thuật toàn cầu hóa, quốc tế hóa.

Nguyên nhân những hạn chế hiện nay về các sản phẩm văn hóa nghệ thuật chưa phát huy sức mạnh mềm xứng tầm với sự phát triển kinh tế của đất nước do: Hoạt động nhỏ lẻ, các sản phẩm sản xuất ra chưa hòa nhập vào dòng chảy nghệ thuật thương mại toàn cầu. Những sản phầm văn hóa nghệ thuật sản xuất ra còn mang tính cá biệt, chưa phản ánh tính hòa đồng nhân loại, hoặc đồng thuận với nền nghệ thuật đương đại của các nước phát triển.

Hướng giải quyết:

-Tiếp tục đổi mới cơ chế, cơ cấu lại các đơn vị nghệ thuật biểu diễn phía Bắc, ít nhất là tư nhân hóa toàn bộ các đoàn nghệ thuật gần như ở các tỉnh phía Nam. Những đoàn nghệ thuật truyền thống hoạt động tự chủ doanh thu, ngoài ra họ được bảo trợ bằng các quỹ bảo hiểm xã hội, hoặc doanh nghiệp tư nhân như mô hình nghệ thuật của các nước phát triển: Mỹ, Anh, Nhật Bản...

-Ứng dụng công nghiệp văn hóa vào sản xuất các sản phẩm văn hóa, đẩy mạnh sự liên kết các hoạt động công nghiệp hóa, tin học hóa, xây dựng thương hiệu sản phẩm văn hóa nghệ thuật Việt Nam.

-Đẩy mạnh nghệ thuật marketing, tiếp thị mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hòa nhập vào dòng chảy nghệ thuật toàn cầu hóa bằng chuỗi cung ứng sản phẩm dịch vụ hàng hóa.

Thực trạng tác động ảnh hưởng và ứng dụng cuộc cách mạng 4.0 vào sản xuất các sản phẩm văn hóa nghệ thuật biểu diễn mới chỉ diễn ra tại Sài Gòn và một số tình phía Nam, nhưng chưa kết nối vào hệ thống công nghệ tin học, marketing, quản lý công nghệ kinh doanh lozichtic...còn sản xuất tự phát, manh mún nhỏ lẻ. Dù tại Sài Gòn đã hoạt động biểu diễn sôi động, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm văn hóa cao, một số nghệ sĩ gây tiếng vang, ảnh hường ra khu vực châu Á,Thái bình dương. Các tỉnhphía Bắc cũng khá sôi động,tại Hà Nội và một số thành phố, nhưng mang tính tự phát, nó xuất phát từnhững dự án văn hóa nghệ thuật của các nươc, và nhiều tổ chức phi chính phủ hoạt động biểu diễn để kết nối giao lưu văn hóa nghệ thuật.Từ các dự án, mở ra phong trào: nhảy múa đường phố, ca nhạc đường phố, sân khấu đường phố, xiếc đường phố, vẽ tranh đường phố...

Nghệ thuật biểu diễn phía Bắc chưa phát triển, còn mơ hồ về hoạt động nghệ thuật thị trường, chưa sản xuất ra sản phẩm văn hóa nghệ thuật bán ngoài thị trường, nếu có chỉ một nhóm hài có danh, số lượng còn hạn chế. Hầu hết các sản phẩm sân khấu, ca nhạc, múa...làm băng đĩa để tặng và cho không. Hà Nội “không vội được đâu”, là câu nói bảo thủ đóng băng trí tuệ, thiếu hành động đổi mới.Hà Nội phải vội...vì mục tiêu phát triển văn hóa nghệ thuật là phát triển con người.

3. Kết luận

Cuộc cách mạng 4.0 là sự phát triển của khoa học công nghệ, đang tác động ảnh hưởng mạnh vào mọi lĩnh vực hoạt động đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của toàn nhân loại. Ứng dụng công nghiệp văn hóa vào hoạt động nghệ thuật biểu diễn là thiết thực sản xuất ra chuỗi giá trị sản phẩm văn hóa nghệ thuật để phục vụ công chúng nhiều hơn, góp phần nâng cao thu nhập kinh tế quốc dân. Nhà nước sớm khắc phục cơ chế tổ chức bộ máy quản lý văn hóa nghệ thuật hiện nay, tạo thuận lợi đưa  ứng dụng công nghiệp văn hóa vào hoạt động sản xuất sản phẩm nghệ thuật để phát triển kinh tế đất nước, không ngừng nâng cao sức mạnh mềm trong hoạt văn hóa nghệ thuật vì lợi ích của toàn dân.

 

                                                               

               Hà Nội 2-5-2018.

 

 

 

                                                Tư liệu tham khảo.

1. Báo mới.com/ ngày 6-4-2018

2. Sài Gònnline/ ngày 12-3-2016

3. Nhiều tác giả (2003), Trí tuệ nhân tạo, Nxb Thống kê, Hà Nội.

            4. Nhiều tác giả (2005), Công nghệ nano, Nxb Thống kê.

            5. Mỹ: Ngành văn hóa phát triển kinh tế (chuyên luận do Hồng Nhung lược dịch).

            6. Trần Thị Thúy (2017), Sự phát triển công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm, luận án tiến sĩ mã 62310602-Đại học Quốc gia Hà Nội.

            7. Nguyễn Thị Kim Liên ( 2015), Công nghiệp văn hóa ở TPHCM hiện nay, luận án tiến sỹ mã 62310440, Đại học Quốc gia Hà Nội.

 



[i]Mỹ Tâm bình chọn ca sĩ có số đĩa bán chạy nhất châu Á, 2 triệu bản. Bốn nghệ sỹ trên cùng đoạt giải châu Á, do Nxb tốp 10của Malaysia bình chọn vào các năm 2012-2015.

 

 

 

Tuấn Giang
Số lần đọc: 2037
Ngày đăng: 09.07.2018
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đoàn Thị Điểm và Nguyễn Thị Điểm: Ai đã dịch Chinh Phụ Ngâm ra chữ Nôm? - Nguyễn Cẩm Xuyên
“…Canh gà thọ xương”chuyện bịa như thật - Nguyễn Cẩm Xuyên
Đoàn Thạch Biền ( những ân tình còn đó…) - Phạm Thanh Chương
“Tiếng chuông Thiên Mụ” hay “Tiếng chuông Trấn Vũ”? - Nguyễn Cẩm Xuyên
Nguyễn Vỹ - nhà báo với ý thức dấn thân trong cái nhìn của các nhà nghiên cứu ở miền Nam (1954 – 1975) - Trần Hoài Anh
Ý thức vũ trụ - Võ Công Liêm
Thơ Như Quỳnh de Prelle, lắng nghe sự hiện hữu của thực tại. - Trần Duy Trung
Đánh Thiền sang bằng Thiền và Thiền - Võ Công Liêm
Nguyễn Văn Sâm và dòng chảy văn chương Nam Kì Lục Tỉnh - Hoàng Kim Oanh
Philip Roth, người Mỹ không trầm lặng - Từ Thức
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)