Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
832
116.679.720
 
Đánh Thiền sang bằng Thiền và Thiền
Võ Công Liêm

 

                                      

 

TRANH VẼ: ‘Rỗng / Emptiness’ Khổ 12” X 16” Mực xạ trên giấy báo nhật trình / India-ink on paper news daily. Vcl#2752018.

 

 

 

    Xưa nay kẻ có đạo và kẻ ngoại đạo đi tìm Thiền để thấy được tánh-không của Thiền hoặc những gì trải nghiệm qua Thiền. Tất cả thuộc kinh nghiệm thiện xảo về Thiền. Nhưng trái ý Thiền, bởi; Thiền là Không / Nothingness : Thiền không dựa vào, không tỏ rõ, không giáo điều. Vậy Thiền là gì? Đấy là câu hỏi vật lý; nó nằm trong ý thức hệ, một đối diện trực tiếp, nó chẳng có chi để lý giải (explaination) hay hóa giải (chemically) cũng chẳng phải là dung dịch hòa tan vào sự lý để hướng tới. Muốn đến với Thiền (dù có nếm, có ngửi, có sờ mó) tất thảy chỉ là ảo hóa đối với Thiền, một thứ ngữ ngôn thóa mạ Thiền. Thiền nhìn qua thấy hiền lành, tử tế, nhưng; Thiền là ‘dì ghẻ’ khắc khe và nhờ khắc khe đó mà thấm thấu nghĩa lý cuộc đời cho việc tu-thiềnsống-thiền bằng không thì coi như nước đổ đầu vịt…

Nghe qua tợ như châm phương để đi vào Thiền hay như lời chế nhạo về Thiền: Đánh thiền / Beat Zen, Sang bằng Thiền / Square Zen mà là viễn cảnh nhìn tới Thiền (standpoint) là quan điểm thấu triệt tự nhiên: không vướng, không tục, không chao đảo mà đi tới như nhiên Thiền (Zen naturalness). Ở đây không phải phá trừ, phản biện hoặc một vài điều làm phật lòng thiền, nhưng; đây là vấn đề có tính chất cường điệu, một thái độ chống trả, là nhập vào như thái độ dứt khoát, mở lối để cho ta tự tìm thấy ở chính ta. Nhớ lại lời triết gia Ai Cập Plotinus (205-270 .AD) nói: ‘Một cái nhất cánh đơn độc để đi tới cái Độc thể (ở mình) / A flight of the alone to the Alone’. Vậy thì; đánh nó, sang bằng nó và vào Thiền.

Cơ bản chính là cảm thức ở vị trí của những gì tập truyền về Thiền Phật giáo (Zen Buddhist). Nói một cách chính xác Thiền không có ‘sư phụ’ bởi Thiền không lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền –Strictly speaking; there are no Zen ‘master’, because Zen has nothing to teach. Mà có là quá trình của trải nghiệm về Thiền, chối từ hay tự nhận là môn đệ, không những dựa trên thử thách lòng chân thật, nhưng; tư cách Thiền nói lên sự hòa giải vô tư, mà là kinh nghiệm thức tỉnh (satori) cái không tìm thấy ở chỗ tìm kiếm –but; to give fair warning that the experience of awakening is not to be found by seeking.Và; Thiền không những chỉ dành cho những trường hợp bất khả tư nghị mà nó chỉ thu lượm được ở kiến thức hoặc trau dồi, tu luyện tâm và trí; đó là phép tu-thiền, một phép tu tối thượng thừa của Thiền Phật giáo. Nhưng; kẻ đến với Thiền thường khăng khăng, cứng đầu từ chối cho đó là ‘Không/No’ mỗi khi trả lời. Thực hiện cái sự vô bổ là chỉ nói tới kẻ đi tìm cái đang tìm sẽ là không bao giờ tìm thấy –Realizing the uselessness of just telling the seeker that seeking will not find; đối với Thiền hỏi và trả lời qua phép đột khẩu của công-án (koan) là tác động kích thích, nỗ lực để tìm kiếm cho tới khi khám phá với nhận thức sâu xa ở sở nguyện của mình. Nhớ cho; Thiền không chỉ nói bằng lời (verbally) mà giác ngộ, ngộ xuyên qua từ xương tủy để nuôi dưỡng thân tâm. Công-án là đánh thức từ chỗ hỏa mù tới ánh sáng (enlightenment); biết ở chính mình là biết được tất cả, bởi không lâu khi ‘nhập thiền’ là tự mình tách ra khỏi mình từ vũ trũ quan nơi ta đang lao đầu vào để tìm kiếm. Lý như vậy nghe qua có phần mâu thuẩn, bởi trong mâu thuẩn có cái lý mâu thuẩn của nó; ấy là Thiền đốn ngộ. Đem Thiền vào triết học để luận là sai lầm lớn lao; Thiền không tham dự mà ý thức; vì rằng càng lý sự với thiền là đi xa thiền không hòa nhập vào cốt tủy của Thiền. Thiền là ‘dì ghẻ’ giữa cái cảnh mất mẹ, người thay thế đã đưa mình vào đời đúng nghĩa nhân sinh; ấy là Thiền. Quan trọng của Thiền Phật giáo là gì? Hỏi cái này hơi thắt họng và tréo cẳng ngỗng. Thiền không đo cưa mà nhận thức tinh anh để đạt tới. Thí dụ: Sư đánh rấm nghe rõ. Thiền sinh hoảng, thốt như quở. Sư cúi đầu đi vào ‘miền lặng’ mỉm cười; thiền sinh ngửi được thiền và ngộ. Cả hai đi thẳng vào thực tính của Thiền. Sự đó Thiền gọi là đắc nhân tâm, bởi; thiền chuộng lặng hơn động. Gió động? cây phiến động? Không! mà ta động. Cho nên chi Phật gọi là ‘Upaya’ là thiện xảo (skillful means) đó là phép tu-thiền hợp lẽ đạo. Nghĩa là Thiền không hùa theo gió mà đứng trước gió là chính nghĩa qua phép tu học.Tuy nhiên; tiến trình của chối bỏ và chống lại vấn đề thời tất nó đi tới hình thức gia tăng nhầm lẫn, đố kỵ, nghi ngờ giữa hai đối tượng đang đứng trước cổng Thiền. Nơi nhận thức được chân lý tánh không của Thiền (qua tâm não), là phân biệt được qua phép nhị-nguyên trước vũ trụ để thấy được ở chính mình. Tất thảy đều là hư ảo, là hình ảnh tham vọng, là háo danh. Thiền khai trừ những gì thuộc ngã thức. Thiền phản đối thế giới hư ảo, kể cả hiện hữu của con người. Là vì; Thiền cho thế giới hư ảo là giả hợp của con người; không thực-tính. Thiền tiêu diệt phiền não, bởi; vướng là đục, thời tất không thể ngộ thiền mà trong tu tập về thiền là tuân thủ theo hệ phái của Thiền Phật giáo; một hình thức giả định cho là đúng của tập truyền tôn tri (hierarchy). Nói là không có môn đệ (disciples), không có trừng phạt nhưng lại có tôn tri. Phi lý của Thiền đòi hỏi nhận thức hơn là nhận biết; có một vài điều gây ra bất lợi là bù vào bởi những dữ kiện khác biệt, sự đó tuồng như hết sức hoàn toàn tự nhiên –And; some of its disadvantages are offset by the fact that it seems perfectly natural. Không có chi là xa lạ hoặc cho là đặc biệt. Nó chỉ để lại một sự trống-rỗng ngay cả tu tập về Thiền. Đừng đoái hoài ở Thiền mà đánh vào để tự thức ở Thiền, sang bằng Thiền để không còn lụy vào Thiền là đi tới với Thiền ngộ.

Có thể coi đây là một sự lý giản đơn để trở nên nhiều cơ cấu tổ chức cho giáo phái chuộng tới tinh thần, những gì nghịch lý của những người rởm đời, khinh mạng của bậc thức giả, gợi ra một cái gì rất là ‘bí truyền / very esoteric’ của những gì tin vào Phật giáo. Phật hoàn toàn không có bí truyền nhưng con người ngộ nhận giữa bí truyền và như nhiên trong Thiền; làm lệch cái siêu lý tánh-không của Thiền.

Hãy để Thiền ngâm mình trong tư thế của ‘tịnh / meditation’ thời may ra chúng ta thu tóm được những gì tốt hơn trong việc tu học Thiền. Đó là cái đích chạm tới Thiền; không còn nghi ngờ mà vượt ra khỏi những gì vốn đã tàn tích để đi đến cõi ngoài của Thiền, là cõi-không của con người thoát tục.

Mục đích của Thiền đã đi qua những tinh cầu khác lạ để nhận thức đúng đắng của con người nhập cuộc giữa đời; vừa thức tỉnh, vừa hóa trị cả hồn lẫn xác đã tinh lọc không còn vẩn đục, bởi; tu thiền hay thực hành thiền là đánh vào Thiền để không nhìn thiền là khách thể mà nhìn thiền là chủ thể thực tại và không coi thiền là phương tiện để đạt tới mục đích khác hay biến thiền như một trào lưu đương đại. Đánh vào đó để đi tới nhất thể của Thiền; dứt khoát là điều kiện tối hậu của Thiền. Sang bằng Thiền để có một khởi đầu đúng nghĩa, xóa đi những gì không phải là thiền, sang bằng những gì ‘thị phi’ về thiền; lấy thiền làm tọa độ như định lệ để tu tập là sai đường lối chủ trương về Thiền. Bước vào cổng Thiền  là sang bằng mọi thứ, kể cả dị biệt để khởi sự một thân tâm trong bóng, không một mảy may vọng động. Vào Thiền, nhập Thiền là xuất gia để đi vào tuyệt đối của tánh-không. Đấy là thiền-tính để tu tập.

Nói cho ngay; đây là một sự khó cho người mới bước vào cổng Thiền, xa lạ khi người Phương Tây nếm vị Thiền. Nghĩa là họ chưa định nghĩa rốt ráo tinh thần và bản chất của Thiền. Người ta nhìn Thiền như con thú với sắc da đặc biệt lạ mắt, thích thú chiêm ngưỡng như sở dục. Trong khi đó người Phương Đông nhìn Thiền như cứu cánh để giải thoát. Người Nhật đã thấm thấu ý nghĩa siêu việt là hoàn toàn dựa trên cơ bản Thiền Trung Hoa. Dù rằng chữ ‘Thiền / Zen’ sinh ra từ Nhật ngữ, dù rằng Thiền là nơi chốn của Nhật –For though the word ‘Zen’ is Japanese and though Japan is now is home.Thiền Phật giáo sáng lập từ đời nhà Lương (T’ang 618-907 AD) dưới triều đại Vũ Đế của Trung Hoa. Thiền-đạo là thể thức như đạo-Lão là cả một quá trình chiêm nghiệm giữa đạo và đời qua những tk. truớc; vì vậy mới có câu: ‘Sự đó đã biện minh ở chính nó chớ không kiên định để tin theo /Those who justify themselves do not convince’. Hành trình của Thiền như có một sự thúc đẩy để thành hình hoặc chứng minh lẽ phải đúng đắng; sự cố đó luôn luôn đu đưa trong cảm thức của người Trung Hoa về sự phi lý cuộc đời từ khi xuất hiện Khổng tử và Lão tử. Tuy nhiên; trên bình diện triết học lại có cách nhìn khác: -chúng chỉ là một thẩm định bất biến đến từ con người- Nó trở nên tư tưởng độc hữu mà người ta có thể cho đó là tường thành ngăn chận mọi hành động đến từ trong hay ngoài hoặc duy trì một chiều (come off it), bởi; người Trung Hoa bảo thủ cái riêng mình cho nên họ nhìn Khổng tử là một đối tượng chủ thể thuộc đạo đức luân lý là Đạo lớn (great Taoist) trội hơn cả Lão Tữ (Lao-tzu) và Trang tử (Chuang-tzu) cả hai đã tách ra trước và sau mà không đi vào nhất thể. Giữa những tư duy của hiền triết họ đã thánh hóa như đấng cứu chuộc (sacrifice) đã ảnh hưởng đôi phần quan điểm của những giáo phái khác. Thiền Phật giáo khởi từ Trung Hoa được gọi là Thiền Trung Hoa (Chinese Zen) đã nhìn sự giác ngộ của Phật hay là Người Thức tỉnh (Awakened-man) là con người bình thường và không có chi đặc biệt cả / ordinary and nothing special. Hơn thế nữa; trong Thiền từ ngữ ‘satori’ là nói lên sự tỉnh ngộ đưa tới cái nguyên thủy bất khả phân ly (original inseparability) với vũ trụ quan, thế nhưng; trong Thiền luôn tránh né, luôn luôn đứng trong thế thủ. Có phải đó là cái thế sợ giáp mặt với đời? Thiền không sợ, nhưng; sợ phạm ‘thánh ý’ Thiền. Cho nên chi đi vào với Thiền mới nhận ra mâu thuẩn của Thiền. Thấy được, nhận được, phá được, sang bằng được thời gọi đó là thiền-đốn-ngộ. Thiền dồn lực để tạo cho mình một siêu lý cho Thiền. Bồ Đề Đạt Ma, Huệ Khả và những đời Phật về sau chối bỏ tất cả ngay cả bản thân mình. Thuở xa xưa những thiền sư Nhật Bản trọng tuổi giam mình trong huyệt mộ để nghe tiếng mõ, không còn nghe tức viên tịch. Thành ra rốt ráo của Thiền là tìm thấy cái trống rỗng tròn đầy giữa sống và chết. Phật giáo không từ nan, ở đó nó có một tương thức không hạn hữu mà trong đó là cuộc đời con người, có thể cải thiện được bởi nghệ thuật và khoa học, suy luận và ước ao tốt. Đấy chỉ là phương tiện để đạt mục đích chớ đứng trên lập trường nhất thể: -Thiền là vũ trụ trống không vô tận. Thế nhưng; được chú ý tới đây là tầm ảnh hưởng hoạt động tích cực quan trọng, nhưng; dẫu sao đi nữa những phụ thuộc không còn hạn hữu để phân biệt từ tầm ảnh hưởng này đến ảnh hưởng khác mà hiện diện của Thiền là minh định cụ thể những gì là coi như chúng ta là, luôn hiện hữu bên ta và luôn sẽ là –To the comparatively limitless sphere in which things are as they are, always have been and always will be… Mặc khác; đây là phạm vi hạn hữu thuộc vũ trụ to lớn mà đôi khi làm cho cơ thể run rẫy, kinh hoàng, và; đây cũng là phạm trù của con người đối diện từng ngày, giờ, phút, giây trong cuộc đời đang sống; chúng ta gọi nó là hiện hữu tồn lưu (existential) để nhập vào một hiện hữu sống thực, nghĩa là không vướng, không tục là dấn thân vào cõi ngoài (beyond) của đúng và sai là tìm thấy chân lý của Thiền. Thiền tuyệt đối phá trừ ‘cái tôi / ngã’ trong ngã không đơn thuần là ta mà có nhiều cái tôi trong đó, một cái tôi cạn cợt, giả tạo (superficial ego) không chừng đem lại cái ngã mạn hay ngã vị. Thiền cho hai cái tôi nêu ra là thủy tử, con đường đi tới ‘diệt vong’ cả xác lẫn hồn. Đây không phải là thuyết định mệnh hoặc là vận số. Ở mực độ này; đời người là bờ vực của nghiệp chướng, phiền não –At this level; human life is beyond anxiety, bởi nó không thể cho đó là nhầm lẫn. Thiền cho đó là nghiệp quả tự nhiên. Thiền không chống, không hòa giải. vô tư của Thiền là nhận thức để đạt tới nhân tâm. Sao gọi là vô tư thiền? -Thiền không nhấn mạnh vào tụ điểm của viễn cảnh cho mọi thứ mà mọi thứ chẳng là gì / ought  để đón nhận, nó chẳng phải giáo lý để thuyết giảng; mà coi nó là quan niệm tư tưởng mà thôi. Nếu như không hiểu chi mô răng rứa, không hiểu một mảy may thì là vì cái tôi trở nên ù lì như ‘Nó/It’, là không có ‘giới tính / sex’ hoặc có giới tính của súc vật. Từ chỗ đó; một đôi khi nhìn Thiền thuộc dạng siêu hình vì có đó mà không có đó, hữu hình mà vô hình. Vì vậy; Thiền đòi hỏi quán triệt để bước lần vào thinh-không / nothingness; ấy là Thiền vậy.

Thiền giải phóng toàn diện thuộc về trí có từ những qui ước tư tưởng, và; ở đây có một vài lời bày tỏ hoặc thốt ra những tiếng nói khác lạ. Có thể do từ phản kháng nội tại để chống những qui ước tư tưởng hoặc du nhập từ nhửng luồng tư tưởng ngoại biên. Yếu tính qui ước tư tưởng được tóm lược những gì xáo trộn về ý niệm, về vũ trụ như nhiên, ngay cả giá trị của ngữ ngôn và biểu tượng trong lối đối ngẫu. Vì lẽ; thế giới Đạo (Taoism) và Thiền (Zen) thấy như là tương quan trong lãnh vực bất phân ly hoặc tiếp nối không dứt. Nó cô đọng trong tư duy của Lục tổ Huệ Năng qua ý nghĩa : ‘Nền tảng không phải là thứ hiện hữu tồn lưu / Fundamentally not one thing exists’, bởi vì Lục tổ thực hiện những gì là thuật ngữ chớ không phải là thực thể (entity). Hiện hữu nằm trong thế giới mơ hồ trừu tượng của tư tưởng, nhưng; nó không phải là chứng cứ cụ thể thế giới như nhiên. Huệ Năng chỉ đúc kết qua câu nói để đời đã lý giải trọn vẹn thế nào là thực tướng, thế nào qui ước tư tưởng, là một minh định qua ý nghĩa cuộc đời. Thiền sống để nhận thấy: ‘Ý nghĩa cuộc đời là nhận thấy / The meaning of life is to see’ (Hui Neng 638-713).

Vậy thì bản thể tuyệt đối của Thiền là gì? Câu hỏi này đã trở nên lập ngôn; đưa Thiền vào cái vô hình chung của cái gọi là vô-tâm (non-mental hay non-esperit). Đáng ra không trả lời câu hỏi này. Là vì; trả lời là đi vào cái sự Thiền-ngu chưa hiểu chi về thiền thì không nên sống với thiền. Ngay cả ‘đốn’ và ‘tiệm’ tức không thấy mình giữa thế gian này. Trả lời tức là chưa biết cái tâm đại bi, tâm vô lượng của Thiền, bởi; ngoài vô tâm thì đâu có thấy, nghe, nhớ và nhận biết. Lý cao siêu của Thiền là không có lời (tợ như xem phim câm) mà lặng để suy mà lấy tâm là thực chất của tuyệt đối; người ta có thể gọi là Pháp-Thân (Dharmakaya). Đấy là bản thể tuyệt đối của Thiền, là đặc chất giản đơn của Thiền. Do đó hỏi và trả lời đối với Thiền là nghịch lý, Thiền đòi hỏi nhận thức tức thị không là lấy tâm để trả lời. Công-án đưa ta tới ngộ; đấy là đường lối của cuộc đời / the Way of Life là nhận thấy; chớ không đi tìm để thấy.

Tâm trạng ‘đánh thiền’ nghĩ ra như nó có tính chất bao quát và mập mờ hơn cả thời kỳ ‘hippie’ ở thập niên 1960 có nghĩa là đòi hỏi đổi mới tư duy, một phản kháng nội tại mà không tìm kiếm sự thay đổi qui luật của hiện hữu –a revolt which does not seek to change the existing order. Nhưng; quay lại một cách giản đơn là tìm thấy một cuộc đời có ý nghĩa trong kinh nghiệm thiện xảo của Thiền hơn là chủ thể cho sự viên mãn. Đối nghịch với ‘sang bằng’ là một tâm trạng hướng tới của những gì gọi là lừa lẫm bởi qui ước xã hội, không còn ý thức của sự tương quan phải, trái cho mỗi hiện hữu khác nhau. Đánh Thiền, sang bằng Thiền là một hiện tượng rắc rối; nó sắp xếp, phân chia từ cách xử sự với Thiền như một sự phân bua hay biện minh cho cái lý đương nhiên, tợ như thay hình đổi dạng trong nghệ thuật, văn chương kể cả thi ca để có một năng lực của siêu thoát thuộc về chiều sâu của vũ trụ, thực sự nó có một hình thức tự chế, tự kiểm qua lối phòng thủ, đó là cách nhìn khách quan, một phong cách của người tu thiền ngày nay. Thực chất của Thiền là hàm chứa, ám chỉ chớ không tham dự để chạm vào ngã. Bởi; thực lòng Thiền là vượt ra xa những qui ước xã hội và những giá trị bên ngoài. Thiền biến mình trong dạng thức độc lập cô đơn là đối kháng giữa phải và trái, giữa khách thể và tha thể là đương đầu giữa vũ trụ như nhiên và vũ trụ con người. Thế giới đã thấy được là cõi xa của phải trái trong khi nó không dự phần vào và cũng không nhìn tới bản thể mình mà nhìn vào đối tượng hữu thể -không còn sự gần gũi phần còn lại của vũ trụ -out of relation to the rest of the universe. Hướng nhìn của Thiền là tĩnh lặng, một sự yêu chuộng mặc khải từ trong ra ngoài; đó là phong cách của người Nhật, một kiểu thức sống trầm mặc theo lối ‘bonseki’ (cây, đá, cát) là một tập hợp trầm lặng để chiếu vào hồn, cái sự đó gọi là ‘objet trouvé’ (mất đi tìm thấy lại) là hương chất thanh nhã dành cho thiền và cũng là bước đầu khởi nghiệp với Thiền.

Giờ đây đặc dưới cơ sở tu tập để chống lại cái sự vô luân của việc ‘đánh Thiền’, cái việc ‘sang bằng’ của những người tu thiền (Zennists) một cách nghiêm khắc. Vì rằng; sang bằng Thiền đã thiết lập ở dòng Thiền Nhật Bản một cách sáng tỏ, xác định nó như một tập truyền tôn tri như luật tắc cứng nhắc và một giảo nghiệm của giác ngộ. –For square Zen is the Zen of established tradition in Japan with its clearly define hierarchy, its rigid discipline and its specific tests of ‘satori’. Nó còn một ý nghĩa khác là vô tận số (sát-na) hơn cả hình ảnh, tế nhị, sâu sắc và thiết thực, nhưng; nó vẫn coi là sang bằng, là xóa bỏ tàn tích ‘nô lệ tinh thần’, bởi; nó truy tầm cho một tinh thần đúng đắng và hợp lẽ thế nhân qua kinh nghiệm thiện xảo để đạt tới giác ngộ / satori là một chứng thực có ‘văn bản’ của đạo Thiền.

Thực quả; điều này là bất khả tư nghị cho việc đánh Thiền và sang bằng Thiền, có thể là bổ sung và có thể là trở ngại để chống lại những sai lầm khác? Không! nó là điều làm cho ta kinh ngạc, sửng sốt trong cái tinh anh của chất Thiền. Nó hiện ra ở đây một sự bừng sáng của xác và hồn, có từ những tình cảnh rắc rối, phức tạp giữa đời đang sống. Rốt ráo của Thiền là trầm mình trong tâm-như tĩnh lặng ./.

 

 (ca.ab.yyc. cuối tháng 5/2018).

 

ĐỌC THÊM: -Bồ Đề Đạt Ma Thiền tổ đầu tiên / -D.T. Suzuki với Vô thức trong Thiền Phật giáo / -Thể tính Thiền (I) /- Thể tính Thiền (II) /-Thiền trong Thi ca / -Thiền Nhật Bản / -Thiền thơ hay thơ Thiền / -Đạo Phật / -Ung thư Thiền. Những bài đọc của võcôngliêm hiện có trên báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo đ/c đã ghi.

 

 

 

 

 

 

      

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 1636
Ngày đăng: 06.06.2018
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nguyễn Văn Sâm và dòng chảy văn chương Nam Kì Lục Tỉnh - Hoàng Kim Oanh
Philip Roth, người Mỹ không trầm lặng - Từ Thức
Tiếng Việt thời LM de Rhodes - dạng bị (thụ) động (passive voice) - phần 8 - Nguyễn Cung Thông
Tình yêu, Tình dục và Cái Chết trong tiểu thuyết "Bàn tay nhỏ dưới mưa" - Lê Viết Yên
Lá Đỏ, Thơ Nhạc và… - Lê Anh Thu
Nguyên Minh và Màu tím hoa mua, anh còn nợ … - Hoàng Kim Oanh
Lần theo những sợi tơ lòng. - Trương Văn Dân
Thử bàn về địa danh Mương hay Mường Mán! - Phan Chính
Chân dung tự họa - Võ Công Liêm
Đời: sống và chết - Võ Công Liêm
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)