Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.318 tác phẩm
2.746 tác giả
463
115.873.121
 
Môt Đời Để Lại, Hôm Qua Hôm Nay Và Ngày Mai
Võ Công Liêm

Dâng hương hồn những người khuất bóng.

 

Người đàn ông lớn tuổi, với cử chỉ vụng về,nxô hai cánh cửa kính lớn, ở phòng cấp cứu bệnh viện thành phố, bước thong thả ra ngoài, ngoảnh cổ nhìn lui rồi lại nhìn lên cao mấy dãy phòng cao ốc bệnh viện, không thấy một bóng ai nhìn theo mình, ông bình tâm thở nhẹ,nkhông gian và thời gian lúc nầy hoàn toàn xa lạ với ông, một thứ ánh sáng tươi,dịu không làm mệt mắt ông như trước đây, thứ ánh sáng của pha lê, ông không nhận ra vị trí ở đây, giờ này ngày hay đêm,thành phố nào, ở nơi đâu, phố phường chạy thẳng nếp, xây dựng dưới một kiến trúc bằng thủy tinh trong suốt, bên kia đường một dọc hàng ngang xe hơi, ông không nghĩ đây là xe hơi như ông đã thấy, hình thù khác nhau, màu sắc hài hoà không còn cho ông nhận ra cái lạ nơi đây mà ngược lại như thân quen, như đã từng gặp, phố lớn như thế nhưng rất lặng; cây, cỏ cũng mang một màu xanh tươi lạ, không có lá úa, hoa muôn màu, muôn vẻ toả rộng mùi hương, một thứ hương sắc chưa từng có, bay phất phới giữa vùng trời. Ông bất động đứng bên đường,mặt đường thở hơi sương tợ như mây, ông mong gặp người đi lại để hỏi đường về. Ông miên man trong cảnh huyền ảo giữa thực và giả, xung quanh ông là bầu không khí vắng lặng của thanh tịnh vô nhiễm nhưng không làm ông trở nên xa lạ mà mọi sự gần gủi như ông đã từng gần gủi trong cuộc đời thường.

 

Chiếc tàu siêu tốc thắng gấp, dừng đúng chỗ ông đứng, không làm ông hoảng, hình như “silver bullet”mà ông đã nghe qua ở Nhật Bản, Trung Hoa, Âu châu hay một vài nơi Mỹ châu, ông không cần phải đặt câu hỏi, cửa tàu mở, ông bước vào; ánh sáng và không khí trong lòng tàu phản lên, cho ông một xúc giác dể chịu, không phải thứ không khí như ông đã gặp trên những tuyến cao tốc độc đường từ tính hay đường song song trong những thành phố mà ông đã đi qua. Hành khách ngồi bình yên trong lòng tàu. Đưa mắt nhìn, chào đón ông, với những nụ cười hiền hoà cùng với nhiều chủng tộc khác nhau, tất cả khách trên tàu cho ông một linh cảm như ông đã gặp họ và thân quen từ lâu. Ông mỉm cười chào trả, nhưng ông nghĩ ông chưa có được ánh mắt dịu dàng và nụ cười thân ái như họ,dù ông có tỏ thiện chí chăng nữa.

 

Có cần đón một người nào đó để hỏi đường về? Trong giây phút ngắn ngủi tàu đến bến, nhìn trở lại đám hành khách thì không còn ai sót lại trên ghế ngồi. Ông tự hỏi: -Họ là ai?. Ông chần chừ nhìn ra ngoài bãi, tàu siêu tốc cũng chần chừ đợi ông, tất cả cảnh vật và người điềm tĩnh như luật thường tình, hay ở đây không có thời gian cho nên không có những nôn nao, bon chen, tranh đuổi với đời sống? Hình như thế! Không; đúng như thế! Ông bước ra ngưỡng cửa lòng tàu, nhìn lui thì không thấy siêu tốc “silver bullet” e ông nhầm, ông chỉ thấy đầu tàu chứ không thấy đuôi tàu, nhưng lại là hình thể của con tàu, có điều lạ từ khi đặc chân ở chốn này tuyệt nhiên ông không nghe một tiếng động nào khác hơn, ông chỉ”nghe”sự trong sáng của đất trời này mà thôi.

 

Ông đứng tần ngần giữa một trạm “không gian”bao la, rộng lớn, nhìn tới nhìn lui mong sao gặp được người để hỏi đôi điều, khoảng cách rất xa nơi ông đứng, ông nhận ra khung cảnh gần như của Sài Gòn cũ,một thành phố có mấy quận cư dân đông đúc, huyên náo được thâu gọn thành một cụm, ông thấy cuối trạm dòng sông Hương và xa một chút Hồ gươm của ba-mươi-sáu-phố-phường đều bao bọc chung quanh đồi núi,sông biển,rừng rạch, đền đài, miếu cổ, trăng nước hữu tình, thơ mộng của một vũ trụ xa lạ nầy. Thế nhưng vẫn không thấy làn sóng người qua lại, tất cả chìm vào cõi tịnh? Ông nghe tiếng ai gọi tên mình, nghe từng chữ một, không mập mờ, hồ nghi, đuổi theo tiếng gọi gần kề thì ông nhận ra tiếng của Cao Xuân Huy.- Ông đến hồi nào? Không nghe ai nói hay đưa tin gì hết cả. Âm thầm thế? Mà sao lại ăn vận đồ xanh nhà thương mà tới đây? Huy nói.-Vội quá cho nên cũng chưa kịp tháo băng, thay đồ,tranh thủ đi nhanh kẻo sợ trể chuyến. Ông nói.

- Ở đây chả có ma nào hối với thúc cả. Sao bạn lại băn khoăn! Vào đây. Ngồi xuống; uống với tôi một bụm rồi hãy tính. Sao tình hình làm ăn thế nào? Tết năm Mẹo chắc say sưa dữ? Anh Cao nói.-Trông anh lúc nầy khoẻ, trẻ và yêu đời, hơn hẳn mấy năm vừa qua; mắt anh thế nào? Sao không mang kính, một thời hai con mắt hành hạ anh dữ lắm. Nghĩ lại thấy chị và 2 cháu gái thật đáng thương, đáng qúi, chị cũng muốn anh phục hồi tờ Văn Học để thỏa cái lòng dạ văn chương của anh, nhưng gặp lúc anh bệnh hoạn với cái thời buổi ế ẩm sách báo thì có ma nào quan tâm. Ông bạn nói. - Đến khi về đây, tai mắt, mũi họng tốt cả, trí tuệ sáng suốt, điều kiện thuận lợi thì không làm nữa. Ông biết sao không? Vì dân ở đây không buồn quan tâm về chuyện đời, sá chi chuyện viết lách, người ta không ưa cưu mang, họ lý luận, như đã một thời lý luận: tất cả là phù vân, tất cả là vô nghĩa chả có gì là lâu dài và để đời, chỉ còn lại cái tâm”chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”cụ Nguyễn Du đã tiên tri như thánh hiền, chỉ cần một chữ tâm, cần làm chi mọi thứ khác, những thứ trước đây là giả tạm. Thế nhưng người trần vẫn nuôi tham vọng, vẫn háo danh, không chịu ngừng, họ muốn lưu danh mà họ đâu có biết đó là hư danh mà cứ gồng ra để lấy danh. Tôi về đây rồi mới thấy cái chân tâm của mình. Anh Huy nói. -Ngày anh đi người ta thương tiếc, suy tôn anh, cầu siêu, cầu an gắt lắm. Ông bạn nói. - À! “moi” hiểu điều đó. Cái bệnh người mình thường hay kể lể mỗi khi khuất bóng. Đôi khi cái cần nhắc đến thì không nhắc, cái việc chìm dưới lòng đất đã lâu, đào lên nói không ngớt như thử mang ơn một công nghiệp văn học. Xum xuê lắm! Nhưng cũng được. Chuyện làm văn nghệ của tôi trước đây trục trặc cũng là nguyên nhân tài chính. Cho nên cái việc bán buôn là phương tiện, cái cứu cánh, mục đích là để lại sự góp mặt với đời mới là chính, dù rằng tôi chẳng có bao nhiêu, tôi chỉ có cái đam mê mà không nhằm thời,bạn thấy “Văn Học”qụi, tôi chống nó lên được khúc nào hay khúc nấy cho tới khi nhiễm thị nặng mới chịu thua; truyện của tôi viết thật, viết tục, có thời đời cho “moi” dung tục, nhưng ông biết có ai dám viết cái”fuck”như kiểu mình viết, có ai deal với con đĩ như mình deal với văn chương, còn ba cái chuyện “gãy súng” được viết ra như cả một sự than thở, hận đời; triệu người viết rồi, tớ chỉ viết như đem tâm tình viết lịch sử, nói thế chứ không dám so sánh với sư huynh Nguyễn Mạnh Côn mong bạn hiểu cho. Cao huynh nói.

 

Hai người trao đổi mọi chuyện từ chuyện văn, chuyện đời rồi lại chất vấn đời tư.

-Từ dạo gặp ông vào năm 2007 và kết bạn với ông, nhờ đọc thơ, văn ông trên mấy tạp chí diễn đàn, rồi liên lạc email, rồi gặp nhau hàn huyên tâm sự từ đó trở nên thân, vắng nhau một khoảng thì ra; xa mặt cách lòng, Huy nói. Rồi sau đó Cao Xuân Huy đi luôn, nay gặp lại cả hai nói luyên thuyên chi điạ.- À! ông ơi hôm gần tết nghe tin Nguyễn Hữu Thành gặp tai nạn ô-tô ở thành phố HCM, ông biết không? Mình có gặp y ở Mỹ năm 07/08 gì đó. Ông biết y quá mà! Nguyễn Tôn Nhan”vua”tự vị Hán, viết văn, dịch Hán ra Việt và ngược lại, thơ lũy siêu thoát lắm. Anh Cao nói.-Tôi biết Nguyễn Tôn Nhan những năm sau này. Cái thời trước 75 và sau 75 tôi đi lạc đường anh ạ; đọc qua rồi bỏ, có chăng chỉ là vai trò nghiệp dư, nói nghiệp dư cho oai chớ đâu có để tâm, để tâm đi tìm cái chơi, cái ngu để học thì có. Vì vậy giờ đây nghe ai gãy cánh là đau lòng người dù người đó chưa một lần được gặp. Rõ khổ! Tôi qúi anh Nguyễn Tôn Nhan khi đọc bài viết ở Mỹ trên tờ Khởi Hành của Viên Linh, giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp của anh từ đó tôi thầm phục cái tài văn chương của anh; đó là cái tài bên trong, còn bên ngoài của anh Nhan, cái “figuration”,cái “body-language” thì đúng là nhân dáng của A.Solzhenitsyn Nga, tóc râu như thế, nói năng như thế, tôi thích cái ít cười của anh Nguyễn Tôn Nhan. Ông bạn nói. Cao Xuân Huy ngúc ngắc cái đầu đồng tình.

 

Là đà thế mà ông bạn với anh Huy chơi cạn chai XO Roi de France 1789. -Chắc sau cuộc rượu nầy anh thanh toán giúp tôi. Bạn nói. -Ở  đây chi đãi bạn hiền không tính tiền, không “boa”không “tiếp”gì cả, ưa nhậu cứ tự nhiện lấy uống. Anh Cao nói. -Chùa hay sao? Ông bạn hỏi. -Đâu có.Ở đây trả, mua bằng TÂM là chính. Cũng chẳng phải tự-giác-tự-tha. Cái vũ trụ, hành tinh nầy nó có cái khuôn phép tự có từ hằng tỷ,tỷ năm rồi. Ông bạn sống đây thời gian rồi hãy rõ. -Cứ ngồi chơi. Nguyễn Tôn Nhan về đây hôm cận tết, còn bận làm một số thủ tục, nói cho ngay thủ tục con mẹ gì, giả đang chọn chỗ ở và nhận một số áo, quần và mấy kiện hàng sách báo bên Tàu mới gởi sang tặng. Tôi và bạn ngồi đợi anh Nhan để có vài lời với anh cho vui, ở đây không quen biết, rồi cũng quen biết như nhau, chẳng đẳng cấp gì cả. Nhâm nhi đâu chừng nữa tiếng thì thấy Nguyễn Tôn Nhan xuất hiện, đưa tay vuốt mớ tóc dài ra sau gáy, lấy tay chấm quẹt bộ quai nón trên mặt, mấy vết bầm tím còn in dấu trên mình; đến gần chúng tôi không cười, chào mà chỉ thấy đôi mắt anh là tinh tú sáng ngời hơn cả nụ cười. -Anh Nhan! giới thiệu anh, bạn tôi cùng ở Mỹ với tôi. Ông bạn đưa tay,mở nụ cười điềm đạm chào Nguyễn Tôn Nhan. -Xưa giờ tôi chưa biết bạn. Anh Nhan nói.-Tôi biết thiên tài anh quá muộn màng. Dự tính ít năm sức khoẻ tốt về VN tìm đến thăm anh với chén thù chén tạc. Ông bạn nói -Nhưng bây giờ gặp nhau rồi, chờ gì nữa. Muốn nói cứ nói, muốn uống cứ uống. Trước ngày về đây một ngày mình ngồi uống với đốc-tờ Hùng và một số bạn quen ở nhà hàng Tiệp Khắc, Hùng đòi về sớm để mai đi Bà Nà. Ông biết Hùng chứ? Y có nhắc tên ông nhưng không nhận ra, giờ tri ngộ. Hoan hỉ. Nguyễn Tôn Nhan nói. - À; anh đến đây vào hồi nào anh Cao Xuân Huy? Nguyễn Tôn Nhan hỏi. -Tôi đến giữa tháng 11/2010. Anh Cao nói. -Lý do gì?Anh Nguyễn hỏi. -Ồ!già,bệnh đủ chứng, thật ra tôi mắt căn bệnh hiểm nghèo, cho nên nguyện ra đi cho rảnh tay vợ con, ở thế cũng đau lòng, nhận được lệnh đi thì đi thôi. Cao Xuân Huy kể. Vòng vo tam quốc, chuyện thế thái nhân tình, trao nhau bằng tình thật và chưa bao giờ thật như thế; ở đây chả có ai phê bình, lên án nhà văn, nhà tu cả, bởi mọi người nhất tâm, nhất tánh là con cái một nhà, còn ai vào đó nữa mà tranh chấp, bôi bác. Ba chúng tôi cười nói với niềm vui vô hạn. Cao Xuân Huy dớn người đưa tay chào.- Ồ!  Chào anh Thảo Trường. Mời anh ngồi. Đây anh Nguyễn Tôn Nhan và đây người bạn tôi. Anh Trần Duy Hinh đưa tay chào đón chúng tôi, anh mỉm cười thân ái.-Nghe anh mới về hôm cận tết năm Mão? Lúc đó mình lu bu với đám bạn già trên đồi Liễu Quán của anh Bùi Giáng, cho nên chưa tìm gặp thăm anh. Xin lỗi anh. Thảo Trường nói.- Bản thân tôi cũng thế. Bận qúa! phải có mặt ở nhà lúc ấy, vì đi không nói  cho nên bà vợ với đám con trông ngóng. Sợ buồn lòng bọn chúng. Giai đoạn sau nầy bà quan tâm đến tôi nhiều hơn,phần sức khoẻ, phần bài vở. Cho nên trở về dặn dò mới yên tâm.

 

Nguyễn Tôn Nhan nói.-Về đây rồi lo lắng làm chi? Thảo Trường nói.-Biết vậy nhưng phải về;lý do tập lục bát 6 câu, làm hồi thập niên 90,tập dày 229 bài chưa in, còn nằm trên kệ sách với bộ Sử Trung Quốc dày ngót ngét 5000 trang, cả 2 còn nằm đó, dự tính năm Tân Mão lựa ngày lành tháng tốt cho sinh một đứa, vì vậy dặn dò là thế, kẻo tôi vắng nhà dài hạn, lũ chuột gặm nhắm thì uổng lắm. Thế thôi! Nguyễn Tôn Nhan nói.-Còn Cao Xuân Huy thế nào? Vẫn an nhiên tự tại,phải không? Lúc nầy thấy ông khoẻ đấy, râu tóc khác gì E. Hemingway. Đẹp lão. Thêm đôi mắt sáng hơn hồi tôi thường gặp ở Westminter, Cali. Nói vui chơi, chớ cả 3 thằng mình thằng nào cũng râu cả, râu văn nghệ đó mà! Thảo Trường nói. Cao Xuân Huy quay qua nói với chúng tôi:- Anh Thảo Trường về đây tháng 8 vừa rồi, trước tôi 4 tháng, đời anh sống chết thong dong, phè phởn kể cả thời trước còn ở trong quân đội mà có khi nào vắng anh ở La pagode.Mỗi lần nhắc tên anh,cái tựa đề “Người Đàn Bà Mang Thai Trên Kinh Đồng Tháp”lại hiện ra trước cái tên anh.Chán gì những tựa đề khác của những tác giả hay ho và dể nhớ,cái tựa của anh Hinh dài cả cây số mà thuộc làu; thế mới lạ.Cao huynh nói.-Giữa tháng 8 năm ngoái,ngoài tôi lần lược cùng đi về đây như ca sĩ Minh Trang;vợ nhạc sĩ Dương Thiệu Tước,ca sĩ Thúy Nga; vợ nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ.Hai chị bây giờ sống đoàn tụ với chồng bên cạnh dòng sông “Trương Chi Giang”hạnh phúc lắm. Giờ họ không trở lại với những “ngày xưa thân ái”họ sống theo style tiên ông đạo cốt(?) không biết mấy ông còn nhớ không? Hôm nào tụi mình đi thăm họ một chuyến để tỏ lòng nhau. À quên; ra Bắc thăm quê, mình có gặp Nguyễn Thụy Long một lần,ở chợ Đồng Xuân, y đi sắm lễ vật để viếng mộ tổ, cả hai chúng tôi mừng quá. Anh cho biết;  bỏ dở bài vở chưa viết xong hoặc chuẩn bị in thi đi rồi. Trông anh tuyệt vọng. Mấy ông biết Nguyễn Thụy Long chứ? Thời nào lũy cũng viết khoẻ và sâu sắc. Thảo Trường nói.- Đâu ngờ không hẹn mà gặp, lắng nghe những lời vàng ngọc của mấy anh, bỗng nhiên tôi không còn thấy tôi nữa. Như vậy các anh đâu có chết,mà người trần cứ oai oải nói chết với khóc than, mỗi lần như thế thì thấy ai cũng để tang trên báo, mà cả giòng đời chả mấy khi nhắc, họ không đả động cái để đời của mấy anh, chạy đi tán dương cái đâu đâu, hô sảng về cái self cái moi của mình, kể về đời mình “cocc” thuở xa xưa, còn hơn đời kể, đọc riết thấy phát ghét! Nhà thơ Lê Đạt trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm có nói như thế nầy:”Nhà thơ tự hào,mãn nguyện là nhà thơ chết” Lê Đạt về đây cũng được hơn 3 năm, trường hợp như anh Nguyễn Tôn Nhan, cũng xe cán thật lảng nhách! Ông bạn nói.-Anh lấy bút hiệu gì? Sao chưa bao giờ tôi biết tới. Thảo Trường hỏi.-Dạ thưa anh. Tôi không có bút danh, mới tập tành những năm gần đây. Thưa mấy anh; viết,làm thơ là trút bỏ, là giải thoát chớ có vinh hoa gì đâu, mong mấy anh hiểu cho vả lại tôi phải kinh qua nhiều kinh nghiệm tối-thượng-thừa của mấy vị đi trước, biển chữ nó mênh mông lắm. Ông bạn nói.-Thế anh về đây được bao lâu? Thảo Trường hỏi.-Dạ thưa anh; hôm mồng bảy tết, bắc thang hạ buồng cau,trượt chân rớt xuống bất tỉnh nhơn sự, đám con chở đi nhà thương, miệng chúng cứ nói xong rồi, thôi lo lui…Ông bạn nói.-Anh dạo nầy nhiêu rồi? Thảo Trường hỏi.-Dạ thưa anh, đồng niên với anh Huy, anh Nhan. Người bạn nói. Trong phút gặp nhau, sau đó cả bọn nhậu tới sáng, uống cognac khoẻ, chả có ai sứa cả.-Mà ở đất trời này không bao giờ có người say trong nhà hay ngoài ngõ,khác với xứ ta ngày xưa.Anh Mai Thảo”vua”cognac với thuốc lá,về đây anh uống dài dài với Thanh Tâm Tuyền,Bùi Giáng họ ở một cụm; đàn điếu,nghêu ngao suốt ngày. Mấy anh có tin điều nầy không? Hôm tôi lên gò Liễu Quán thăm mấy anh trên đó. Gặp Bùi Giáng tôi không ngờ ông ta như tiên ông, tóc răng trắng phau, nói năng nhu mì, anh cười nói vui không tưởng, mỗi câu nói là một câu thơ tuyệt tác, thế mà đời cứ  cho Bùi Giáng điên. Tôi có hỏi anh mấy điều nhưng anh khoát tay, đoạn nói: về đây còn gì để nói,  mà nói để làm chi. Hãy nhìn! Bùi Giáng trả lời như thế tôi tá hỏa, có khác gì Huệ Năng nói:”The meaning of life is to see.” nghĩa lý của cuộc đời là nhận thấy tức nhận biết. Tôi thấm thấu câu nói ấy và tôi ngộ. Cao huynh nói. Câu chuyện tưởng nghe qua rồi bỏ hoá ra một tư tưởng nhân sinh làm người dù đang ở cõi nào.-Tôi tưởng tới đây được là đạt chân tâm, là hạnh phúc thì ra cõi người ta thật là bao la diệu vợi.-Thưa mấy anh; sao ở đây thanh tịnh thế thì làm sao hứng khởi để sống,ngoài vật chất ra còn phải có tinh thần, chớ như thế nầy chán chết. Người bạn nói.- Ở đâu cũng thế, dù dưới một hành tinh nào, thiên đường hay hạ giới đều nằm trong chu kỳ của tiến trình, đã có nhật thì có nguyệt, âm dương đề huề, vũ trụ đề huề, bởi vì mình đã qua thời kỳ đó rồi cho nên không xuất mà nhập,tức nạp, tức thụ là hưởng là không sản, cái đó gọi là cõi vô sinh(unborn). Đại khái như thế. Nguyễn Tôn Nhan tiên sinh nói. Cả chúng tôi lắng nghe triết học hành đạo rồi cùng nhấc chén ực một cách thoải mái. Nếu các anh không bận, chúng mình đi nghe hát. Anh Cao Xuân Huy đề nghị.- Đâu xa anh? Tôi không có phương tiện. Người bạn hỏi. -Đi bằng “silver bullet”nhanh hơn và khỏi tích-kệt. Anh Cao nói. Chúng tôi đi vào sân hát “Mộng Liên Đường Chủ Nhân” bên kia sân nhóm Sáng Tạo, có cả anh Nguyễn Tất Nhiên, phiá bên phải nhóm ca nhạc sĩ anh Lê Uyên Phương, Sĩ Phú, Hùng Cường, Trầm Tử Thiêng, Nhật Trường, Duy Khánh, Đỗ Lễ, Văn Phụng, Phạm đình Chương, Nguyễn Hiền, Châu Kỳ và một vị với mái tóc muôn thuở Beethoven Trần Văn Trạch, cúi đầu trầm tư, thỉnh thoảng ngẩng đầu cười hiền hậu với ánh sáng thiên nhiên và nhiều tài danh khác mà tôi không nhận rõ mặt. Trước tiền đình có cả Tùng Giang, Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang đang săm say giàn máy cực siêu và hoà hợp ánh sáng thiên nhiên với ánh sáng con người. Người điều khiển chương trình kịch sĩ La Thoại Tân. Phiá bên trái nhóm họa có Thái Tuấn, Tạ Tỵ, Võ Đình, Ngọc Dũng, Choé, Bửu Chỉ, Dương Đình San, Tôn Thất Văn và một số người khác. Một số nhà văn lớn, tôi cố tìm thăm người bạn cùng quê Thái Ngọc San nhưng nghe đâu anh qua ở nơi khác, thỉnh thoảng tạt về đây uống cà phê với anh em. Đêm nhạc của Trịnh Công Sơn và Ngọc Lan. Nhạc sĩ họ Trịnh và ca sĩ Ngọc Lan cả hai mình hạc nhưng phải thừa nhận họ đẹp một cách phi thường; một sân khấu lộng lẫy, nguy nga, vượt hẳn con mắt thường. Một đêm tuyệt vời đúng nghĩa trình diễn văn nghệ. -Tôi chưa bao giờ gặp gỡ được như vậy,” cho thanh cao mới được phần thanh cao ”Cụ Nguyễn Tiên Điền qủa là bậc thánh. Người bạn nói.-Còn nhiều “kỳ quan” của loài người sợ bạn không có thời gian để mà thụ hưởng. Cao Xuân Huy nói.-Sau buổi diễn bọn mình về dưới nhà thơ Nguyên Sa, gần bên gò Liễu Quán, về đó uống rượu ngâm thơ chơi.Anh Nhan nói.

- À! tiện nói về thơ gởi anh Cao Xuân Huy bài nầy làm tặng anh khi hay tin trể về anh.Mong anh nhận cho.”Một Lần Và Mãi Mãi”:

 

tờ báo trên tay gầy

anh chụi mắt đứng dậy

số cuối

một đời đam mê say

buông thả đời như buông súng

lời than vãn ai hay?

tự sự

đôi tay trống

trong ngăn kéo chưa in

hẹn ngày mai sẽ gặp

nợ giấy mực chưa xong.

Trao bài thơ, Cao Xuân Huy rạng vỡ. Người bạn cúi đầu không nói.-Rất tiếc tạp chí Văn Học số chót tắt thở hẳn vào năm 2008, đâu có ai để sang tay trông nom như thưở trước có anh Nguyễn Mộng Giác đã làm. Văn Học nhắm mắt, tôi nhắm mắt đi luôn, giờ đây bài thơ bạn tặng; tôi chỉ giữ như là kỷ vật cho nhau, tôi thấy qúi hơn là trình diễn; mà giữ lấy cho “một lần và mãi mãi” như tựa đề của bài thơ. Cao Xuân Huy nói.-Anh nói quá lời; bài thơ chỉ là nỗi lòng chứ đâu có được làm kỷ vật như anh nghĩ. Tôi chỉ mong sao anh cảm nhận được là tôi vui rồi. Nhớ câu nói của Octavio Paz (nhà thơ Mễ Tây Cơ):”Tôi mong muốn để lại dăm bảy bài thơ, có lẽ được một độc giả tương lai nào đó thỉnh thoảng nhớ đến. Được đọc như tôi đã đọc vài ba thi sĩ. Thế thôi.(I would like to leave a half-dozen poems that, perhaps; from time to time,would be remembered by a future reader, to be read as I have read somepoets. Nothing more) Ấy là điều mong muốn của tôi như Paz đã mong muốn. Xin anh hiểu cho,chớ phải khách sáo gì cả mà mất tình bạn. Người bạn nói.-Qúi ở cái tình, dù có nghìn trùng miên viễn, chỉ còn lại tấm lòng là đáng để tâm. Anh Nguyễn Tôn Nhan nói.- Được rồi; chúng mình đi thôi,kẻo trể mất vui.Cao Xuân Huy nói.

 

Nói là tư thất của nhà thơ Nguyên Sa cho oai phong lẫm liệt, chứ ở đây là một nhà chung cho đám văn nhân, thi sĩ, trí thức tụ hội. Một cảnh quang siêu nhiên, thiết kế toàn “đá qúi” tợ như kim cương, nói kim cương cho có hình tượng, thật ra đây là một vùng ánh sáng muôn màu, hào quang chiếu tỏa được dựng nên giữa bầu trời lồng lộng,người đến đây nghe tiếng chim hoà âm, vạn vật giao hoà nhưng  không thấy hiện thể, kể cả muôn thú, vì đã gọi là thú và vật thì tuyệt nhiên không vướng vào cảnh trí nầy, ở đây chỉ dành cho những gì thuộc phần hồn của con người mà thôi. Âm thanh, ánh sáng là cả một sáng tạo cực kỳ siêu nhiên của vũ trụ siêu hành tinh nầy, dưới mắt trần tục và khoa học là điều phi tưởng, Cao xuân Huy, Nguyễn Tôn Nhan và ông bạn đến sau, không cho đó là điều lạ, họ tiếp nhận như một sự quen thuộc mà đấng toàn năng đã ban cho. Trên bực thềm cuộn khói sương, tiếng thơ Nguyên sa phát ra từ đó, người ăn vận giản dị, đầu đội ba-rê đen như thuở nào,vẫn một mình nhớ về“nga”ngồi bên tách cà phê đen chờ bè bạn bên hàng hiên phố chợ của những khu đông người Việt ở miền nam Cali.Little Sài Gòn trên đất Mỹ.Nhạc,thơ thay phiên trình diễn, ở hàng dưới trà,rượu rót đều,pha tiếng cười của đám văn nhân,rộn rã hơn bao giờ kể từ ngày đất nước phân ly 45,54,75 lằn biên Quốc Cộng không thấy ở đây.Họ đãi ngộ nhau bằng cách riêng của tình người.Hai anh Cao Xuân Huy và Nguyễn Tôn Nhan được bạn đồng liêu,bạn văn đang hàn huyên tâm sự, họ mừng gặp nhau.-Tôi và ông bạn đến đầu cuối khu Saint Germain des Prés ở Café de Flore. Đùa với hai ông,làm gì có chuyện đó. Tôi đến khóm “Thiên Thu” có mấy “cây-cổ-thụ” đang nhâm nhi. Thảo Trường nói.-Anh và bạn cứ việc đi, xong ở đây tôi và anh Nhan sẽ ghé đến, ra mắt với mấy vị cho có một chút tình với những bậc đi trước. Huy nói. Con đường đến Thiên Thu rải hoa, đầy mùi hương.- Ông biết mùi hương gì không? Thảo Trường hỏi. Người bạn đi bên cạnh tỏ ra ngơ ngẩn,mới về đây chưa nhận định kịp thời.

-Thưa anh không rõ lắm. Người bạn nói.-Hương hoa thạch thảo Guillaume Apollinaire, đó là nhà thơ đa dạng Pháp đầu thế kỷ XX mà Phạm Duy đã phổ thành nhạc; quên rồi sao? Thảo Trường nói. Bóng chúng tôi hiện ra ngoài ngõ trúc thì đã nghe tiếng nhốn nháo trong khóm vườn Thiên Thu.-Chào qúi anh. Thảo Trường nói. -Mời ngồi! phát âm rất trầm buồn. Giọng Mai Thảo. Nhà văn” Đêm Giả Từ Hà Nội” lạ gì Thảo Trường Trần Duy Hinh đã cọng tác thời kỳ cuối của Sáng Tạo. Mai Thảo; người không bao giờ có nụ cười, thắng thế ở chỗ đó cho nên có nhiều người đẹp mê…muôn đời là thế cho nên chỉ “kết hôn”với rượu và thuốc lá.-Sao?có cognac không?Mai Thảo hỏi.Cái lối cư xử của nhà văn Mai Thảo xem đơn sơ,không nồng nàn,nhưng rất đượm tình anh em.Miệng nói thế; ông đứng dậy đưa tay bắt Thảo Trường và người bạn đi bên cạnh.-Nghe anh về đây được mấy tháng rồi?Bạn bè nhắc tới anh. Mai Thảo nói.-Quách Thoại đưa “moi”chai XO cognac .Cám ơn bạn.Rót vào ba ly cối, một cho anh Hinh, một cho người bạn mới và một cho anh Quý, tức Mai Thảo. Cả ba chúng tôi hất cú một, nghe ngọt! -Vị nầy là ai? Tôi chưa bao giờ biết tới. Mai Thảo hỏi. Không đợi Thảo Trường giới thiệu, tôi mừng rở chụp ngay.-Dạ thưa anh, tôi vừa mới về, quen biết anh Cao Xuân Huy, một vài năm gần đây trước khi anh Huy “bỏ xứ”về đây. Người bạn mới nói.-Thế có viết lách gì không? Nhà văn hỏi.-Dạ thưa anh cũng lai rai vài sợi chưa tới đâu. Coi như mới vào đời thôi; thưa anh. Người bạn nói. Mai Thảo không thắc mắc câu nói, nhưng đọc trên đôi mắt nhà văn có một cái gì cảm thông sâu xa, hình như về đây, rồi người nào cũng dể dàng tha thứ, dể đả thông, bởi họ hiểu ý với nhau bằng nội lực của con tim, bằng minh mẫn của trí tuệ hơn bằng lời nói,cử chỉ. -Anh ở đâu về đây? Mai Thảo hỏi.-Dạ ở Mỹ với anh Huy. Người bạn trẻ nói. Qua những câu hỏi giao tình giữa hai người;thấy không khí vui vẻ, buột miệng hỏi vài điều, hy vọng không làm nhà văn buồn lòng.

.-Dạ thưa anh, xin anh tha lỗi. Cái nghiệp văn có còn theo đuổi anh hay đã dừng hẳn. Người bạn trẻ hỏi. Mai Thảo nhìn chăm chăm vào người bạn trẻ, trầm ngâm,rót rượu vào ly, hất cổ uống. Mọi người xung quanh dừng lại với câu hỏi của người bạn. Nhà văn cúi đầu, rồi lại nhìn lên; đoạn hỏi.- Ông bạn tính phỏng vấn tôi hay muốn biết điều gì? Mai Thảo hỏi.-Dạ thưa anh vô tư thôi. Nếu anh không buồn nói. Người bạn nói.-Về đây là xem như viết lách “Hạ màn. Thế kỷ hết trò chơi” ông bạn nên tìm đọc tập thơ cuối đời tôi ”Ta Thấy Mình Ta Những Bóng Đền” cũng như đã có lần tôi tâm sự chung:”trong bọn chúng tôi không ai tới đích cả, nhưng quan trọng là chúng tôi thúc giục mọi người ra đi”Nói xong Mai Thảo rót thêm rượu mời chúng tôi. Hình như Mai Thảo cười một mình. Trong đám văn nhân tôi thấy Quách Thoại, nhà thơ xứ Huế ra đi sớm vì bệnh lao, mới 27 tuổi nhưng trí tuệ thời đó quá tuyệt vời. Trần Thanh Hiệp, “đảng viên”kỳ cựu nhóm Sáng Tạo, Nguyễn Sĩ Tế mới về những năm gần đây, viết nhiều về văn học sử cho Sáng Tạo.Cánh tay mặt của nhóm Sáng Tạo phải kể Thanh Tâm Tuyền.Nói chung nhóm ngồi quanh ở khóm”Thiên Thu”là dân Bắc kỳ 54. Mặc ai tranh luận trò chuyện,Thanh Tâm Tuyền gương mặt muôn đời ủ rũ, nhưng trời cho; gặp được bạn miệng,mắt đều cười một lúc, khác với Mai Thảo. Thanh Tâm Tuyền bây giờ phải nói là đẹp từ cốt cách đến tinh thần, không những mọi người qúi ông ở tấm lòng văn nghệ mà qúi cái chí khí trong đường đời của ông. Trước khi về đây cũng như khi qua được Mỹ, nhà thơ siêu thực trở nên vô ngôn,kiểu giống Tô Thùy Yên. Khi Thanh Tâm Tuyền ngẫn đầu lên, dưới mái tóc tiên trắng ngần, bềnh bồng với gió thì nhận ra người bạn trẻ mà ông đã gặp một lần ở Minnesota.USA vào năm 2005 trước một năm nhà thơ đi vào cõi vĩnh hằng.-Tôi nhớ ra rồi.Tôi gặp cậu ở nhà người bạn.Cậu có đưa tôi đọc mấy bài thơ cậu làm. Đâu ngờ gặp bạn ở đây.Về được bao lâu rồi? Gặp lại nhau lần nầy thì đâu một lần mà dài dài, đông vui lắm. Thanh Tâm Tuyền nói.-Dạ thưa anh, thật may mắn cho tôi.-Mời anh một chung tao ngộ nầy. Người bạn mới nói.- Được thôi xin mời bạn. Thanh Tâm Tuyền nói. Cạnh bên một số văn nghệ sĩ khác đang còn trong tuần trà thứ nhất, một vài vị đưa mắt nhìn phiá trước nghe Hoàng Anh Tuấn, đạo diễn ci-nê kiêm thi sĩ cùng Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương đang vịnh thơ, đối thơ. Họ là nhóm tạp chí Hiện Đại do Nguyên Sa làm chủ soái; vì vậy hầu hết các nhà thơ già, trẻ đều qui về đây. Lẽ ra Sơn Nam phải đến chung bàn với nhóm Sáng Tạo như những ngày đầu ở Phạm Ngũ Lão. Quận 3 Sài Gòn cũ. Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc vẫn tay hai trong chén rượu, họ vẫn còn nói về “Rừng Mắm”và “Hương Rừng Cà Mâu” biết tới bao giờ mới xong.Anh Nguyễn Tôn Nhan cũng như những người trong và ngoài văn chương luôn luôn thầm phục hai vị tuyệt đỉnh nầy. Đó là hương sắc miền Nam mà họ để lại như một di sản của văn hoá. Tiếng đàm tiếu êm êm trong không khí tình nghĩa anh em giữa vũ trụ thơ. Khó mà có được cảnh hào phóng này.

 

Gặp lại họ như nhắc nhở một thời “cách mạng văn hoá”mà câu nói của Mai Thảo là một xác định:”Sài Gòn thủ đô của văn hoá” về sau khi Bắc Nam thống nhất mấy vị còn sót lại của giai đoạn trăm-hoa-đua-nở và ngay bây giờ những nhà phê bình ngoài đó cũng phải xác nhận lời nói của tác giả” Đêm Giả Từ Hà Nội” là chính ngôn và lấy câu nói đó làm cứu cánh; nếu không có mấy vị trong Nam gìn giữ…Hai anh Cao Xuân Huy và Nguyễn Tôn Nhan lần mò đến đây để hoà nhập với trào lưu tư tưởng một thời.-Chắc bọn mình phải cụng ly với mấy ông đàn anh một chuyến, ngoảnh lui thì thấy Bùi Giáng tiên sinh khoát vai Nguyễn Tuân, đi cùng có Trần Dần, Phùng Quán,Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Lê Đạt, Nguyễn Hữu Đang, Tú Mỡ, Văn Cao, hai ông Đoàn Chuẩn và Từ Linh, Quang Dũng, Hoàng Cầm, Hữu Loan và vợ chồng Lưu Quang Vũ. Họ rặt là dân Bắc kỳ 75 thứ thiệt, rủ nhau về khóm Thiên Thu do Bùi Giáng ra Hà Nội kéo vào dự đêm thơ văn nhạc họa tổ chức ở rừng Thiên Thu. Quá vui! Băng nầy đã nhập chung. Trong ba chúng tôi phải gặp cho được Xuân Diệu, Văn Cao và Nguyễn Tuân là ba dấu mốc lớn thời cận đại. Nên sơn son, thép vàng trong viện tàng cổ văn chương Việt Nam, những gì mà từ trước đến nay họ đã làm như một di cảo của Một Đời Để Lại.

 

Có lẽ liệt kê ở đây còn thiếu sót những danh nhân khác là một nhầm lẫn lớn.

-Cũng đủ rồi! Anh Nguyễn Tôn Nhan và bạn cũng như tôi mới hội nhập làm sao thu thập cho hết phép huyền nhiệm nầy, cần phải sống ở đây thật lâu mới thấu đáo được cái lẽ phi thường. Có TÂM ĐỨC mới về được cõi bao la, vô cùng của vũ trụ siêu nhiên nầy.Bốn chúng ta như thế là hạnh phúc và bất tử.Cao Xuân Huy nói.

-Các anh nghĩ vợ con tôi, thân ruột, bè bạn khóc cho tôi, thương tiếc cho tôi? Không; chính tôi đang khóc cho họ, vì họ đang sống. Nguyễn Tôn Nhan nói. Ba người chia tay để trở lại tịnh cảnh và sẽ gặp nhau như thường lệ ở nơi đây…

 

Tàu “silver bullet” đưa tôi về trình diện “cơ quan” để duyệt xét hồ sơ trước khi cấp “thẻ thường trú”; anh Cao Xuân Huy nói ở đây không có thủ tục gì cả. Ở đây là “free-land”. Làm chi có cơ quan với thường trú ở cõi nầy. Tàu tới nơi trạm, ông bạn già nhận ra người thân đang tươi cười đón mình.-Cậu chuẩn bị về. Vợ con cậu đang chờ. Song thân, người anh và người chị nói trong tiếng nghẹn ngào.

Người đàn ông ngoài sáu mươi giựt nãy bởi mũi kim của cô y tá, hoàn hồn.Thấy vợ con sụt sùi khóc, tưởng sẽ không bao giờ còn gặp lại nhau. Ông mỉm cười yếu đuối, không tỏ ngạc nhiên. Trong lòng ông mãn nguyện đã gặp được tất cả.

 

Ngọn nắng ban mai ở bệnh viện thành phố rớt xuống rất chậm. Đôi mắt mệt mỏi của người đàn ông lớn tuổi nhìn lên trần nhà,tiếng quạt chạy chầm chậm và nghe rõ tiếng tặc lưỡi của con thạch sùng bám ngược mình trên mặt trần,trong tư thế tự nhiên, vốn đã sinh ra từ thuở khai thiên lập địa. Ông ngẫm mình cũng thế ./.

 

(mồngmột tết tânmão 3jan2011)

 

*Bài thơ ghi trong bài rút từ vanchuongviet.org

*Nguồn:.www.sites.google/site/vanvietloc4(Cao Huy Khanh-Hồ Sơ Hậu Chiến 1975-2011)

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 3040
Ngày đăng: 15.03.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tay Mang Khăn Gói Sang Sông - Mang Viên Long
Người Đàn Bà - Nguyễn Hồng Nhung
Bệnh Tình Cụ Rùa Hồ Gươm Và Môi Trường Xã Hội Của Con Người - Phạm Đình Trọng
Mừng đêm khai hạ - Nguyễn Yên Thy
Làng Hoa Tháng Giêng - Nguyễn Thị Hậu
Theo Dòng Thời Gian: chương 1 - Bùi Quang Đạt
Hội vật làng tôi - Hoàng Trọng Muôn
Một Phút - Đặng Kim Côn
Tháng giêng lễ hội - Vinh Anh
Tản Mạn Bên Tách Cà Phê - Nguyễn Xuân Thiệp
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)