Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.312 tác phẩm
2.745 tác giả
388
115.864.130
 
Kant "Một lối phê bình triết học"
Võ Công Liêm

 

     Phải thừa nhận rằng Kant* là người đầu tiên giới thiệu đến với chúng ta những gì thuộc phê bình triết học (The Critical Philosophy). Một ấn tượng vượt thoát ra khỏi tầm nhìn qua dòng chảy lạ thường trong con người của Kant, nhất là khoa triết học và được coi như một phần tư duy của Kant; thể hiện qua nhiều đường lối khác nhau, chứng minh những gì có tính cách trừu tượng, bí hiểm của một học thuyết theo hướng ’Kantian’ và cũng có thể là một lý giải vượt ra khỏi những tranh luận phức tạp, phiền toái, một giải bày trong sáng và một sự tiếp cận hợp thời từ xưa cho tới nay. Tuy nhiên những học thuyết nầy cho là cổ điển, cũ xưa đi qua mấy thế kỷ, không thích ứng cho những học thuyết hiện đại, nhưng chính chúng ta đang sắp xếp cho triết thuyết có tính hiện đại, bởi quá trình chúng ta nghe mà ’chưa thấy’ hoặc chủ quan chưa đặc vấn đề một cách thấu đáo. Cần có một cái nhìn rộng mở và tiếp thu tính hiện đại của nó mới thấy đầy đủ chất lượng triết học của Kant.

Chúng ta cần chiếm cứ  hoặc lước vào tư tưởng bao quát của Kant mà không mất mát gì qua một lối nhìn sâu lắng - we wanting to grasp the broad sweep of Kant’s thought without losing much by way of depth- thì chắc chắn chúng ta nhận thức và lãnh hội như một khoa học hiện đại bởi vì những gì Kant đã nói hầu hết có một tầm ảnh hưởng về tính ’giải thoát/ enlightement’ trong triết học, một ý niệm tự chủ như thể là chià khóa mở ra tất cả những gì chúng ta mong đợi ở tư tưởng của Kant. Một cái gì vừa khai mở vừa chứng minh siêu hình(metaphysics) và thư thức(epistemology) kể cả những cuộc luận bàn về như nhiên giữa thời gian và không gian, giữa hiện hữu con người với vũ trụ; cái đó Kant gọi là ’Phê-Phán về Lý-do Trong-sáng / The Critique of Pure Reason’ một lý thuyết nổi tiếng, một chủ nghĩa duy tâm siêu việt như một giải bày  đầy đủ cho một triết thuyết của Kant, một cái gì độc lập cho học thuyết được đem ra bàn cải từ bấy lâu nay.

 

Phê phán là một việc làm khó khăn, một khó khăn tâm não của Kant, ngay khi thành hình một tác phẩm phê bình như thế, ông đã viết trên 883 trang trong vòng từ bốn tới năm tháng, một sự bày tỏ chân thật của Kant khởi từ khi viết cho đến khi hoàn tất ’Critique’, xuất hiện ở tháng 1/1782 và tái bản vào năm 1787. Kant đã vượt qua những trở ngại khó khăn trước và sau khi ’Phê phán/Critique’ xuất hiện. ’Phê-phán về Lý-do Trong-sáng’ là cả một tranh luận, bàn cải về tất cả những gì yêu cầu thuộc về tri thức, cả hai dữ kiện được thâu nhận từ cảm thức và cơ cấu bởi ý niệm, mà cả hai yêu cầu đều thuộc về cảm thức của quy nạp và ý thức của trong sáng, nguyên thủy từ những gì chúng ta bắt chụp được mà chúng ta cứ cho như một cái gì ưu tiên, đặc trưng (priori); có như vậy biết được vũ trụ quan và một giá trị cần thiết đối với con người. Thể thức trong sáng là cảm thức qui nạp bình thường hoặc những gì Kant gọi là dựa vào thực nghiệm trực giác có tính nhạy cảm là một cấu trúc của không gian và thời gian thu tập từ kỷ-hà-học (geometry) và toán học (methematics) là thể thức trong sáng thông thường của ý niệm trong sáng; tất cả cảm quan đó được tiếp thu như một diện mạo khác của ý thức, thể thức của phán đoán do bởi tu tập qua khả năng lý luận, một kinh nghiệm đối thể (object of experience). Đây là thời kỳ xây dựng lý thuyết của ’Phê-phán về Lý-do Trong-sáng’, nhưng ’Phê-phán’ cũng chứa đựng một sự tranh luận thuộc về phê phán; cho dù xuyên qua một tiềm năng chất chứa đầy đủ lý do, chúng ta có thể xử lý ý niệm trong sáng như vật thể hiện hữu được đặc dưới một dạng thức có giới hạn do từ tri giác nhạy cảm của chúng ta –chúng ta hình tượng một thế tục vũ trụ (spatio-temporal universe) là một hình thức tuyệt hảo nơi bất tận, có thể kéo dài trong tri giác mà không bao giờ có, một đối tượng Thượng đế hoặc một linh hồn nằm trong nội tại. Chấp nhận như thế không thể đưa tới nhận thức mà có thể nghĩ rằng dữ kiện đó chỉ đưa dẫn đến sự ngụy biện và tương phản những gì thực tế của toán học và kỷ hà học.

Kant đã làm sáng tỏ vấn đề mà ở đây được nhìn như một hợp thông cho một thiết kế tư tưởng  và phê phán thuộc tính cách tranh luận, có thể đây là một lối cung cấp đầy đủ, tương xứng cho tất cả bộ môn triết học và cuối cùng là dấu hiệu bảo vệ luận án phê-phán’của Kant.

Trong luận đề: ’Phê-phán về Lý-do Thực-tiển / Critique of Pratical Reason’. Kant vẫn giữ lập trường lý luận của ‘lý-do’; có nghĩa là không quay về với một nền tảng siêu hình luân lý, đó là; thời kỳ thuộc công lý chính trị và cá tính đạo đức. Một động lực thúc đẩy Kant muốn viết thêm một ‘phê-phán’ thứ ba. Kant đã một lần tìm thấy nhiều dấu hiệu có lợi ích khác nhất là chủ thể của khoa thẩm mỹ; ấy là những gì nổi bậc về triết học ở thế kỷ thứ 18.

Trong vòng 9 năm khi phát hành ‘Phê-phán/Critique’. Sau đó Kant cho ra đời một phê-phán khác dưới chủ đề ‘Phê-phán về Quyền-lực Xét-xử / Critique of the Power of Judgment’. Kant bắt đầu đưa vào tác phẩm với một yêu cầu, đó là; ‘vượt tầm xa dự toán / an incalculable gulf’’ giữa lãnh vực thuộc về ý niệm của thiên nhiên và lãnh vực thuộc về ý niệm của tự do’ – between the ‘domain of the concept of nature and the domain of the concept of freedom’. Mà bây giờ được coi như nhịp cầu nối liền hai lãnh vực nêu trên. Không phải là vấn đề làm sáng tỏ tức thời những khe hở ở đây, vì nó không thuộc ‘Phê-phán về Lý-do Thực-tiển’, mà phơi bày một hiện thực tự do của nhân loại sẽ có thể là sinh tồn dọc theo sau một xác quyết minh định một cách triệt để tự nhiên, một tranh luận dành cho ‘Phê-phán về Lý-do Trong-sáng’? Nhưng phải hiểu thêm rằng tác phẩm của Kant là một triết thuyết có tiến trình và phát huy, nó trở nên trong sáng những gì suy tư của Kant; là sáng tạo, một sáng tạo nhạy bén có cơ bản lý luận và chính điều đó cho chúng ta tìm thấy đầy đủ một kinh nghiệm về cái đẹp tự nhiên, một lý lẽ tự nhiên và một tài năng nghệ thuật. Dường như ở đây không hẳn nói lên như thế là có dự mưu hay dụng ý –the quasi-purposiveness- cho một tổ chức dự ước của nội tại về sự sống hiện hữu của con người và cho dù có cái nhìn tự nhiên đi nữa như một cơ thể học, tất cả những tiến trình đó chúng ta coi như là bộ phận tâm lý học mà thôi. Kant thường xử dụng lối lý luận có tính cách vô tư, nhưng bên trong tư duy đó là một đối kháng giữa chiều hướng cảm thức của chúng ta và những luân lý trọng yếu của chúng ta; nhưng phải thấy được  mục đích chính của cái gọi là ‘phê-phán lần thứ ba’ nầy, nghĩa là không bày tỏ gì hơn để nói lên hiện hữu của con người là một hiện hữu hợp lý, thích nghi của thời đại chúng ta đang sống, giữa những ‘phê-phán’ hay ‘phán-quyết’ (Critique of the Power of Judgment) Tác phẩm của Kant là xây dựng trên nền tảng triết học như một minh xác cụ thể hơn là lý luận luân lý dù có nêu những ‘lý-do’ khác nhau. Chủ yếu của Kant là phân tích ‘lý-do’ xẩy ra từ nội tại đến ngoại tại, từ không gian và thời gian mà con người đang dự phần. Kant đem lại một bầu khí quyển mới lạ trong một tâm thức mà giữa con người và như-nhiên (thượng đế) là vấn đề trọng tâm, dù trọng tâm trong một hình thể trừu tượng hay siêu hình. Dữ kiện nêu trên như một sự thừa nhận, đó là những gì chúng ta đang nhập thể, một biểu hiện sáng tạo với những chất liệu cần sống trên mảnh đất không chia sớt nầy là căn bản thực nghiệm, sự lý đó gọi chung là ‘siêu hình về luân lý / metaphysics of moral’, ngoài ra cũng được thừa nhận như một chuyển động về những dữ kiện cơ bản ‘Nền móng Cơ bản Siêu hình về Khoa học Tự nhiên / Metaphysical Foundations of Natural Science’; tất thảy được chấp nạp trong một tổng thể, một ưu tiên đặc trưng ‘priori’ chính và có thể rút ra từ kinh nghiệm sống. Nhưng nhớ ‘ưu tiên/priori’ là có trước tất cả antecedent in time, một chiếm cứ không gian và thời gian, một đặc trưng trong ‘lý-do’ của Kant.

Cuối cùng Kant xét lại vấn đề về tập quán cố hữu của tôn giáo, mà Kant đã nêu ra ít nhiều trong những tác phẩm ‘phê-phán’ vì chính những lúc đó Kant đã nghĩ suy về sự hiện hữu của Thượng đế là chủ thể nói lên một lý thuyết mà lý thuyết đó có thể là một khẳng định cho nền móng thực nghiệm hơn là suy luận; do đó Kant từ chối sự hiện hữu của Thượng đế, cho rằng thượng đế là bản chất hay là chất liệu cấu tạo từ bên ngoài của tất thảy trí tuệ của chúng ta –nó hoàn toàn không-có-gì-hết nhưng trong tư duy của chúng ta như có một sức mạnh của nền luân lý kềm tỏa. Với thời điểm đó không ai cảm nhận luồng tư tưởng của Kant: một tiềm lực sa ngã trong ông. Kant không thể tiếp tục để hoàn tất những dự án triết học trước khi ông giả từ cuộc đời (12/2/1804) những bản thảo còn lại mãi đến thế kỷ 20 mới cho xuất bản.

Kant đã mang lại hai nguồn tư tưởng; một tường trình dành cho chủ thuyết duy lý Đức và một dành cho tân-khoa-học thuộc chủ thuyết Newton (Newtonnianism). Đó là bước khởi nghiệp của Kant, ông đã cố gắng hòa hợp hai tư duy nầy vào những tác phẩm của ông, đặc biệt vào những tác phẩm ‘phê-phán’. Trong tác phẩm triết học đầu tiên của Kant 1755-56 và 1762-64, đặc biệt giá trị của những hoạch định là thành lập cả hai thành một cơ bản khoa học tự nhiên và có thể nhờ đó mà mang lại một cuộc giải phóng mới để tìm thấy tự do, một thứ tự do như nhiên mà trung thực; đó là ‘lý-do’ của Kant muốn đưa ra. Dù là lý do siêu hình hay lý do phán xét, tất cả đều đưa đến một lý giải rõ ràng và chính xác.

Kant phát huy chủ nghĩa duy lý tới một đỉnh cao và được coi như vấn đề hoà nhập vào một tổng thể chung cho chúng ta để lãnh hội và phát triển lý thuyết của ông; một cách thức ‘phê-phán theo tập quán siêu hình và tư duy về ý tưởng mới qua nền móng của siêu hình, trong đó phát triển mạnh mẽ những gì liên quan đến triết học luân lý của ông’. Những dự án cuối cùng của Kant là áp đặt vào những ưu tiên chính yếu của ông, những lý do thực nghiệm đem lại điều kiện sống tự nhiên của nhân loại, những dữ kiện nêu trên có một tác dụng thẩm mỹ, tác dụng đến cơ cấu triết học tôn giáo, triết học chính trị và quan niệm của ông là nhìn vào đạo đức, lương tâm và lòng ngay thẳng của con người. Đó là những gì Kant đã nói trong những lý do phê-phán nêu trên.

Giờ đây chúng ta có thể có thêm nhiều chi tiết để luận bàn về một triết thuyết chín mùi của Kant; khởi từ: ‘ Phê-phán về Lý-do Trong Sáng/ Critique of Pure Reason’. Một luận thuyết phân tích rõ ràng và chính xác giữa không gian và thời gian mà con người hiện hữu qua những thời kỳ khác nhau: giữa hiện hữu với sinh tồn, giữa thượng đế với con người, những gì là minh xác và chính đáng, hay những giáo điều chăng nữa, tất thảy cho chúng ta một hòa hợp như một ‘lý-do’ dù dưới dạng thức nào đều đem lại cho nhân loại một cõi như-nhiện tuyệt hảo nơi con người đang đứng trước những lý do hiện hữu, như một yêu cầu cần thiết.

 

Trong phần mở đầu trang sách; xuất bản lần thứ hai luận đề ‘Phê-phán về Lý do Trong sáng’. Kant viết ra như sau: ‘tổng hợp’ và ‘sự thực của vấn đề là nêu lên sự trong sáng, một hàm chứa trong vấn đề’. Vậy ‘ Thế nào kết hợp được sự phán-xét có thể bằng một ưu tiên đặc trưng? / How are synthetic judgment a priori possible?(cpr.19). Từ đó về sau Kant mô tả một cách sâu đậm trong những vấn đề triết học, những vấn đề nói về những gì vô điều kiện  thuộc về đạo luật luân lý và ngay cả những gì có một cái quyền tối cao để phán xét, những gì có thể cho là hợp nhất của cái gọi là ưu tiên đặc trưng để phán-xét (cpr/cpj 36, 5:288) Vậy thì vấn đề tiên khởi của một triết lý chín chắn của Kant là: điều gì cho một hợp nhất của ưu tiên đặc trưng để phán-xét?

Kant đến từ ý niệm hợp nhất của ưu tiên đặc trung (priori) phán-xét (judgment) với một danh xưng mới của hai thể lọai riêng biệt và rồi liên hợp lại với nhau bằng một hợp nhất. Trước nhất ông phân biệt ‘nhận thức…là ưu tiên đặc trưng từ thực nghiệm mà ra là những gì có nguồn cơn cho một hậu sinh (posteriori) có đầy đủ danh xưng và kinh nghiệm. Những triết gia trước đây thường hay lạm dụng từ ‘ưu tiên đặc trưng’ và một cái gì dành cho ‘hậu sinh’ để đi tới một chỉ định cho một loại khác như một hàm ý hoặc một tranh luận: những điều nêu trên đi từ nguyên nhân do ảnh hưởng và những ảnh hưởng đó trở lại từ nguyên nhân, nhưng Kant dùng vào hai thời kỳ nầy để nói lên vai trò và chức năng khác biệt của thể loại nhận thức hơn là lý luận. Kant bày tỏ rằng cái gì thuộc về phân tích phán-xét cũng có thể gọi là phán-xét minh-bạch –judgments of clarification, vì đó là là cái rõ ràng giản đơn nhất là những gì như một ẩn ý trong ý niệm của chúng ta, trong lúc ấy phán-xét hợp nhất cũng gọi chung là phán-xét minh-bạch, bởi vì; mỗi khi chúng là thực, thì đương nhiên ở đó được thêm vào một thông tin xác thực, để đưa tới những gì chứa đựng trong ý niệm của chúng ta về  những chủ thề của chúng – when they are true, of course- they genuinely add information to what is already contained in our concept of their subject (cpr. 35). Cho nên chi những gì thuộc phân tích cho một ưu tiên đặc trưng tức có nhận thức (analytic a priori cognitions) thì đó thuộc về phân tích như lời đề nghị cho danh xưng ưu tiên đặc trưng và những gì thuộc về phân tích có ý thức cho một hậu sinh. Hậu sinh chính là thuyết sinh tồn của Kant.

Vậy Kant là gì ở đây để tỏ ra rằng yếu tố của toán học, khoa học và chính triết thuyết tự nó là một tổng thể đưa ra như một ưu tiên đặc trưng, không đơn thuần dành ho ‘hậu-sinh’, - ở đây không phải là ra khỏi cái không có nền móng của toán học; mà ở đây Kant coi như một lời đề nghị để tạo một phương thức tương quan qua tư tưởng của Copernicus. Mặt khác; Kant đưa ra một cuộc tranh luận khác, nếu giả thiết chúng ta coi sự cớ đó là một dạng thức cơ bản của trực giác và ý niệm về thể chất thì đó là đại diện về mặt cảm thức của chúng ta thì khác gì đẻ ra một tổ chức để xây dựng ý niệm, cái việc nầy bắt nguồn từ kinh nghiệm về vật thể và kinh nghiệm đời sống. Cái đó cũng do từ nguyên nhân và lý do mà ra cả.

Trong lần tái bản lần thứ hai của ‘Phê- phán / Critique’, Kant tách hẳn ‘siêu hình’ và ‘siêu nhiên’ để mở ra một ý niệm  về những cuộc tranh luận giữa không gian và thời gian đó là những mảng, những tiết mục mà ông đã sắp xếp cũng như hiệu đính cho lần xuất bản sau nầy. Một sự khác biệt hoàn toàn đổi mới, phản ảnh sự khác biệt giữa một ‘tổng thể’, một phương thức được phép xử dụng như một biểu lộ về ý niệm của không gian đồng thời giới thiệu đến một phương pháp siêu nhiên ‘transcendental method’ khác và từ đó trở nên một thể chất thuộc khoa học triết học.  

Trong triết học của Kant bao gồm hai vấn đề mà mỗi thứ đều vay mượn những gì thuộc về luật học La Mã chẳng hạn ông dựa vào những từ :’Vấn đề của sự kiện’ (quid facti) và ‘Vấn đề hợp pháp (quid iruris) mà ta thường bắt gặp trong luận đề ‘Phê-phán về Lý do Trong sáng’. Điều ấy cho ta thấy sự quan tâm có thật, một chứng minh có qui luật, hợp pháp của Kant, có hiệu năng mà tất cả là cả một lý luận hiện hữu - thuộc lý thuyết, thực nghiệm, thẩm mỹ hoặc cứu-cánh-luận (teleological)- Cách mạng Copernican dựa trên cơ bản của một trạng thái nguyên vẹn về ý niệm mới của triết học và những gì thuộc về phương cách thuộc triết học mà đã được Kant miêu tả như thuộc về phê-phán hoặc một điều gì vượt xa hơn.

 

Do đó trong mỗi một triết gia trước và sau đều nói lên một tư duy xác thực trong tác phẩm của mình, một nhu cầu gần như khẩn trương, một chủ thuyết minh định được đường lối xây dựng, một lý lẽ hợp pháp như-nhiên, một đôi khi nó trở nên giáo điều tư tưởng. Thời gian là một diễn trình đi qua nhiều giai đoạn và thời kỳ khác nhau, phản ảnh được tính trung thực tự nó và thực tế chớ không phải lý lẽ của triết thuyết đứng lại để rồi thu xếp vào kho tàng cổ điển của triết thuyết. Thời gian và không gian chính là hiện đại hoá tư tưởng, làm sáng tỏ tư tưởng như một định đề cố hữu. Ở đây chúng ta đang khám phá tư duy hiện đại đó.

Trong danh mục của những triết gia, phải kể đến E. Kant. Một tầm ảnh hưởng rộng lớn trong những triết thuyết, bắt đầu đưa ra những cuộc tranh luận hay thẩm định giá trị của nó, một chuyển động vào thế kỷ 19 và thế kỷ 20. Tác phẩm cũng như triết thuyết của Kant để lại hầu như có một liên đới mật thiết, cấp thời của thời kỳ đương đại lúc ấy. Vì ông đối đầu trước những vấn đề cơ bản chính yếu và một chạm trán mãnh liệt giữa những nhà tư tưởng đương thời và lý giải nó trong một kiểu thức trong sáng – illuminating đó là đường lối chung cho tất cả triết gia có từ trước và sau khi có triết thuyết ra đời. Vậy vai trò cũng như khuynh hướng của tư tưởng gia là gì? là nắm vững nguyên lý của nó như một định đề cho một lý giải hoàn toàn chân lý, củng cố, vững chắc (concrete), một thay đổi toàn diện mặt phẳng của con người đang đối diện giữa vũ trụ như-nhiên. Đây là vấn đề mà chủ thuyết hoài nghi thường đưa ra: Làm thế nào người ta xây dựng và thiết lập ra triết thuyết như thế, mà sự cớ đó làm cho người ta tin tưởng hay chỉ là lý lẽ biện minh tốt cho tất cả mọi thứ khác? Niềm tin gì trong lý luận đó? Thế thì nhận thức đó bao trùm cho tất cả? Có một vài triết gia, trong đó có Kant thường hay phớt lờ những câu hỏi trên và giả vờ rằng sự lý đó không phải là vấn đề sinh tồn, nhưng ông đã tận tình trả lời gần như trọn vẹn ý nghĩa về sự phát triển của duy tâm hoặc tiếp thu những sai lầm trong tư duy của mình; đúng với quan niệm của Kant.

Ông sản sinh ra một tư duy như thế không có nghĩa là giải quyết vấn đề, nhưng trong đó có cả hai, dù  ông đã nhận thấy có một sự quấn quít vào nhau. Một trong hai sự thế có liên can ít nhiều với siêu hình của chủ nghĩa siêu nhiên, cái khác là tạo sự tranh luận của siêu nhiên, nhưng hãy nhớ cho là không tùy thuộc vào những gì như để tỏ rõ những lý thuyết đó là vô dụng – but does not depend on such apparently extravagant theories. Cuối cùng rồi cũng gặt hái kết quả tốt, nhưng ở đây không mất đi giá trị qua những trắc nghiệm cụ thể và xác đáng. Mà là thành quả cho những công trình xây dựng lý thuyết của một số triết gia, trong đó Kant là tư tưởng gia tiêu biểu.

Thật lòng Kant không có ý làm một cái gì mới lạ hay tạo một sự khác biệt khi viết cuốn ‘Phê-phán về Lý do Trong sáng/Critique of the Pure Reason’. Tác phẩm đầu tiên của ông khi xuất bản đã có vấn đề vật lý học: về ý niệm năng lực, tác động thiên nhiên, chuyển động vũ trụ hành tinh và bên cạnh những gì bề bộn trước mắt mà ông chưa hoàn tất; dù rằng những tháng ngày vùi đầu vào khoa vật lý, ông lại trở thành triết gia hơn cả khoa học gia. Vì đây là vấn đề mà Kant coi trọng để khám phá chiều sâu và tầm nhìn vào vật lý học mà đã một lần dựa vào đó để thiết lập một nền tảng cho siêu hình và những gì đã xẩy ra trong siêu hình. Vậy trước những vấn đề lớn lao như thế hình như Kant cho đây là yếu tố cần thiết đặc siêu hình vào một vị trí an toàn cho việc thành lập – bày tỏ thế nào, hoặc một phạm trù gì, có thể là một xác thực cho siêu hình. Và chính đó là sự cớ nói lên chức năng của ‘Phê-phán về Lý do Trong sáng’. Đây là những quan tâm của Kant nói lên vai trò của con người như một tác nhân, mà con người đang ở giữa một trong hai chọn lựa lý luận và chủ thể hoặc không-lý- luận-duy-lý. Và ai; như nói ở trên là tự-do: tự do trong cảm thức mà điều đó như nghĩa vụ đưa tới xung đột để đạt yêu sách của ‘Chủ yếu về Lý do Đầy đủ / Principle of Sufficient Reason’ cái đó phù hợp cho những đạo luật và chọn lựa, nhưng phải là tiền đề qủa quyết.

Đây cũng là lý do cho chúng ta một giả thiết rằng Sinh-tồn không có lý do đầy đủ thì tại sao điều đó sẽ thích đáng hơn là không – it should rather be than not be. Thì theo sau đó không có gì (nothing) để đòi hỏi hay giả thiết gì cả (nihil ponendum est); từ đó cho chúng ta hiểu được Một sinh tồn (A exists). Như vậy nó giữ được Một sinh tồn hiện hữu bởi vì không lấy được gì nơi sinh tồn hiện hữu cả. Nhưng từ đó đem lại một sự ngu xuẩn, không-có-gì là không một lý do đầy đủ hoặc ngược lại, nếu có một vài điều lấy từ sinh tồn hiện hữu mà ra, thì một vài điều khác cũng phải nhận từ những hiểu biết mà ra.

Ở vị trí khác khi Kant viết: ‘Giấc-mơ về một Tinh-thần-Tiên-đoán / Dreams of a Spirit-Seer’ (1766) được mô tả như một phần đối xử thuộc tinh thần hình ảnh. Một thứ ảo giác của tinh-thần-tiên-đoán, cái lý nầy đưa dẫn đến một dạng thức như của siêu hình. May thay; nhận thức nầy không cần thiết cho một mục đích thực tiển của cuộc đời này. Có nhiều lý lẽ giá trị cho ‘Giấc-mơ về một Tinh-thần-Tiên-đoán’, đó chính là mục tiêu đưa tới phê-phán trong triết học của Kant; dù là mục tiêu nhưng chưa được phát triển, chưa được mở mang một cách rộng rãi mà ở đây chỉ gợi ý dù cho lý thuyết nầy đặc niềm tin trong một linh hồn bất tử và sẽ không cung ứng một cách thỏa đáng cho một đời sống tốt đẹp, có lẽ điều nầy là một mong muốn cho tương lai tươi sáng với đầy đủ tình cảm của một linh hồn trong sáng.

Vậy thế nào là hợp chất có thể ưu tiên đặc trưng nhận thức? – How is synthetic a priori knowledge possible? Đó là lối nhìn thuộc tinh-thần-thế-giới (spirit-world); sự thật lối nhìn đó là thế giới vật chất (material-world). Hai thế giới nầy được coi như một hợp chất tổng thể,

Trở lại khoa kỷ-hà-học (geometry) tất nó nằm trong dạng siêu hình học (theo quan niệm của Kant và tư tưởng đương đại của ông) là thể chất của ưu tiên đặc trưng, một sự thật về không gian, nhưng nếu cõi không gian đó là sự vật trong một thế giới độc lập của chúng ta; vậy cho nên làm thế nào để cho chúng ta ưu tiên nhận thức? Sự thật của kỷ-hà-học không thể nào phân tích nếu được miêu tả cõi như-nhiên là một thực thể ngoại giới – geometrical truths cannot be analytic if they describle the nature of a real external entity.

Đây là vấn đề và dữ kiện của Kant có thể nhận ra được những gì có một tương quan giữa không gian và thời gian thì đây là vấn đề nẩy sinh, vì kỷ-hà-học sẽ là một ý nghĩa đem lại cho chúng ta một cái gì gọi là ưu tiên nhận thức cho những gì thuộc ngoại giới mà chúng ta đang sống. Tuy nhiên ở đây không phải là điều Kant thấy hẳn hoi, có lẽ chỉ một phần nào đó, bởi vì ông chưa hẳn đã diễn tả rõ ràng để phân biệt giữa sự phân định và một tổng hợp pháp lý, khi định ra như thế thì không còn hoài nghi vấn đề, là sự thật nhiều hơn là kịch tính, nếu cõi không gian ngoài kia thật sự là đặc chất cho độc lập. Cuối cùng luận cứ nầy 1768 là mục đích, là một giao thông giữa các vấn đề để thành lập một cơ bản chính cho siêu hình. “Đây là một chứng tỏ, phơi bày hết sức khó khăn cho mọi nơi, mọi chốn, nếu người ta cứ đem ra mà thảo luận  vượt qua sự lý đầu tiên về nhận thức của chúng ta” (this difficulty shows up everywhere, if one still wants to philosophize over the first data of our knowledge) Đó là cái nhìn tương quan song hành với không gian và có một cái nhìn gần gũi bên nhau; nhưng chắc chắn rằng tất thảy giữa không gian, kỷ-hà-học hay siêu hình đều cho chúng ta một nhận thức chung về mọi vật (vạn vật) của thời điểm dành cho ưu tiên đặc trưng. Trong phần mở đầu bài bình luận 1770 (Inaugural Dissertation) chỉ nói lên không gian và thời gian là một áp đặt trí tuệ (mind-imposed). Kant không cho đây là hình ảnh của siêu hình  hay nhấn mạnh nhiều lần như một chủ thuyết hoài nghi ở vào năm 1766, nhưng ông cho rằng đây không phải là điều tích cực được nêu ra. Dĩ nhiên cũng không phải là nhu cầu đòi hỏi của những gì thuộc về siêu hình nói đến ưu tiên nhận thức, có thể đây là một biện minh cho đường lối của Kant. Trong một thể thức hùng tráng : không gian, thời gian và ý niệm. Kant cho đây là lý thuyết. Siêu hình như một yêu cầu vượt thoát ra khỏi giới hạn của kinh nghiệm và vượt ra ngoài mọi thứ, sự cớ đó có thể cho thấy nhiều lý lẽ biện minh, tất sẽ bị loại như có điều gì bất hợp pháp. Như trường hợp trong ‘Giấc-mơ về Tinh thần Tiên đoán/Dreams of a Spirit-Seer’, Kant xét đây không phải là không-tri-thức để hiểu biết nhưng đây là vấn đề đáng quan tâm, dù chúng ta tìm thấy cái không-có, ngay cả việc thực nghiệm hoặc bởi những ưu tiên dành cho những buổi luận bàn về phê-phán và lý-do dưới dạng thức nào đều liên hợp trong chủ đề của Kant đưa ra: không gian, thời gian, hiện hữu với siêu hình.

 

Nói tóm lại qua những lý thuyết Kant đưa ra cho chúng ta một ý niệm về siêu hình thuộc tri giác, một khám phá mới trong tri thức, nhất là thuộc lãnh vực triết học. Một tư tưởng rộng mở, một thỏa hiêp tương quan (universal agreement). Đây không phải là một lập trường cố hữu trong vai trò, chức năng của những lần tranh luận về siêu-nhiên (transcendental) mà đây là một xác minh sáng tỏ giòng tư tưởng của Kant.

 Để kết thúc những gì Kant đưa ra, có thể là một quan tâm lớn lao với một sắp đặt trong trí Kant. Toàn thể những lý lẽ đã nêu, chắc chắn  những điều đó được tiếp nhận; nếu chúng ta có một ý thức, kinh nghiệm đầy đủ và được đón nhận có lẽ không còn cách nào hơn: bởi nó có những lý lẽ thuận lợi quanh ta, một ‘sine qua non’ của những gì đang hiện hữu với chúng ta như nhận biết về những khuynh hướng khác nhau. Chủ thuyết Kant đưa ra là một yêu cầu hiện hữu chủ thể, lý thuyết đó phải là một trí năng trong một kết hợp tương quan giữa không gian và thời gian, yêu cầu đó đòi hỏi ở kinh nghiệm; không còn cách nào hơn mà trong tất cả ý niệm đó chỉ còn lại một sự thật có thể áp đặt qua nhận thức hiểu biết. Đây là một khám phá trên điạ hạt triết học của Kant, một lãnh vực thuộc hành động của con người hơn cả lãnh vực thiên nhiên. Người ta đã tìm thấy sự bày tỏ sáng suốt của Kant trong 2 tác phẩm phát hành trong thời gian 1784/1785. Tác phẩm đáng lưu ý và đưa tới những thảo luận về một triết thuyết ‘phê-phán’ của Kant đó là: ‘Phê-phán về Lý do Trong sáng/Critique of Pure Reason’  và ‘Phê-phán về Quyền lực Phán xét/ Critique of the Power of Judgment’.

Dầu triết thuyết nghiêng về một dạng thức nào, nhận thức hay không, phê phán hay thỏa thuận, ít nhiều có ảnh hưởng qua phần triết học của Kant ở vào thế kỷ 19 và thế kỳ 20 một cách rộng lớn và những tác phẩm để lại của Kant hầu như có một tầm quan hệ đương đại ở mỗi thời kỳ; đặc biệt trong tư-thức-học (epistemology). Yếu tính triết học của Kant là cống hiến một hệ phái siêu hình đặc biệt, không phải lối lý luận hành văn triết học có tính cách truyền cảm để biểu lộ cái gọi là ‘duy tâm siêu-nhiên/trascendental idealism’ như đã nói lên nhiều lần. Thẩm định một tư tưởng là đắn đo, cân nhắc một cách mực thước không thể giản đơn vấn đề, học thuyết của Kant đã trở thành ‘Kantian’ một thể loại thường xuyên đem ra thảo luận hoặc mỗi khi có cái gì liên quan đến Kant.

Triết của Kant thuộc về không gian, thời gian và chứa đựng nhiều tổng hợp khác biệt. Cái nhìn của Kant là nhìn vào luân lý, chính trị và thẩm mỹ được đem ra thảo luận trong một bầu khí quyển rực sáng của một vị trí phổ quát và thiết lập một thể loại thuộc cứu-cánh-luận (teleological) nói lên‘lý-do’ thuộc luận cứ về sự hiện hữu của Thượng đế ./.

 

  (ca.ab. Xong 9 bổ sung 10-2012)

*  Immanuel Kant : Sanh 22 Tháng tư 1724 ở Prussia. Nay thuộc Đức quốc.. Chết 12 Tháng hai 1804.

- Chuyên gia về siêu hình học. Tùng học ở Collegium Fredericianum. Học đại học Konigsberg nhưng không có chứng chỉ học vị cử nhân. Bác sĩ khoa văn triết học. Giảng viên đ/h Konigsberg. Đổ tiến sĩ triết học. Dạy kèm tư. Giáo sư luân lý và siêu hình. Để lại nhiều tác phẩm giá trị. Những tác phẩm triết học của Kant đã phát hành từ 1754 đến 1803. Một năm sau Kant qua đời.

 

SÁCH ĐỌC:

-        Kant Life and Thought by Ernest Cassirer. Tran. by James Haden. Yale University USA 1981.

-        Kant  by Paul Guyer . Routledge London&New York 2006.

 

Tranh Vẽ: ‘Phong Cảnh/Landscape’ Khổ 12’X16’ trên giấy cứng. Acylics+Pigment+Mixed media. 2012 vcl

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 2924
Ngày đăng: 26.05.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tình yêu triết học - Võ Công Liêm
TRIẾT HỌC NGHỆ THUẬT - Võ Công Liêm
Hương vị khác biệt của triết học - Võ Công Liêm
Tính triết lý của nhân vị trong Tưởng tượng và dấu vết của Uông Triều - Trần Thị Ty
Reading and Critique of Heidegger’s Phenomenology of Intuition and Expression: The case of history (Phänomenologie der Anschauung und des Ausdrucks; Theorie der Philosophischen Begrifffbildung) - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc và fê-bình tư-tưởng của Heidegger về hiện-tượng luận liên-quan đến trực-jác và cách ziễn-tả quanh vấn-đề lịch-sử và con-người - Nguyễn Quỳnh USA
Hyperion Hungary (tiếp) - Nguyễn Hồng Nhung
Làm sao gây jống một con vật có khả-năng jữ lời-hứa: - Nguyễn Quỳnh USA
Băn-khoăn của Nietzsche về Cỗi-nguồn Luân-lí Part II - Nguyễn Quỳnh USA
Làm sao có thể đẻ ra một con-vật biết jữ lời-hứa: nỗi băn-khoăn của Nietzsche về nguồn-gốc luân-lí - Nguyễn Quỳnh USA
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)