Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.312 tác phẩm
2.745 tác giả
448
115.865.102
 
Đích thực của sự thật
Võ Công Liêm

 

 

 Đầu tháng mười hai, hai mươi mười ba thế gian nhận một tin buồn người ái quốc Nam Phi Nelson Mandela

qua đời ở tuổi 95. Cả thế giới thương tiếc, dân tộc da màu thương tiếc; dù là chết già. Nhưng họ khóc thương để níu kéo cái gì nơi cái tuổi ‘thiên liễu’ của Mandela. Người ta khóc đúng và đáng được khóc, khóc cho một anh hùng giải phóng họ ra khỏi cái xích phân biệt chủng tục ‘apartheid’. Khóc như một ghi ơn và khó kiếm một con người như thế ở giữa đời này. Thế giới tuyên dương ông, ngợi ca ông ; cả hai thứ nầy không dành riêng ông mà đó là cống hiến danh dự và thành quả cho đất nước Nam Phi. Ông bước lên một điạ vị sáng láng do dân cử, ông hành xử đúng chức năng của người lãnh đạo với một tâm hồn rộng mở, một gương mặt khiêm ái, một nụ cười hiền hòa yêu hòa bình đó là tác động chứng thực của sự thật nơi con người cách mạng. Khởi từ đó áp bức, đè đầu dồn dập khống chế lên những tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu hoà bình, một cộng đồng lặng lẽ sống bình yên mà hằng thế kỷ coi họ như tội phạm. Tại sao? tại sao phải hành xử như vậy? Và; tại sao người văn minh không đem đến những gì khai hóa mà đem đến họ bằng nòng súng, bằng xiềng xích mà vẫn coi đó là giải phóng tự do, dân chủ? Tư duy sai lầm và ngu xuẩn! Chính những kẻ đề xuất cái ngữ ngôn đó là hành động của tội ác, là phạm tội. Mandela nằm xuống để lại tiếng đời bằng một chân lý trung thực, đem hết nhiệt huyết vào đời bằng một tấm lòng chân thành yêu nước, yêu dân. Phủ nhận mọi năng lực từ trong hay ngoài đưa đến cho Mandela; ông từ bỏ mọi khuynh hướng, kể cả khuynh hướng chính trị mà chỉ đòi hỏi chính nghĩa cho đất nước ông. Ông không thể đứng nhìn con dân của mình là tọa độ của đầu súng, ngọn roi; đó là lý do và nguyên nhân đưa tới phản kháng. Phản kháng chống lại phản kháng ngu xuẩn. Mandela tiên phong mở đầu một trào lưu cách mạng thay cũ đổi mới có nghĩa rằng màu da không phải mấu chốt để cai trị, không phải vì da màu hay ngu dân, nhược tiểu của những kẻ đi khai phá đất mới để biến thành thuộc điạ của riêng mình lấy văn minh cai trị để hủ hóa truyền thống và từ chối văn minh văn hóa bản điạ mà chỉ hướng tới cái gì của họ là cao qúy đáng được suy tôn đó là quyền nhân bản tối hậu mà bọn thực dân, đô hộ, thuộc điạ thường hay rêu rao. Kiểu thức đó là mị dân để cai trị. Nelson Mandela thấy được dã tâm của bọn người xâm lược. Ông chấp nhận ngồi tù 27 năm là gần nửa quảng đời huấn nhục, nung nấu lòng yêu nước, yêu dân trong ông. Chấp nhận thương đau không có nghĩa là phục lụy; mà là động lực cho thấy được cái tán tận của kẻ xâm lược vô căn cứ: đày đọa, phỉnh phờ, lường gạt. Họ không thể chấp nhận cái ngang ngược bất công đó, kéo dài triền miên trên đất nước họ, để biến họ thành ngu dân, truyền bá bằng tư tưởng độc tài bị trị của những kẻ cai trị. Mandela đứng lên đòi hỏi sự thật quyền làm người cho tự do, dân chủ; một đánh động lương tâm cho những kẻ cầm quyền vốn tự hào là kẻ khai sáng nhưng thực chất là cả một âm mưu thống trị. Chính cái tư duy lạc hậu đó hoàn toàn không hợp thời, hợp lẽ đưa đến phản kháng. Họ đứng lên kêu gào sự phân biệt ngu xuẩn, đối xử bất công, một thứ thuộc điạ tư tưởng trong những con người ham danh vọng và quyền lợi. Chính vì vậy ngày nay ông nằm xuống, tiếng nói của ông như một mệnh lệnh. Không riêng Nam Phi để tang ông mà một vài nơi trên thế giới đã hạ cờ rủ có nghĩa rằng họ ý thức được cái hành động ngu xuẩn của mình, hình ảnh bá quyền, xâm chiếm, thuộc điạ sẽ là hình ảnh lạc hậu giữ kỷ nguyên này. Nelson Mandela (1918-2013) chết nhưng không chết. Là một cả tin!

 

 

Cái chết của người yêu nước Mandela là một so sánh chung. Đặc biệt cho những nước Á Phi, bởi; những quốc gia đó đều có nhiều anh hùng vị quốc vong thân hoặc vị quốc tại thế. Nước nào cũng có anh hùng cả, nhưng trong mỗi anh hùng nó có một thực chất riêng của nó. Vì vậy giọt nước mắt nhỏ xuống là hạt trân châu để tỏ lòng thương tiếc. Một cái khóc qúy; thế nhưng cảnh đời đang sống lại đi ‘mua khóc’ cho rộn đám ‘tiếc thương anh hùng’ giữa quảng trường mà một thời được mô tả: ‘tôi đi giữa phố giữa phường / không thấy nhà thấy cửa / mà thấy mưa sa trên màu cờ đỏ’(PQ) của một nhà thơ đã nằm xuống từ lâu và ngày nay những câu thơ thực chứng đó là hạt trân châu. Hiếm thay! bởi làm anh hùng để được khóc thương là chuyện rất ít ở thế gian này… Ngoài đường phố khắp nơi trên đất nước Nam Phi vẫn còn tiếp tục khóc, khóc cho tới ngày đưa người về quê cũ. Khóc hoài ngàn năm là thế đấy! Khóc cho vị cha già dân tộc suốt đời hy sinh cho hai chữ tự do, dân chủ. Có nhiều cha già dân tộc ở cõi đời này: có kẻ một thời được lịch sử loài người ghi nhận là độc tài gia đình trị cũng được ca ngợi là cha già dân tộc. Có những kẻ đao to, búa lớn hạ sát sinh linh cũng được gọi là cha già dân tộc, có những kẻ bá quyền, đảng trị còn trẻ ‘măng’ chết không có gì là vị quốc vong thân như bên Triều Tiên nước bạn láng giềng đã một lần khóc ai oán, khóc than trời, than đất bất công đã ‘gọi về’ cha già dân tộc của họ. Lịch sử Châu Phi ngày nay mới thực sự có một vị cha già dân tộc được ‘gọi về’ để vinh danh. Nelson Mandela là anh hùng mở khóa cho dân tộc họ. Đáng được gọi là hạt châu. Cho nên chi làm anh hùng đúng nghĩa là phải vị-dân chớ anh hùng vị-ta để rồi cái thứ anh hùng đó biến thành ruồi muỗi ăn dơ, ở bẩn, tham nhũng hút máu thì ai lại đi treo cờ rủ, tệ nổi không có quốc kỳ phủ lên trên quan tài để ghi công, không có ai đứng ra để ‘bán khóc’, không chừng mượn cờ ba màu hay cờ sao trăng lưỡi liềm để phủ cho đở tủi thân tàn; thế nhưng có những kẻ bất tài, vô tướng lại được phủ quốc kỳ ghi công. Chuông trước, trống sau lũ lượt nối đuôi khóc than anh hùng dân tộc. Ấy mới ngụy!

Thật ra những dữ kiện như thế sanh ra từ bản chất cố hữu. Bản chất vị kỷ trong ta, chỉ thấy có mình ta, và cũng chẳng ưa ai thấy hơn ta. Đó là cái ta tội lỗi, cái ta đáng ghét khó chửa, mầm mống đó đưa tới những thứ anh hùng rỡm. Chính cái đó là phản kháng ngu xuẫn, thường vỗ ngực tự hào cho ta một thời lừng danh, lỗi lạc. Điều này không cần phải nói, bởi; cái hay cái giỏi người ta tìm tới chớ cần gì chiêng trống inh ỏi, lịch sử ngày nay và con người ngày nay thông minh, mẫn cán để nhận định đâu chính, đâu tà thấy được, hiểu được không cần phải truyền thông, đăng tải; những thứ đó đều là tệ đoan xã hội che giấu sự thật. Mandela không bao giờ nói đến công lao của mình mà chỉ nói công lao của quần chúng.Nhiều vị ở đời này bắt quần chúng nói đến công lao của mình. Làm thế thì đâu còn nghĩa anh hùng. Dù trên ngực nặng trĩu huy chương sao vàng, sao bạc.Tiếc thay! chỉ vì một tâm như vị kỷ mà làm lu mờ ánh sao giữa vũ trụ ngày nay.

Cũng từ cái tư chất cố hữu đó, thâm nhập vào nội tạng, vô trong máu, lắng chìm trong tiềm thức để rồi sinh ra một tư duy cố cựu, một văn hoá từ chương cổ điển, tích lũy như luật tắc để dựng nên một nền luân lý đạo đức phi luân lý đạo đức, dần dà ăn sâu vào quần chúng trở nên ‘gia truyền’ bảo thủ. Dù đã qua bao nhiêu thời kỳ cải cách, dù đã hấp thụ ít nhiều văn minh, văn hóa xứ người, dù rằng đã làm nên nhiều bộ môn lịch sử nhưng bản chất không thay đổi, không gọt rửa vẫn CÁI TA là của TA. Do đó vô hình chung lạc hậu vẫn đeo đẳng sau lưng; đánh mất sáng tạo, sáng lập, chủ trương mà trở nên mị chủ trương vì lòng đầy hận thù, hơn thua; âu đó cũng là trường phái phản kháng ngu xuẩn. Nguy hiểm hơn hết là mị văn cũng được xem như mị dân. Phét! điều này hoàn toàn không có chứng từ. Cứ làm nên một tác phẩm tự nhiên thấy vĩ đại!

Muốn có một cuộc cách mạng văn hóa, văn minh người văn nghệ là kẻ ‘advant-garde’ mới xây dựng một nền văn hóa tồn lưu. Mới mong có một tương tợ như Nelson Mandela cho mỗi quốc gia. Phải gạt phăng cái tư duy vị kỷ để làm mới tư duy về cách mạng văn chương thì may ra có nụ cười hiền hòa đồng tâm chí hướng như Mandela.Chớ  cứ đeo cái mặt nạ cặm cặm như thiếu nợ thì làm sao có được cách mạng văn hóa. ./.

 

 ( ca. ab. 7/12/2013)    

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 2843
Ngày đăng: 23.12.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tâm tình Lê Đình Bích - Tâm Nhiên
Lý lẽ của trái tim (LA Raison du Coeur) - Phạm Việt Hưng
Tâm-sự của một họa-sĩ tầm-thường - Nguyễn Quỳnh USA
Linh hồn – tình yêu – vũ trụ - Nguyễn Hồng Nhung
Một bệnh nghiêm trọng (A grave disease) - Phạm Việt Hưng
Phép mầu (Miracles) - Phạm Việt Hưng
Hỷ Xả - Không gian ba chiều - Cư sĩ Minh Đạt
Thể tính thiền - Võ Công Liêm
Đùa cùng chữ nghĩa qua dòng lục bát Luân Hoán - Lai quang nam
Thơ của hạnh phúc! - Cao Thoại Châu
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)