Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
847
116.684.130
 
Ý thức nhận biết
Võ Công Liêm

 

 

      Tính hiếu kỳ của con người không đơn phương để tìm hiểu vấn đề mà gần như có tính tò mò, có lý sự / reason để phát hiện những gì tự nhiên / nature mà người ta muốn che giấu. Đó là vấn đề gây ra qua ý thức nhận biết /conscious intelligence. Cấu trúc thuộc về vị trí không gian, cơ cấu thiết yếu vấn đề, nhiều nghị lực thích ứng, nếp tự nhiên của cuộc đời; tất cả những gì nêu ra là những gì kỳ bí mà con người muốn tìm hiểu. Chắc chắn; câu hỏi lắng đọng như thế chỉ là điều không trả lời được và phải đợi mãi khi có một cuộc cách mạng văn hóa đến với chúng ta, nhưng rất khó để đả thông hay bung phá trong sự hiểu biết; chúng ta con người đã có thể thức, cách kiểu đó trên 500 năm qua –To be sure ;deep questions remain unanswered and cultural revolution await us still, but it is difficult to ezaggerate the explosion in scientific understanding we humans have fashioned over the past 500 years. Dù đây là một thói tính chung vốn đã tồn lại trong mỗi cá nhân, ấp ủ như đây là một bí truyền. Nếu ý thức nhận biết là một tổng thể bí truyền thời tác động này trở nên vô dụng khi đặc vấn đề cho một giác thức nhận biết. Nhưng nhờ động lực đẩy đưa là tiến trình đúng như điều muốn nói tới. Một hiện tượng khác thường được xuyên thủng hay đào sâu để tìm thấy nguyên cớ của bản chất tự tại mà bây giờ nó trở nên tọa độ chung của biến loại, tạp diễn có liên can trong một khiá cạnh. Khiá cạnh thuộc ý thức. Triết học đã dự cuộc để chắp nối vào tâm lý học, nghệ thuật học, thần kinh học, chức năng, tập quán, thói tính và những lý thuyết phát triển qua những danh xưng khác biệt. Tất cả được coi là khoa học tâm sinh lý làm ra như một góp sức tìm kiếm sự cớ, là những gì thường được đem ra thảo luận dưới dạng thức đúng đắng thuộc triết học và tất cả những dữ kiện là có dấu hiệu tiến triển để tìm hiểu nguyên nhân của bản chất hiếu kỳ. Ngoài ra tính hiếu kỳ mắc phải bệnh: a-dzua, đạp đuôi hoặc nhai lại sự cố là triệu chứng mê hoặc, thứ hiếu kỳ đó đã không thu tập mà sa vào dòng thủy tử của trào lưu, mất tính chất thức giác; có thể sự nhận biết phát ra từ vô thức (unconsciousness).

Ở những thập niên 50/60 và những năm sau đó; triết học tự nó tạo nên một tiến trình quan trọng và sáng tỏ vào một trí thức tự nhiên: chủ yếu gỡ rối trước một tình huống qua ý thức nhận biết của trí năng, nhưng được cái là cung cấp một ý niệm sáng tỏ một cách tự nhiên của sự cớ, có thể là một chọn lựa cho những lý thuyết của trí tuệ giữa những gì mà chúng ta phải dứt điểm để định đoạt, bởi; cái trong suốt của nó là chất liệu cho mỗi thể loại, ấy là nhu cầu cần thiết nếu chúng ta tạo một chứng cớ thích nghi giữa sự chọn lựa –In the decades of 50/60 or last few years; philosophy itself has made significant progress on the nature of mind: mainly by unravelling the status of the mind’s self-knowledge, but also by providing a clearer conception of the nature of the possible alternative theories of mind between which we must finally choose, and by clarifying what sorts of evidence are needed if we are to make a reasoned choice between them. Sự quan trọng đó vẫn còn tồn lại bởi nó có tính thực nghiệm khoa học trí tuệ, đề cập tới như một cung cấp đầy đủ cái sự lý của nó, một sự lý có căn cớ vững chắc và làm sống thực vấn đề thời đó là một chọn lựa hợp lý. Triết học đã dạy cho chúng ta những điều bất ngờ về những gì sâu sắc và đáng tin tưởng của  sự nhận biết ở chính ta. Nhận thức tâm lý (cognitive psychology) và một thông minh tự chế, tự biến (artificial intelligence) một cách khéo léo thì có thể là phát tiết cho một mẫu thức lạ đời qua nhận thức hiểu biết. Cái nguyên lý này nó nằm trong cái dạng gọi là khoa học não bộ (neurosciences) thuộc tế bào thần kinh hệ và cũng coi tư duy phát tiết (Gk) là không còn bối rối như thuở ban đầu mà là một phát huy rộng lớn của tư tưởng, một tiếp dẫn  xuyên qua não bộ để đưa tới những sáng tạo mới trong đời sống, xuất hiện một thực dụng có hiệu năng hơn. Ý thức nhận biết là vị trí trong khoa nhân chủng học cho chúng ta nhận biết sáng suốt hơn, cũng nằm trong tình trạng duy trì liên tục và không liên tục đều có liên can vào trí thông minh của con người với những tạo tác khác. Rứa cho nên chi ý thức nhận biết có từ trí tuệ (mind) và não thức (neuron) là hai chức năng đưa tới thông minh, nhận biết ý thức (consciousness), bởi vậy; đứng trước một tình huống tri thức là một quyết định chọn lựa. Thí dụ: Thi sĩ hay văn sĩ khi làm một bài thơ hay viết một câu văn là đã hạ quyết định xuất phát từ trí năng, vận chuyển ngữ ngôn để thành hình do tiếp thu của trí tuệ, trí tuệ hấp thụ qua khả năng nhận biết, cái đó gọi là tri thức trình độ; ở trình độ nào thì tri thức cung cấp vào trình độ đó. Ngoại trừ thiên tài ‘xuất khẩu thành thơ’ là chuyện phi thường. Nhưng dù ở lãnh vực nào đều chứa cái con người của mình trong đó tức tạng thức tri nhận; nói rộng ra là ‘tánh nào tật nấy’. Làm một triệu bài thơ, viết một tỉ chữ văn chương đều nằm trong cường độ phát tiết tri nhận. Thông minh sáng suốt thì may ra những thể loại đó mới mong tồn lại nhờ có trí năng siêu thoát còn bằng không đó chỉ là tùy hứng của tồn loạt mà đã tồn loạt thì chắc chắn không ai cho đó là tồn lưu. Sự cố đó do cảm thức khơi dậy từ tiềm thức của trí năng. Cho nên chi không lạ ở điều này; họ muốn hóa thể để trở nên siêu đẳng nhưng không qua khỏi bản chất vốn nằm trong dạng thức vô hình nhưng thành hình do từ lời kêu gọi của ý thức nhận biết. Rứa cho nên chi ý thức nhận biết nó cũng có cái hạn hữu của nó…Mãn Giác; Thiền sư đời Lý chỉ để cho đời duy nhất một bài kệ; cắt ra một nhánh của phát tiết tri nhận: ‘Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết / Đêm qua sân trước nở cành hoa’. Ngần ấy thôi; nếu bình giải cái lý sự của thơ thì hoàn toàn chúng ta không thấy chi là ý thức nhận biết. Dù rằng thơ là thức, là phi, là siêu lý; nhưng ở đây nó có cái hạn hữu của nó, cái đòi hỏi của tri nhận.Tất cả là mạch lạc để nhận thức trạng huống ‘tâm linh’ của thơ(!).

Thảo luận vấn đề này ở đây là mở rộng tư duy một cách tự nhiên về những vấn đề có liên quan đến ‘thức’ nhất là vấn đề thơ văn cũng như những gì thuộc nghệ thuật văn chương trong phạm vi đánh giá ý thức nhận biết. Thời cái chi gọi là sự thật tự nhiên đều thuộc về trạng thái tâm thần và tiến trình của nó? Trong hoàn cảnh nào để đặc nó vào vị trí đó và làm thế nào có một liên can đến thế giới tâm lý? -Là điều gì liên can để ý đến trí tuệ, đây là vấn đề được bày tỏ của những nhà triết học; nôm na gọi là khoa học hiện hữu vấn đề /ontological problem hơi hơi có tính chất siêu hình, ngược lại; trong thuật ngữ triết học thì cho đó là thứ khoa học hiện hữu chất vấn / ontological question là những gì hiện hữu (exist) tồn-tại chớ không còn tồn-lại (lasting) lâu dài và cũng là những gì tồn-lưu lở-cở (remains) tạm thời trong bản chất tự nhiên của họ; thật khó mà tồn-loạt (existent extract) hay tồn-loại (eliminate). Những thứ tồn-tồn đó làm hư hại cho ý thức nhận biết. Đòi hỏi của ý thức nhận biết là thấu triệt vấn đề để đi vào tồn-tồn của sự lý: minh mẫn giác ngộ như vấn-đề-thân-tâm / mind-body-problem. Điểm khác; ở đó có những ‘chủ nghĩa duy vật’ là lý thuyết của ‘trí’, những lý thuyết đó đòi hỏi những gì chúng ta gọi là trạng thái tâm thần và tiến trình mà chỉ là trạng huống khôn khéo mà tiến trình chỉ là trạng huống phức tạp vật lý có từ não bộ. Mặc khác; ở đó có những ‘chủ thuyết nhị nguyên’ là lý thuyết của ‘hồn’; những lý thuyết đó đòi hỏi những gì chúng ta cho đó là trạng thái tâm thần và tiến trình chỉ là trạng huống trong sáng của hệ thống vật lý nhưng lại là một cấu tạo hợp thành một thể cách riêng biệt của hiện tượng, đó chính là yếu tố tối cần không có tính vật lý tự nhiên. Một điều khác được nêu ra là vấn đề ngữ ngôn / semantical problem. Nơi đâu mà chúng ta cảm nhận thông thường thì gọi chung đó là trạng huống tâm thần đúng nghĩa của nó, khác với trạng huống bệnh lý tâm thần (mental illness). Có lẽ; dữ kiện này là hợp lý cho một gợi ý đưa ra bằng một tiếng –là một chữ: ‘đau /pain’ hoặc ‘cảm /sensation of warmth’ là cái nghĩa giản đơn nhưng bao trùm trong một liên hệ dính chùm của triệu chứng bệnh lý và cũng là kinh nghiệm qua những trường hợp tương tợ (Freud). Đấy là viễn ảnh đưa tới một số vấn đề khác. Rứa cho nên chi ý thức nhận biết là một lý thuyết gợi hình, một căn cứ điạ khác biệt của tri thức là cảm nhận (sensation) thông thường bằng một ngữ ngôn thuộc triết học ngữ văn (psychological vocabulary). Thí dụ: khi nói tới đau; thời đó là một báo động; nhận ra rằng đau ốm là trạng huống bình thường do nguyên nhân thể xác bị liệt, trạng huống đó đem lại nổi đau (buồn, chán), trạng huống khác gần như man mác buồn (mild unhappiness) hoặc tỏ ra sợ hãi tức thì (outright panic). Nguyên nhân của trạng huống đi qua từ tâm sinh lý: thái độ, thói tính, vận dụng gây ra từ cảm thức làm cho bệnh lý thêm trầm trọng hoặc chứng minh đau ốm là ‘hành xác’ để rên siết, kêu than. Trạng huống ý thức nhận biết khơi dậy từ trí năng là một báo động hỗn hợp giữa bệnh nhân và người chửa trị. Hồn và xác liên đới với nhau trong một cảm thức trực tiếp của trạng huống. Đó không phải vấn đề đòi hỏi phải có cho một trạng huống tâm lý, vật lý trong sạch để tiếp cận thể loại của sự cố /causal, tiếp dẫn vào yếu tố cần thiết cho việc đau đớn. Và; tiếp cận để đạt tới không phải là điạ hạt dành cho chúng ta một cách bén nhạy trong sự lý hồ nghi. Dữ kiện này do từ ý thức nhận biết xác quyết. Suy ra hoặc chủ quan mà xét cái ‘giá trị tổng sản lượng’ đó là trạng huống tâm thần của chúng ta, là thay mặt cho sự cớ có một vài tính chất thuộc loại tâm thần, tính chất đó nằm ở cái cõi  hiếm có chỉ thuộc vật lý giải thích được mà thôi –The introspectible or subjectively evident’s qualities of our mental states represent for them some the very essence of mentality, an essence that is beyond merely physical explanation. Đó là nguyên nhân đưa dẫn một cách tự nhiên, đủ để nhận ra vấn đề thuộc về hiểu biết /epistemological problem (hiểu biết là tìm thấy những gì biết được và đến từ đâu). Nhưng; những gì chính xác là nền tảng cho một cơ bản lý luận hợp lý, và; đôi khi cho đó là giả thuyết? -Công minh mà nói đó là giả thuyết; cái gì người ta cần biết như là thói tính của những nguyên nhân sứ cớ khác biệt tiếp dẫn vào nhau trong cùng một cách, bên trong trạng huống của một vài thể cách như cho thấy người có thói tính ấy đã gắn liền vào đó –To justify that assumption, what one needs to know is that the behavior of other is causally connected in the same ways, to inner states of the same kind as those to which one’s own behavior is connected. Nhưng điều đó có thể cho ta thấy lại một lần nữa để không còn có yêu cầu nào hơn: là kinh nghiệm trực tiếp qua trạng huống tâm thần của một vài người. Ý thức nhận biết là ở chỗ đó mà ra. Còn nhận thức vô lý là chuyện khác.

 

Trường hợp và hoàn cảnh này gọi chung ‘vấn đề khác của trí / problem of other minds’ và điều này cũng chẳng phải ‘đố vui để học’ về cái thằng người như chúng ta ở cõi đời này –a skeptical conundrum about our fellow humans mà vấn đề là tìm kiếm ít đi chuyện tầm phào hoặc dựa vào sách vở mà nói trong khi người ta đặc vấn đề nghiêm trọng cho trạng huống tâm thần đối diện về cuộc đời để thấy thực chứng cho những gì có một ý thức nhận biết; phân định được giữa nội giới và ngoại giới trong cùng một hoàn cảnh, bởi; trong khiá cạnh đối nghịch khác có một cái gì mơ hồ, tối nghĩa về cuộc đời thuộc trạng huống tâm thần của người và vật thể là sự cớ cần phải trong suốt, sáng tỏ. Mỗi chúng ta là tự thức / self-conscious cho vấn đề. Chúng ta lấy sự cớ như một thừa nhận, chính khả năng ấy cho ta tự suy luận tới (introspection) nhưng có thể cho đó là chuyện phi thường và chuyện thần tiên mơ hồ, khó hiểu;  có thể do một trí tuệ xuất chúng từ vấn đề hoặc bởi những dữ kiện khác làm nên. Tìm thấy ở đây qua trạng thái tâm lý thì may ra chứng minh được sự tương quan đó. Để lý giải cái khâu này cho được sáng tỏ hơn. Thí dụ: Người nghệ sĩ xuất thần là do trí năng, một thứ trí tuệ chôn vùi trong ‘viêm tế bào’ tiềm thức, phát tiết do từ thúc đẩy của não bộ, chính yếu tố đó bừng dậy trong lúc sáng tạo; ngược lại trạng huống này do từ viễn ảnh ảo tưởng đi từ vô thức, mất kiểm soát đưa tới một tâm thần hỗn loạn, vượt qua trí năng để thực hiện chất liệu tồn lại của ý thức. Sự cớ này thường xảy ra ở văn nhân, thi nhân. Trường hợp của Allan Edgar Poe (nhà văn/thơ Mỹ) là một ám ảnh trực tiếp và gần đây hơn của Stephen Hawking (professor at Cambridge University. Eng) là chứng biến động não thức (motor neuron disease) đều đưa tới căn bệnh tâm thần. Văn thi nhân nói chung bộc phát (spontaneous) bằng luận điệu nghịch lý, thời cái đó thuộc trạng huống sinh lý. Hoặc có thể do từ hoàn cảnh tâm sinh vật lý  (psycholopathic); là những gì va chạm giữa đời, bi thảm để nảy sinh một thứ văn chương bạo dâm (pornography) như trạng huống tâm sinh lý của Hồ Xuân Hương, ảnh hưởng đến một sốn văn thi nhân khác vì bức xúc nội tại nên huỵch toẹt qua những ngữ ngôn ‘tồn loạt’của sự thật nhân thế, là; trạng huống thức dậy (awakening) của một tâm thần bệnh lý. Thi nhân tràn bừa hơn; giao động qua một tri nhận không nguyên cớ (without cause) để rồi thành thơ trong một trực giác vật lý, hoàn toàn đứng ngoài vị trí xuất thần của trí năng mà ở vị trí bản năng ‘tự nó/itself’; xô thi sĩ vào mê lộ của ‘egotism’ mà họ không hay. Sự cớ đó từ ý thức nhận biết mà ra. Có thể đây là một khoa học của ý thức nhận biết, một hoạt động tích cực ra sức tìm kiếm liên tục với một hệ thống bao trùm để thiết lập một nền khoa học tự nhiên (sinh học, hóa học, vật học và những thứ khác) hoặc có thể yêu cầu đòi hỏi chấm dứt tự quyết vào điạ hạt của một vài đặc điểm duy nhất (chủ nghĩa duy vật, nguyên tắc chủ nghĩa…) Là đưa ra quyết định để đi tới vấn đề thuộc phương thức học / methodological problem chính cái điểm này hướng tới tương lai, đồng thời là tọa độ cho những triết gia, khoa học gia, nắm lấy và xoáy quanh vấn đề , để nhập vào vấn đề tâm thân, đặc biệt do tác động tìm ra một phương án cho việc tri nhận khác thường. Rứa thì trạng huống tâm thần và tiến trình của sự cớ là gì cho một sự lý tự nhiên? -Sự cớ đó có thể là nguyên lý của hệ thống y-lý mà ra, đó là cấu trúc thực sự cho ý thức nhận biết, là một phát triển có sớm trong lãnh vực khoa học não thức (neurosciences); đây cũng là trọng tâm cho việc học thực nghiệm sinh tâm lý học về não bộ và hệ thống liên đới của não thức.

 

Nói rút lại; ý thức nhận biết bắt nguồn từ một trí năng của não bộ, một chức năng đầy đủ lý tính để phân định giữa thức và vô thức; hai cơ phận này tiềm ẩn trong dạng thức của tiềm thức mỗi khi bừng dậy qua một tri thức thông đạt và lãnh hội trọn vẹn của ý niệm. Ý thức nhận biết xuất hiện tợ như hiện tượng hợp lý được trải rộng trong vũ trụ, và; tất cả là tiến bộ đặc biệt cho bộ mặt cố vị, vấn đề cơ cấu một ý niệm thông thường của những gì xẩy ra là do ý thức. Tiến trình thuộc về tự khám phá, phán đoán từ mọi trường hợp của chúng ta; nhu cầu đó không phải là việc dễ dàng. Không chẳng là gì; mà sự lý hoàn tất trong một thời kỳ ngắn ngủi, nếu đã vậy thì sự cớ có thể là một sự thật hoàn hảo. Nhưng tiến trình của sự tìm kiếm cho một ý thức nhận biết vẫn là điều ‘có thể / still possible’, ở đây; như một cố gắng khác nơi con người mà chúng ta phải chuẩn bị dự tính cho một trong những cuộc cách mạng văn hóa trong ý thức của chúng ta về điều mà chúng ta dự phần như những gì chúng ta đạt được một cách thông suốt trong vũ trụ của chúng ta là những gì đông cứng ở chúng ta. Phần chót theo dỏi kết quả của nhận thức cho một  nội dung về tự thức của con người. Trạng huống tâm thần và nguồn cơn sự cớ bắt nguồn trong một vị trí đặc biệt. Viễn cảnh này phát ra từ trạng huống hiện hữu và tác động của độc đáo, không thuộc bản chất y lý –Mental states and activities derive their special character, on this view; from their being states and activities of this unique, non-physical substance. Soi sáng ở đây là đưa vào đó một tri thức não bộ vật lý (neurophysiology), một tri thức não bộ hóa trị học (neurochemistry) và từ đó đối chiếu vào khoa giải phẩu não bộ (neuroanatomy) cho trường hợp thuộc vấn đề bệnh lý tâm thần.Thời đó là câu trả lời cho một ý niệm về ý thức nhận biết xuất xứ từ những nguyên nhân sự cớ cho một quan tâm đáng kể ‘considerable light’ được soi rọi vào nhận thức dù khoa học não bộ sẽ là việc hàng đầu, là ‘đầu não’ được thừa nhận; thế mà xưa nay hửng hờ, thờ ơ ít quan tâm đến bề mặt của nó. Ý thức nhận biết là một tư duy chủ yếu ./.

 

(ca.ab.yyc. 10 jan./ 2015).

 

SÁCH ĐỌC: ‘Matter and Consciousness / Philosophy of Mind’ by P.M. Churchland. A Bradford Book. Cambridge. London, England 1990.

 

TRANH VẼ: ‘Người Đàn Ông Và Trăng /The Man and moon’.Khổ 12’ X 16’ Trên giấy cứng. Acrylic+Acrylic-ink+ India ink+Soda powder.

Vcl# 12122014.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 213
Ngày đăng: 13.05.2023
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tản mạn về rượu nho (7) - Nguyên Lạc
95. Vua Lê Thánh Tông [1443-1459]. 1 - Hồ Bạch Thảo
Đá còn tưởng nhớ - Nguyễn Đức Tùng
Robot- AI - Trí tuệ (và quái vật) nhân tạo - Trương Văn Dân
Tương quan giữa Nguyễn Trãi và Nguyễn Du - Võ Công Liêm
94. Vua Lê Nhân Tông. 3 - Hồ Bạch Thảo
Tương quan giữa Nguyễn Trãi và Nguyễn Du - Võ Công Liêm
- Hoàng Hưng
Mùa Chay Cả, chữ, và con người - Nguyễn Thụy Đan
Một số biểu hiện tâm lý thiếu lành mạnh ở tuổi mới lớn - Vũ Thị Hương Mai
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)