Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
808
116.677.648
 
Kinh nghiệm tư tưởng
Võ Công Liêm

 

    Là những gì gọi về trong tư tưởng. Tư tưởng phát tiết từ trong thâm cung bí sử; đó là điều mà chúng ta cố gắng diễn dịch những gì tàn tích cố cựu ra khỏi những gì thừa mứa vốn đã chồng chất từ hằng thế kỷ qua, nó lưu tồn không mực thước, nó tồn lại những gì không còn là tồn lưu. Rứa thì răng? Cũng chẳng răng mà cũng chẳng rứa. Đó chính là kinh nghiệm tư tường, nếu không có tư tưởng thì làm răng nghe được tiếng nàng / elle / she ; là tiếng gọi về nàng thay vì gọi o nớ, o ni, o này, o nọ nghe ra hình nhi tượng học không thanh cao diệu vợi, mà phải là ‘dân chơi’ gọi nàng là nàng-thơ, nàng-thê; thứ đó nó đến trong một tư tưởng bừng sáng ‘elle est venue par cette ligne blache’ bừng sáng từ cái vạch trắng tinh nguyên mà mãi về sau người ta mới tìm thấy để đáp lời cho những gì trong tư tưởng phát tiết, là những gì thuộc kinh nghiệm tư tường. Luận cứ đó cho rằng tư duy này nọ, này kia có phần võ đoán, nhưng; có lẽ một ngày sau người ta sẽ tìm thấy cái lời đáp cho những câu hỏi trong những luận cứ tư tưởng –mais peut-être qu’un jour  on trouvera justement la réponse à ces questions dans les essays de pensée qui…Từ chỗ đó suy ra tư tưởng đẻ ra ngôn từ cho thêm phần thắm thiết, lâm ly, trong tận cùng của sự phát tiết là dấy lên một kinh nghiệm trau dồi; niềm tương ứng đó đã kết hợp vào vũ trụ càn khôn để nhận ra mình trong cơn tịch mịch hư không. Cho nên chi cảm thức không ngoài lẽ đó, nó tồn căn cho một ý thức bừng sáng để nghe được, thấy được và nhận ra được tồn căn không còn là tồn lục mà nó tự ý vượt thoát ra khỏi ý niệm để đi tới chân như của sự thật. Vậy thì gọi nàng là gọi về tinh thể nguyên trinh của Thúy Kiều mà Tố Như ấp ủ để rời bỏ tất cả quay về cố quận, để gạt mối sầu giữa hai triều Lê Nguyễn của một thời vang bóng, là những gì chất vấn tự tại đã làm nên cho nàng đến ‘elle est venue par’ bởi trong đường vạch trắng đó và rồi nàng khước từ ‘elle se refuse par’ bởi trong đó lắm thứ nhiễu nhương cuối cùng nàng nằm xuống bên bờ liễu dương như Đạm Tiên. Vì vậy mới có câu rằng ‘nghe trời đổ lộn nguyên khê’ là chỗ đó, thì ra ở đây chúng ta duy nhất một tiếng để đả thông tư tưởng qua những lời chất vấn đó đây, những gì trầm tư mặc tưởng là lối về của ý tức tiếng gọi về trong tư tưởng.Tư tưởng sáng tạo là những gì ta nhận thức từ ý chí, là tiết tấu để thành văn thơ. Thử nghe câu thơ này của Đinh Hùng, thi sĩ đã vận chuyền ngôn từ nàng để thành thơ của đường sương rẽ trắng, cái sự cớ đó khó nắm bắt được nàng ở lại cùng ta cho thỏa mộng giang hồ.

 

Ở bên em ôi ! Biển sắc rừng hương

Em lộng lẫy như một ngàn hoa sớm

Em đến đây như đến từ Thiên Đường !

          (Kỳ Nữ-Đinh Hùng)

 

Chính cái đẹp của cuộc đời đã tạo nên liên hệ tương giao, chính cái đẹp của nàng là cái nhìn khát vọng và tạo nên một vũ trụ riêng mình,vũ trụ của thi ca là vũ trụ của kinh nghiệm đã chồng chất lên nhau để phát tiết thành thơ. Vậy thì muốn có sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ phải đối diện cái đẹp, cái đẹp của nàng cho ta thưởng thức cái đẹp của ‘dày dài sẵn đúc một tòa thiên nhiên’ (ND) mà trời ban phát là tư duy bừng sáng, vất bỏ tất cả những khái niệm khô khan, cằn cổi mà chỉ tập trung tinh thần vào đối tượng, quên mình để lao vào trường đồ ‘vật ngã đồng nhất’ quên luôn cả ngoại giới để vạch ra một đường trắng trinh nguyên tồn lưu nhân thế. Một ý thức ngoại giới trong trạng thái xuất thần để thành thơ, văn, nhạc, họa và chính cái sự mê ly vô tận đó là rút từ kinh nghiệm trực giác hình tướng. Nói đúng ra kinh nghiệm nào đi nữa đều có từ nhạy cảm của cảm giác (The Age of sensibility) chớ không thể khơi khơi ‘vì nàng mà tôi làm thơ’ cái sự vụ như thế gọi là thi ca ngẫu hứng không suy tư –it is poetically irrational; thời tuyệt nhiên ‘nàng thơ’ không có mặt ở đó; chẳng qua dựa vào kinh nghiệm thường tình để nói lên cuộc đời đang sống; thêm mắm, thêm muối cho ra sự tình, biến thi ca đi vào ký sự một cách tẻ nhạt, lắm khi vô duyên, bởi nàng không đến nơi chốn nàng muốn mà chối từ trong đường vạch trắng trinh nguyên của hiện hữu tồn lưu đó là giả mộng trong một tư tưởng cạn cợt để thành thơ như bao lần đã tìm thấy, là vì; tâm thức và trí tưởng chưa đủ khả năng để giúp ta sáng tạo những gì ta nhận thức. Kỳ thực người nghệ sĩ đã trải qua kinh nghiệm dài lâu, nhưng; vốn liếng của trình độ học vấn chỉ có chừng đó và chỉ cô đọng trong quĩ thời gian không có lãi suất, còn lại đó một sự ‘mơ về / rêver à / dreaming-day’ mà thôi chớ biết ăn nói làm răng với nàng-thơ mà nàng-thê thì ở trong cõi xa mờ. Có chăng chỉ là một sự đoái tưởng không bao giờ dứt được.

Kinh nghiệm tư tưởng trải qua chỉ nói lên tính thời gian nhưng thời gian phải là tiềm năng của trình độ (hiểu biết, kiến thức) mới xây dựng sáng tạo độc đáo thời gọi là kinh nghiệm tư tưởng, bằng không có đó mà không có đó. Nó kết cấu vào nhau:‘Nhất âm nhất dương nãi thiên điạ cổ kim chi đạo ’; là vậy!

Nói cho ngay kinh nghiệm tư tưởng chưa hẳn phải vượt thoát một cách trung thực của tư duy, nó vẫn hàm chứa  một bản tính tự tại là chỉ nghĩ đến cái riêng mình, riêng ở đây không có nghĩa đặc thù mà là cái tôi, cái-tôi (self / le moi) đáng ghét để rồi từ chỗ đó nó hóa ra tự kỹ (selfness). Nói theo hướng nhà Phật là ngã của ‘ý thức Mạt-Na’ là tâm thức vẩn đục, chấp trược thời không thể là tư duy vượt thoát để có kinh nghiệm tư tưởng. Cũng nên nhớ cho lối về của ngữ ngôn tương ứng, tương cầu là do bởi tồn lưu, tồn lại, tồn liền là một tổng thể cấu thành, nhất là thi ca nó ẩn chứa cái trầm măc đó để rồi chuyển tới ngôn ngữ nọ qua ngữ ngôn kia. Ngôn ngữ tái tạo tân thanh, còn gọi là đoạn trường tân thanh, tuy ngữ ngôn tạo nên vô thanh là nó nằm trong cái điều bất khả tư nghị. Nói chẳng đặng mà không nói cũng không đặng; nó ức chế cần phải giài thoát cho tinh thần và thể xác nhẹ nhõm để đi tới đỉnh cao của ngôn từ. Cái sự kỳ diệu đó đạt tới một sự kỳ diệu chân-như, bởi lẽ; ‘văn chương tàn tức nhược như ty’ là dòng sinh mệnh của con người để bước vào cõi sáng của ‘éclaircie de l’Être’ là hiện hữu chân như không còn chi để so sánh thiệt hơn mà trả đức lý đó về cõi nguyên sơ không một ngại ngùng, e lệ cái chi chi rứa hè! Nói làm chi cho thêm ốt-dột. Xin thưa rằng: -nói để đừng nói, tức là nói vậy. Đó là ý thức tư tưởng mà Nietzsche nói về Zarathustra như một nhà tiên tri. Trong ‘Why I am so wise / Tại sao tôi qúa mẫn cán’: ‘Là tôi biết được định mệnh đã an bài tôi để có một kết nối với danh xưng của tôi để cho tôi nhớ ra rằng những gì kinh hoàng khiếp sợ -về những gì khủng khoảng như không hề có trước đây trên vũ trụ này, về những gì va chạm sâu lắng của những gì ray rức trong lòng –I know my fate. One day there will be associated with my name the recollection of something frightful -of a crisis like no other before on earth, of the profoundest collision of conscience. Thôi thì chấp nhân như rứa đi, chấp nhận như Nietzsche chấp nhận với mệnh hệ là cùng quan điểm với Nguyễn Du, danh xưng đó gắn liền với định mệnh có nghĩa rằng ít ai gọi Tiên Điền mà gọi Nguyễn tiên sinh của ‘ba chìm bảy nổi tám cái long đong’ qua hai triều thần. Chấp nhận thương đau là thấy được mình, là không còn thấy chi hết mà chỉ thấy ở đó tấm lòng chân như là bước vào cõi trần của tồn lưu, tồn lục giữa thế gian này, là chống lại sự kinh hoàng (frightful) mà chỉ mình tôi thấy tôi trong đó.

Do đó; cái sự thiết thân đi vào tư tưởng là cả một định hệ, một thiết tha gọi hồn phải chờ đợi từ một tk. hoặc ba tk. sau mới có người khóc mình, mới có người nhận ra sự mẫn cán của mình. Cõi sáng đó dị thường ‘hoạt nghi chi diệu’ dần dần đi tới của một kinh nghiệm đã có. Đọc bài thơ này của Nietzsche để nghe ông thổn thức, cái thổn thức tận đáy lòng, coi đây là một hiện hữu tiếp nối, như lời trăn trối thống thiết của một hiện tượng thông tục trí tuệ -Phenomenology of Mind- của cái thời ruồi muỗi lu bu. Đọc xem:

 

Tâm tư thất lạc bên trời

dư âm tuyệt vọng

thốt lên mấy lời

 

hồn tôi

như chuột

rúc hầm

 

một con chuột chết

làm ăn

quái gì ?

 

 

trong tay chất chứa nỗi niềm

tợ như ngọn gió thổi lùa ánh sao

cho dù ấp ủ từ lâu

 

thế gian đau đớn tử sinh bất thường

mà tôi là kẻ khó lường

mong manh dai dẳng cuối trời

hư vô

 

đấng vô cùng với niềm tin

gió ngông cuồng thổi

đầu tôi rối bời

sao đêm đổ xuống mộ phần hẩm hiu

tấm thân vô vọng nỗi niềm chưa khuây

 

đen huyền

chưa phải là đen

để tôi bay nhảy giữa trời bao la

… … …

… … …

(võcôngliêm : chuyển dịch )

 

Out of my mine

shouting what is

this hoplessness

 

in my heart

the dead mouse

hidden

 

the mouse dead

hunted down

 

and in my hand the world is dead

the old candle blown out

as I go upstairs to bed

 

the illness the death of this world

I am this illness

I am the death of this world

 

The silence in my heart

with winds blowing violently

my head throbbing with death

and a star a black grave

inside my not-yet-toppled-over skeleton

 

black

quiet I invade the sky

 

(Zarathustra-Nietzsche)

 

 Đó là tiết tấu cho một trải nghiệm cuộc đời qua từng con chữ, phản ảnh một tư duy thoát tục trong ngôn từ của nhân cách hóa để làm hình tượng cho một tư tưởng phát tiết giữa sự vật và con người mà ngay cả chúng ta đã một đôi lần ví mình như một trốn chạy để giải thoát, bởi; chính trong cuộc đời không thuận mà nghịch, trật ‘rơ’ / time is out of joint, nghỉ chân cho một tiếp nối là ở cái chỗ đó. Cho nên chi suy tư đã nãy sinh trong một trạng thái ‘bất hoặc’ nghĩa là tư duy cực kỳ sáng suốt, không thể ta bà thế giới, nói có sách mách có chứng mới nói lên tính lịch sử; ngoại trừ, cái thế chẳng đặng đừng khó nói nên lời. Cuối cùng; sự thể đến như an vị là cái chết –Setting the score is death! như đã định. Đó là hệ quả, một hệ quả chấp nhận cho cuộc đời đã an vị. Và rồi ôm mối sầu đi xuống thuyền đài như trường hợp của Nguyễn tiên sinh lạnh lùng nằm bên bờ liễu dương trong một kinh nghiệm bi thương (inner experience) là vậy.

 

Từ trời rơi xuống, đổ vào đó những gì là vi diệu, những gì là thương đau trên giòng đời của thế gian này; gieo vào ký ức, một ký ức pha màu không còn thấy bi lụy, không còn thấy thế nào là nghĩa lý cuộc đời mà để lại một sự đánh đổi vô ngần. Và; chính bản thân mình tìm thấy để trả lời những câu hỏi về sau -một cõi đời phi lý- Bởi; không một ai trong đời cho mình là sạch, không cần phải tắm hai lần trên một dòng sông. Mọi giá trị sẽ tìm thấy về sau cho dẫu là bất hoặc đi nữa đều là vô nghĩa. Chỉ còn lại ở đó là nguồn tư tưởng; đấy là tiếng nói, dù tiếng nói vô thanh nhưng vẫn có tiếng kêu gào rải xuống trên trang giấy. Người tư tưởng chỉ nghĩ đến những gì duy nhất mới thốt thành lời như lời của tiên tri nói về những gì mà Zarathustra đã thốt /Also sprach Zrathustra. Nếu như đem Nietzsche ra luận cứ là bao che cho lý luận thời tất sự lý không còn vấn đề để bàn tới mà đó là chứng cứ của lý luận tư tưởng mà thôi. Tư tưởng đúng hay sai là ở nơi con người. Đó là lời phán quyết cho một tác phẩm chớ khăng khăng cho rằng tác phẩm là chứng cứ của văn chương. Nhận thức như thế là lạc hướng của chủ nghĩa văn chương, là sai lầm cho một hiện hữu tư tưởng mà trở nên hàm hồ không còn bất hoặc mà bất cập, không đúng thời thượng của văn chương hiện đại. Theo ý của Nietzsche : ‘con người luôn luôn tự vượt mình. Sáng tạo trong tinh thần phát huy đừng để mất mình; cái tôi hôm nay phải hơn cái tôi hôm qua và kém cái tôi ngày mai’ ‘Mà mở ở đó một chân trời hữu thể / L’ouverture de l’horizon de l’Ệtre’ (M. Heidegger). Trong mọi hiện tượng không thể cho là ngẫu nhiên mà nó tụ trong một kinh nghiệm tư tưởng tinh anh. Trường hợp của M. Dostoevsky và Lev Tolstoi được coi là hai nhà tư tưởng lớn của Nga đều rơi vào tình cảnh trầm thống; bởi cả hai tư tưởng đó vượt thời gian mà đời chưa lãnh hội một cách thấu đáo, hàm hồ lên án cho là phi nghĩa. Mãi đến tk. thứ hai mươi người ta mới thừa nhận nó. Cũng như H. Miller của Mỹ: ăn tục, nói tục, sống tục tất cả lẽ sống đó du nhập vào hồn tác giả mới thành hình những tác phẩm vĩ đại -vĩ đại đó, thời đó- chưa chấp nạp một cách tinh thông, chưởi bới om sòm, đội lên đầu tác già những chiếc mũ ghê tởm, mãi tới cuối tk. thứ hai mươi mới ‘thỉnh’ người về để phong tước. Không bao giờ cảnh sát tới trước tai nạn. Giá trị của kinh nghiện tư tưởng là vượt thoát để có cái hậu cho thế gian là cốt tủy từ kinh nghiệm tư tưởng mà ra. Ngược lại; Ferdinand de Saussure cho rằng: ‘chính ngôn ngữ sáng tạo ra tư tưởng’. Đó là cái nhìn khác biệt của nhận định chớ đúng ra tư tưởng dậy lên từ kinh nghiệm; dẫu đó là kinh nghiệm cạn cợt. Mà phải nghĩ đến:  ‘Tôi suy nghĩ, do đó tôi hiện hữu’ (René Descartes). Trong tất cả phương hướng phát huy nó phát xuất từ tư tưởng; con nhà tông không giống lông cũng giống cánh. Tư tưởng ảnh hưởng phần nào ở trình độ và lớp lang: con thằn lằn ở nhà trắng là con thằn lằn trắng, con thằn lằn ở nhà tranh, vách đất là con thằn lằn mồ hóng, đen đầu, đen đuôi . Tư tưởng ở trong màu sắc đó, nó vượt thoát hay không cũng ở trong màu sắc đó, vì vậy suy lý là ở dạng tiềm thức trong một trí tuệ vốn có. Những tổng hợp lớn dần trong những trận đồ suy lý và hiện ra trong nếp gấp dị thường. Vì đó là điều kiện cốt thiết để xây dựng tác phẩm một cách chu đáo và tồn lưu hơn hẳn trường tồn, trường tồn là tạm thời có đó mà không có đó. Phải tự hào một đấng anh hào Nguyễn Du đã đưa Đông Phương về với Tây Phương là một dung thông vô tận sở nguyện; vì nó đáp lời sông núi. Đưa con người vào cõi thái hư tịch mịch, phá tan những mộng ảo vô thường mà hợp nhất để có ‘trùng trùng duyên khởi’ là ‘Mai cốt cách tuyết tinh thần’(ND) tư tưởng Đông Phương thấm nhuần vào tư tưởng Tây Phương một cách hài hòa tiết điệu nó sang bằng qua ngữ ngôn một cách tuyệt chiêu. Coi như đây là một ngữ ngôn bao trùm không còn đơn lẻ ‘thoại trung hữu thoại’ là ‘biển sắc’ như Đinh Hùng mô tả thời tất ta không cho đó ‘phi lý’. Phi lý của thi ca là cõi phi, độc quyền có cầu chứng của tác giả, ta không nên luận bàn. Vì đem ra luận bàn (phê bình hay nhận định) là xàm xở, là vô luân /immorality chưa biết chi mô răng rứa và do đâu mà có hay của ông-chín-thượng-ngàn (?) thì làm răng mà phê với phán một cách minh bạch. Phê bình thi ca nói riêng và văn chương nói chung đều trong dạng rờ mu-rùa của thầy bói ở lăng Lê Văn Duyệt, cùng một bài bản họa chăng xóc thẻ để ‘dự đoán thời tiết’. Việc phê bình kiểu đó gọi là tồn loạt không thể tồn lưu nhân thế. Vì rằng; duy lý thuộc về tư tưởng nó nằm trong hai trạng huống tâm sinh lý. Tư tưởng phát tiết  là tư tưởng hòa giải,trung gian (pensée médiante) và tư tưởng cân nhắc, thận trọng (pensée calculante) mà ta thường bắt gặp trong văn phong của A. Camus và M. Heidegger là tư tưởng tương đối hóa giải sự kiện để không đi vào ngõ cụt, u uẩn trong phép lập ngôn. Dẫu cho người ta chưa ngộ giải hoặc ngộ giải một cách hàm hồ, xàm xở làm mất cái ‘thiên liêng’ của ngôn từ. Ngôn từ của thi ca là phương thức hóa trị tư tưởng (chemotherapy of mind); cho nên chi khó nhận ra nó một cách tinh anh, mượt mà của thi ca. Và quên đi sự cần thiết của thi tứ là ẩn ngữ, nó lặng lẽ, đìu hiu có từ ngọn gió hư vô thổi về trên bờ mép cỏ non xanh mướt của vạch trắng trinh nguyên thuở nào.

 

Sở dĩ nói đến Nietzsche, Heidegger, Camus, Descartes… là nói cái triết lý Âu châu, giữa đạo lý và siêu hình học là vì nó dài và loanh quanh trong những gì gọi là ‘médiante’ và ‘calculante’ mà ta dựa hơi vào đó để cách thức hóa chơi cho vui; nhưng rồi cũng không bằng tư tưởng Đông Phương nó dày đặc như sương khói, mênh mông như đại dương làm răng mà thấy được cõi bao la bát ngát đó một cách rộng mở. Nó muôn hình vạn trạng, nó chứa vô ngần lý lẻ của con người. Ta về ta tắm ao ta cho hả hê cái mộng mê đường của Nguyễn Tiên Điền. Người để lại cho thế gian 3254 câu thơ lục bát thắm thía sự đời, một triết lý nhân sinh quan, thách đố tất cả mọi thứ triết lý khác là kinh qua một kinh nghiệm vĩ đại. Thời có đem ra đây bao nhiêu tư tưởng vĩ đại của ngàn năm trước hay ngàn năm sau nữa cái sự đó chỉ nằm trong một tư duy bất tử của L’Immoraliste là của để đời. Đó mới gọi là kinh nghiệm tư tưởng vĩ đại, vĩ đại hơn tất cả. /.

 

(ca.ab.yyc . Cuối tháng 4/2021)

 

TRANH VẼ: ‘Tượng bán thân Yoni / Bust of Yoni’ Khổ 17” x 25” Trân giếy cứng. Acrylics+ House-paint . vcl#1052016

 

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 683
Ngày đăng: 05.05.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nam Kỳ – tờ báo Quốc ngữ cuối thế kỷ 19 còn ít được biết đến - Võ Xuân Quế
Trò chuyện với thiên thần: tác phẩm dành cho ai yêu quá đỗi đời này - Đặng Châu Long
Khi nhà thơ làm hề kiếm sống - Nguyễn Anh Tuấn
Tác phẩm điện ảnh đầu tiên về Nguyễn Du: Long thành cầm giả ca - Nguyễn Anh Tuấn
Biểu tượng Đất và Nước trong trường ca Phồn Sinh - Nhiều Tác Giả
Phản chiến hay phản kháng - Võ Công Liêm
Đọc “ Bàn tay nhỏ dưới mưa” - Phạm Xuân Nguyên
Hà Nội - lắng “hồn thu thảo” hoài “bóng tịch dương”. - Bùi Hoàng Linh
“Tình nghĩa mẹ cha” – suối nguồn hiếu hạnh - Trang Thùy
Nghề văn không sang trọng, nhưng Văn chương lại cần cao quý sang trọng. - Nguyễn Anh Tuấn
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)