Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.312 tác phẩm
2.745 tác giả
390
115.864.168
 
Những bí ẩn của bản thể
Võ Công Liêm

 

                                                       

    Chứng minh nhân dân hay căn cước (Identity/ID) đó là ý niệm gợi hình để xác nhận ta là ai; mà giờ đây trở nên tấm thẻ bài thường trú dân (cliché). Làm thế nào để ta lước vào đó một thứ ngữ ngôn biểu lộ cái bực mình tinh thần của chúng ta, rầu rĩ cái nhu cầu tìm hiểu nơi chính chúng ta –how easily we slip into the identity language to express our spiritual discomfort, to bemoan the need to find ourselves. Một mạo từ biểu thị trong khuôn phép cứng nhắc mang lại một chủ đề: ‘ta/self’ hoặc ‘tự-ta/ego’ hoặc ‘cá thể/identity’ dù không đã động đến chứng hay không chứng, nhưng nói lên một ít về những bí ẩn của bản thể –the mysteries of identity. Được coi là luận đề trong văn chương hiện đại –A theme in modern literature. Vậy thì danh từ ‘bản diện hay bản thể/identity’ cho chúng ta một đối chất từ ngữ mới mẻ này; một quân hàm trên ngực áo có thẩm quyền xét hỏi. Kể từ 1970 được coi như chứng từ an ninh xã hội, một bảo hiểm dân sinh mà mọi người đều phải có, xác nhận quyền làm người hơn bất cứ thành quả nào .

 

Một khởi động ý thức ‘consciousness movement’ trở thành một cơ cấu quốc gia. Một vài bình luận gia cho rằng khởi động ý thức đó như một giáo điều tôn giáo phải tuân phục. Cái đó không phải tôn giáo. Mà đó là phương pháp hóa trị (chemistry). Nhưng làm sao phân biệt hóa trị từ tôn giáo? Christ cũng là người hóa trị. Chính những tu sĩ là thuốc phiện, ma thuật, thầy bùa (witch-doctor); mà đó là khách quan cho là tự khoan dung, tương nhượng để nói lên một sự hợp thông giữa con người và kẻ cầm quyền; bao dung trên từ ngữ, tương quan  trên chứng từ để tìm tới một xác quyết nhân sự. Trong đó vẫn chứa những tương quan bí ẩn. Đúng vậy; đó là một thừa nhận nhạt nhẽo làm méo mó học thuyết Freud; cho những ai đang đi tới sự chèn ép hoặc ca ngợi là đúng đắn, trong sạch là một bảo đảm giá trị lâu dài, cái giá mà chúng ta phải trả để được làm công dân. Cái đó cũng làm méo mó niềm tin không thực tế trong cái tự bày tỏ và sự thật chính nó –it also distorts the romantic belief in self-expression and self-realization. Sáng suốt của những nhà tiên tri thường là méo mó bởi cơ chế hóa và cư dân hóa trong xã hội để tin vào sự trong sáng hành chánh. Sự trong sáng đó chỉ còn lại một giá trị tối thiểu của nó. Trong sáng của D. H. Lawrence cùng một hướng đi làm méo mó con đường cách mạng tính dục (sexual revolution) vào những năm thập niên 1960 với một thăng tiến của cái sự mất nhân tính hổn độn. Cái tính dục của D. H. Lawrence ý nói lên cái bầy nhầy, mục rữa xã hội đã tạo ra dâm đảng. Nhìn vào chứng từ để nhận ra đẳng cấp xã hội…

 

Khai triển vấn đề nầy để tìm thấy cái buộc tội là phép biện chứng hợp lý. Nhưng ở đây chúng ta cần có một cái nhìn sâu xa cho một nguyên cớ của xã hội rạn nứt; sinh ra một sự tranh giựt, nẩy nở và lớn dần vào cái bén nhạy thuộc về tâm sinh lý của con người và rơi dần vào xấu xa, đê hèn.

 

Bởi; những lý do trên cho chúng ta khám phá phiá sau sự suy tàn của một xã hội cưỡng ép, vấn đề đó ở phiá Phương tây, một (tự thức /epstẽmẽ/espistemology) nhận biết để có niềm tin; trong một lý thuyết hiểu biết và nhận biết thì điều đó đưa chúng ta trở lại trường phái phi thực tế -in the theory of knowing and perceiving, that takes us back to the romanticists. Những gì thuộc về phó sản của tự thức đều đưa tới lòng tự ái, một lợi ích cần bày tỏ, một trạng thái thuộc về tự thân(narcissism) được coi là lý thuyết không hiện hữu của tự ái (solipsism) đem lại một ý thức trống rỗng như kinh nghiệm bản thân đang sống ‘theory that the self is the only object of real knowledge or the only thing really existent’. Cái mắc phải nguy hiểm bởi chủ nghĩa cá nhân và lòng tự hào; thời đó là những gì mà họ cho là vinh hoa. Như những kẻ thừa kế cho rằng lời phê nhận lớn lao là hiệu năng đưa tới siêu thoát giác ngộ (Enligtenment). Nổ lực đó đã làm băng hoại hệ thống thờ phượng đấng tạo hóa của tín đồ Thiên chúa giáo, một giá trị truyền thông qua đức tin linh hồn; trào lưu phi thực lãng mạn (romanticists) hoặc hậu học thuyết Kantians đã tìm thấy những gì là giá trị.Tuy nhiên; cảm nhận trong thế giới đó là có một giá trị cách riêng mà là soi rọi, ấy là những gì tuyệt hảo và đầy đủ ý nghĩa, thế giới của một tri giác sống động, một thế giới mà con người sống một tổ chức như điều tưởng tượng. Từ đó tri giác về hình tượng phải là tự ý thức một cách riêng biệt; lối về của nhận biết là cõi ngoài thế giới, cớ sự của cái bản ngã tự tại, một bản ngã vượt ra cõi ngoài thế giới. Bản ngã đó tự nhận như là đấng sáng tạo. Khởi từ giả định đó, cõi phi thực lãng mạn chìm dần vào vực thẳm. Cho nên chi đòi hỏi một chứng từ là thế; cái gọi là ‘ID’ là cái tùy thân soi mặt mình thật hay giả giữa đời thường.

 

Tự thân –solipsist / it-self là một lý thuyết bản ngã không có gì là tồn hữu hoặc thực có nhưng đó là ngã vị / the theory that nothing exists or is real but the self.

 Tự ái –narcissist / self-love là động lực quan trọng một phân tâm lý nắm lấy một ngã vị được coi là phản đối những gì dính dáng khoái lạc xác thịt / in which the self is an object of erotic pleasure.

Cả hai yếu tố trên là hội chứng xác định vấn đề chính yếu của tương quan (identity) đã được thảo luận qua văn chương từ khi có phi thực lãng mạn ra đời. Đó là chứng cớ một tiềm tàng suy thoái, ngay trong văn chương hiện nay đã hòa đồng một suy thoái trong xã hội, trong một tinh thần tự nhiên và ngay cả cơ cấu tổ chức của những gì thuộc tự nhiên. Ấy là điều bày tỏ đã đánh mất niềm tin trong cá tính và cá tính đó là một cố gắng đúng để đi tới quyền lợi đại chúng, một thị trường rộng lớn, một trung hòa giữa chủ nghĩa tinh thần (spiritualism) với con người, gia tăng đô thị hóa, kỷ nghệ hóa và chuyên môn hóa, cái đó gọi là gia tăng liên đới tự nó; phù hợp những gì Marx và Hegel phân tích; tất cả là chức năng chuyên đề. Nietzsche gọi những chuyên môn hóa con người là ‘inverse cripples / nghịch lý suy tàn’ nghĩa là chấp nhận bỏ đi cái xấu xa, đê hèn còn hơn nuôi dưỡng một thoái hóa nghịch cảnh. Sự cớ tồn lưu suy tàn ngay trong văn chương đưa tới một mục đích thấp nhất như ý nghĩ của Beckett; tất cả tư cách đó an trú một nơi như vậy là trọn vẹn thì không còn là bộ sọ của chính nó –the declining vitalitu of the self in literature reaches its low point in the model with Beckett, whose characters dwell so entirely within their skulls. Là những gì thường đưa tới tàn phế của một bản thể suy thoái, chỉ rõ cái gọi ‘inverse cripples’.Nói cho ngay cái sự cớ đó là cái chuyển nhượng không hợp lẽ (alienated),cái đó không những chỉ cho xã hội và tự nhiên nhưng từ bản thể của tự nó mà ra. Thử điều nghiêng về những gì Yeat và D.H. Lawrence đã nghĩ. Yeat đã một lần vẽ lên đây cái tôn giáo nghệ thuật, Lawrence thì vẽ lên đây tôn giáo tình yêu. Về sau Beckett chạy theo Yeat và Lawrence cùng lúc xa lià hoài nghi đó, dù có hay không sau này họ là những nhà tiên tri về tái lập cái tư kỷ mở ra để tiếp cận một cách đơn giản hơn; như Yeat đã đưa ra. Cõi ‘Phi thực lãng mạn’.

 

Nhưng có một phần dính dáng nhiều thứ chung đụng có tính chất tâm thần tồn lưu (many-layered psychosomatic) đó chính là cái nhìn về phiá cải cách của Freud, phương thức định vị tư cách là cái mà Freud cho đó là cái dâm tính phát nguồn của cái ‘huyệt lộ / anal-erotic’ thể loại đó là một thí dụ tốt nhất cho sự tương quan bí ẩn (the mysteries of identity) thuộc bản thề này. Đối với Freud; chức năng của chúng ta xác quyết rằng nó nằm trong bộ phận thuộc cơ thể là khởi động một dâm tính thỏa mãn trong thời mới lớn; nói nôm na ‘nữ thập tam, nam thập lục’ là tuổi của chuyển động. Erikson cũng thấy điều đó, nhận diện cái tồn lưu khơi dậy từ khuôn khổ trỗi dậy ở dạng sinh dục (organ-modes) qua cái tuổi dậy thì, một kinh nghiệm kết hợp và kềm hảm của giai đoạn thuộc sinh dục nam và nữ (oral and anal stages). Khởi từ đó cho chúng ta thấy được giới tính một cách hợp lý. Và; cũng từ đó có từ ngữ của ‘identity/cá tính’, ‘self/ta’ và ego/tự ta’ được nhấn mạnh nhiều lần như một thẩm định tự nhiên của một hợp thể cái của ’ta/self’ và cũng thay đổi thuộc tính lịch sử tự nhiên như những gì đã mô tả -dữ kiện đó thuộc chủ nghĩa cá thể vượt qua những giai đọan gọi là tương quan –the fact that individualism is a passing phase of identity.

 

Nhấn mạnh một hợp thể vào tự-kỷ/ego được coi như vai trò của người thiết lập, bắt đầu từ thuyết phân tâm học với sự quay về là cơ bản thuộc phần đất của ‘cái ta’ trong tác phẩm sau nảy của Freud : Ego and the ID (1923). Đầu tiên phân tâm học chia cái-ta nằm trong vô thức mà điều đó đã chế ngự. Trong tập Tự Kỷ và Bản Thể (In the Ego and the ID) Freud đã mở rộng tư duy cho rằng bản thể cũng là dạng vô thức.

Trong phần giới thiệu vào năm 1914. Freud nói: ’Sức mạnh tính tự kỷ là một bao che để chống lại cái bất ổn, nhưng trong cái phương cách cuối cùng chúng ta đi tới tình yêu có qui cách không sa ngã xấu xa’ / ”A strong egoism is a protection against falling ill, but in the last resort we must begin to love in order not to fall ill”. Ông tách ra khỏi từ ngữ ‘tự kỷ’là thuộc một luân lý vô thức khơi dậy do từ tổ tiên, ông bà để lại cái siêu tự kỷ (superego) đó là những gì kéo dài ra cho dù sâu lắng trong bản thể hơn là tự kỷ. Freud  xác nhận tri giác lãng mạn đó là cái tự nhiên cao điểm bắt nguồn từ cái định mức thấp kém trong ông. Tôn giáo và nghệ thuật là nguồn cơn đưa tới tình yêu và vô thức. Giờ đây tự kỷ/ego trở nên một năng động tích cực; nếu có một phần của vô thức, người tổ chức cơ cấu cái-ta: Freud; đã chuyển đổi như một nhu cầu trái ngược của bản thể/id và siêu tự kỷ/superego. Chế ngự không còn lâu dài để xác định sự khác biệt giữa ý thức và vô thức mà chỉ còn lại sự phòng ngự cho tự-kỷ-vô-thức. Trong tập’Tự Kỷ và Bản Thể . Freud dùng tự-kỷ/ego với hai cảm thức chính: -một biểu thị ‘thân xác tự kỷ/a bodily ego’ bao quanh bên trong một lớp mỏng.-một cái khác biểu thị bằng một cơ cấu chức năng; tất thảy những thứ đó nằm trong khoảng cách tâm lý (psychic-space) đó là những yếu tố cấu thành bên ngoài, cái đó được coi như bên trong của thân xác. Freud cho đây là ‘con người hay thân xác tự kỷ / body-ego’ là ý thức chính đưa tới tự kỷ; trong khi đó ‘là những gì thấp kém nhất nhưng cũng là những gì cao cả nhất trong tự kỷ có thể điều đó đi từ vô thức /what is lowest but also what is highest in the ego can be unconscious’. Tuy nhiên những gì là cao cả nhất là siêu tự kỷ, đồng thời mở ra một cái-ta/self  là thể hiện cái lực bên ngoài / to external forces. Siêu tự kỷ làm cho chúng ta cảm thấy phạm tội vì đó là tội ác; thời chúng ta không bao giờ nhận lãnh cái vi phạm đó. Bởi; siêu tự kỷ là hình thái có từ bản thể/id : dường như một liên kết dồi dào với một loại thể sinh sôi sinh lý (phylogennetic) thu nhận từ mỗi cá ính –ông cho đây là một tồn lưu cổ lỗ sĩ (archaic heritage) Tương tợ với Carl Jung mở ra một bản thể bởi cái-ta bên ngoài để đi tới con người tự kỷ bên trong.

 

Kinh nghiệm về tự kỷ lộ rõ cho thấy rằng bước đầu là một sự mất mát kế thừa, một tư duy cố cựu, trong lúc đó người ta nhắc đi nhở lại một cái gì vừa đủ thông thường và đầy đủ cho mỗi cá tính là thành quả cho những thế hệ mai sau; chuyển hóa tự chính nó đó cũng là kinh nghiệm bản thể/id, gây một dấu vết của tất cả những gì của bản thể siêu tự kỷ được duy trì bởi tính di truyền thừa kế; có lẽ chỉ làm sống lại vóc dáng của thể thức tự kỷ và đưa tới hồi tỉnh. Thể thức hồi tỉnh tự kỷ theo mẫu thức cũ (archetypes) sao chép lại mà thôi. Một tương quan lẫn nhau giữa nhóm bản thể và tự kỷ bản thể. Freud quan niệm: ’ở giai đoạn chuyển thể là tổng hợp tự kỷ và cơ cấu tổ chức xã hội’. Freud lãng mạn hóa; người đã nhận thấy con người như thuộc tâm lý cô đơn (psychologically alone) !

 

Ở một tọa độ khác; chúng ta đã nói đến con người như một thứ máy móc trực tiếp, bởi tư tưởng khác biệt trong một thể chất con người. Đây là vị trí trong lý thuyết nhị nguyên của Descartes. Vì ngã hay vị ngã là một, cho nên chi con người quay về cái cố hữu với dạng thức máy móc, một thăm dò cho một tàn tích của cái mơ về tự do trong khi nhận lãnh đủ mọi thứ thì khác gì chống lại đường lối bản thể tự kỷ chớ chưa nói tới siêu tự kỷ vốn đã ngấm ngần trong thể xác (body). Đối chiếu con người và máy móc như thể là đảo ngược vấn đề. Bởi vấn đề có thể vẫn còn bắt nguồn từ một minh định của ý thức/conscious, bản thân/person và máy móc/machine. Giờ đây chúng ta xác định được máy móc  là cái thứ không có ý thức (not conscious) Chúng ta có thể thay thế định nghĩa mà không thay đổi từ ngữ được không?-Descartes cho đó: là người quá nghi ngờ thay đổi yếu tính (arch-doubter)’

 

Mẫu thức máy móc là gợi ý cho một học thuyết triết học đã ra công tìm kiếm và giải bày cái sự biến đổi khác nhau bởi một chính yếu đơn thuần –the philosophical doctrine which seeks to explain varied phenomena by a single principle.Cái đó gọi là ’monism’ là lý thuyết chỉ có độc một nhân tố bản chất chính yếu. Chủ thuyết đó thực sự là một cơ cấu cơ thể độc lập không nhị nguyên mà cũng chẳng đa nguyên. Trí tuệ lúc đó như một thứ máy móc như một thân xác mà làm nên bản thể tự tại (identity) hoặc là tự thức (self-conscousness); một thứ ảo giác. Văn chương khởi từ đó có một chuyển động khác cho một đầu óc phi thực lãng mạn (romanticists). Thế kỷ sau Nietzsche đưa ra những ý kiến tương tợ để luận bàn:’bản thể tôi là tôi hiện hữu nguyên vẹn; và không ngoài gì khác hơn, và; linh hồn chỉ là ngôn từ cho những gì về thân xác’/“body am I entirely, and nothing else; and soul is only a word for something about the body”.

 

Kiểu thức máy móc là nói lên cái gì rõ ràng, chính xác đó là kiểu thức có tính thời đại; vấn đề của bản thể (identity) không liên can vấn đề nhân loại của chúng ta. Văn chương từ đó đi vào giòng phi thực lãng mạn như đã có một quan tâm lôi kéo loài người đứng ra chống lại điều kiện hiện đại. Vì vậy mới có chuyện máy móc. Nhưng rồi phê bình văn chương là một sự gắn liền về ý niệm văn chương và văn chương đã có một cảm hứng đầy đủ để sáng tạo đối với triết gia, tâm lý gia, và những nhà khoa học xã hội cái đó là những mắc mớ hổ tương vào nhau; ấy là vấn đề bản thể sáng tỏ xuyên qua những vấn đề tương quan giữa: ta/bản thể/tự kỷ là những gì có tính cách văn chương được thảo luận. Một luận đề tương quan trong văn chương ngay cả vấn đề chính yếu hoặc tình cờ đến từ một lưu tâm khác. Quả vậy; luận đề của bản thể được nhìn nhận có tương quan nhau (identity) là cố định cho những khi trao đổi về phê bình hiện đại. Vấn đề chủ lực đã được chọn lựa, từ khi phát khởi một luận đề tương hợp của bản thể con người (identity) xuất hiện hầu như khắp nơi, nơi có con người cư ngụ, nơi đó có môi trường văn chương hiện đại.

 

The Mysteries of Identity /Những Bí Ẩn của Bản Thể là một cống hiến quan trọng đối với lịch sử tư tưởng. Nó phác thảo một tồn lưu suy đồi của cái tự-nó trong văn chương như là một phản chiếu sự xuống dốc, là một giải bày xã hội, một tinh thần đầy sức lực tự nhiên và trong một cơ cấu tiếp nối của tự tại (self) với bản chất như nhiên. Trong Những Bí Ẩn của Bản Thể cho ta thấy được một chiều sâu trầm lắng nội tại của một cái tự tại hiện đại (modern self) và hướng tới một tiếp nối đã đề ra; đó là những gì có thể phục hồi nghị lực và tái lập bản thể một cách tự nhiên hơn ./.

 

 (ca.ab.yyc. rằm tháng 4/2014)

SÁCH ĐỌC: ‘A Theme in Modern Literature’ by Robert Langbaum. The University of Chicago Press. USA 1977.

 

TRANH VẼ: ‘Bán Thân Socrates / A Bust of Socrates. Khổ 12’ X 16’. Trên giấy cứng. Acrylics + Mixed Media. Vcl 2014.

                                           

       BÁN THÂN SOCRATES / A BUST Of  SOCRATES  

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 3612
Ngày đăng: 02.05.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nỗi cô đơn của châu Mỹ La Tinh - Bùi Hoằng Vị
Nỗi buồn của bà Chúa hoa rừng - Nguyễn Anh Tuấn
Gợi ý về minh triết tâm linh & cuộc sống - Tuệ Thiền
“ Lời tình buồn” . Thơ, nhạc và các bản dịch . Anh, Pháp, Ý. - Trương Văn Dân
Tổng luận ca trù - Tuấn Giang
Từ lý luận – phê bình văn học miền Nam trước 1975 nghĩ về sự đổi mới lý luận – phê bình văn học dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa - Trần Hoài Anh
Epistemology trong nghệ thuật triết học Tây phương - Võ Công Liêm
Tân Cương trong văn chương Việt Nam - Hương Lê
Cảm nhận nghệ thuật thơ Cát Hoàng - Khaly Chàm
Văn nghệ miền Nam qua tác phẩm "Khi Những Lưu Dân Trở Lại" - Trần Trung Sáng
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)