Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.313 tác phẩm
2.745 tác giả
440
115.867.066
 
Đại thừa / MAHÀYÀNA / Greater Vehicle Lòng thương xót và Siêu hình học
Võ Công Liêm

 

     Là giáo phái thuộc hệ thống tu tập Phật giáo đã xuất hiện và phổ cập rộng rãi qua kinh điển (scriptures) khởi từ thế kỷ thứ nhất (BCE). Đó là hành trạng đưa tới tình thương trong triết lý siêu hình của Phật giáo Đại-thừa –Mahàyàna: the path of compassion and metaphysics.

 

Ở đây là dấu ấn của đổi mới tư duy và tu tập ở cõi ngoài của kinh điển Pali để trở thành một giáo phái được gọi là Đại-thừa/Mahàyàna. Pali là một cổ kinh Phạn ngữ thành hình ở Nam-Ấn (Old Indic Prakrit Southern Indian) còn được gọi là ’pãli-bhãsã’, một ngữ ngôn riêng biệt của giáo phái Đại-thừa. Điều đáng chú ý ở đây là sự khác biệt giữa những tu viện và người tu Phật; một kinh điển hoàn toàn mới đưa chúng sanh tìm đến con đường giải thoát, một kiểu thức gần như hiển lộ gần gũi với con người. Coi kinh điển như giáo luật (Pali Canon) dựa trên lời Phật dạy. Một thừa nhận cố hữu coi trọng như kinh luật của phái Tiểu-thừa. Những người theo phái Đại-thừa giải thích rằng: chỉ có giáo lý tối thượng là khai sáng tâm như để nhập vào một ý thức xót thương và mở ra một thân tâm siêu thoát. Kinh Đại-thừa (Mahàyàna sutra) nhấn mạnh một cách quan trọng về kinh nghiệm và đường hướng của giáo pháp. Pháp (dharma) không những biểu hiện cho kinh điển; phái Đại-thừa cho đó là một sự biến hóa vô thường, qua kinh nghiệm tu tập thì đây thuộc trạng thái thức tĩnh để tìm kiếm con đường giải thoát đó chính là giá trị lớn lao cho cuộc đời đang sống.

 

Ở mỗi tu viện hay những trường học Phật giáo từ cấp tiểu đến cấp đại thường đưa giáo lý Đại-thừa vào giáo trình, một phần gần như thuộc văn học nghệ thuật dành cho phép tu, một phần thuộc bộ môn triết học siêu hình đạo Phật; lấy đó làm chủ đề cho cuộc sống của tu sĩ và tu nhân. Một phương pháp tu học hoặc xem đây như nghĩa lý minh triết thiện xảo (skillful means) là một thúc đẩy từ trí tuệ để đạt tới Như-Phật. Thức tĩnh là giác là ngộ đi từ vô đến hữu và ngược lại, một tri nhận biến hóa (varied) vô thường của lẽ đạo; trong đối kháng đó là một quan hệ tương đồng với giáo phái Tiểu-thừa (Theravada=Hinàyàna)(*), nhưng tập truyền của Đại-thừa có một ít đặc điểm chung chung và thông thường giữa hữu thể và tha thể nghĩa là đạo mở ra từ tâm chớ không còn là khuôn phép; trọng tâm của Đại-thừa là làm sao đạt tới tâm-như-nhiên để thành Phật(?); Đại-thừa lấy kinh điển để đưa tới giải thoát, nương vào tình thương (mercy) và  sám hối (confession) là ngọn đuốc giáo lý Đại-thừa: ’tự giác, giác tha’ là vậy. Tất thảy nằm trong vũ trụ của Mandalas và Thang-kas gần như đây là phép tĩnh lự là một trợ lực cho định tâm và chiếu sáng vào trí tuệ. Yếu tố nầy là con đường đạo hạnh trong Đại-thừa dẫn tới cõi tịnh độ, cõi siêu thoát; không những sự chết mà ngay cả sự sống đều lấy tình thương và giáo lý siêu hình nhà Phật làm chuẩn cho môn phái Đại-thừa. Cái đó Đại-thừa còn gọi là thân-tâm của hồn và xác. Đạo sư Soen Nakagawa-roshi nói:’Bạn không đứng đây một mình bạn, nhưng đang đứng trong một hiện hữu của tất cả tri nhận an nhiên. Hãy giữ trí tuệ bạn trong sáng và nồng nhiệt’ (You are not just here for yourself alone, but for the sake of all sentient beings. Keep your mind pure and warm.)

 

Bồ Tát/ Bodhisattvas: xuất hiện sớm trong kinh điển Đại-thừa; đó là Liên-Hoa-Kinh(Lotus Sutra) là một thể kinh làm mới lại, dựa vào giáo luật kinh điển bởi do yêu cầu của giáo hội Đại-thừa lấy căn bản từ kinh điển làm phương tiện thiện xảo để tu tập vì những gì trước đây chất chứa một khả năng chưa trọn vẹn giáo lý nhà Phật và thay thế vào đó một sự thật trong sáng. Pháp-Liên-Hoa/Lotus Dharma được xem là phẩm kinh chính của Đại-thừa. Phật giáo được truyền thừa từ lời dạy của Phật qua các môn đệ, một đòi hỏi cho người tu Phật cần phải có một trí tuệ minh mẫn và một thể xác tráng kiện mới mong giữ được chánh pháp Phật. Đây là những gì đã được giải thích bởi những người dày công tu học và được nhìn nhận như một đạo giáo sống thực, cung kính thờ phượng như đấng Thế Tôn và cũng được coi là Đạo, dẫn đường và truyền đạt chúng sinh tu tập, dù là thần thoại siêu hình , dù là tập quán điạ phương đều dựa trên Pháp để hành động, để làm sao đạt được chân tâm nhà Phật. Đó là cốt tủy Phật giáo Đại-thừa. Một cá tính độc đáo của Đại-thừa là giải phóng khỏi phiền não bằng một khả năng của trí tuệ nhận biết qua kinh điển cũng như qua kinh nghiệm sống; Liên-Hoa-Kinh đòi hỏi một dữ kiện duy nhất là đạt được mục đích trí tuệ trong sáng Như-Phật để đi tới Chân-Như giải thoát để thân tâm không vướng mắc mà còn gìn giữ những lợi ích khác. Dữ kiện đó được khẳng định một cách quả quyết rằng chúng ta không những được gọi là giải thoát từ cá thể nhưng phải có tính-phật-tự-tâm (Buddhahood itself) thì mới đến được bờ giải thoát. Liên-Hoa-Kinh cho rằng tất cả hiện hữu là một khả năng khơi dậy từ Phật tính để quyết định dẫn tới vô lượng chúng sanh một cách tất nhiên và hữu hiệu . Giáo phái tân Đại-thừa ngày nay nhìn chân-như Như-Phật là Bồ Tát một hiện hữu sống thực như dâng hiến từ tâm-như siêu thoát; vì những đấng tôn thờ Bồ Tát đã giải thoát từ tiền kiếp cho tới nay. Bởi cả hai: tu sĩ và thế tục luôn khấn nguyện (vow) để thân tâm trong sáng và tu tập để xứng đáng như Bồ Tát ở kiếp sau (tư duy nầy nặng phần giáo pháp của Tây Tạng).

 

Ngày nay Đại-thừa thường hành lễ và tụng niệm vào Tứ-Đại-Bồ-Tát (Four Great Bodhisattva) được biên tập nhiều lần và thành phẩm kinh ở Trung quốc vào thế kỷ thứ sáu.

 

Bồ Tát không những chỉ là ý niệm lý tưởng và phẩm hạnh dành cho thế gian. Bồ Tát được nhìn như diện mạo bất diệt của Phật, một thể hiện của Bồ Tát  là một trí tuệ nhiệm mầu ban ơn, che chở hoặc được che chở trong tình thương cứu độ chúng sanh, cung dưỡng và cầu khẩn để được độ trì. Hầu hết ở Đông-Á (East Asia) xem Bồ Tát Quan Âm (Kuan-yin/Kannon) là đấng được cầu xin linh ứng và hữu hiệu. Dù rằng Quan-Âm được mô tả giới tính nam (Avalokitesvara) ở Ấn-độ; Liên-Hoa-Kinh nói rằng Quan-Âm dưới bất cứ dạng thể, dù là vô thể chăng nữa đều đem lại tình thương và cứu rỗi hoặc độ bất cứ gì qua lời khấn nguyện và được sắp xếp trong những giới tính khác nhau chừng ba mươi ba thể cách tượng trưng. Ở Đông-Á thờ phượng Quan Âm qua giới tính âm thường như che chở  những trẻ thơ và nhìn Bồ Tát Quan Âm là đấng cứu nạn, cứu khổ, ban phép mầu cho thai nhi và những bà mẹ thai nghén. Một đặc trưng khác của Đại-thừa Tây tạng; Bồ tát là hình ảnh bao che với tình thương là đấng thương yêu, cứu chuộc bao trùm vũ trụ-Avalokitesvara còn được biết qua Phạn ngữ: Amitabha là hào quang vô tận Phật soi rọi tình thương, đấng Vô-nhiễm (Pure-Land) cung dưỡng như tiếp dẫn giữa con người và đấng ‘Toàn năng’ một linh ứng khai mở vào tiền kiếp Phật(the Buddha of the Past)của A-di-đà-Phật (Amida/Amitabha).

 

                                  Ba Pháp-thân Phật (The Three Bodies Of Buddha)

Theo Phật giáo Tiểu-thừa (Theravada) Phật là hình ảnh có tính lịch sử muôn đời, dù Phật không hiện hữu nhưng Phật đã để lại Pháp giới/dharma như mở đường tu học và hành đạo. Phá chấp để đạt tới Chân-Tâm-Phật. Ngược với Đại-thừa nhìn Phật là đấng toàn trí, toàn lực, toàn bích (bi trí dũng) của vũ trụ. Theo tư duy siêu hình, Phật nói lên sự hiện diện bất diệt trong vũ trụ với ba diện mạo, ba khiá cạnh hoặc coi đây là pháp thân/bodies vô nhiễm, ánh sáng trí tuệ vũ trụ mà Phật là chứng thực với một hiện hữu tuyệt đối, một pháp thân chân phúc, là ánh hào quang tỏa chiếu cực lạc; thờ phượng Phật tức theo Phật-pháp đó là truyền thông từ Bồ Tát.

 

 –Metaphysically; Buddha is said to be an eternal presence in the universe with three aspects, or ‘bodies’ the pure universal consciousness in which the Buđdha is indentical with absolute reality; the body of bliss, that radiant celestial aspect of Buddhahood that communicates the ‘dharma’ to Bodhisattvas.

 

Bồ Tát hóa thân để biến thành Phật, biến hóa vô thường để cứu nhân độ thế. Cái đó nó nằm trong diện thức của thân tâm, hiện hình giữa thế gian như chứng thực lịch sử có thật của Phật

 

(Shakyamuni Buddha) sự thật mầu nhiệm dưới danh xưng tụng niệm qua vóc dáng một Thích Ca Mâu Ni / Siddhartha Gautama / Sakymuni là đấng trí tuệ nhân từ (Shakya sage). Người theo đạo Đại-thừa nhìn Thích ca là Phật, là; đấng chiêm ngưỡng và thờ phượng. Ngược lại Tiểu-thừa không thần thành hóa mà gần như không thừa nhận hữu thần (nontheistic). Với Đại-thừa hình ảnh Phật được Phật hóa qua những tựợng thờ như chứng minh có sự linh ứng Phật tính (theistic status) kể các bậc Bồ Tát đều được nhìn nhận là Phật(Phật Di Lạc hay Phật Điạ Tạng…) Nhưng một số khác của Đại-thừa dẫn giải sự tu học về Bồ Tát và  Tam-thân (3 thân) nhà Phật, là biểu hiện linh ứng hơn là biểu hiện tính triết học (như phái tiểu-thừa) như thể là ẩn dụ hay hàm ý cho một diện mạo của trí tuệ minh mẫn trong một tư duy linh hiển cõi ngoài của vũ trụ. Từ đó cho một viễn ảnh ; niết bàn(nirvana) là cái điều có thể miêu tả là ‘cõi sáng’,cõi tuyệt đối đầy chân phúc và một trí tuệ cực  sáng –From this point of view, nirvara can be described as the state of pure, blissful and radiant consciousness.

 

                                                        Cõi-Không / Emptiness

Kinh điển Đại-thừa diễn tả Phật như một hình thức siêu thể vượt ra khỏi không gian và thời gian, thần thông biến hóa vào những nơi cùng xẩy ra sự kiện, ảo hóa vô thường để dẫn độ chúng sanh vượt qua bên kia bờ giác ngộ. Song le; những vị cao tăng  không nương vào những hiện tượng đó mà tu tập, một đôi khi Đại-thừa quan niệm gần gũi với Tiểu-thừa; ở đó chỉ có một hiện thực siêu nhiên, một đỉnh cao vô hạn thế. Trong kinh cổ ‘Udana’ giáo luât Pali-Canon với một đòi hỏi tu Phật phải có một: vô-sinh, vô-tử, vô hoán đổi, vô tạo dựng. Nếu là Không thì là Không-tất-cả, đó là điều có thể không còn chủ đích cho cuộc đời hoặc một rèn luyện nào khác hơn ‘O monks; there is an unborn, undying, unchanging, uncreated. It it were not so, there would be no point to life, or training’. Có một vài cái vừa phức tạp vừa mâu thuẩn trong phái Đại-thừa đưa dẫn ý niệm về cái gọi là ‘Sunyata’ nghĩa là hoàn toàn trống, rỗng, vô hiệu ứng hoặc coi đó là cõi-không; một vài triết thuyết của Phật học cho rằng tất cả những gì trên quả đất nầy dựng lên rồi đi tới hũy hoại nghĩa rằng không có gì là bất tận cả. Thế giới thuộc hiện tượng ‘Samsara’ nghĩa là sinh, tử vẫn là trống không của hiện hữu cố định, ngay cả cõi niết-bàn cũng là Không trong một cảm thức, dù là nghĩ đến một xây dựng khác đi nữa, tư duy đó vẫn là không dù một điều kiện độc lập. Niết bàn không còn là hiện thực vĩnh hằng, mà đó chỉ là điều mong muốn, thâu nhận như ước nguyện. Cho nên chi trong triết lý Tánh-Không chỉ rút tiả kinh nghiệm ở chỗ Không mà ra và làm nền móng cơ bản trong hầu hết kinh điển để tu tập theo giáo phái Đại-thừa; là truyền thừa(vehicle) những kinh điển khác biệt vào bước đầu việc tu tập. Trong phổ kinh Tâm-kinh (Heart Sutra) là phép tu chính trong các tu viện Đại-thừa ở Đông Nam Á; trở thành tập quán của Phật giáo là hệ thống hóa những đổ vỡ trước đây: Bồ Tát Quán Thế Âm đưọc nhìn qua ngũ-thức tích lũy vốn có của con người (thể thức, cảm thức, tri thức, ứng thức và nhận thức) mà mỗi thứ đều chất chứa tánh-không một cách tuyệt đối. Với hiện thực hoá, Bồ Tát trở nên mãn nguyện những gì cứu rỗi. Cho đến sinh, tử, trong, đục, tăng, giảm đều được coi là trống-không. Sáu cảm thức chủ thể, sáu cảm thức hữu cơ và sáu cảm thức tri nhận cũng được coi là trống-không –the six sense objects, the six sense organs and the six sense awarenesses are seen to be empty. Vòng quay của cuộc đời cững được coi là trống-không. Dù có nhận biết và đạt đến tri nhận đều chỉ là lời nói của trống-không. Với ‘trí tuệ tuyệt hảo/perfection of wisdom’ vẫn không phải là chướng ngại, tuy nhiên không đưa tới sợ hãi và không còn là ảo giác để đi tới niết bàn. Tất cả là Trống-Không chỉ còn lại Như-nhiên, Như-phật và Như-lai.

 

 Đối tượng của Phật giáo Đại-thừa tập trung vào Tánh-không được thay thế như một giáo lý, như chỉ thị của đấng Bồ Tát :’ Gate, Gate, paragate, parasamgate, bodhi, svaha!’ (Buông thả, Buông thả, để tới cõi ngoài kia, tới bờ giác khác. Ôi siêu thoát, tất cả lời mời gọi!)

          “Gone, gone, gone beyond, gone to other shore. O enlightenment, all hail!”.

Phật giáo Đại-thừa là cung dưỡng và lấy sự cân bằng qua mọi sanh hoạt để có trí tuệ trong sáng dù trong một sinh động mù quáng hay trong một tâm như trong sáng của tình thương là mạch nối giữa Phật Pháp Tăng. Một tâm như nhiên ấy là Phật tính của giáo phái Đại-thừa.

 

VÕ CÔNG LIÊM (chỉnh sửa và phụ ghi ở TrúcLâm Bạchmã tự. Truồi. Huế. 16/5/2013)

(*)Theravada=Hinàyàna= Lesser Vehicle= Tiểu-thừa. Thường gọi là Phật giáo Tiểu-thừa; giáo phái nầy chú trọng vào nguyên thủy của khuôn phép tu tập để đạt tới chân như Niết bàn ; qua phép tu thiền định. Tiểu-thừa  phát triển mạnh mẽ ở Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Cam-Pu-Chia và Việtnam.

 

SÁCH ĐỌC: ‘Living Religions’ by Mary Pat Fisher. Prentice-Hall River, NJ. USA 2002.

ĐỌC THÊM: 1)‘SaddharmapundarikaSutra/Lotus Sutra/Liên-Hoa-Kinh’và 2)‘Thân Tâm Nhà Phật/On the Bodies of the Buddha’.  Bài của võcôngliêm đã đăng ở một số báo mạng và báo giấy hoặc l/l: lvocong@hotmail.com

để lấy thêm chi tiết.

TRANH VẼ: ‘Bồ-Đề-Đạt-Ma Diện Bích / Bodhidharma Facing the Wall’.Khổ 12’X16’ trên giấy bià. Acylics+Mixed.

Vcl#HVN1652013.

                                BỒ-ĐỀ-ĐẠT-MA DIỆN BÍCH /BODHIDHARMA FACING The WALL        

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 3220
Ngày đăng: 27.05.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Lý thuyết tiếp nhận: không chỉ là vấn đề học thuật - Phạm Quang Trung
Các bậc thang phép thuật - Nguyễn Hồng Nhung
Có thì có tự mảy may,không thì cả thế gian này cũng không - Nguyễn Cẩm Xuyên
Những “hạt mầm” đã vươn lên! - Đỗ Hồng Ngọc
Karl Jaspers Niềm Tin và Sự Khai Ngộ - Võ Công Liêm
“Phản Tiếp Nhận” Như là sản phẩm của thời hiện đại - Phạm Quang Trung
Luận về phụ nữ - Trịnh Ngọc Thìn
Tư duy Camus (III) qua vai trò của người nghệ sĩ - Võ Công Liêm
Bảy nhà thông thái - Nguyễn Hồng Nhung
Cái nhìn khác lạ thâm thúy của một nam nhà văn về thế giới đàn bà. - Phương Đông
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)