Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
748
116.677.051
 
Rimbeaud (II) Tác giả và tác phẩm
Võ Công Liêm

 

       TRANH VẼ:’Người đàn ông với chân dung người tình cũ’.Khổ 15” X 20” Trên giấy cứng. Acrylics+Mixed. #vcl 1062016.

 


                                    

 

   Chúng ta gặp gỡ trên văn đàn nhiều tác giả lừng danh thế giới, nhưng chưa có ai như Rimbaud (1854-1891). Một con người kỳ lạ, một nhà thơ phóng túng, một tư tưởng sống khác người khác đời –Je est un autre / I is somebody else. Bên cạnh những cuộc tình không hợp lý, không tương phản; để rồi đi vào đời như một nhân chứng thời đại, sống ngắn nhưng sống nhiều… (‘Rimbaud (I) /Tôi khác đời’ của vcl).

 

Đó là những gì để lại giữa đời; hiếm! Rimbaud sống ngắn nhưng lại sống nhiều hơn những kẻ đã sống lâu. Cuộc đời nên thơ là ở chỗ đó, bởi; Rimbaud sanh ra đời đã là thi nhân (born to poet). Hầu như sự đó thường dành cho những tài danh, mà họ xuất hiện như sao xẹt trên vòm trời văn học của nhân loại, một sự gì đáng giá, đáng ngợi ca; là vì nó quá phi thường giữa cõi đời đang sống. Danh nhân không ngẩn mặt mà cúi mặt để minh chứng cho một sáng tạo sáng giá. Trong những bậc thi nhân, văn nhân của chúng ta cũng có những cảnh giới tương tợ như vậy. Đấy là niềm kiêu hãnh chung. Thế nhưng; ngày nay lại có cái nhìn khác hơn xưa phải chăng ảnh hưởng đôi phần giữa thị hiếu quần chúng và thị hiếu khoa học kỹ thuật mà làm cho một số văn thi nhân biến chất hay hóa trị để theo kịp trào lưu tư tưởng ‘đương đại’? -Đương đại là cùng thời làm nên lịch sử và để đời. Lý do đó phát sinh nhiều nhà phê bình tư tưởng, nhận định trên một lập trường quán chiếu như soi rọi, là mổ xẻ những gì đặc trưng thuộc tác giả và tác phẩm, đánh giá một sự vượt mức về tư duy và hành động là khâu chủ lực mỗi khi đặc vấn đề, nhất là vấn đề văn học nghệ thuật, nó bao hàm trong một ý tứ tổng quan giữa chủ thể và khách thể nó đứng ngoài phạm trù của phê bình hay nhận định, mà đứng trong tư thế của cái nhìn ‘viễn vọng kính’ may ra mới đào sâu huyết mạch của ngữ ngôn văn chương, nhất là thi ca tư tưởng. Thi ca tư tưởng là tư duy ngoại vi, nó thuộc về cõi phi là một hình dung từ trong đáy vực tư tưởng, trừu tượng hóa để thành thi ca sống thực. Việc đó khó mô tả và lý giải, bởi như thế này: nó chẳng phải là khoa học tư tưởng, chẳng phải là ước lệ (chỉ có thi ca thời thịnh Đường hay thi ca 6/8). Từ chỗ đó một số phê bình gia hay tư tưởng gia đã có cái nhìn phóng ngoại, đôi khi không đi sát sự thật, mà tô điểm lên bộ mặt văn chương những màu sắc ảo tưởng là con đường mòn chiếu lệ, sao y chánh bản để cầu chứng. Lối phê bình văn học trở nên cổ lỗ sĩ, nghĩa là không đổi cũ thay mới mà ‘cứng đầu’ duy trì cái đã chết, thiết tưởng không cần phải làm sống lại cái không phải để đời hay tuyệt xuất; từ chỗ đó đưa văn chương thi ca không lối thoát (cul de sac) rơi vào ngõ cụt của tư tưởng, đành lòng mượn văn hay thơ để lý giải theo cái đà của tác giả dựng nên, không khai thác tận cùng chiều sâu linh hồn tác giả dựa vào đâu, phát sinh từ đâu để thành thơ mà cắm đầu lùng kiếm ngữ ngôn thi ca như chứng minh một hiện hữu phi thực, không dấy lên đó một sự thật mà tác giả sống trong thơ. Chủ quan của người viết (phê bình) là diễn tả bằng một lối văn phong ‘diễm lệ’, một thứ bình giải của thời kỳ trung học phổ thông, dù rằng người viết thuộc dạng có học mà đã vấp phải những tiểu tiết, vụn vặt để rồi biến mình khấp lõa, che đậy một phần sự thật của tác giả và gây nhiều ngạc nhiên khác, bởi; chưa nắm cơ sở.Từ chỗ đó suy ra rằng tác giả và tác phẩm là một, nó un đúc trong một tinh thần cố hữu, nó chỉ phát tiết trong khả năng hạn hẹp của trình độ học vấn và gia cảnh; yếu tố đó một phần khơi dậy từ tiềm thức của di thể (genetics/genes/dzen (âm Việt)) hà tất; tác phẩm không nói lên giá trị sản phẩm cũng như giá trị tổng sản lượng (phát hành) mà căn cứ vào đầu sách như một minh định. Sai lầm cả chùy lẫn chài. Cứ thế như là căn bệnh của thời đại, mất đi tánh sáng tạo văn chương mà trở nên ‘ước lệ’ cho một ước lệ suy tàn, hủ hóa không còn thấy ở đó một thứ văn chương đương đại. Thí dụ: Gần đây nhà văn họ Hoàng ở Huế phê bình một nhà thơ gốc Huế. Hai cảnh tượng khác nhau giữa hồn và xác, một thứ dẫn chứng mơ hồ không sát thực tế, mơ hồ trong tư duy trừu tượng để phê nhận cho tác giả, tác phẩm; thực chất cuộc đời của tác giả không thực với đời thơ, mâu thuẩn của người viết chưa chịu ‘sưu tra lý lịch’ của tác giả vì đâu mà có lời thơ mộc mạc đó. Nhìn chung; lối nhận định đã không lôi cuốn mà hỏa mù người đọc là vậy. Văn sĩ đã mượn chữ để chứng minh theo dạng ‘vật lý trị liệu’. Tuồng như nhà văn ngợi ca ‘dzùm’ cho thi sĩ (?).Ở đoạn cuối họ Hoàng vòng vo tam quốc làm cho bài phê bình trật đường rầy, rối bời. Nếu thực sự nó là thiên tài (genius) thời ngợi ca cho thỏa lòng ao ước. Nhưng; đây không phải là ‘thiên tài’ của thi ca, chẳng qua nó chỉ là nhãn hiệu quen tai (thi sĩ đã làm thơ thuở trăng tròn cho tới nay hơn nửa thế kỷ qua); thế mà thi sĩ không xếp hạng vào loại nhà thơ đương đại; bởi lẽ ‘giọng ca thơ’ nó không để lại dấu ấn đặc thù cho thi ca mà nó biến mình vào thể loại thơ bình dân như những loại thơ bình dân khác, khó tìm thấy âm điệu cho một tư duy sáng tạo chất thơ.Thành ra người phê bình cho tác giả và tác phẩm gần như đồng điệu với nhau và nghe như một thứ rập khuôn sáo mòn. Thơ, văn và người là một, nó phản ảnh rõ nét; thế nhưng không phân định đường hướng của nó qua ngữ ngôn của thơ; để rồi lời phê nhận trở nên ù lì, không lối thoát.

Thơ đôi khi dễ dàng dung túng nhưng đôi khi rất khó lọc lừa. Cho nên chi phê bình thi ca không phải chuyện giản đơn như thường gặp ở giữa đời này. Mà là vai trò đáng kể của người dẫn chương trình.

Phá hủy lối phê bình cổ điển mà sáng tạo vào đó lối phê bình không phê bình (critique non-critical) thời gọi là phê bình mới. Đừng tưởng phê bình là phê bình gia; mà nó chỉ là lối ‘gở rối tơ lòng’ mà thôi!

Vậy làm thế nào để thấy cuộc đời tác giả và tác phẩm mà phải biết vận chuyển để xuất hành từ đó cho đến về sau thì may ra hiểu được hồn thơ mà tác giả gởi gắm, là một minh định cụ thể bằng không nói một đàng làm một nẻo;cần thiết là mở rộng để tìm thấy sự thật chân chính trong thi ca.Văn hay thơ nó đi từ gốc tới ngọn, chớ đừng bứng ngang để nói hay lý giải theo quan niệm chủ quan mà lạc đề tài đưa ra.

 

Nhìn vào cuộc đời và sự nghiệp của Rimbaud chỉ có hai tác phẩm đáng giá và để đời: Hoa Điạ Ngục / Une saison en Enfer / A Season in Hell và Con tàu Ngất ngư / Le bateau Ivre / The Drunken Boat.

…Là người tiên phong, bài bác, chống đối để giải phóng toàn bộ thứ văn hóa đình trệ của thế kỷ XX. Thi ca của Rimbaud là trường phái tượng trưng và siêu thực… (trong ‘Rimbeaud (I) / Tôi khác đời’ của vcl). Để chứng minh lời lẽ đó chúng ta thử đi vào đời riêng của Rimbaud để tìm thấy thực hư của tác giả và tác phẩm mà trong đó đã nói những gì trong đời cũng như trong thi tứ. Hậu trường của Rimbaud là một trạng huống bi thảm, phản ảnh vào đó một nội tại đau đớn đi sát với đời thơ. Cho dù thi nhân ngưng việc viết lách ở tuổi mười chín, nghĩa rằng trong mắt Rimbaud khi chào đời đã thấy thơ trải dài trong cuộc đời và bừng lên ở tuổi dậy thì là thời gian phát khởi mãnh liệt nhất, và; thực sự đứng ở vị thế thuộc cách mạng tư tưởng (revolutionary thought), thiên tài vượt qua hằng năm qua –talent of the past hundred years, và; thi ca cũng như văn xuôi của Rimbaud đã lan tỏa và ảnh hưởng đến thi văn nhân qua những thế kỷ. Trong tác phẩm ‘Mùa Điạ ngục / Une saison en Enfer’ là những đoản văn: ‘Máu xấu / Bad Blood’, ‘Đêm Hỏa ngục / Nuit de L’enfer’, ‘Mê Hoặc I, II / Delires I, II’ là hai thể văn xuôi viết theo dạng thơ rồi lại viết theo thể văn xuôi. Sau đó viết tiếp ‘Bất Khả Thi / The Impossible’, ‘Tia chớp / L’éclair’, ‘Buổi Sáng / Morning’, ‘Giả biệt / Adieu’ Và thi tập  ‘Con tàu Say / Le Bateau Ivre’ là một trường thi không dứt, trải rộng tâm hồn như trong cuộc sống mà thi nhân đã dấn thân.

Cuộc đời của Rimbaud quả phi thường, là những gì được ghi nhận vào số lượng của huyền thoại ca từ ‘Hoa điạ ngục / Une Saison en Enfer’ đã đạt tới đích của sự kiện và ‘Ngất Ngư Con Tàu / The Drunken Boat’ là một thi tập của những đường nét tách rời của những gì bất ngờ, sửng sốt như chiêu hồn ảo hóa là những gì triền miên trong trí nhớ giống như báu vật được ngăn lại –(It is) an anthology of separate lines of astonishing evocative magic which linger in the mind like isolated jewels. (Dr. Enid Starkie of Oxford University). Rimbaud đã sống ngắn nhưng vẫn còn đó; nó như một hiện hữu thực tại và dài lâu. Ngần ấy thôi cũng đủ thấy là tuyệt tác; thiên tài là bộc phát hiếm hoi giữa cõi đời này và dừng trong cái dừng nhận thức để cho thi ca sống mãi với nhân thế.Khác đời nơi Arthur Rimbaud chỉ có một không hai.

 

VÀO ĐỜI -1860/1870

 

Rimbaud sanh 20 tháng Mười năm 1854. Tên thật là Jean-Nicolas-Arthur Rimbaud ra đời ở một thị trấn nhỏ, vùng ven Meuse gần biên thùy Bỉ (Belgium). Con thứ hai trong một gia đình quyền qúi (bourguignon) được giáo dục nghiêm khắc. Nhưng tình cảnh gia đình giữa cha, mẹ tan vỡ, Rimbaud xa mẹ ở tuổi lên sáu và từ đó không bao giờ gặp mẹ. Về sau họ mới nhận ra con mình là thiên tài thi văn. Rimbaud đã viết những gì như bản cáo trạng tàn ác trong những thi tập khi còn ở tuổi thiếu thời ‘Les Poètes de Sept Ans. Là một chứng minh nỗi bi thương trong người Rimbaud với một ám ảnh suốt đời.

 

1860/1870 : mười năm trong cảnh xa mẹ. Người mẹ đã hy sinh tất cả để đùm bọc Rimbaud qua khỏi cảnh khốn cùng. Bảy tuổi, tám tuổi, mười tuổi là những giòng thơ bắt đầu khơi dậy từ những mặc cảm xa lạ ở trường học đến trường đời, là một phản kháng nội tại trong lòng Rimbaud. Những cấm kỵ trong gia đình đến học đường Arthur Rimbaud thu mình đọc sách và lùng kiếm cho chính mình một cuộc đời mãnh liệt hơn –Arthur Rimbaud turned within himself and to reading in search of an intense life. Rimbaud một con người hiếu học, yêu văn chương và thi ca của Hy lạp, La Tinh và Pháp văn; nhờ đó về sau Rimbaud làm những vần thơ song ngữ La Tinh và Pháp. Rimbaud thành chung phân khoa văn chương hiện đại và cho ra đời tập thơ ‘La Revue pour Tous’ vào năm 1870. Như một kết quả khởi đầu.

 

1870 : Arthur Rimbaud thành công lớn từ cửa trường đến cửa đời; với hai mươi mốt tuổi tiếng vang của thi ca lan trải khắp nơi và phổ biến thơ qua thi đàn. Rimbaud nhận giải thưởng hạng nhất trong cuộc thi danh dự (the Concourts Académique) và liên tiếp thắng những giải thưởng khác. Sau chiến tranh Pháp Thổ, Arthur đến Paris là nơi tụ hội văn nhân; ở đó Rimbaud nghèo xác xơ. Tuy nhiên; hoài bão của Rimbaud là say mê chủ nghĩa tự do với những gì chướng tai gai mắt một cách gớm guốc ‘adore free frêedom  with horrible obstinacy’ là những gì phản ảnh trong thi tập ‘Con tàu Say’. Thời kỳ này Rimbaud đi tìm tình yêu cho riêng mình; kết thân bạn đồng tính và say mê thơ của Paul Verlaine. Với những ngày tháng phóng đãng ở Paris, đã lôi cuốn đôi phần nhà thơ trẻ. Người đã quay về quê cũ và thật sự thay đổi từ tâm hồn đến thể xác, một thức tỉnh nội tại là căn nguyên phát tiết vào trong văn chương. Thi ca đầu tiên đậm cảm giác phải nói đến bài thơ ‘Trái tim khẩn cầu / Coeur supplicié’. Phát sinh một cách bất ngờ cho Rimbaud, tăng dần trong nội cung ‘inner’ như ngọn gió xoáy; là những gì thuộc văn chương ‘bất tử’ và đầy ấp kinh nghiện của thi tập ‘Những cành hoa Mệnh yểu / Fleurs du Mal’ của Baudelaire (1857) đã đưa tới cho Rimbaud một nổi loạn bùng dậy để chống lại những gì gọi là cuồng tín, huyễn hoặc, kiêu căng tự phụ của bọn quan liêu, nỗ tung những thứ phàm phu tục tĩu và báng bổ vào trong thi ca qua những thời kỳ, nhưng; cùng lúc thi sĩ đã bày tỏ hết mình những gì tai nghe, mắt thấy vào lý thuyết của thi ca (the theories of poetry); đó là những gì định hình vào trong tác phẩm của Rimbaud và những gì lan rộng trong đời của thi sĩ. Được coi như ảnh hưởng đến cá tính và kích động để hướng tới con đường sáng và qui vào đó tính chất triết lý; đó là lý thuyết đặc ưu dành cho thi ca mà thi nhân phải là người nhìn xa, trông rộng (visionary) hoặc là tiên đoán (seer) sự kiện để thành hình trong thi tứ cũng như trong văn xuôi. Cái khác người của Rimbaud là đi trước cuộc đời, là minh chứng cụ thể qua mấy thế kỷ và sắp tới; cái nhìn tổng quan của Rimbaud ít ai nhìn thấy. Đấy là chuyện lạ đời mà xưa cho là giả tưởng. Người làm thơ phải sống giữa ngoại quan và nội quan, hòa nhập vào nhau để cho thơ được sống...Làm thơ như thói quen, sự này gọi là bệnh lý trầm kha ‘mental-illness’. Người làm thơ hôm nay cần chú ý ở điểm này, thời tất mới mong thơ sống và tồn lưu nhân thế. Còn làm thơ để chạy theo thị hiếu Rimbaud gọi là ‘thợ thơ / poetist-man’. Bầu cua cá cọp thành thơ, xe cán chó, chó cán xe thành thơ thời gọi đó là thi-ca-tạp-pí-lù. Hoặc cho đó là thể thơ mới? Không! thể đó nó có phong thái của nó; nghĩa là nó sáng lập cái mới trong thơ để thành thơ, sự đó gọi là khác đời, khác người như phương châm của Rimbaud. Lạ đời, khác đời là cái khác lạ hợp lý và lý tưởng. Bằng không chỉ là thứ đỏm dáng mà thôi.

 

TAI TIẾNG -1871/1872:

 

Quan hệ tình cảm giữa Rimbaud và thi sĩ Verlaine đã gây chấn động khắp kinh thành Paris. Họ đã bị bôi xấu cho sự luyến ái trái phép giữa con người và xã hội. Cả hai bị lên án gắt gao. Cho dù tuổi tác chênh lệch, trong lúc Verlaine đã lập gia đình. Verlaine hơn Rimbaud đến hai mươi tuổi, một đàn anh sỗ sàng, Rimbaud là thanh niên thơ ngây. Vì vậy mà Rimbaud lẫn trốn khắp nơi bởi tiếng thị phi. Chàng thi sĩ trẻ trở nên vô gia cư, rày đây mai đó. Verlaine đau cho tình nhân, gởi gắm Rimbaud ở nhờ nhà bạn. Verlaine trả một giá rất đắc cho một thứ tình yêu lạ đời (thuở ấy). Đời sống của Rimbaud ở Paris vô định hướng. Thi sĩ nghiện ngập, kể cả độc dược (drugs), thả tóc lang thang, phóng đãng không còn biết thân mình. Cuối cùng Verlaine và Rimbaud vượt qua Anh quốc (1872) với những ngày tháng sống kiếp du mục (bohemian Soho). Verlaine ốm nặng ở một nơi xứ lạ quê người. 1873 họ trở lại Pháp và Rimbaud khởi sự viết ‘Hoa Điạ Ngục / Une Saison en Enfer’. Những phức tạp, ràng buộc giữa Verlaine và Rimbaud như còn dai dẳng. Vrlainer toan tính tự sát cho cuộc tình đồng tính. Verlainer hai năm tù lao động khổ sai. Rimbaud lâm bệnh cúm đau đớn hoàn tất tác phẩm ‘Mùa Hỏa ngục / A Season in Hell’. Vụ tình xẩy ra làm cho Rimbaud cảm thấy xấu hổ, dị biệt và tính chất giả tạo; lần này Rimbaud hồi hương và quyết định đốt cháy những tác phẩm, văn bản…chỉ còn lại bản thảo của tác giả ‘Một mùa Hỏa ngục / Une Saison en Enfer’ là còn lưu lại đến nay. Mười chín tuổi chấm dứt sự nghiệp văn chương và không bao giờ viết gì về thi ca. Cái giá của thi sĩ là nhận biết những gì sai lầm, những gì tồn tại và những gì để đời, không có gì trên đời là tồn lưu nhân thế, sớm muộn rồi cũng mai một; phủ nhận tất cả để đi vào hư vô. Cái lạ tuyệt đối nơi Rimbaud là không muốn để lại tiếng vang hay tên tuổi. Nhưng dưới mắt nhìn của thế gian tuyệt tác của Rimbaud mới muôn thuở và không bao giờ tan biến mà truyền lưu.

Ngày nay có một số thi nhân còn theo đuổi tiếng vọng lại mà thực chất chẳng có chi để vọng lại, chỉ vọng lại một tham vọng không có thực; thế nhưng họ vẫn đuổi theo con tàu vô định đó. Rõ khốn!.

 

TỈNH NGỘ -1873/1879

 

Lần này; sau vụ tai tiếng với Verlaine, với bằng hữu, với gia đình thì đây là một quyết định tối hậu của Rimbaud để nhận biết về những gì với văn chương; để rồi lấy văn chương, thi tứ làm hành trang lên đường, bỏ lại quê hương. Dù đã để lại bao kỷ niệm từ khi sanh ra và lớn lên, dù có nghìn trùng xa cách tình hoài hương là dấu mốc trong đời và sự nghiệp của Rimbaud. Những năm tháng ‘bụi đời’ ở Paris là một thử thách để tìm thấy những gì giữa tốt và xấu, giữa thực và giả, giữa đau khổ và hạnh phúc. Rimbaud học rất nhiều bài học đắng cay từ khi ra đời, vào đời, để đời rồi để chết. Rimbaud tự mãn để thấy mình bất hạnh giữa cảnh đời và gia đình. Mối tình ‘ngang trái’ đồng tính trở lại giữa Verlaine và Rimbaud như đoạn kết cuộc đời của hai con người nghệ sĩ. Lần này Rimbaud thực sự tỉnh ngộ. Họ nhận ra được cái gì cần có và cái gì không cần có. Thi nhân đâm ra hoài nghi ở chính mình, hoài nghi mặc cả cuộc đời: đánh tráo, bôi bác, chà đạp, danh vọng và tiền tài, quyền lực và yếm thế; những thứ đó Rimbaud cho là tha hóa trong linh hồn của con người, một thứ mị-văn-chương, từ chỗ đó Rimbaud ‘gác bút’ để trở về trong im lặng; chọn lựa đó là vàng hơn bạc. Rơi vào một xã hội như thế, giữa năm1875 Rimbaud đi Đức và ghé lại Stuttgart như để tìm quên. Hành trình tiếp tục đến Ý băng qua dãy Alps với chân trần là một thối thác cuộc đời và sự nghiệp. Đến đây Rimbaud ngã bệnh đưa về Marseilles. Cả một dặm trường đi để thấy từ Paris, quê nhà, Luân Đôn cuối cùng quay đầu đi Nga; tất cả là một thúc bách để trước khi xa lánh trần gian.Tỉnh ngộ để không còn hối tiếc cho những gì không đạt tới của ao ước…

 

CUỐI ĐỜI -1880/1890

 

Là chặng đường khốc liệt đi từ nơi này đến nơi khác, hóa thân một thứ vô gia cư vô điạ táng. Đối đầu với người và thiên nhiên. Đi làm lao động rồi đi lái tàu, bỏ việc lang thang vào vùng sa mạc Cyprus. Lao nhọc đưa đếm ốm nặng. Rimbaud thật sự bệnh: bệnh dương mai. Có lẽ; lúc nầy thi nhân tìm ‘giải thoát’ để thực sự quên mối tình thuở thanh niên với Verlaine. Rimbaud sa đọa trong tửu điếm là con đường đi tới ‘thủy tử’ cho con người đang rơi vào tuyệt vọng, thi nhân cần có một đối tượng để vỗ về, âu yếm, muốn được mơn trớn ở tuổi lên năm, lên sáu. Rimbaud không có thứ đó để sống lại. Nỗi đau muộn màng biến mình trong cô độc, thiếu vắng và trì độn –suffered deeply from loneliness and inactivity. Chắc chắn một điều là Verlaine đã chết. Nhưng; chắc chắn là bất tử đối với Rimbaud. Cuối đời (trước khi chết) Rimbaud trở lại vùng cao Aden và ở đó Rimbaud ‘kẹp nách’ một gái thổ dân Harari, nàng sống với thi nhân khi tình nhân khi là vợ không cưới (common-law). Đời của Rimbaud còn tiếp tục sôi nổi cho tới ngày buông xuôi. Rimbaud vẫn còn sống trong mơ bên đời quạnh hiu không có mặt trời.

Thi thể nhà thơ Arthur Rimbaud được mai táng ở quê nhà (Charleville) 1891. Mười năm sau đời mới nhận ra cái siêu lý đó và dựng bia ghi tên tuổi thi nhân khá lạ đời này ở nghĩa trang Square de la Gare.

 

Nếu đã là thi nhân; xét mình có dám sống, dám làm, dám viết và dám chết như Rimbaud? Không có một nhà thơ nào trên thế giới so sánh mình với Rimbaud –Tôi một con người khác đời. Có! nhưng không thực, bởi hai chữ nhà thơ mà biến mình đỏm dáng với thế gian: mang kiến cận, gắn thuốc trên môi hoặc mỉm cười như thỏa lòng mong đợi hoặc có khi lờ đờ như kẻ mất hồn, hoặc nhăn răng ra cười vô cớ hoặc có khi bê bối, rối bời cho ra điên, có lẽ; vì thơ mà hóa thân hay hóa điên ? Những thứ đó đều là giả tạo!

 

TRÍCH ĐOẠN - Trong tập ‘MÙA ĐIẠ NGỤC’ của Arthur Rimbaud.

 

    UNE SAISON En ENFER

 

Jadis, si je me souviens bien, ma vie était un festin où s’ouvraient tout les vins coulaient.

Un soir, j’ai assis la Beauté sur mes injuriée –Et je l’ai trouvée amère –Et je l’ai injuriée.

Je me suis armé contre la justice

Je me suis enfui. O sorcières, ô misère, ô haine, c’est à vous que mon trésor a été confié!

Je parvins à faire s’évanouir dans mon esprit toute l’espérance humaine. Sur toute joie, pour l’étrangler, j’ai fai le bond sourd de la bête féroce.

J’ai appelé les bourreaux pour, enpérisant, mordre la crosse de leurs fusils. J’ai appelé les fleaux, pour m’étouffer avec le sable, le sang. Le malheur a été mon dieu. Je me suis allongé dans la boue. Je me suis séché à l’air du crime. Et j’ai joué de bons tours à la folie.

Et le printemps m’a apporté l’affreux rire de l’idiot.

Or, tout denièrement, m’étant trove sur le point de faire le dernier conac ,j’ai songé à rechercher la clef du festin ancient, où je reprendrais peut-être appét tit.

La charité est cette clef –Cette inspiration prouve que j’ai rêvé!

‘Tu resteras hyena…’ etc; se récrie le demon qui me couronna de si animables pivots. “Gagne la mort avec tous tes appetites, et ton égoisme et tout les péchés capitaux”.

Ah! J’en ai trop pris: -Mais, cher Satan, je vous en conjure, une prunelle moins irrtiée! Et en attendant les quelques petites lâchetés en retard, vous qui aimez dans l; écrivain l’absence des facultés descriptives ou instructives, je vous détache ces quelques hideux feuillets de mon carnet de damné.

 

  MÙA HOA ĐIẠ NGỤC

 

Một lần nào ‘cho ta gặp lại em’ thì đó là lẩn tôi nhớ mãi, đời tôi đã một lần ăn uống phủ phê là nơi mà tấm lòng tôi rộng mở và rượu là dòng chảy không ngừng trong tôi. 

Đêm xuống người Đẹp ngồi trên gối tôi và tôi tìm thấy nơi nàng một chút gì ‘để nhớ, để thương’ cho dù nỗi đắng cay bất hạnh ngập tràn trong tôi. Và rồi; tôi nguyền rủa tôi.

Tôi võ trang chính tôi để chống lại cái thứ công lý bù nhìn.

Tôi trốn chạy. Ôi Qủi ám, ôi Khốn cùng, ôi Căm thù, đối với em ta dâng tặng vàng son như ký thác!

Tôi đã dự trù, xoay xở để truật xuất thứ vô loại trong trí tôi của bao hy vọng nơi con người.

Vui đi, ngay cả gì xa lạ về nó. Tôi vồ chụp nó với những gì vụng trộm của một con quái vật trong tôi.

Tôi hốt hoảng tay đao phủ thủ là những gì tôi có thể dày vò nghiến răng dưới bả súng khi mà tôi hấp hối. Tôi gào như tạo ra tiếng nghẹt thở ức trong máu, trong cát bụi. Số xấu mà Trời giáng xuống tôi. Tôi trầm mình trong đám bùn dơ. Tôi đã cạn tào ráo ván ở chính tôi trong cái không khí của tội ác. Tôi chơi trò ma giáo mánh mung chôm chỉa như điên khùng.

Mùa xuân đem lại tôi tiếng cười điên dại dễ sợ.

Giờ đây; chỉ mới đây thôi là mục đích dâng tặng còn âm vang cuối trong tôi. Tôi nghĩ rằng phải kiếm cho ra chià khóa để mở một bữa chiêu đãi cổ điển, ở đó tôi tìm một cái gì ngon miệng lần nữa.

Lòng từ tâm đó là rộng mở. Đây là nguồn cảm hứng chứng tỏ những gì mà tôi đã mơ!

“mầy sẽ là thứ chó ăn thịt sống…” vân vân và vân vân; chống đối bọn xa-tăn, dao gâm lựu đạn, bọn chúng tấn phong tôi như thể dâng hoa tưởng nhớ.

“Giành nhau cho tới chết cũng vì miếng ăn ngon dở, mầy là thứ đê hèn ích kỷ và tất cả liên can đến tội lỗi!”.

Ô! Tôi đã được chăm sóc: -Nhưng; thưa ngài qủi sứ, có một ít giận dữ trong con mắt. Tôi van xin ngài! Và; trong khi chờ đợi một thứ tình nhỏ nhen thương xót vào tiền thiếu nợ, ông là người yêu thương mà vắng đi lời ruông dạy hoặc tả cái bẩm sinh trong khi là nhà văn, hãy để ‘cho tôi khóc bằng mắt em’ mà sau này thi sĩ TTT đề bạt vào thơ cho đã đời con cào cào. Ôi ! thi nhân. Những trang giấy gớm guốc từ nhật ký của tôi, của một trong những gì đã chưởi vào mặt tôi của Hoa Điạ Ngục. (Việt ngữ vcl).

 

‘Hoa Điạ Ngục’ là đoản văn cùng với những đoản văn khác. Rimbaud diễn tả bằng một nội thức tự nhiên với ý tứ cô đọng, chất đầy yếu tố tâm sinh lý trong mỗi con người, phô diễn rõ nét một cảm nhận giữa đời đang sống, nhưng; dưới mắt của nghệ sĩ là hư vô của con người hiện sinh đúng nghĩa: ăn chơi đúng cách, điệu đàn đúng mức … và; pha vào đó một chất điên phóng túng để bù những gì thiệt thòi mà tác giả hứng chịu; nghĩa rằng điên đúng cách, sống đúng nhân sinh. Rimbaud đã để lại trong lòng người một sự hấp dẫn quyến rũ tợ như ‘hiếp dâm tư tưởng’ ảnh hưởng qua những thời đại khác nhau.

Việt Nam ở đầu thập niên sáu mươi Rimbaud là phù thủy trong thơ văn, du nhập vào nếp sống mới (new wage) đã làm cho một sô văn nhân muốn ‘được điên’ như Rimbaud, muốn được là thơ như Rimbaud. Nhà thơ điên trong cái thứ triết lý nhân sinh, kẻ khác nhại theo hóa thân ra điên thật: điên trong thi văn và điên trong cuộc đời là si mê. Thị phi đã thần tượng hóa cái điên giả thành cái điên thật; sự đó thuộc hội chứng ‘down’s syndrome’ chẳng mấy ai hay. Cho nên chi thị phi là qủi Xa-tăn, là lũ hung tàn !  

Để rồi xô tất cả vào xú-uế. Thế mà; đời đã ăn trộm tư tưởng thơ của Rimbaud như cái của mình. Rimbaud có buồn không? -Cứ làm! bởi họ không phải là ta. Đúng Rimbaud là con người thời thượng.

Đi sâu vào cuộc đời và sự nghiệp của Rimbaud mới thấy Trời sanh ra một con người khác đời; khó kiếm giữa đời này. Về sau có những kẻ trá hình như Rimbaud nhưng hoàn toàn là thứ giả hiệu. Đồ chết chìm.

 

   THE DRUNKEN BOAT / LE BATEAU IVRE

 

Comme je descendais des Fleuves impassibles,

Je ne me sentis plus guidé par les haleurs:

Des Peaux-Rouges criards les avaient pris pour cibles,

Les ayant cloués nus aux poteaux de couleurs.

 

J’étais insoucieux de tous les equipages,

Porteur de blés flamands ou de cottons anglais.

Quand avec mes haleurs ont fin ices tapages,

Les Fleuves m’ont laissé descendre où je voulais.

 

Dans les clapotements furieux des mare,

Moi, l’autre hiver, plus sourd que les cerveaux d’enfants,

Je courus! Et les Péninsules démarrées,

N’ont pas subi tohu-bohus plus triomphants.

 

     CON TÀU NGẤT NGƯ

 

Khi tôi bước xuống dòng Hương Giang lòng như say đắm,

Tôi rời xa cảnh đời, đưa đón xuống ngủ đò -để đưa em vào hạ

Nhắm vào tiếng mời gọi mà họ đã dương ra như khoe -cái chi chi

lõa lồ như thể cột nhổ đi rồi lỗ bỏ không . -Ôi! Hồ nữ sĩ.

 

Quan tâm làm chi lũ chị em ta -cười nhem nhúa

Ăn mặc hàng Ăn-le hoặc có một chút gì gái miền xuôi!

Chủ vạn đò ơi có phải chị em ta nhốn nháo sau đó,

Dòng Hương lửng lờ trôi cho thêm êm ái.

 

Sóng vỗ như giận dữ

Ngây thơ như trẻ con, tôi đâm thủng mùa đông đó, -để được vuốt ve,

Chạy đi thôi! Và dương-dương như quần đảo không buông neo

Không còn biết chi vinh nhục giữa cảnh du mục huyên náo -chị em ta điều mà tôi biết . (Việt ngữ vcl)

Trích đoạn trong tập trường thi của Rimbaud cũng đủ thấy cả cuộc đời nhá nhem, huyên náo với bao vật lộn khác.Thơ tức là người; thơ Rimbaud đã sống thực cuộc đời trong thi ca. Không một nghi ngờ nào hơn. Đó là đời-thơ: không mị, không gian dối mà thi ca tả chân. Không riêng Rimbaud mà trong mọi con người, nó bao hàm một cuộc đời thực. Không một ai trong đời nói rằng mình trong sạch. Phét! bởi; ngữ ngôn của thứ đạo đức giả, của giáo điều phủ dụ niềm tin, một mặt nạ giả hình nhưng bên trong mặt nạ là mặt chai, mà đá…đấy là những gì Rimbaud phơi mở như bản cáo trạng. Thế nhưng; không nhận thức rõ đâu thực, đâu giả mà duy trì một thứ kinh điển phi thực. Vạn vật đều đi qua qui trình như thế. Đạo đức giả dành cho những kẻ tự dối mình, họ sợ những gì có tính dục trong đó. Nhưng; đó là sự thật, là thẩm mỹ được phơi mở và ban tặng. Tại sao phải chối bỏ một sự thật chân chính dành cho nghệ thuật.

Muốn hiểu trọn vẹn tâm ý của Rimbaud thời phải nhập thế và xuất thế mới đạt tới cái chân như, cái siêu lý của tác giả; bằng không đọc để vui với đời, như dự cuộc chơi. Chớ chưa thấu triệt sự khác đời của Rimbaud mà bấy lâu nay đem cái tên của tác giả ra nói như một món ‘thời trang’ thời thượng. Rỗng! ./.

 

(ca.ab.yyc. cuối 10/2018).

 

ĐỌC THÊM: ‘Rimbaud Tôi khác người’ của võcôngliêm hiện có trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo đ/c.

SÁCH ĐỌC:

- The Art of Arthur Rimbaud by A. R. Chisholm. Melbourne University. Melbourne. Aus. 1943.

- The Time of the Assassins by Henry Miller. New Direction, New York. USA 1957.

- Complete Works of Rimbaud. Tran. By Wallace Fowlie. Univerity of Chicago Press. Ch. USA 1966.

- Une Saison en Enfer . Bản Pháp ngữ par Jean-Marie Carré. (The Macaulay Co. Paris France/New York USA 1931).

 

 

 

                                                              

 

 

 

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 2768
Ngày đăng: 30.10.2018
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nsnd.TS Bạch Tuyết – Cải lương chi bảo - Nguyễn Thanh
Nguyễn Tấn Hải – Gã nhà quê trên cánh đồng chữ nghĩa - Mai Bá Ấn
Nhà thơ Lê Anh Xuân - Dáng đứng Việt Nam - Nguyễn Thanh
Võ Thanh Hùng "một hồn thơ chiến sĩ" - Nguyễn Thanh
Diệp Minh Châu - Nhà nghệ sĩ huyết họa chân dung lãnh tụ - Nguyễn Thanh
Nguyễn Bính - Xuân mãi nở trong hồn thơ chân đất - Nguyễn Thanh
Hồ Dzếnh - Đằm thắm một giọng thơ - Nguyễn Thanh
Nguyễn Quang Trần - Trời bốn phương biết em ở phương nào? - Mai Bá Ấn
Lê Văn Thảo - "Ông Cá Hô" làng văn - Nguyễn Thanh
Phùng Há - Vị đắng của tài hoa - Nguyễn Thanh
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)