Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
841
116.686.513
 
Liên Hoa Kinh/ SADDHARMAPUNDARÌKA SÙTRA / LOTUS SÙTRA Đại Thừa Kinh / MAHÀYÀNA SÙTRA / GREAT VEHICLE SÙTRA Và Bồ Tát / BODHISATTVA
Võ Công Liêm

 

 

 

      Là lòng đại từ, đại bi, lòng xót thương của Phật (Buddha compassion). Một tình yêu dâng hiến sâu xa và hết lòng. Một tình yêu tôi luyện được ghi nhận trong Liên Hoa Kinh (Saddharmapundarìka Sùtra) và Tâm Kinh (Avatamsaka Sùtra) cả hai phẩm kinh nói lên tâm-bình-đẳng là phép huyền diệu trong bộ Liên Hoa Kinh; là kết quả qui tụ cả một năng lực trong kinh nhà Phật. Dù rằng Tâm Kinh lấy tâm như tánh-không làm trụ, đóng góp một cách chân như của Phật qua Liên Hoa Kinh. Thông thường đây là một tôn giáo thực nghiệm là vấn đề chủ lực trong kinh Phật và một quyền năng mầu nhiệm lớn lao được cô đọng trong Liên Hoa Kinh –As so often, religious practice is a matter of power, and the greater magical power lay with the Lotus Sùtra. Pháp kinh thu tập,  là kinh nghiệm trong hành và niệm bên cạnh Phật và môn đệ.

 

Kể từ khi Phật giáo phát nguồn ở các nước Đông Á, Liên Hoa Kinh được gần gũi với tín đồ Phật tử và coi như ‘Thánh kinh’. Một án thư kinh được phát hiện, chứa đựng toàn bộ lòng tin Phật, một tâm như diệu pháp đầy đủ dành cho sự cứu khổ mà con người hệ lụy giữa trần gian. Liên Hoa Kinh không phải phẩm kinh như loạt kinh đồng chất (homogeneous) với những kinh khác mà bộ kinh này được coi là bộ kinh lâu đời trong kinh Phật, được tìm thấy giữa thế kỷ thứ nhất (BCE) và đầu thế kỷ thứ nhất Công Nguyên (CE) kéo dài đến thế kỷ thứ hai thì phổ biến rộng rãi hơn.Thấm nhuần giá trị tuyệt đỉnh trong kinh Liên Hoa mà giải thoát được tâm linh hướng đến siêu thoát, hiểu được thực chất tánh-không: như-phật, như-lai, như-pháp.

 

Trong kinh Phật (Buddha Sùtra) xướng bởi : Thích-ca-mâu-ni-Phật (Sàkyamuni Buddha) hay Mô-Phật! là nói lên sự khổ hạnh, một diễn đạt trong sáng của Ngài đối với thính chúng. Như Lai Phật Pháp là một triết lý cao siêu, tối thượng thừa với cả hai ý nghĩa, đó là bao gồm một tri thức và một cái gì có tính thiêng liêng huyền nhiệm; những thứ đó đạt tới một thành quả viên mãn cho mục đích của tôn giáo, bất luận là Phật tử và không Phật tử (Buddhist and non-Buddhist). Tuy nhiên; Ngài thành Phật; là cả một vận dụng trí tuệ siêu việt và một nhãn quang sinh động, một hoạch định đầy đủ vũ trụ và vũ trụ giới (upàya / uppàyakau’salya) là phép dạy về phương tiện thiện xảo ‘skill-in-means’ hoặc kinh nghiệm thiện xảo ‘skilful-means’ của giáo pháp Phật Giáo Đại Thừa (Mahàyàna) đó là chìa khóa mở ra cánh cửa nhà Phật trong Liên Hoa Kinh. Không còn nghi ngờ nào hơn, một yếu tố đầy đủ và thành quả lớn lao trong phẩm kinh Liên Hoa Kinh mà các nước Đông Á xem trọng. Đó là vấn đề thiết yếu mà người phật tử phải đối diện như một sứ mạng trong thời kỳ đầu rao giảng, truyền pháp ở Trung Hoa và lần hồi truyền khắp các nước quanh vùng, lan rộng ở Á châu. Mặc khác; để định lượng cho được minh bạch là cả một tương phản qui vào cho Phật pháp, rồi từ đó đưa tới sự khác biệt qua những thông điệp của các giáo phái Ấn độ là một trở ngại lớn lao cho việc thuyết giảng phật pháp ở Trung Hoa. Nhất là giáo phái Phật giáo Đại thừa (Mahàyàna Buddhism)

 

    KINH ĐẠI THỪA / MAHÀYÀNA SÙTRA

 

Đạt tới nghi thức tụng niệm Kinh Đại Thừa; lập tức chúng ta đối đầu trước một giả thuyết hoặc như có một sự quan hệ tự nhiên về kinh điển; đó là vấn đề thử nghiệm để đạt mục đích. Như chúng ta đã thấy ‘Kinh/Sùtra’ không phải là đối tượng chính trong mọi thứ khác, nhưng ngược lại thích hợp cho thân tâm nhà Phật; đó là trọng điểm dành cho việc thờ phượng một mẫu thức ‘thánh hóa’ (relic worship) để thờ. Kinh sách không phải vị trí tự do tụng niệm để giải tội, nhưng kinh được coi là một thực thể tồn tại, một Vi-Diệu-Pháp-Kinh (Prajnàpàramità Sùtra) được nằm trong vị trí của Kinh Đại Thừa và được an vị như một tôn giáo thực tiển, vật phẩm dành cho một tinh thần đầy đủ phật tính. Nhưng trong phong cảnh của Kinh Đại Thừa là hoàn toàn vi diệu, không gian và thời gian khai mở và qui hợp, một liên lạc tiếp giao giữa thân, tâm để thấy được sự lỡ nhịp mà là một sự bất ngờ không phải phép, do từ những ý nghĩ bị đè nén và bí ẩn mà tạo ra khiá cạnh vô nghĩa qua từng kinh thư nhật tụng –But the landscape of the Mahàyàna Sùtra is quite extraordinary, space and time expand and conflate, connections seem to be missed, we move abruptly from ideas so compressed and arcane as to verge on the meaningless, to page after pape of repetition. Kinh Đại Thừa thay đổi để làm rộng nghĩa bằng những từ khác nhau. Kinh Đại Thừa thay đổi để làm rộng nghĩa bằng những từ khác nhau như trong 100.000 bài kệ (verse): ‘Trí-Tuệ-Tuyệt-Hảo (Perfection of Wisdom). Những kinh-thư (sutra/books) lớn thường được nhắc nhở nhiều hơn và lập lại nhiều lần, dù rằng; những phẩm kinh như thế vẫn còn thiếu sự nguyên vẹn. Hầu hết những phẩm kinh lớn còn để lại những chứng tích lịch sử cần thiết cho chúng ta ngày hôm nay và cũng là một nhất thể phi thường, bởi; ‘Sùtra’ mỗi ngày mỗi phát triển và mở rộng, có một hệ thống kinh điển (systematic doctrine) xuyên qua mọi pháp kinh (dhamarsùtra). Độc đáo của phẩm kinh phát hiện sớm là một hiện tượng được cung nghinh và tự chính nó như lời tham khảo của thính chúng. Tuy nhiên kinh Đại Thừa có một bề dày đáng kể; kinh như lời ngợi ca, đồng thời như lời xoa dịu nỗi khổ hạnh mà con người gánh chịu. Những công trình thiết lập là cả một công đức  bao la diệu vợi đối với Phật. Đối đãi như thế là một chiếm cứ, ngay cả bài kệ cũng được tôn kính và cho dù có sa vào tôi lỗi đi nữa những điều đó sẽ bắt nguồn từ nghiệp chướng (karma) dữ kiện đó như một hình phạt mà trong kinh đã ghi lại. Chúng ta thử tìm xem sự tiếp nhận đó, một bày tỏ giản đơn trong bước đầu thành hình giáo phái Đại Thừa và được coi như thông điệp lừng lẫy trong Liên Hoa Kinh. Một trong 5000 văn tự kinh được đình chỉ để sắp xếp trở lại còn hơn phải niệm những gì không có nghĩa đạo giáo nhà Phật mà trở nên nhật tụng suông, bởi; mỗi một câu kinh trong đó: ‘chìm đắm vào tội lỗi là nguồn gốc quan trọng và vượt quá giới hạn của kiêu căng, tưởng như điều đó đạt được tâm nguyện và coi như chứng cớ bẩm sinh mà dữ kiện này không hẳn đã có – deep and grave roots of sin and overwheeningpride, imagining themdelve to have attained andto have borne witness to what in fact they have not (trans. In Hurvitz 1976 :29).

 

Ấy là điều không hiếm xẩy ra; như chúng ta đã nhận biết. Kinh-tự trở thành lời tuyên ngôn qua một nhóm tu sĩ, tỳ kheo để rồi Kinh Phật (Buddha Sùtra) không nằm trong thế giới kinh điển của Phật pháp. Phật Pháp Tăng được tôn xưng nhưng trong tinh thần, vị trí hoặc chức năng đã làm mất đi cái nghĩa siêu lý của đạo giáo và làm sai lạc con đường trong sáng của Phật mà ngược lại mang dấu hiệu độc tôn. Phật, Pháp là điều hẳn có. Tăng là hành để đạo được thông tuệ; nó không nằm trong qũi đạo của nhà Phật! Làm thế nào để định được sự ngụy tạo đã dựng lên ở Trung Á và Trung Hoa trong con đường sáng đó? Do đó; đã tiếp tục vạch ra nhiều cuộc thảo luận để kinh điển trở nên đích thực tự chính nó. Cuối cùng; tìm thấy những quan điểm lệch lạc do từ tập quán ở thời kỳ quá độ của Đại Thừa mà làm sai lệch ý tưởng tối thượng thừa của kinh Phật; một phần thất thoát, một phần đặc tưởng mà dựng nên kinh. Ngay cả trong Kinh Đại Thừa cũng là ngụy tạo! Tụng niệm Kinh Đại Thừa để tìm thấy chân lý Tối-Thượng-Phật chớ không tụng để cầu.

 

     BODHISATTVAS

 

Bồ Tát (Bodhisattvas) là đấng đầy quyền năng và tin yêu mãnh liệt nhất trong Phật giáo Đại Thừa nhất là ở Tây Tạng, Trung Hoa và Nhật Bản đều nằm trong phẩm kinh Liên Hoa Kinh. Bộ kinh này là sứ mạng đưa dẫn chúng sanh thoát khỏi cảnh khổ nạn. Bồ Tát được coi là vị Thánh lãnh đạo tinh thần, đưa chúng sanh đi từ Có sang Không và Không sang Có. Không/Có là Phật-Tánh-Không đó là lý tính trong học thuyết nhà Phật để làm sao con người thấm nhuần chân lý tối thượng tất đạt tới đỉnh cao trí tuệ (mind / prajnã), vượt thoát cảnh trầm luân để đến bờ giác và có một kiếp người an nhiên tự tại. Sống động đó chính là con đường bước vào an như, như nhiên, vĩnh hằng cho kiếp đời sau. Con đường (way / tao) là ĐẠO, đạo là đường sáng. Người phật tử ao ước đi vào cõi mộng của cái chết nơi không còn vướng bận, không còn khổ nạn, trong bóng thoát tục thật sự. Cõi đó gọi là Niết Bàn (Nirvàna) một ý niệm giải phóng toàn bộ tâm linh để luân hồi, tái sinh hoàn hảo hơn theo tín điều tôn giáo cổ Ấn độ. Trong những tôn giáo kể cả Ấn độ giáo (Hinduism) Phật giáo (Buddhism) Cổ giáo (Jainism) (Cổ giáo xuất hiện trước Ấn độ giáo). Họ cho rằng niết-bàn là nơi tận cùng, dập tắt mọi vọng niệm để đi tới chân-không là thứ hạnh phúc tuyệt diệu, một hào quang chiếu sáng; là nguồn xuất phát bởi một thân tâm toàn giác là đỉnh cao cho một trạng thái vương tới cảnh siêu nhiên, giải thoát để đi tới hư-không là điều ước của người theo Phật. Còn những người theo cổ-giáo (Jainist) thì nhìn niết-bàn là nơi chân phúc và an nghỉ có nghĩa là không luân hồi tái sinh. Cho nên chi Bồ Tát đưa niềm tin đó vào chúng sanh, vượt qua mọi sự khổ để đến bờ giác cho sự sống và sự chết. Cái đó là con đường hạnh phúc tuyệt đối; hoàn toàn không vướng đục thân tâm để đến với như-nhiên.

 

 

 

Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokitésvara Bodhisattvas). Đấng cứu độ chúng sanh: ‘Ngài nhìn xuống thế gian trong nỗi bi thương –The Lord Looking Down in Pity. Vì vậy; Người là bao hàm sự cầu xin với lòng nhân từ, tất cả tiếng gọi đó là cảm-thức-sinh-linh từ sự đau khổ, xấu xa, tội lỗi mà con người trầm luân trong bể khổ. Một hiện hữu của hệ lụy là những gì con người phải gánh chịu như nghiệp chướng. Bồ Tát Quán Thế Âm xuất hiện dưới mọi hình thức, bất luận hoàn cảnh nào đều mang lại linh ứng cho việc cứu khổ, cứu nạn. Quán Thế Âm là mầu nhiệm với một tình thương bao la giữa vũ trụ, một tấm lòng kiên trì bền bỉ và một hành động không ngừng nghỉ với năng lực của mười phương chư Phật Bồ Tát dành cho việc cứu nhân độ thế cho tất cả linh hiển mầu nhiệm không qua một khác biệt nào hơn. Quán Thế Âm là một hóa thân cho tất cả vị Phật với lòng thương xót vô hạn, nguyên thể của Phật là lý do hiện hữu. Hiện hữu của niềm tin và hiến dâng: thờ phượng Phật và Bồ Tát – faith and devotion : the cults of Buddha and Bodhisattvas. Được coi như một hóa thân của tình thương. Ngài là đấng hiển linh độ trì đến những ai dốc tâm cầu nguyện hoặc xin được ban ơn, che chở, buông tha là niềm ao ước giữa Bồ Tát và con người cùng hướng đến để cứu chuộc.

 

Quán Thế Âm dưới mắt người Đông Á là thay đổi hình tướng (changed sex). Ấy là điều không mấy chứng tỏ và cũng không hiểu xuất hiện trạng thái đó vào lúc nào, hoàn cảnh nào, thời kỳ nào. Dù rằng điều đó đã thay đổi giống tính nhưng vẫn thừa nhận như một thực thể tôn giáo; là một thu hút mầu nhiệm để sùng bái, tôn thờ (apotheosis) qua một nghi thức và hình dáng của thần tính nữ (female deities) đó là Quán Thế Âm Bồ Tát đặc trong học thuyết kinh điển (doctrinal) như vị Phật. Trong khi đó Quán Thế Âm Nữ được xem là hình ảnh phổ thông khắp đại chúng (Dr. Suzuki 1953:341) một tượng hình biểu lộ cứu độ gần gũi với chúng sanh. Đấng hằng sống muôn đời, dù đó là một ấn tượng hiếm có không trọn vẹn để tin phục. Đời nhà Sung; sau Công Nguyên (960-1126) người ta họa tranh Quán Thế Âm có râu mép và miêu tả dưới hình dạng tính nam. Trung Quốc gọi là Kuan-Yen / Quán Thế. Nhật Bản gọi là Kwannon / Quán Âm. Tuy nhiên; chúng ta biết rằng ‘ông’ Quán Thế được hình thành của một ‘đức bà’ như sự thật hiển nhiên và bắt đầu từ đó được xem là Phật Bà Quán Thế Âm ở vào thế kỷ thứ 5 (Tày 1976:151). Hình ảnh đó là đúng hay sao? Quán Thế Âm nam hay nữ; điều đó được thích nghi từng hoàn cảnh hay từng quốc gia mà họ muốn thờ phượng. Hoặc cứ cho rằng; Quán Thế Âm Bồ Tát là đấng Bồ Tát Như Nhiên, đấng cứu chuộc là đầy đủ. Có một nhà thơ Trung Quốc cảm nhận Quán Thế Âm là Vô-tính (sexless). Đọc bài thơ sau đây:

 

Pháp thân là Quán Thế

Dù cho thân không thể

Thể không là thân

Gọi tên ngài là gì…?

Tất cả chúng sanh là con Phật:

Đừng bám vào mà để lòng vào

Người là đấng Bồ Tát mà ta:

Không ảnh không tranh vẫn thờ người.

(phỏng dịch vcl)

The Dharma-body of Kuan-yi

Is neither body is not a body

Even the body is not body

What attributes can there be…?

Let it be known to all Buddhists:

Do not cling to form

The Bodhisattva is you

Not the picture or the image.

(Tày 1976:173)

 

Thật thế! Bồ Tát là đấng Như-Nhiên, đấng hằng sống, là lòng đoái thương vô bờ bến là một hiện hữu linh cảm tại thế (sentient being). Mặc dù Quán Thế Âm là tính thể nữ hay nam nhưng được hình tượng hóa qua nhiều câu chuyện hấp dẫn trong văn chương Phật giáo và để lại nhiều tác phẩm tuyệt thú về nghệ thuật Phật giáo thế giới. Hình ảnh Phật Bà Quan Âm như Mẹ chúng sanh, một Thánh nữ Đồng trinh và Chúa hài đồng Trung Hoa. Phật Bà tọa trên lưng sư tử với hoa sen, tay cầm nhành dương liễu hoặc cầm chiếc bình thon nhỏ chứa đầy thánh thủy Cam Lồ bất diệt. Ở các nước Đông Á Quan Âm Phật Bà mầu nhiệm thanh thoát dưới y trang màu trắng tinh khiết. Riêng ở Trung Á và Trung Hoa; Phật Bà được thiết kế với 11 cái đầu và ngàn cánh tay (tk. thứ 7 và tk. thứ 8). Phật giáo Tây Tạng Quán Thế Âm lại thêm 4 cánh tay dang rộng kèm lời tường thuật với ý nhắc nhở: ‘Quán Thế Nam’ tọa bàn trên đài sen với tấm khăn da nai quấn lên vai trái, cầm trên tay hai nhành dương liễu, tay phải tràng hạt, tay trái nhánh hoa sen. Quán Thế Âm mỉm cười dưới ánh hào quang để tỏ lòng khoang dung, độ lượng xót thương, một tình thương tận tụy vị tha, dâng hiến để cứu độ như chính ngài là siêu nhân; một hình thể vượt ra ngoài hiện thực đó là hiện-thực-siêu-nhiên của Quán Thế Âm Bồ Tát.Trọng điểm nói lên ở Bồ Tát là hiện hữu, tồn lưu muôn đời hoặc ở đây là cơ sở hoạch định để tu học về Phật cho một hành động thiện tâm (beneficence) trong phẩm chất của những gì là linh thiêng, mầu nhiệm (?)Đó là câu hỏi được nêu ra. Dẫu có hay không có hiện diện hữu thể của Quán Thế; quan điểm của người phật tử nhìn Phật là hiện hữu, không thực sự là sinh tồn hay tồn lưu (exist) mà sinh tồn ở cõi ngoài vô tận số thời gian của thực hữu gọi là cõi-sát-na (Sanikamist) của Phật. Cõi đó là cõi sinh tồn nghĩa là có mặt nhưng không hiện hữu. Hiện hữu ở đây là nhận, là dấn thân như-phật-tạng! Sự cớ đưa tới ‘Trống-Không’ của hiện hữu tự tại (inherent existence) hoặc nẩy sinh từ trí-tệu-bát-nhã.Nhưng dẫu là gì; rồi cũng thế thôi –But then, so are we! bởi; cái đi tới của Phật là tánh-không!

Như chúng ta đã biết Bồ Tát hay Bồ Tát Quán Thế Âm đều dựa trên một cấp độ nào đó; thực tính hay không thực chỉ đi tới con đường ‘giải thoát’ chúng sanh và ai chưa được giải thoát…The Bodhisattvas like Avalokitévara are as real as we are. On the level of there unreality there is enlightenment, and no one to be enlightened… Nhưng đẳng cấp giải thoát thật sự ở nơi chúng ta, nó chỉ có một giới hạn nào đó, một giới hạn vừa đủ thì đó là trạng thái ắc có và đủ để được giải thoát. Và; như là không được giải thoát thì chúng ta cần có tất cả để giúp chúng ta có thể nhận được sự giải thoát đó.

Như đã dẫn; Quán Thế Âm được nhìn qua sự bi thương, một cái nhìn bi thương thống thiết, một cái nhìn khổ hạnh cho chúng sanh. Vì thế Quán Thế Âm là thấy được để cứu thế vì chúng sanh đang ngập vào cõi âm của bể khổ; do đó ngài mở rộng đôi tay để giải cứu đưa chúng sanh vào bờ giác là giải thoát. Đó là linh-cảm-sáng-thế (sentient creatures). Nói đến Quán Thế Âm không quên được câu thần chú dưới đây:

Úm Ma Ni Bát Di Hồng / Om mani pad hum là Ngọc Báu Trong Hoa Sen. Lấy đó mà thần niệm như tránh xa phiền não để được gần gũi với Quan Âm! Và tiếp tục đọc đi đọc lại hằng triệu lần không ngừng nghỉ đó là chiêng trống kêu cứu giải nghiệp như ở Tây Tạng, lấy cõi thiêng để xua đuổi ma qủi, xa điều xấu làm điều tốt. Lời khấn nguyện trở nên bất tận dưới mọi hình thái của Bồ Tát. Câu thần chú này được truyền lưu qua hai giáo phái Phật giáo: -Phật giáo Tiểu Thừa (Hinayana Buddhism) còn lưu hành ở Tích Lan, Miến Điện và Thái Lan thờ Phật như đấng tối cao của nhân loại là đấng từ bi hỉ xả. -Phật giáo Đại Thừa (Mahayana Buddhism) thì ngược lại: mong cầu ở ‘Đấng Giải Thoát’ như vị cứu tinh chúng sanh, một hóa thân toàn năng của vũ trụ đưa tới nguyên lý giải thoát. Vị chi; Bồ Tát là yếu nhân, là trụ điểm của nhà Phật, phù hợp cái nhìn của giáo phái Đại Thừa một tương xứng trở nên Phật cho kẻ kế tục đời sau và được đầu thai như tái sinh Phật (Phật giáoTây Tạng) người đại diện cho một tình thương vô lượng. Chữ Bồ Tát trong Phạn ngữ (Sanskrit) nghĩa là:’Đấng hiện hữu hoặc bản thể của giải thoát’ (Whose being or essence is enlightment). Phật giáo Đại Thừa triển khai kinh điển như cái chốt trong vũ trụ chư Phật; mọi điều rõ ràng, minh bạch của các Bồ Tát có trước và sau Phật. Minh bạch là toàn lực của siêu-nhiên (super-nature) là đấng biểu thị toàn trí, toàn năng một tối hậu của mọi hiện hữu của ‘bi trí dũng’. Nhận biết được là trợ lực cho một tâm thân giải thoát thời không còn biên giới vực thẳm tồn lưu. Phật ở ngay trong ta!

 

Tóm lại; Bồ Tát không phải là cuộc đời bỏ quên sau lưng tín hữu, phật tử, chư vị tăng ni mà Bồ Tát sống vô cùng trong mầu nhiệm của một ‘thánh thể’ tồn lưu nhân thế; biểu tượng của mầu nhiệm được tôn kính và thờ phượng. Cái đó là phạm trù nhà Phật cho một ý nghĩa sâu xa là vượt thoát, vượt qua được bến mê, khổ lụy trần gian.Vượt thoát là cứu cánh để đi tới Giải Thoát / Sambhogikakàya là con đường sáng của nhà Phật hướng tới cõi hư-không vĩnh hằng; dẫu có luân hồi hay phục sinh cho một tâm thân tồn lưu Như- Phật thời không còn vướng vào cõi nhân gian. Chân lý Phật tuyệt hảo và bất tận giữa vũ trụ giới ./.

 

 (ca.ab.yyc. 8/6/2012 . Bổ sung và sửa chửa 24/11/2014)

 

SÁCH ĐỌC:

 -  ‘Mahàyàna Buddhism’ by Paul William. Brutledge. London & New York 1988 (USA)

 -  ‘Buddhist Thought in India’ by E. Conze. London. George Allen & Lavin. 1962 (UK)

 

TRANH VẼ: ’Vô Đề (Trắng xám trên sậm đỏ) / Untitled (Grey on maroon)’ Khổ 12’ X 16’. Trên thùng bià mì gói.  Acrylic + Acrylic-ink

+ India-ink. Vcl# 23112014.

 

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 3453
Ngày đăng: 29.11.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Qua Phố Hiến nghĩ về lễ hội Việt Nam - Hoàng Xuân Hoạ
Nhân hai bài thơ của Pháp Thuận, nghĩ đến Hình ảnh Văn hóa và Văn hóa hình ảnh - Thi Vũ
Thượng đế có hay không? - Cư sĩ Minh Đạt
Tôn giáo bị khoa học quật đổ - Hiếu Tân
Hát Cung văn - Tuấn Giang
Đường HOA XUÂN - Vũ Ngọc Anh
Hiện tượng xuống cấp và nhu cầu cải cách của nền giáo dục Việt Nam hiện nay - Trần Kiêm Ðoàn
Tiếng Gầm của Sư Tử Hà Đông - Nguyễn Cẩm Xuyên
Xuân trong cảm thức của Xuân Diệu - Trần Hoài Anh
Ngày Tết - Nói về hai mươi bốn loài hoa mai. - Trần Thoại Nguyên
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)