Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.317 tác phẩm
2.746 tác giả
461
115.867.887
 
Tham vọng của Chữ Nghĩa
Võ Công Liêm

 

 

     Chẳng qua cũng vì lý tưởng của chữ nghĩa; chứa đựng một tâm thức suy diễn để thành hình tiếng nói của ngôn từ. Thoạt kỳ thủy chỉ là thứ nghệ thuật trình diễn, phô trương tư chất của mình. (au commencement était performance / of beginning to be performance). Một nghệ thuật sống (Un art de vivre / The art of to live) tức hiện thực giữa đời thường mà chúng ta đang sống.Trong đó kể cả nghệ thuật tư tưởng, nghệ thuật tình yêu, nghệ thuật văn tự và nghệ thuật cuộc đời (cho tuổi trẻ, tuổi già) để rồi trở nên một thứ chủ nghĩa tư tưởng; một thứ phát huy có tính chất tâm sinh lý, một năng động không ngừng nghỉ của não thức, nó đã khống chế trên mọi lãnh vực văn hóa, khoa học kỹ thuật, chính trị, kinh tế… khởi từ khi phát hiện mạng lưới (internet) toàn cầu với kĩ năng khoa học, một biến động liên tục hằng phút, hằng giờ trong tiến trình của nhân loại. Sự thay đổi là toàn diện: từ lối suy tư cho tới cách làm việc, từ tình yêu gia đình, cá nhân và xã hội, từ chính trị đến văn hóa ngay cả quan niệm nhân sinh cho tới ý thức về Thượng đế; hết thảy đều khác trước đây. Sự thay đổi trở nên thần thông biến hóa trong vòng hơn thập kỷ qua. Thay đổi đã biến thể, chuyển hóa với những gì đi sau đó hóa ra lạc hậu; cho nên chi sống một thập niên hôm nay bằng một thế kỷ của những thời đại khác. Nói như rứa là con người vượt thời gian? -Chơ chi nữa; khoa học kỹ thuật không đứng lại, trí tuệ loài người không dậm chân tại chỗ một cách nghiêm trang chào cờ mà buộc phải vượt thoát; đấy là lý do thời gian. Vì rứa mà mạng lưới không đem lại ‘bình yên tư duy’ mà trở nên một thứ ‘thách thức tư duy’. Kĩ năng ngôn ngữ (language skills) là thứ yếu được dẫn vào trong vi tính để hóa giải và làm nên sự việc.

Nhìn lui thuở xưa ngó rứa mà yên hàng vô sự, thời nay đòi hỏi, thúc bách cho nên tâm tư con người luôn luôn đối diện với thực tại. Ngày nay trên thế giới rối loạn, khơi mào chiến tranh ý thức hệ hay không ý thức hệ, khơi lên chủng tộc, tranh chấp, kinh tế, tài chính… cứ thế mà biến động, chính khách không còn lý tưởng danh dự mà dành cho cá thể phát biểu. Hay coi đây là áp-phe chính trị. Đó là biến động xã hội còn biến động tư tưởng mỗi ngày mỗi nguy ngập, nhiều trào lưu xuất hiện dưới mọi hình thức: đả phá, chưởi bới qua mạng lưới một cách thông thường; đôi khi vì rứa mà trở thành ngu xuẩn và buồn nôn. Tư tưởng không thuần hóa mà tạo ra tham vọng tư duy, lấy chữ nghĩa để nói lên cá thể của mình; với ngày nay thứ đó là hủ hóa nhưng người đời cứ lấy chữ nghĩa hóa chữ nghĩa dù rằng nó chứa đựng cả một sự tham sân si trong đó, một hợp chất của chủ nghĩa vị kỷ (egoism). Người nghệ sĩ cắm đầu thực hiện nhu cầu, quên đi bản thể tự tại là mình đang đứng trước thảm họa của ngôn từ. Đòi hỏi duy nhất; dù dưới dạng thức nào phải thực chất chớ đừng vì bản chất đổi mới mà hóa cũ trước một thời hiện đại. Nói chung; chúng ta đuổi mãi con tàu mà con tàu không có bến đậu. Internet / vi tính có lợi ích trên bình diện thực tiển nhưng lợi dụng vi tính để phát huy cho kịp sở năng thì đó là tệ hại nhất trong văn học nghệ thuật. Nói cho ngay; vi tính là một cách mạng khoa học kỹ thuật đánh đổ cái cũ dựng lên cái mới, biết xử dụng nó là cấy vào đó một truyền thông đại chúng, còn vin vào đó để nói sự hiện diện của mình thì đó là ‘cái mặt nạ cười’ không được chi cả; một vài chủ nhân mạng báo chuyên đề cho cá thể của mình, không nâng cấp trí tuệ mà đông cứng trong tư thế độc hữu. Có mạng chứa những gì của mình là chính mà chỉ trích dẫn như đã lược qua. Thí dụ: Một số văn nhân ngày nay viết lên cái cũ để nói lên cái mới, mượn ý thay lời, mượn lời thay ý là hình thức sa đọa tư tưởng, một thứ tư tưởng cổ lỗ sĩ, nằm ụ, chất đống từ mấy thập niên qua rồi dựa vào đề tài để khai thác cho một văn phong ‘chết yểu’ mà không hay. Đó là hiện tượng làm sống lại, đã không sống lại mà gián tiếp khai tử một cách thê thảm như nói lên lời an ủi cho tác giả; đấy là hiện tượng dung thông giữa kẻ sống và kẻ chết. Cho nên chi nhiệm vụ của người bình giải hay phê bình không còn là đối tượng minh bạch cho văn học nghệ thuật. Rứa thì văn học nghệ thuật đòi cái chi? Hỏi như rứa là chưa lãnh hội cái gì mới và cái gì cũ mà trở nên một tư duy tam bành lục tặc, đi lui, đi tới, vòng vo ta bà thế sự khác gì khai thác quặng mỏ đã cạn nguồn. Nói cho đúng; tinh thần chữ nghĩa thì chẳng phải đòi viết ra một ngôn ngữ của ‘nouveau-roman’ hoặc văn chương của ‘tự lực văn đoàn’ chuẩn mực mà đòi hỏi sáng tạo ngữ ngôn cho một cảnh ngữ riêng biệt của nó. Nhai lại là buồn không có chi làm; không đi vào đường lối chủ nghĩa của chữ nghĩa  mà đưa chúng ta vào ngõ cụt của văn chương. Thi nhân cũng vậy; nhai lại là cơm nguội, thơ phải ấm; lấy lục bát nhảy xuống hàng một cách đột ngột là rửa rau chưa sạch; kiểu đó văn chương bình dân gọi là lở ông lở thằng. Có kẻ làm thơ thẳng thừng, tân hình thức không ra tân hình thức, pha chế bậy bạ, thơ tự do phá thể hóa ra thơ nô lệ chữ nghĩa. Văn là tọa độ chuẩn mực của sự thật, thứ văn không có tính chất luận đề cho lý thuyết mà đưa vào đó một thế giới ta bà, lắm khi là lời tha oán đến với độc giả. Thơ, văn đi vào con đường của bi thảm, của một ‘drama-queen’ đáng ghét. Chẳng qua cũng vì tham vọng chữ nghĩa mà đâm ra mù quáng không còn phân định được đúng sai. Bám vào trụ cột xa xưa như ‘cầu chứng tại tòa’ là thoái trào, một lối đỏm dáng vô duyên. Mà sự thật mấy trụ cột đó chưa làm nên một lý thuyết cho văn chương hay cho lịch sử của văn học. Rứa thì văn  thơ làm cái chi chi? Hỏi lạ chơ! Cả hai môn phái này thuộc về hồn chớ đâu thuộc về mắm ruốt, nó đâu phải thứ ‘monkey see monkey do’. Vì vậy sinh ra vô số nhà thơ, nhà văn giữa thời đại này; vàng thau lẫn lộn khó mà thanh lọc đâu là thần thánh, đâu là ngạ qủi. Trong đám lu la đó đều là những kẻ tham vọng chữ nghĩa đục nước béo cò; phải tinh thông mới nhận ra nó còn bằng không lạm phát tư tưởng. Dơn do; vi tính chấp nhận dễ dàng, nghĩa là phát tiết được là phát tiết, hay dở tính sau. Lạm dụng ngôn ngữ là tội tư tưởng. Thơ văn không phải là nhà máy sản xuất để kịp giao hàng hằng ngày ở các cửa hàng mạng. Làm mất chất. Thi văn đi trên tuyến đường đó trở thành tham vọng chử nghĩa; vô hình chung nói lên bản ngã tự tại, bản lai diện mục và thấy được bản chất con người của cái gọi là ‘le moi est haissable’ (Pascal) mà đó là ‘style, c’est l’homme’(proverbe). Cả hai đều phơi mở cái bản chất tự tại, vẽ lên chân dung của mình là nói lên cái sở trường và sở đoản của sở học. Cho nên chi; cái chuyện ‘sản xuất’ là hành động mù quáng trong văn chương nghệ thuật nhất là đối với ngữ ngôn. Biểu tượng là đặc thù, là truyền đạt bằng ngôn từ. Chớ phát hành một vài tác phẩm để trở thành hiện tượng thi ca hay văn chương thì đó là cái sự đề cao thuộc bản thể. Rao sách là tệ nạn xã hội (giống như đĩ đứng đường). Chưa khai sáng lý lịch mà vội vã cho đó là hiện tượng văn học. Cái lối bình giải như thế là chủ quan, một chiều không có tính cách khách quan của nhận định. Mà phải có một nhận định chân chính của nhà làm văn, thơ. Mượn ý của André Maurois: ‘phải sống cho một cái gì khác chớ không phải sống cho mình’. Ngay cả người thường viết nhận định cho một số tác phẩm, tác giả của một thời xa xưa...để rồi cũng thấy cái tham vọng chữ nghĩa. Tham vọng đó là hiện hữu tại thế / être-au-monde mà đòi hỏi một hiện thân ở trần đời, nghĩa là quên đi bản thể tự tại để trở về với thiên nhiên thuần phục, vị tất không còn đối tượng thách đố mà trở thành miên viễn của tồn lưu, tồn lại, còn đem cái thân tâm đòi hỏi cho mình là tự tách ra khỏi vũ trụ của ngoại giới, mà mỗi khi bị tách tất là rơi vào cõi u của tồn loạt, tồn lui. Nhận định theo triết học hiện đại: ‘muốn đạt tới lý tưởng, phải tiêu diệt tính cách vị kỷ, thời tất ngoại giới sẽ không còn chuyển động bên ngoài sự kiểm soát của con người’. Vì vậy gặp gở ở đây là cảm thức sống động, xác và hồn nhập thể để có một kinh nghiệm hiện hữu giữa người và vật, vị tất; sáng tạo được nguồn sáng tạo của ngữ ngôn (chữ nghĩa) là tinh thần toàn-thể-tính của tư tưởng, một thứ chủ nghĩa tư tưởng: hành động và tri giác là tri nhận đầy đủ. Đi từ chỗ đó cho ta một nhận thức cái việc làm thơ, làm văn, làm dịch hay làm phê bình đều một nghĩa chân chính là đi ra khỏi mình để hòa nhập vào đó một vũ trụ ngoại giới là ý thức trước những hiện hữu đời. Rứa nên chi thơ, văn, chuyển ngữ hay bình giải chỉ là đối tượng, biến cố, sự kiện mà mình chỉ là kẻ thừa sai: thơ là hình ảnh là thể tánh nhân sinh. Văn là biến dịch thời gian, được xem là lối trở về quá khư để biến mình trong hư cấu, Dịch là chuyển của người khác qua mình, chớ cái đó không phải tư duy của mình. Cả ba món ăn chơi trên là một liên trình biện chứng giữa tha thể và hữu thể. Cả ba đều nuôi một tham vọng gọi là ‘văn hay chữ tốt’ thời cái đó chưa phải là thực chứng cho thi nhân, văn nhân, dịch nhân hay phê bình nhân mà do ngôn từ thúc đẩy để thành hình tác phẩm. Quan trọng trong văn học nghệ thuật là tri nhận có từ trình độ kiến thức. Nghĩ sao nói vậy là xuất phát từ tâm thức, nó không dựa vào sở năng hay sở học để sáng tạo. Mặc dù; lời nói đi trước, văn tự đi sau –Speech is seen as primary, writing as secondary.Thí dụ: Nhà thơ có thiên tính thơ nhưng sở học nông cạn mà vẫn xuất khẩu thành thơ thì ‘ngôn từ / speech’ đó không thể phát tiết trong thi ca. Giọng thơ đó trở nên ù lì trước sau như một. Nhà văn nằm trong thế chẳng đặng đừng, ép buộc bức tử khác gì lấy dao đâm cuống họng, ngọn viết  cong queo như bánh xe xẹp hơi. Cả hai trường hợp trên hoàn toàn mất chất sáng tạo của ngữ ngôn.

Cần đi qua đường lối của ngữ ngôn mới thấu rõ đường lối chủ nghĩa tư tưởng. Chi rứa? -Có chi mô, vì; trong ngữ ngôn nó đòi hỏi một phương pháp của phân tích văn chương (nguồn này có từ giữa thế kỷ thứ 20 bên Pháp) và dựa vào lý thuyết qua một thứ ngữ ngôn văn chương không gượng ép mà là dung thông cho một ý nghĩa dễ hiểu. Phân tích ngữ ngôn trong văn chương: Điều không thể phớt lờ chịu đựng của một hiện hữu –Desconstruction in Literature: The Unbearable Lightness of Being. Rứa thì làm răng? Xin đừng hỏi làm răng. -Có một vài tác phẩm văn chương là yếu tố cho một thiết kế phân tích hữu hiệu và thường giúp cho độc giả thấy được giả thiết của một xã hội mà họ đang sống; nghĩa là không đòi hỏi một nhu cầu cần thiết nào hơn mà cần sự nhận thức trực tiếp mà thêm vào đó một hiện hữu chuyển động của ngữ cảnh và cái gì gọi thư tịch trữ tình là xuyên vào phương pháp có phân tích trong một điều thích thú, buồn cười nhưng cũng là cách thức nghiêm túc –in addition to being a moving and lyrical book, is thoroughly decontractive, in a amusing but also serious way. Cuộc đời thay đổi của người nghệ sĩ chủ yếu là quan tâm đến ngữ ngôn, cảm thức và tự nhiên –the alternative being the life of the artist who pays attention to langua, feelings and nature. Nói cách khác; miêu tả bằng từ ngữ của đối kháng trong hệ tư tưởng (chính trị) có thể một đôi khi tìm thấy trong văn chương, một cái gì ẩn tàng trong ngữ ngôn mà hầu như những nhạc sĩ hay thi sĩ thường diễn tả nỗi niềm qua một hình ảnh trừu tượng thay vì phải nói cái tham vọng ở chính mình. Dù gì; tất thảy là chủ nghĩa tư tưởng là đặc chất cho một tham vọng. Mà thực hiện trung thực của vô thức để xa lánh cái tham vọng cố hữu. Thiết nghĩ khó cho những người cầm bút; viết ngay thẳng hay viết hư cấu là một dàn dựng chữ nghĩa có qui trình của chủ nghĩa tư tưởng mà trong đó đòi hỏi sự thỏa mãn làm nên. Dựa vào điểm đó cho ta thấy được một số thi sĩ, văn sĩ không vì nguồn cảm hứng mà tác động gây ra từ tri giác. Lối phục sức như thế làm mất đi ngữ cảnh văn chương; câu thơ, câu văn không còn là thứ văn phong siêu thoát. Ở đây vai trò người nghệ sĩ là nhận thức thế nào là ngôn ngữ để xử dụng hợp lý hoàn cảnh con người và xã hội; hội tụ ở đó một triết lý nhân sinh để không còn mang chứng tham vọng, bởi; tham vọng không đem lại một kết quả viên mãn mà đậy cái tư kỷ bên trong. Tác phẩm văn chương là một thứ tư tưởng chứa nhiều cái vô tư, ngây ngô trong đó mà có thể phân tích trong đường lối khác giữa lúc này; là nhận ra một sự liên can từ một vị trí khả dĩ cho là hợp lý và lôi cuốn vào sự chú ý của tác phẩm mình làm nên. Đứng trên cương vị này là có một sự mâu thuẩn nội tại giữa bản thể và vật thể đã không song hành mà tạo nên nghịch lý tư tưởng; tợ như nói một đằng làm một nẻo thời cái sự đó gọi là không tương hợp (inconsistent) hay cho đây là chủng loại của tự-phản (self-contradictory). Mà là một sự chiếu cố cho những gì gọi là sai lầm hoặc mâu thuẩn từ đầu tới cuối ‘de haut en bas’ trong tác phẩm, đặc biệt ở chỗ là tìm thấy được một sự chuẩn mực trong tác phẩm. Nhưng nhớ cho cái này: -văn chương là chức năng độc lập hoặc là việc thông thường nghĩa là tách ra khỏi quần chúng cũng như tách ra khỏi cộng đồng xã hội; chớ đừng bám vào mà để lòng vào thì làm nên cho một tác phẩm.

Nói cho cùng; đường lối tư tưởng chủ nghĩa là thuộc hệ tư tưởng có thể cho đó là một tương quan dính chùm vào trong văn chương, xẩy ra trong cái thường gọi là hiện tượng cho một thứ chủ nghĩa thẩm mỹ (aestheticism). Cái này phân tích ra thì đây là tư duy được đánh giá cao thuộc kinh nghiệm của nghệ thuật –This is an ideology that places supreme value on the experience of art. Nhưng lại có những trí năng bên ngoài của lãnh vực văn chương để tìm thấy trong đó có một thứ lý thuyết thẩm mỹ, cái thứ thẩm mỹ này có hướng hạn hẹp (narrow-minded) và một tư duy không mấy hấp dẫn (unattractive-ideology). Thí dụ: Thi sĩ Z. thường xử dụng ngữ ngôn ‘đưa đẩy’ như giọng phường chèo là xử dụng thứ thẩm mỹ văn chương cho thơ thêm phần sống động. Sống động đó không hấp dẫn, lôi cuốn để xác quyết là văn chương của đỉnh cao (intellectualize) mà trở nên mù tăm khó hiểu. Đấy là sự cớ thấy được trong tâm hồn thi nhân, văn nhân đượm chất tham vọng tư tưởng, bởi; họ chưa thoát xác cho một ý thức thuộc về hệ tư tưởng (ideological). Đó là lý do gợi lên sự hấp dẫn mãnh liệt trong ngữ ngôn. Chúng ta có nhiều tư duy trội hẳn cho những gì đưa tới cảm xúc trong đời chúng ta đang sống. Tham vọng chữ nghĩa là hình thức sa đọa tư tưởng. Đó là lý do  tại sao một số văn nhân nghệ sĩ đã làm mê hoặc qua ngữ ngôn mà họ đã xử dụng. Nói như rứa là có cái gì mâu thuẩn với nội tại? -Mâu thuẩn ở cái chỗ mô, bởi; biết vận dụng một ngữ ngôn vượt thoát ra khỏi bản thể, ra khỏi tự kỷ để có một sáng tạo ngữ ngôn, thứ ngữ ngôn không đòi hỏi sự hiện diện của nó mà tự nó trở thành miên viễn trong văn chương; tất không còn dính líu (involved) mà để tâm vào thì tham vọng chữ nghĩa tự động tan biến trước thị giác của người đọc. Đạt được là tuyệt chiêu! nhưng; rất hiếm ở đời này, vì ít ai nhận lời cho phê nhận mà chối bai bải ‘chẳng phải tôi’ hay ‘lỗi tại tôi mọi đàng’. Khó mà nhận thức được điều này.

Nói rút lại; tham vọng chữ nghĩa là cái chi? Rứa thì mai chừ chúng ta đã nói gì về nó và đã giải thích lý tính về nó; như đã nêu lên trong tham vọng chữ nghĩa, một ngôn từ không đơn thuần cho văn chương, sử ký, điạ lý, nhân văn mà nó bao hàm cả lãnh vực chính trị, kinh tế và tài chính ba cái khâu này là tựa đề cho tham vọng chủ nghĩa; nó khai thác toàn diện để đạt yêu cầu sở hữu cá nhân, tập đoàn và đảng phái. Tham vọng chữ nghĩa là ngụy ngôn một thứ trá hình trong ngữ ngôn, một thứ vũ khí nguy hiểm, là ‘biệt kích văn hóa’. Nếu xử sự như thế là lạm phát tư tưởng cho một tham vọng chữ nghĩa. Chủ nghĩa Mác-Xít động viên chúng ta nhìn vào vấn đề lớn lao và đó là cái sự cần mở mang, phát triển cho việc bày tỏ là phương tiện làm nên –Marxism encourages us to look at big questions and it has developed impressive tools for doing that. Tham vọng chỉ là sự suy đồi cho hệ tư tưởng mà thôi; nó chả đem lại vinh quang hay cho một chí hướng nào cả. Nói rứa là chúng ta đi vào chiều hướng của mâu thuẩn và khác biệt? -Không! chúng ta đang đi trên con đường tiêu diệt bản ngã tự tại. Gọt sạch một tư duy nông cạn đang đuổi theo cái xác không hồn. Tham vọng là bóng ma chợp chờn trong trí của người nghệ sĩ nói chung, nhưng; phải có bóng ma đó mới mong đi tới chân trời mới hơn nhưng đừng nệ vào nó. Răng rứa? Xin đừng hỏi răng với rứa.-Nệ là dâng cái tự cao, tự đại vào ngữ ngôn văn chương. Trong tham vọng có một thứ tồn lại và cũng có một thứ tồn lui. Hai cái tồn tồn này cần phải suy nghiệm để thấy được chân lý của chữ nghĩa. Răng nghe hơi dài? Thiệt vậy; vì trong ‘tham’ có cái sân si, ngang ngạnh, cứng đầu, chủ quan, độc hữu, tư kỷ nhất thiết phải diệt để đi tới vô ngã. Đạt tới chân không vô ngã thì tham vọng tiêu tan, có chăng; nó chỉ là thứ bèo giạt hoa trôi; chẳng đi về đâu.

Rứa cho nên chi; bất cứ ngữ ngôn nào đều chứa cái tham vọng trong đó; nếu không có nó thì làm răng có văn chương chữ nghĩa. Đúng vậy! nhưng phải để tâm vào ‘bát nhã’ thì làm nên một tác phẩm trong sáng không còn thấy ta trong đó mà chỉ thấy một cái gì đích thực của cảnh ngữ văn chương mà thôi! ./.

 

 (ca.ab.yyc. 20/7/2016)

 

ĐỌC THÊM:

- ‘Thực giả một Hiện hữu Cuộc đời’.

-  ‘Triết học Nghệ thuật’.

-  ‘Cái tôi và Những gì thuộc về Cái tôi’.

-  ‘Phương pháp thuộc về Phân tích trong Văn chương’.

của võcôngliêm. Hiện có trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo điạ chỉ đã ghi.

 

TRANH VẼ: “Người Đàn ông ngồi / Seated Man” Khổ 12” X 16” Trên giấy bìa cứng. Acrylics+House-paint. Vcl #1672016.

 

                                                                         

    

   

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 2846
Ngày đăng: 28.07.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Giới thiệu tác giả - tác phẩm(4) - Hải Kỳ - Tôi ra cửa biển Kỉ niệm 5 năm ngày mất (25.7) nhà thơ Hải Kỳ (1949-2011) - Từ Sâm
Đi tìm Chu Mạnh Trinh - Nguyễn Anh Tuấn
Cái ghế cuối đời - Đặng Châu Long
Thiền Nhật Bản - Võ Công Liêm
Tình yêu đẹp như vần thơ tuyệt bút - Nguyễn Thanh
Tiểu thuyết Cá Hồi - cảm quan phê phán con người từ góc nhìn sinh thái - Trần Xuân Tiến
Chủ nghĩa Mác-Xít "một lý thuyết cơ bản" - Võ Công Liêm
TRẦN ĐỨC THẢO – Version 1: Những lời trăng trối Hay nhận thức và ân hận muộn màng? - Hiếu Tân
Mạn đàm về câu:"Tam nam bất phú" - Đặng Xuân Xuyến
Từ truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch, trở lại một số cái khó của văn học (Nhân đọc bản thảo tập truyện ngắn “Mối tình đầu”) - Đỗ Quyên
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)