Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.312 tác phẩm
2.745 tác giả
473
115.866.148
 
Từ Tâm lý học đến Siêu hình học
Võ Công Liêm

 

                     

 

      Điều này không khó cho một khả năng hiểu biết hiện đại; đưa tới nhận thức cho rằng đó là lý thuyết tượng trưng của khoa thần thoại bao hàm về ý nghĩa quan trọng của tâm lý học. Đặc biệt hơn hết sau những tác phẩm nói về phân tâm học, có thể có một ít hoài nghi trong đó kể cả những gì huyền thoại như giấc mơ tự nhiên hoặc đó là những giấc mơ thuộc triệu chứng thúc đẩy của tâm lý. Sigmund Freud, Carl Jung, Wilhelm Stekel, Karl Abraham, Géza Róheim và một số triết gia tâm lý khác đều khai thác trường hợp tương tự trong vòng những thập niên qua như một khám phá mới được coi là tài liệu về ý thức mới của mơ và làm sáng tỏ những gì gọi là huyền thoại hay thần thoại; cho dù có những bất đồng khác nhau, tất cả những dữ kiện nêu trên  đều liên kết trong một trào lưu hiện đại mới; bởi một khai mở đáng kể về tâm và trí cho những yếu tố chính yếu. Với những tìm kiếm của những nhà phân tâm học thời đó là mẫu mực và những câu chuyện thần tiên có tính luân lý, đạo đức gây ra từ thần thoại và thần thánh hóa như huyền thoại; mà một thời dựa qua trí tưởng, dựng lên những quái vật hoặc nửa người nửa vật mà làm mất chất thực tế, con người trở nên lỗi thời để rồi biến ra kịch tính cho một tiến trình ý thức hiện đại.

Để phù hợp thích nghi viễn ảnh này đã cho thấy tất cả những gì được xuyên suốt qua nhiều truyền thuyết khác nhau –mà những sự kiện đó tợ như giả vờ không thực cuả cuộc đời qua những anh hùng huyền thoại cổ tích, quyền năng thánh hóa của thiên nhiên, hiển linh của tử vong và những đấng tổ vật của từng hệ phái –which pretend to describe the lives of the legendary heroes, the powers of the divinities of nature, the spirits of the dead and the totem ancestors of the group. Biểu hiện sự bày tỏ là cho thấy những ham muốn vô thức, sợ hãi và một tình trạng căng thẳng, những thứ đó nằm dưới ý thức cơ bản đạo đức mẫu mực của lối hành xử con người – symbolic expression is given to the unconscious desires, fears and tensions that underlie the conscious patterns of human behaviour. Nói một cách khác; khoa thần thoại là một khoa tâm lý mà ít ai tìm đọc như danh nhân tiểu sử, lịch sử học và vũ trụ học. Những nhà tâm lý học hiện nay có thể diễn giải bằng cách riêng rõ ràng và có hệ thống biểu thị hơn; có như vậy mới tiếp cận cho một thế giới đương đại phong phú và hùng biện chính xác cho vấn đề với một tư duy uyên bác sâu xa với vai trò nhất là đối với nhân loại ngày nay. Trưng bày lý lẽ ở đây như một tia phóng tầm xa, đứng lên để lật đổ những che đậy, những mơ hồ. Tiến trình của những gì bí ẩn, đồng dạng siêu phàm ‘Homo-sapiens’: Phương Tây và phương Đông, lạc hậu và văn minh, đương đại và cổ lỗ. Chúng ta cần phải đọc đến nó, để tìm thấy những mẫu mực, phân tích những khác biệt và những gì đúng đắn đến từ sự hiểu biết của những gì sâu lắng trong tâm lý và siêu hình, đến bằng một qui trình thuộc định mệnh của con người và phải tiếp tục xác định trong đời sống riêng của chúng ta và trong đời sống chung của chúng ta.

Nhưng; nếu chúng ta khư khư nắm trọn toàn bộ giá trị vật chất thời chúng ta phải ghi chú rằng thần thoại hay huyền thoại không thể so sánh một cách chính xác đến từ mơ –But; if we are to grasp the full value of the materials, we must note that myths are not exactly comparable to dream. Hình ảnh, vóc dáng là nguyên bản đã có từ một nguồn gốc. Vô thức cũng khơi dậy từ cảm hứng của trí tưởng mà ra. Ngữ ngôn bản điạ cũng phát sanh ở đó, nhưng sự cớ ấy không phải xuất thần hay tự khởi là sản phẩm của giấc ngủ (để mơ). Trái lại; những mẫu thức hiện ra như một tâm lý, là ý thức đã kiểm chứng. Và; chức năng nhận thức là phục dịch như sức mạnh hình-ảnh-ngôn-ngữ (a powerfull picture language) tạo nên một tín hiệu truyền thông do khả năng của trí tuệ. Đấy là sự thật chứng tỏ của cái gọi là những gì thuộc tiền cổ nhân gian thần thoại –This is true already of the so-called primitive folk mythologies. Cảm tính mê sản (trance-susceptible) gần giống giáo phái nửa ma, nửa thánh (shamanism) và những thầy pháp đội đầu dã thú (antelope-priest) không có gì là khôn ngoan sành sỏi cả so với thế giới ngày nay và cũng chẳng khéo léo gì trong một tín hiệu truyền thông, vì rằng; không một tương quan gần gũi của những giáo phái khác.

Phép ẩn dụ được lồng trong thần thoại là sống động mà họ sống và xuyên qua những gì họ hoạt động trong đời. Điều đó như đã một lần nghĩ tới, tìm tòi và tranh luận cho nhiều thế kỷ qua, dù; là ngàn năm, những thứ đó vẫn còn duy trì và phục vụ mạnh mẽ. Hơn thế nữa; còn khống chế luôn cả tư duy và cuộc đời và hiểu rõ về những mẫu thức đề ra một cách có hiệu năng tốt. Và nếu đây là sự thật để đối chiếu hay dùng để so sánh một cách đơn giản về nhân gian, về những gì thuộc khoa thần thoại và điều gì chúng ta sẽ có thể coi đó là một ẩn dụ của vũ trụ bao la như phản ảnh bản anh hùng ca vĩ đại Homeric hoặc thánh linh của Dante và đền đài phụng thờ bất tận của Đông phương. Mãi cho tới những thập niên gần đây những tập quán, phong tục vẫn được duy trì ủng hộ, nâng đở cho tất cả những gì con người cần có trong cuộc đời và từ đó gây ra những cảm hứng để nói lên triết thuyết, thi ca và nghệ thuật. Chính ở đây là dấu hiệu kế thừa cho những triết gia như Lão, Phật, Christ, Mohammed hoặc Zoroaster (một tôn giáo khác ở Trung thổ, thừa nhận phép nhị-nguyên của Tốt và Xấu (Nietzsche). Zarathustra là dân Trung thổ của Persian dựng ra tôn giáo Parsees. Tiên tri Zarathustra, tiên tri Mohammed cũng từ thần thoại mà ra). Họ là sứ giả, một đấng lãnh đạo tinh thần lỗi lược thay mặt đấng ‘toàn năng’ để rao giảng như giáo lý uyên bác và dẫn chứng những gì siêu phàm của vũ trụ; hẳn nhiên điều đó như nói lên một siêu lý bao la, một ý thức thâm hậu để soi rọi vào bóng tối, bởi; con người vốn chất chứa vẩn đục cho một tự kỷ cố hữu, cần giải thoát. Chúng ta phải hiểu rằng tất cả những sự kiện xẩy ra không những chỉ là triệu chứng xẩy ra từ ý thức nhưng cũng còn một nhiệm vụ khác là kiềm chế và quản lý những gì thuộc tinh thần, đó là những gì còn lại như một tư duy bền bỉ là hướng đi của lịch sử nhân loại và đó là cơ bản, cấu trúc cho tự nó -tất những điều đó coi như hiện hữu- là một hiệu năng của một sức mạnh phổ quát khắp nơi đánh đổi những gì nổi lên để cùng trợ lực vào tất cả những gì trong thời kỳ khai sáng. Mà những gì huyền hoặc; cuối cùng đi tới tan rã. Ở đây là sức mạnh hiểu biết đến với khoa học như một nghị lực. Riêng những thổ dân hoang đão “Melanesians” thì  thờ  phượng ‘Mana’ lấy Tốt và Xấu làm giáo lý, gốc Da đỏ Bắc Mỹ thờ ‘Wakonda’, Ấn Độ như thần ‘Shakti’ và Thiên chúa giáo thì coi là quyền năng từ Thượng đế. Do từ tâm lý đến siêu hình (from psychology to metaphysics). Tất thảy nói lên một cách minh bạch đấng để thờ phượng và suy tôn trong thời kỳ con người đặc trọng tâm vào phần hồn, một tâm linh thuộc tâm lý (psyche). Theo phân tâm học Carl Jung là khơi dậy từ tính dục (libido) và đó là sự xác minh rõ ràng trong vũ trụ quan, nhân loại sanh ra một phần trong vũ trụ đó, là một cấu trúc và cũng là dòng chảy của vũ trụ tự chính nó. Thể thức của cảm nhận và phân loại của mọi tư duy con người là thể thức và ý niệm thuộc về ý thức; chính cảm thức đó có thể lãnh hội là giới thiệu và xếp đặt trong một đường lối như gợi ý nói lên sự thật hoặc mở ra một chân trời ở cõi ngoài kia nơi những gì thần thoại đã sống thực như trong mơ của con người. Và rồi; điều kiện đó như thể thức ‘tĩnh’ trầm lắng và nhận thức. Từ đó tâm lý và siêu hình chiếm lĩnh con người.

Thiên đường, điạ ngục là thời đại thuộc về thần thoại, Olympus và tất cả những đấng thần linh đều là nơi của thượng đế là những gì diễn giải một cách cụ thể qua phân tâm học (Freud) như ký hiệu của vô thức; nơi an trú của thượng đế không ngoài mục đích nào hơn. Then chốt đưa tới một hệ thống hiện đại hơn của khoa tâm lý học; tuy nhiên thông đạt ở đây là : lãnh vực thuộc siêu hình = vô thức. Một chứng cớ  khác; mở khóa cho một lối đi khác là cùng một dự phóng tức quay ngược trở lại: vô thức=lãnh vực thuộc siêu hình (the unconscious=the metaphysical realm). Co giản của ý thức rút từ những hình tượng thần thoại như điều mà chúng ta chịu ơn và như thể cho ta thấy được rằng có từ ngọn nguồn của vũ trụ nhưng chỉ là thể thức hiện tượng phản ảnh như quyền năng tối thượng, nhìn như một siêu thức vô hạn (superconsciousness) trong một vô thức (unconsciousness), và; cùng một trường hợp cá biệt và cùng một biểu hiện; tạo thành thế giới. Cứu rỗi là phù hợp đáng kể trong sự trở về của siêu thức và một hiện hữu vô thức của thế giới. Đây là một luận đề lớn lao và hình thức của vòng quay vũ trụ quan, hình ảnh thuộc thần thoại của thế giới ngày nay đến một cách hiển nhiên rõ rệt và tiếp tục trở về trong điều kiện không minh định  rõ  rệt (nonmanifest). Bình thường sinh, lão, bệnh, tử của con người có thể được coi như là định hệ, điều kiện như nhiên ắc có và đủ mà con người không thể tránh khỏi, nó nằm trong vị trí vô thức và cứ thế mà luân hồi như vòng xoáy; chỉ khơi dậy từ siêu thức mà siêu thức là sáng tạo ra vô thức. Vậy cho nên chi những gì thần thoại xuất hiện là ý thức tâm lý phát nguồn từ những ký hiệu vũ trụ được giới thiệu trong một tinh thần tư duy rối bời cho một nghịch lý sáng ngời –thought-bewidering sublime paradox. Cõi thiêng của Thượng đế là đến trong đó như một vương quốc, tuy nhiên; đó cũng là Cõi-không-Thượng-đế, tợ như việc công chúa đánh thức trong giấc ngủ mê cung bởi một linh hồn lạc hướng. Cuộc đời con người là giấc ngủ, là cái chết đều được đánh thức. Thượng đế người thức dậy từ linh hồn, ngay cả cái chết tức tưởi ở chính mình –God; the waker of the soul, is therewith his own immediate death.

 

Có lẽ; gần như đây là lời hùng biện cho vấn đề giữa tâm lý và siêu hình, có khả năng như ký hiệu của những gì bí ẩn, bí ẩn cả việc thượng đế đóng đinh trên thập tứ giá để được cứu rỗi, thượng đế hiến tế cho chúng sanh ‘chính người đến chính người’ (himself to himself) (Luke:17:21). Qua những dẫn chứng trên có nghĩa rằng đó là thông điệp của hiện tượng anh hùng thần thoại nằm trong siêu thức: thân gồm có ngũ-thể (hai tay, hai chân và đầu đội vương niệm gai nhọn) là ký hiệu của sống, chết và đau đớn. Thượng đế thực sự tự nguyện treo mình là hiến tế cứu chuộc, hạ sanh làm người thế gian và được coi là hiện tượng thống khổ. Thượng đế được mô tả một cuộc đời làm người và con người phóng thích ‘con người thượng đế’ ngay ở trong chính Người; trên đôi tay trải rộng ‘ngẫu hợp của đối kháng’. Cánh cửa mặt trời mở để soi rọi những gì cho thấy Thượng đế giáng thế và Con người thăng thiên (God descends and Man ascends). Mỗi một điều như thế là một phẩm vật khác nhau giữa đời này. Đó là phép nhị-nguyên!

 

Cho dù ở trường hợp nào chăng nữa của tâm lý hay siêu hình; chúng được nói đến như định mệnh của con người, niềm tin của con người và vẫn là huyền nhiệm mà con người đang còn chìm đắm trong bóng tối ./.

 

VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab. yyc. 30 tết giáp ngọ 30/1/2014)

SÁCH ĐỌC: -Moses and Monotheism by Sigmund Freud. Trans. by James Strachey. Standard Edn.XXIII, 1964.

TRANH VẼ: ‘Người và Ngựa / Man & Horse’ Trên giấy học trò 8.5’ X  11’. Viết chì + Sepia-ink +Acrylics. Vcl# 3112014.

 

   NGƯỜI Và NGỰA / MAN And HORSE

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 2862
Ngày đăng: 09.02.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bốn chiều kích thần bí - Nguyễn Hồng Nhung
Khi một nhà thơ xem tranh - Quỳnh Thi
“Đêm đêm Hàn Thực, ngày ngày Nguyên Tiêu.” - Lai quang nam
Cảm thức Tha-Ngã Luận [Kì 1] - Phạm Tấn Xuân Cao
Có đường đi lên - Nguyễn Hồng Nhung
Trốn chạy và thoát ly - Phạm Tấn Xuân Cao
Cô Đơn của những ai dám chấp nhận nó - Phạm Tấn Xuân Cao
Tôn giáo, Nghệ thuật, Triết học và Khoa học - Cư sĩ Minh Đạt
Thơ Phùng Cung và những ám ảnh Văn Hóa Việt - Trần Hoài Anh
Thẩm định về giá trị Triết Học và tư duy của Triết Gia - Võ Công Liêm
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)