Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.318 tác phẩm
2.746 tác giả
468
115.873.186
 
Sự trổi dậy của chủ nghĩa hiện thực giữa Thiên Đường và Địa Ngục.
Võ Công Liêm

 

           

 

 

    Giữa thế kỷ thứ mười chín, có khả năng coi đây là chân dung cuộc đời của một vài văn nhân. Không thể có hoặc có một sự trổi dậy của chủ nghĩa hiện thực / The Rise of Realism đã làm cho văn nghệ sĩ Âu châu ảnh hưởng đôi phần. Dĩ nhiên đó là vấn đề có tính chất hệ phái giữa nam và nữ về văn chương và nghệ thuật kể cả âm nhạc; tất cả là trào lưu thời thượng. Một thế kỷ phát động qua những tác phẩm vĩ đại có những tương đồng gần gũi giữa Turgenev với Flaubert, giữa Dostoevsky và de Maupassant, giữa Tolstoi và Zola. Nhưng; trong số những văn nhân xuất hiện trước và sau thế kỷ thứ mười chín, có những kẻ đau khổ phải sống dưới một trạng huống bi thảm ‘giữa thiên đường và điạ ngục / between heaven and hell’. Nơi đâu là thiên đường và nơi đâu là điạ ngục? Thiên đường hay điạ ngục ở tại ta, nơi con người mỗi khi cảm nhận ra nó như một niềm tin chân lý; nghĩa là họ hướng tới phiá trước với một tâm hồn khai phá về những giá trị ở chính nó, một khuôn mẫu sắc bén. Người Âu châu đã chạm vào những gì đầy năng lực hơn trước đây; sức sáng tạo mới là những gì xẩy ra ở Pháp và những cuộc cách mạng kỹ nghệ là bộ mặt biến đổi hoàn cảnh xã hội và con người, đánh dấu những đổi mới tư duy về diện mạo văn hóa nghệ thuật khắp phương Tây. Trong khi đó khoa học kỹ thuật và niềm tin mới trong điều kiện đòi hỏi của con người là bắt đầu chuyển thể (từ cũ sang mới) đánh đổ toàn bộ những tư duy cổ lỗ sĩ là vi khuẩn nằm chết trong những con người bảo thủ lạc hậu, một căn bệnh có thể là truyền kiếp; tiếng nói của nghệ nhân là tiếng nói của hiện thực để đi vào đời còn bằng không ‘tánh nào tật nấy’ thì đó là bi thảm truyền thống. Sau cuộc cách mạng ở Nga 1848 đã xuyên thủng một vài trường phái cổ điển Âu châu đó là nguyên cớ đưa tới những kết quả thảm họa (to tragic consequences) Và; không ai nhận ra nỗi bi thảm cuộc đời như nhà văn trẻ Fedor  Mikhailovich Dostoevskii*. Năm 1849 người đã chịu đựng sự hãi hùng, nhạo báng, bôi bác, đe dọa trước khi nhận bản án lao động khổ sai ở trại tù Tây Bá Lợi Á; là một đối diện oan khiên bất ngờ xẩy đến, một bản án nghi hoặc có dính líu trong việc chống đối; sự thực của chống đối là đổi mới tư duy. Đưa đất nước và con người ra khỏi lầm than, cải thiện một đời sống mới hơn. Chính cái nhìn trong sáng của con người cách mạng yêu nước lại bị kết tội. Nơi không có mặt trời và ánh sáng mà chỉ có bóng tối dưới đáy vực. Cái thời phong kiến lộng quyền không có luật tắc mà chỉ có duy nhất ‘luật rừng’ là công lý. Thời đó là thiên đường hay điạ ngục? Hoài vọng của con người là thay đổi hoàn cảnh để bước vào cái gì là hiện thực xã hội, hiện thực con người thời đó là thiên đường. Còn hỏa mù, còn bóng tối là điạ ngục giữa trần gian. Trước hoàn cảnh đó chúng ta chỉ tìm thấy một sự chiến thắng trong danh dự của hai nhà văn lớn Nga là Lev Tolstoi và Feodor Dostoevsky. Cả hai chấp nhận thương đau từ con người và đất nước sinh ra họ.

Ra khỏi Tây Bá Lợi Á Dostoevsky tìm thấy Thượng đế và từ đó dâng hiến đời mình để phục vụ nước Trời. Trong khi ấy Tolstoi chiếm cứ hơn nửa thập niên sau khi trở về từ tàn sát, đẫm máu, giết chóc của tội phạm chiến tranh / Crimean war, bởi; chiến tranh buông thả đời ông vào canh bạc và đàn bà ở Mạc Tư Khoa và thành phố St. Petersburg. Cả hai hiến dâng đời họ vào sự dằng vặc, đau khổ để đi tìm sự thật và nghĩa lý cuộc đời. Và; đã vùng vẫy, vật lộn, đấu tranh để đi tới cái gì nắm bắt được những vấn đề đặt dưới những kinh nghiệm con người; họ đã xuất bản, phát hành những trường thiên tiểu thuyết như kỳ phùng địch thủ lớn lao nhất mà đã tìm thấy khắp nơi ở Âu châu. Nhưng nhớ cho biên niên thời gian (chronicled) trong tiểu thuyết không có nghĩa là quá nhiều đau đớn và hỗn độn hơn cả đời họ. Dostoevsky đi từ những suy thoái cho đến những tuyệt vọng khác, để rồi bỏ đam mê vào viết lách, thách đố với định mệnh, áp đảo mọi lý do và những cám dỗ khác ở tuổi bốn mươi lăm để viết về ‘Tội ác và Hình phạt / Crime and Punishment’ tập này chính là mũi nhọn đâm vào đời ông để có một cái gì lớn lao hơn. Dostoevsky tiếp tục đấu tranh với con nợ, với canh bạc và bệnh hoạn ở chặn cuối đời. Nếu Dostoevsky biết được hạnh phúc và mãn nguyện thì thời gian quá ngắn trước khi ông chết qua cơn xuất huyết phổi. Phải thế; Dostoevsky phải sống và viết; viết là cái nghiệp, sống là định hệ. Viết như một hiện thực của tâm trạng và cuộc đời, nếu Dostoevsky bình thường như mọi bình thường khác thì chắc chắn chúng ta không tìm thấy chân lý của cuộc đời, không tìm thấy những mảng đời trong thiên đường và điạ ngục. Như đã nói; đó là những gì mà họ đã mô tả: Chiến tranh của Tolstoi và tù ngục của Dostoevsky là điạ ngục và thiên đường.Tất cả chỉ là mộng ảo, bởi; hạnh phúc tức cõi thiên đường không bao giờ có thực giữa trần gian. Ngay cả Thượng đế; bởi thượng đế đã chết (Nietzsche).Vị tất; hiện thực của cuộc đời là đấu tranh, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh cuộc sống và đấu tranh luôn cả cái chết. Đó là phát sinh bi thảm giữa đời này. Trong ‘The Birth of Tragedy’ của F. Nietzsche là một phản ảnh cụ thể về nỗi đau, bởi; con người sinh ra bi thảm cho nên chi thiên đường không có thực, chỉ là cái bóng vì quá bi thảm mà phải ôm đầm…Thời đâu xa mà phải đi tìm.

Sự hấp dẫn văn chương của Dostoevsky là tạo được một một sắc màu trên khung bố, một màu sắc chứa đựng hình ảnh siêu hình, trừu tượng cuộc đời của người dân Nga.Đó là những gì nhỏ nhoi, tầm thường với tất cả những gì khác trong một tư duy rộng mở và những gì rối ren phức tạp –Dostoevsky’s compelling literary creations painted a canvas of Russian life that dwarfed all others in its breadth and complexity.

Dostoevsky mô tả sự đau đớn gặm nhấm, dày vò, ray rứt của tù đày, đì ải, một tuyệt vọng của đói rách và dọa nạt; hoàn toàn không mang lại một sự quan tâm của nhà cầm quyền Nga. Một nơi quá giàu sang, một nơi quá nghèo đói, ngục tù thì tanh hôi, chòi tu khổ hạnh của tỳ kheo thì xơ xác tất cả những gì nghịch lý của bi thương đều lồng vào tiểu thuyết của ông với những góc cạnh đê hèn đều nằm trong tay chủ tiệm cầm đồ, nơi dung thân kẻ trộm và điếm đàn, đan vào nhau như một đường giây trao đổi. Dostoevsky hiểu và nhận biết tất cả những đớn đau mà con người phải gánh chịu. Ông cũng nhận thức trước hoàn cảnh sống, nếu ở đó có một hạnh phúc ‘thiên đường’ nhưng không; tất cả là giả dối, lường đảo, một hỏa ngục hiện hữu không bao giờ dập tắt.Và tại sao có thể có cảnh ‘mụ nọ chanh chua vợ chưởi chồng’(Tú Xương) hoặc cha nào con nấy chưởi bới linh tinh hoặc thúc đẩy con gái mình bán thân kiếm chút tiền thừa? Tại sao họ phải đọa đày trong cảnh giới (điạ ngục), trong khi đó họ muốn hít thở một chút tự do nô lệ để thấy hạnh phúc (thiên đường)? Rứa mà đời ngoảnh mặt làm ngơ giữa một thế giới bao quanh họ? Rứa thì con người là một sinh vật của Thượng đế hay là sanh ra để phục vụ qủi dạ-xoa? –Was man a creature of God or a servant of Satan? Rứa là đúng ý Thượng đế ? hay là đặt đâu ngồi đó? Thành ra những gì Dostoevsky viết ra là cả nghi vấn của cuộc đời, bởi; đời không thực vì trong đó con người luôn chứa một tinh thần tư kỷ cố vị. Nỗi lòng đó chỉ có kẻ nằm dưới lòng đất mới thấu hiểu mà thôi. Đấy là con đường đi tới giải thoát ‘thiên đường’. Dostoevsky  tìm kiếm nghĩa lý của cuộc đời trong một đấu trường rộng lớn đầy kinh nghiệm của con người. Một khó khăn giữa tốt và xấu, một rạn nứt, chia xa giữa nhân loại và thần thánh, và ngăn cách giữa con người với Thượng đế trong một tiến trình vật chất khống chế và một xã hội tiến bộ theo chiều hướng khoa học kỹ thuật những thứ đó đã tìm thấy (nhất là sau này). Trong những yếu tố cơ bản thể hiện ở lớp người vương giả, qúy phái Pháp và giới chủ nhân ông Anh; tất cả dường như cho ông một sáng tạo và bên cạnh đó là một hủy hoại đơn phương của những gì tàn tích, hủ lậu mà đời để lại.

Nhan đề ‘Hồi ký Viết Dưới hầm / Notes from Underground’ là một chuyện kể rối bời của một sinh linh thuộc thế giới khác và hạ thấp giá trị hiện hữu tồn lưu con người; điều mà chưa ai nhận ra hoặc đã ghi chú hoặc đã xét lại. Thế nhưng vẫn chưa hẳn là những tác phẩm khai sáng vào đầu thế kỷ thứ mười chín; dù rằng đã thấy được bên kia bờ tăm tối của con người gần như thuần chất hoặc những gì cảm nhận được. Ở thời điểm 1864 những ‘tông đồ’ như Nietzsche, Freud và Sartre tất cả đã có ý niệm như sứ mạng của mình và cũng có nhiều nhà sáng tạo (văn học nghệ thuật) những trường phái nghệ thuật hiện đại, chủ nghĩa siêu thực và chủ nghĩa biểu tượng như Hamlet, Don Quixote, Don Juan và Faust…. Người nằm dưới lòng đất / Underground man của Dostoevsky đã  được thu nhận như một hiện thực chủ nghĩa, đi vào trong một trường hợp đôi khi lệch lạc hoặc đôi khi là tiếng rống trong văn hóa hiện đại. Người nằm dưới lòng đất đã sống như một hẩm hiu, vữa nát, thối tha, một cuộc đời bẩn thỉu lầm than, vì vậy; mới có những hy vọng, mong đợi giải phóng, cách mạng đem tới. Dostoevsky là nạn nhân của khinh bỉ và chà đạp. Tuy nhiên không ngã lòng, vẫn đứng thẳng ở cái thế chịu đựng của bản chất con người. Nhìn vào đó cho ta một cảm thông về sự đau khổ của con người, không riêng gì nhà văn, thơ tất cả đều nhìn tới một tương lai huy hoàng dù đang nằm dưới gọng kềm. Dostoevsky hiểu được mình tức hiểu được người. Tiếng than trầm thống đó chứa đựng trong một văn phong phản ảnh sự thật. Sự thật mà con người đang sống trong điạ ngục, thiên đường chỉ là củ cà-rốt; nhưng ‘greyhound’ không bao giờ biết mệt, bởi thép đã tôi thế đấy! Chưa hết; ông đã bày tỏ những gì ở con người nằm dưới đáy tận cùng xã hội với một ao ước vô biên là phụt ra khỏi vũng lầy trong những gì là nhân phẩm con người –Yet by showing that his under-ground man was perfectly willing to wallow in those very depths of degradation; cho dù ở đó có một xã hội cải cách đi nữa hay nghĩ đến lòng nhân đạo đều mong muốn trong một hoài bão vượt thoát. Có thể sự cớ đó để cho con người chống lại hay từ khước quyền năng của Thượng đế và vũ trụ như nhiên trong một danh xưng tối thượng về sự thật; thời đó con người phải cảm nhận như một lẽ đương nhiên? Nói như rứa thời cái gì là mục đích và ý nghĩa cuộc đời? Rứa thì làm răng nam nữ bình quyền để đi tới tương thân lẫn nhau? Đấy là vấn đề mà Dostoevsky muốn lý giải cho một chân lý làm người. Không phải cho hôm nay mà cả tương lai về sau. Răng rứa? Con người sinh ra bi thảm, thời tất phải gánh chịu. Đó là nghiệp dĩ, bởi; trong bi thảm chứa một chất liệu của tư kỷ ‘egosism’. Ông qui tội xã hội đã sinh ra bi thảm, để con người sống trong bi thảm như một hình phạt và tội lỗi. Đó là điạ ngục trần gian. Giải phóng được bi thảm tức là bước đường đi tới thiên đường. Đó là cõi mơ thiên đường điạ giới. Dostoevsky luôn nuôi hy vọng ý thức ở nơi con người. Chính ý niệm đó là một thúc đẩy, đi tới những khám phá mà đây là những vấn đề sau một thập niên con người gánh chịu đau đớn, có thể đó là một hủy hoại đối với những lớp người thấp kém, hèn mọn. ‘Bụng dạ tôi quá suy yếu /My stomach is ruined’ là tiếng thốt não nề của Dostoevsky sau khi ra khỏi nhà lao Omsk Prison và bắt đầu 1854 ông rơi vào một hoàn cảnh suy nhược về vật chất và tinh thần, suy thoái sức khoẻ đưa tới hiểm nghèo, cơ năng đổ xuống biến thành động kinh (run rẫy), đôi chân yếu với triệu chứng của khớp. Dưới mắt Dostoevsky lúc ấy là một bi thảm, bi thảm đời và bi thảm con người. Để đi tới khốn cùng và đói rách chính dữ kiện đó là một kinh nghiệm phấn chấn, những thiệt hơn về tình ái, những đỏ đen với canh bạc, những đọa đày tù tội như còn dính trong hồn ông; bao sự lý  đắng cay là một dồn nén để thành hình ‘Tội ác và Hình phạt’. Và; không biết bao nhiêu vi phạm khác mà ông đã tiếp cận trong cuộc đời còn lại. Tội ác và hình phạt là lời xưng tội của kẻ đang ở thế chẳng đặng đừng: ‘Đây là trạng huống thuộc tâm lý bởi nó là tội ác / This is the psychological account of a crime’ Là lời giải thích của Dostoevsky trước khi vào tập. Tất cả là một tiến trình thuộc tâm lý của tội ác được bộc lộ. Dù không có dấu hiệu là sát nhân để cho đó là tội ác và cũng không phải vì thế mà đâm ra nghi ngờ cho ông. Tuy nhiên; đây là một trắc nghiệm khủng khiếp về lý thuyết, về những gì con người gánh chịu trước cuộc đời đang sống. Thật quả; tác phẩm Tội ác và Hình phạt được đem ra để giảo nghiệnm đầu tiên trong những tác phẩm khác ở Âu châu vào thơi đó, bởi; trong Tội ác và Hình phạt  có chứa đặc chất của hư vô chủ nghĩa, tư duy đó là một nắm bắt qua hình ảnh của tuổi trẻ Nga và cả thế giới. Sẽ không bao giờ Dostoevsky vượt thoát ra khỏi từ những gì cưỡng bách để thách đố với định mệnh, liều lĩnh đâm đầu vào bánh xe gai nhọn và cảm thấy hãi hùng, lo sợ mất đi một xu nhỏ để lót bụng. Cái đó đã là một sự tuyệt vọng hoặc là đưa tới một sự mãn nguyện? Không hẳn thế. Con người đôi khi yêu trong đau đớn với một cảm xúc phi thường –Man sometimes loves suffering witn an extraordinary. Dostoevsky đã viết trong ‘Hồi Ký viết Dưới Hầm’ như sau: ‘ tôi nghĩ rằng con người sẽ không còn trả nợ dài lâu để không còn nhận sự đau đớn / I think that man will on no account ever renounce suffering’ Thế nhưng; Dostoevsky đã đấu tranh một lần nữa trong tập ‘Thằng Khớ / The Idiot’ và ‘Con Bạc / The Gambler’ là cả thời gian trở lại tự do tâm hồn như một bày tỏ chuộc tội của kẻ sa đọa. Thằng Khờ vẫn là bóng mờ, một báo động trước mắt ông. Ở ‘Thằng Khờ’ là một động lực thúc đẩy Dostoevsky đối diện những vấn đề tại sao Thượng đế lại cho phép những gì xấu xa, tánh hư tật xấu vào người và hiện hữu thường trực để rồi con người tấn công vào những hào lũy đó? Khi mà sứ mạng cảm thức là cơ duyên nắm lấy để bắt đầu đi vào những tác phẩm mới về sau này (1870). Đây là hư vô và cõi tây phương cực lạc cần phải có như một sự thật đánh hạ tất cả. Bởi; hư vô là nhu cầu cần thiết cho cảnh đói khổ để đo lường cái tương phản của Thiên chúa và những gì buộc tội con người…

Nói chung; hầu hết những tác phẩm của Dostoevsky là nói lên sự bi thảm trong đời cũng như trong gia đình ông, ngay trong ‘Anh em nhà họ Karamazov / The Brothers Karamazov’ là một khai mở đầy đủ kích thước của bi thảm, đau đớn trong cảnh ngộ gia đình để tìm thấy sự thật đúng nghĩa của con người, đây là một tâm lý chung . Ông viết thư cho bạn vào năm 1877 có đoạn ghi: ‘Tôi có một tiểu thuyết là những gì đưa ra như một biểu lộ tự chính nó / I have a novel that is asking to express itself’. Cho nên chi những gì ông viết đều đi theo cuộc đời có trước và sau là những gì đớn đau giữa thể xác và tinh thần của cái chết là mô tả bằng những gì chìm đắm của bi thảm / full depths of the tragedy. Hòa hợp trong tác phẩm của Dostoevsky gần như mang một tư tưởng xót thương. Xây dựng những gì là ảo hóa (kaleidoscopic), một cảnh tượng đối nghịch. Như: người anh thì mến Chúa, người khác thì qủy ám. Tất cả là đối kháng, đặt để trong nhau ở ‘Anh em nhà họ Karamazov’; điều này không thấy chi là trái nghịch, nhiễu nhương, phức tạp không thấy gì sôi nổi cả mà chỉ diễn tả một trí tuệ và con tim cho con người anh hùng của Dmitri Karamazov. Dostoevsky cố gắng hết mình để thăm dò ý nghĩa của lịch sử nhân loại trong tất cả những gì phức tạp, hỗn độn thường xẩy ra bên cạnh cuộc đời đang sống Do đâu sản sinh bi thảm để rồi con người là nạn nhân của bi thảm. Dostoevsky học được những đớn đau từ tuổi thiếu thời, tù đày và hôn nhân tất cả là định hệ. Muốn vượt thoát để tìm thấy thiên đường là xây dựng một đời sống bình đẳng không còn tư kỷ cá nhân hay tập đoàn mà xây dựng công lý và lẽ phải. Điạ ngục chính ta đẻ ra chớ không một ai đẻ ra cho ta. Đó là biện chứng trổi dậy mà Dostoevsky là kẻ tiên phong và thực hiện đường lối chủ nghĩa hiện thực. Có thể đây là một khảo sát về chiều sâu của tình yêu, tình yêu nước, tính ganh ghét, thù độc, hơn thua, vị kỷ và thái độ giả tạo nơi con người mà ở đó chứa đựng tất cả tánh khí thối tha mà ngay trong tác phẩm của ông đã nói lên lời sợ hãi là ở chỗ đó. Rứa thì cái gì để gọi là tốt? Cái gì để gọi là qủy ám? Cái gì là cuộc đời? Và; cái gì để gọi là sinh tử? Cái lực gì sắc bén qua kinh nghiệm của con người? Có thể tất cả năng lực đó đã tìm thấy trong trí tuệ con người hoặc đã đặc định ở cõi ngoài kia. Để xác định hiện thực cuộc đời đâu là thiên đường và đâu là điạ ngục những thứ đó ở tại nơi ta mà chúng ta đang sống giữa đời này ./.

 

 (ca.ab.yyc. lập đông 1/2016)

 

*  Fedor Mikhailovich Dostoevskii (1821-1881) Sinh và chết ở Nga. (có sách ghi cái chết của ông do xuất huyết não, có sách chép xuất huyết phổi) Ông là nhà văn lớn, nhà tâm lý và nhà lý luận. Ông để lại nhiều tác phẩm lớn có giá trị cao đối với văn học thế giới.

 

 SÁCH ĐỌC: - ‘Dostoevsky: The Stir of Liberation’ by Joseph Frank. Priceton. USA 1986.

                       - ‘Between Heaven and Hell’ by W. Bruce Lincoln. Penguin Books. New York. USA Toronto. Canada 1999.

 

TRANH VẼ: ‘Chân dung họa sỉ Đinh Cường /  Portrait of Artist Dinh Cuong’.Vẽ theo trí nhớ sau những ngày cuối đời của ông. Trên giấy cứng. Khổ 13” X 18”. Acrylics + House-paint (vẽ bằng đũa ăn cơm và tay).

*Hàng chữ trong tranh viết như sau: ‘đinh cường (1939-2016) Sau những ngày cuối đời’

 

 

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 3028
Ngày đăng: 17.01.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bàn tay nhỏ dưới mưa-một cách nhìn mới về thế giới hiện đại của Trương Văn Dân - Từ Sâm
200 tác giả, 8 thế hệ: Phê bình thơ Việt hậu Đổi mới - Đỗ Quyên
Đọc lại một số thi phẩm của Phan Châu Trinh (1872 - 1926) - Phan Thành Khương
Đọc một bài thơ như thế nào - Nguyễn Đức Tùng
Nghi án về Bóng Giai Nhân vẫn còn đó - Lâm Bích Thủy
Người rêu ( đọc tập truyện ngăn của Dương Kỳ Anh – NXB Văn học 2014) * - Yến Nhi
Thơ là cái đẹp đi lầm lũi trong im lặng Hay : 100 năm với nhà thơ của Bến My Lăng - Lâm Bích Thủy
Nỗi niềm "Cố Quốc" và "Gia Hương" trong thơ chữ Hán Nguyễn Du - Phạm Quang Ái
Đọc:"Hương Cô Quạnh của Phan Nguyên" - Nguyễn Hồng Nhung
Tình dục trong tiểu thuyết "Bàn tay nhỏ dưới mưa" - Hoàng Thụy Anh
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)