Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.312 tác phẩm
2.745 tác giả
420
115.864.550
 
Tác giả của huyền thoại
Võ Công Liêm

 

 

    Trong số văn nhân lừng danh thế giới không thể quên Homer. Tác giả của Iliad và Odyssey. Hai tác phẩm này Hy Lạp đặc niềm tin thánh hóa vào đó và bảy thành phố lớn của Hy Lạp xác nhận hai chủ đề trên là cái nôi sanh ra huyền thoại. Công lao đó Homer đã biên soạn một cách tinh vi với lý giải rõ ràng và trở thành hai tác phẩm để đời. Không cần phải biết cuộc đời và ngày sinh tháng đẻ và cũng chẳng phải chứng tỏ một sự gì nơi tác giả mà chỉ biết đó là con người bình thường với trí tuệ siêu việt đã bỏ vào trong hai tác phẩm này như một tư tưởng lớn. Nhưng; trong hai tác phẩm là một năng lực có tính nhất nguyên (unity) với lối cấu trúc ngữ pháp (construction) và ngữ cảnh (contextual) dựng nên một văn phong huyền ảo giữa thực hư, phát sinh từ trí tuệ của con người qua hình ảnh trong trí tưởng mà mỗi sách là một chỉ định cụ thể của tác giả. Một học giả đương đại; nơi sinh ra Homer ở Ionia (Hy Lạp) vào khoảng 700 BC. Iliad và Odyssey là bản anh hùng ca; dưới mắt Homer là một con người mẫn cán ngoại hạng, biên soạn công phu là một hóa giải của lịch sử huyền thoại và hoá giải thuộc vật lý (physicochemical) sâu sắc tự nó đã mang lại cho văn chương Âu châu một hiện hữu tồn lưu nhân thế, một sấm động vang dội khắp năm châu tợ như hành tinh bùng nỗ và khám phá lạ giữa vũ trụ loài người; trước Homer như đã vùi chôn mất đi cả hằng ngàn năm. Trong khi đó hai tác phẩm này không ngưng nghỉ và tiếp tục ngưỡng mộ cho tới nay.

 

Cốt truyện của Odyssey là một giản đơn nhưng thiết yếu: một thứ anh hùng lang bạc, du mục đó đây đã chiến thắng trên nẻo đường để trở về cố quốc và đối diện trước những sức ép buộc phải tuân phục mà người ta đã có kế hoạch tước đoạt vợ con và hoàng triều trong hoàn cảnh chiếm cứ. Là những câu chuyện phiêu lưu không thể quên được. Nó chứa đựng một kịch tính buồn cười, mai mỉa, động lòng thương. Anh hùng tính là chủ đề của chinh phục xem như chuyện kỳ lạ; trong khi những anh hùng khác phải đương đầu với những con người khổng lồ miệng hùm gan sứa, ăn thịt người máu me tùm lum và thứ phù thủy mê hoặc phải đối diện bởi lực lôi cuốn của cung phi mỹ nữ hay đôi khi tắm trần trên bờ đại dương hoặc đấu võ, thích khách với bọn bần cùng chuyên nghiệp. Phạm vi vai trò hoạt động là những gì lạ đời và ở đó là một bề rộng mênh mông giữa trời, đất và con người vây quanh trong một xã hội qua từng thể cách: thần thánh, vương cung, cung phi, mỹ nữ giữa người ngựa, đầu sư tử, đuôi rắn, thứ ăn tươi nuốt sống, kẻ hầu người hạ đầu voi đuôi chuột…Với Iliad thì lại khác; là một thế giới siêu hình, giao thoa với thế giới hữu hình, con người nói lên lời thơ là trực diện với định mệnh. Iliad là thi ca cổ nhất Hy Lạp và hấp dẫn. Tác phẩm Iliad chứa đựng một tổng thể văn hóa Tây phương gồm: hội họa, kiến trúc, điêu khắc, kịch nghệ và âm nhạc của từng nhạc khí khác nhau trong đó đặc chất của thần thoại và huyền thoại truyền tụng để về sau trở thành văn ở tk.VIII (AD). Một thi tập xoay quanh danh dự, điạ vị, dũng cảm của con người chống lại những gì huyền bí và thần linh. Tập thi ca Iliad gồm có hai mươi bốn khúc, dài ngắn khác nhau, ngắn nhất có tới 424 câu và dài nhất 909 câu; kể cả Odyssey cũng phân chia như vậy chứa đựng bi khúc của thi ca là lời phẩn nộ của Achilleus, tranh chấp, dành giựt người tình nhưng tất cả là một sự hy sinh cao thượng và tất cả là anh hùng. Một trang anh hùng ca mà Homer đã diễn đạt tài tình và tinh tế. Thế nhưng hai tác phẩm này là một phủ nhận của Homer, chối bỏ những gì Homer dàn dựng và không cho đó là sự thật rồi đâm ra hoài nghi giữa tác giả và tác phẩm, có người vẫn hoài nghi không nhận đó là của Hy Lạp nhưng người Hy Lạp có những chứng cớ để tin Homer là người của Hy Lạp. Dựa vào chứng cớ Iliad và Odyssey khởi từ  lớp vỡ lòng cho đến cấp cao của dân tộc Hy Lạp. Họ coi Iliad và Odyssey còn là Hy Lạp còn, tợ như Truyện Kiều còn nước ta còn hay tiếng Việt còn nước ta còn là tiếng vọng của nhữngcon người yêu nước là một xác nhận cụ thể có từ đó.Thời không còn nghi hoặc hay phủ nhận.

 

Thi ca trong Iliad phải có một sự bùng lên từ tập quán của thơ đối đáp (oral verse) và một nơi chốn của bình dân mù chữ (illiterate society) mà ở đó cấu trúc một ngữ ngôn ngây thơ và vượt ra khỏi những gì không giống ai (over-riding) để đi tới nhất nguyên (unity); đấy là một xác định không thể nhầm lẫn trong tác phẩm của Homer, dù cho; nó có một bề dày khá lâu và có hằng tấn phê nhận khác biệt trong đó. Đấy là chủ thể vấn đề. Đứng trước cảnh quang của Iliad và Odyssey là một bức bình phong đồ sộ của tình và người, giữa siêu hình trừu tượng và thần thoại, nó mang tính chất lịch sử cổ đại của những thời kỳ đang bắt đầu, một tư tưởng thô sơ nhưng vĩ đại của Homer làm chấn động cõi người và cõi thiêng, phép lạ thần thông tạo ảo giác giữa người và vật. Trong mỗi tác phẩm nó dẫn ta vào từng nhân vật, từng cá thể của nó –To bring out its individual character . Đó là một hiện hữu dính dáng vào nhau, sắp xếp vào đó lời phê nhận chân chính và so sánh được giá trị ngữ ngôn trong thi ca với những gì khác hơn. Mỗi phê bình gia hoặc có thể là người khác đôi khi đắn đo, cân nhắc về việc dựng chuyện nhưng trong Homer phản ảnh thế nào là lòng tự hào về nó ngay cả chính ông để phê nhận như là một văn chương lớn. Không một lời chỉ trích hay phê phán mà ở đó có một ít đả thông tư tưởng; nhưng ít ra được coi là quan trọng cho những nhà phê bình để rồi tự thú ở cái nét nhỏ nhặt trong bề mặt của tác phẩm Odyssey –Without criticism ther can be little understanding; but it is at least as important for the critic to confess his own smallness in the face of a word like the Odyssey. Văn chương Âu châu xuất thân từ trong và ngoài của một hiện hữu tồn lưu với hai đại thi ca Iliad và Odyssey; có tính chất tập truyền đã đổ vào trong thi nhân –European literature springs into existence with two great poems, the Iliad and the Odyssey, traditionally ascribed to the same poet. Đấy là tư duy của Hy Lạp về những gì lịch sữ văn chương mà họ làm chủ lấy nó; những tác phẩm dựng nên qua mức độ qui mô và trong một mô thức phức tạp nhưng lại tinh tế hơn, không có nghĩa là đứng ngoài của cái sự không có mà nói lên một lịch sử huyền thoại lâu dài mà phiá sau đó là bản hùng ca anh hùng. Một lịch sử đã trùm lấp mọi bí ẩn của Hy Lạp mà chúng ta đã gượng ép nó như một dự tưởng hay phỏng đoán của những gì đã nghĩ tới. Một ám thị tự kỷ làm ảnh hưởng giá trị tinh thần của những gì là huyền thoại vốn coi như hiện tượng của con người và vũ trụ.Trong phương hướng đó đã du nhập vào hồn thi nhân  với những gì để chuyển hóa thi ca bằng những gì dễ hiểu hơn. Nhớ thêm điểm này: tổ tiên của người Hy Lạp nhập vào một đất nước bắt nguồn từ phương bắc khoảng 1900 (BC) mang trong người họ những chuyện hoang đường thần thoại đối với họ là thiên anh hùng của những gì chiến thắng được của những loài thú dữ trên điạ cầu, lập ra chuồng, trại súc vật… Cốt truyện căn bản của Iliad và Odyssey là hiện hữu có thể thừa nhận được cho một quê hương tập truyền cổ đại. Nhưng; theo sự sắp xếp mới của Hy Lạp; giữa những thành phần khác biệt và cõi ngoài (alien) xã hội là có một sự tương hợp nhờ ở chốn siêu hình mà biến đổi để thành mới lạ và dựa vào phát triển của thi ca có từ lâu đời. Thí dụ: chúng ta chỉ nghĩ tới cái sự gì xẩy đến trong huyền thoại của Odyssey qua vai trò của Athena với những liên đới, hệ lụy với thuyền tàu và đại dương; đó là hình ảnh thách đố giữa thiên nhiên và con người. Bản hùng ca bừng dậy từ những suy tưởng đó mà ra. Thi tập Iliad không khác gì Odyssey rút từ những chuyện thần thoại lâu đời để đưa vào đó một lịch sữ chứng thực của siêu hình và trừu tượng. Mỗi câu chuyện dù là hãi hùng hay biến cố nào xẩy ra đều có ít nhiều chủ thể sinh lý đưa tới trong thơ mà tuồng như đó là những gì vô tận thuộc thiên kỷ thứ hai BC . Nói về thơ trong Iliad và Odyssey của Homer thì có phải đó là thể thơ vấn đáp (oral poem) không? -Xưa cho đến nay đã có nhiều luận bàn về diện mạo thể thơ này; nếu như cả hai tác phẩm đã nói lên lời vấn đáp trong thơ; thể thức này không lạ ở dân gian ta như: hò đối, hò giả gạo, hò bài chòi, hò gặt lúa là một thể điệu của ‘oral poem’ dẫn như thế là để cho chúng ta trở lại cái sự bí truyền trong thơ của Homer, bởi; ông đã dựng huyền thoại, cổ tích, thần thoại để sống lại trong thơ, Homer sáng tạo tiếng ca trong thơ hoặc người ca sĩ có ít nhiều tương quan giống như giữa Demodocus và Phemius; nhân vật đó chúng ta tìm thấy trong cách trình diễn thi ca của Homer. Thi ca đến với chúng ta trong thể thức của ngữ ngôn –The poem reaches us in written form. Thể này viết xuống trong một giao lưu giữa quá khứ và hiện tại, giữa cổ và kim trong một trạng huống sinh lý, kết tinh qua trí tưởng của huyền thoại. Thơ trong hai tác phẩm không còn là thơ hiện thực hay siêu hình mà thơ đã trở thành lịch sử thơ huyền thoại. Từ chỗ đó cho ta ‘back to future’ một cái cho thêm gần gũi: tác động thơ của Homer mang chất lịch sử tính là chứng cớ những triều đại huy hoàng theo trí tưởng, một gián tiếp xây dựng xã hội tự chủ, một sức mạnh vô biên đối đầu với trời đất mà con người là duy nhất trên mọi sinh vật của vũ trụ và chiếm cứ trên mọi hoàn cảnh, chiến đấu trước mọi hiểm nguy của ‘ngạ qủi’ đầu voi đuôi chuột, người ngựa, giác đấu, một vận động viên giữa người và vật. Những dữ kiện đó xẩy ra khi nào /what did that happen? -Có trước thế kỷ đầu (ngay cả thời Công nguyên DC) và trước hay sau đều nhìn lịch sử huyền thoại như thánh hóa. Do đó; Homer viết thơ là mượn lời hay ý đẹp theo dạng bộ chữ cái của ngữ ngôn hay qua ký tự, bắt đầu lại sau một vài lần 750 BC ở Hy Lạp và trước 700 BC; hầu như đều diễn tả qua thi ca. Điểm đặc biệt; là giá trị đáng kể ở tác phẩm để lại có thể đã viết lên trên loại giấy bổi (papyrus) của loài dã thảo, một thứ giấy cổ truyền đã nhập từ Ai Cập. Homer đã viết trên giấy bổi từ tk. thứ ba BC. Như vậy chúng ta không còn nghi ngại hay mơ hồ những tác phẩm của Homer để lại, đấy là dấu tích lịch sử Hy Lạp đã chinh phục Ai Cập. Cho nên chi huyền thoại Hy Lạp có một vài ảnh hưởng của Ai Cập có từ trước công nguyên và trước hoặc sau Thiên Chúa. Xác định truyện cổ xưa phong thần, huyền thoại vốn đã có từ Hy Lạp được nhìn nhận trong văn hóa và nghệ thuật lưu truyền đến ngày nay. Nó có một sự trùng hợp đáng chú ý là thời kỳ mà trong đó đã viết lên sự hiện hữu của huyền thoại, giới thiệu mà chúng ta tìm thấy trong nội dung của Iliad và nó có một sự gì lôi cuốn kích thích vào đó; có thể coi đó là giả định của những gì không chắc có thể có những gì tiếp dẫn vào nhau. Có thể từ ngữ ngôn hay ký tự như giới thiệu vào đó thi tứ của Homer với những tập truyền, hình ảnh quái lạ cho vào thi ca để biến thơ thành cõi phi thường và cho thơ có thêm chiều sâu của những gì là phong thần huyền bí mà những tư liệu đó không làm cho lãng quên của lần đầu nghe đến; trọng tâm thi ca của Homer là thơ đối đáp hơn cả thơ xuôi hay thơ kể chuyện (như ngày nay một số thi nhân đã làm thơ theo dạng ‘ký’ hơn ‘vần’ không có thể thức nào gọi là thi ca cả). Thơ Homer có thể ‘nghe’ được, cảm nhận qua một siêu lý trừu tượng của thần thoại mà thơ vẫn tuôn chảy theo giòng đời. Vậy thì; cái sự gì mà thơ của Odyssey giống thơ của Iliad, vì cả hai hợp thông ở chỗ phát sinh thủ thuật thể thơ đối đáp (oral-verse). Theo thiển ý một thể thơ mới hơn cả mới ngày nay mà chưa ai làm ra thơ như Homer đã làm. Thơ của Iliad và Odyssey là thể thơ cách riêng có hằng thế kỷ mà thế gian vẫn còn nhắc nhở. Vì vậy nhà thơ là người sáng tạo ra ngữ ngôn cho thi ca chớ thi ca không tạo ra ngữ ngôn cho nhà thơ. Đuổi theo thơ nếu như tạo được một sáng giá cho thơ. Còn nói ‘nhà thơ’ là cho thỏa lòng mà thôi. Cho nên chi qua hai tác phẩm Iliad và Odyssey, nghiền ngẩm để tìm thấy cái thâm hậu lưu truyền ở trong đó. Dân tộc nào cũng có những thiên tài lừng lẫy nhưng đã vùi chôn để đi vào lãng quên. Bởi; nhiều lý do khác nhau. Cái đó gọi là bi thảm thơ ‘the poetry of tragedy’. Thành ra làm thơ là để đi tới chân không của siêu thoát mới mong truyền lưu nhân thế. Chớ làm thơ để thành thi sĩ thì hiếm ở đời này. Đó là điểm sáng tỏ đã tìm thấy trong Odyssey giống như Iliad là cô đọng vào đó thể thức vấn đáp thay vì diễn giải hay trình diễn qua từng nhân vật huyền thoại. Những sự lý đó đã nói đến trong hai phân đoạn cuối nếu không thì không thể giải thích được (inexplicable). Mức độ trọng lượng của hai đại hùng ca tự nó là một sự kiện khó khăn, cân não –The scale of the two great epics is itself a very puzzling fact. Thành ra trong mỗi chuyện thần thoại hay phong thần có sắc màu mặn ngọt chua cay là thứ tình yêu tội lỗi của Ares và Aphrodite (tợ như chuyện tình Sơn tinh, Thủy tinh của ta); một thứ tình ảo hóa giữa người và thiên nhiên không bao giờ dứt được.

Điều khác biệt ở chỗ là để tâm vào một cách quan trọng vị trí ẩn tàng không xác định bởi thi ca rộng lớn trong Iliad hoặc của Odyssey. Cả hai đã có một định vị rõ nét qua cấu trúc trong thơ từ khi bắt đầu cho đến hết và tạo nên một khung cảnh dự tưởng của ‘lung linh bóng nước’ mà họ đã trình diễn, không phải xây dựng vào đó từng phân đoạn nhưng được coi như một liên trình tiếp dẫn vào nhau –not just piecemeal, but; as connected wholes. Có nghĩa rằng sự trình diễn là chuyện thông thường trong chuyện thần tiên huyền thoại cổ Hy Lạp. Chúng ta không biết và chúng ta sẽ không bao giờ biết; không còn nghi ngờ hay chọn lựa nào hơn của thi nhân viết về Iliad mà đây là tiếng vọng trong thơ của ông như một người sao chép chuyện xưa vào chuyện ngày nay hoặc có thể mượn lời thơ để ẩn chứa sự thổn thức của thi nhân. Đó là những hình ảnh sáng tỏ và gợi ý, một lối miêu tả bằng từ ngữ là những gì Hy Lạp gọi là ‘nekyomantia’ có nghĩa là ma thuật (necromancy) cho một luận bàn về chuyện ma trơi, qủi ám cho mục đích sấm truyền. Chuyện thần kỳ ảo hóa trong Antigone và Vương quân Oedipus là dẫn chứng một phong cảnh phù hư. Trong hai tác phẩm của Homer chúng ta tìm thấy chia ra từng phần khác nhau trong chương hai mươi bốn của Iliad. Sự phân loại là chứng cớ của việc chọn lựa, bởi; mỗi chương có đến hai mươi bốn thư viết theo mẫu tự Hy Lạp và mỗi tập thường  đưa tới một chỉ dẫn đơn giản qua tên gọi của thư. Sự phân đoạn hay chia ra từng phần tất cả do từ cảm thức nhạy cảm của Homer được lồng trong thi ca mà hầu hết được suy diễn từ chuyện cổ Hy Lạp nơi đất hứa của huyền thoại. Homer đã thay mặt Hy Lạp để nói lên tính lịch sữ của thần thoại. Trong thế giới mù tăm được chuyển động ở tác phẩm Iliad; Homer kể lại sự trở về của anh hùng Odysseurs từ trận chiến thành Trojan. Tập truyền của Hy Lạp dựa vào chuyện cổ tích để thêu dệt một cách khéo léo và đầy đủ để tạo một sự phiêu lưu hùng tráng và chinh phục để tìm kiếm bất cứ những gì có từ thời Trung cổ. Những nhân vật trong truyện là cuộc hành trình của Odysseus là hãi hùng hướng thẳng đến những gì đã trải qua trên những chặn đường phiêu lưu đầy phẩn nộ của chúa-biển Poseidon, chiến đấu với quái nhân, những khiêu kích dâm dục và nhắm hướng đi về với đất mẹ Ithaca.

Là những bản anh hùng ca mà Homer lần lược miêu tả trong Iliad và Odyssey. Một cuộc phiêu lưu đầy sắc tính cho một chịu đựng dẻo dai của Homer. Tình yêu say đắm của ông đối với vợ, con nhờ vào đó mà tạo một năng lực sáng tạo trong hai tác phẩm cho một thời kỳ quá độ của thần thoại siêu hình của cái thời cỗ lỗ sĩ Hy Lạp (Archaic Greece) cách đây 2800 năm hơn. Đặc biệt thi ca của Homer đã chuyển dịch theo thời gian, qua bao niên kỷ không còn coi là chuyện giả tưởng. Giả tưởng nhưng được trở về với hiện thực qua trí tưởng của con người; biến hóa thần thông bằng thi văn cổ đại mà Homer đã thực hiện ./.

 

 (ca. ab.yyc. mồng 1 tết Đinh Dậu 1/2017)

 

SÁCH ĐỌC:  ‘The Odyssey by Home’ Dịch sang Anh ngữ của E.V. Rieu. Pub. by Penguin Book (Canada)  từ 1946 đến 2000 và sau đó.

ĐỌC THÊM: -‘Chủ nghĩa Lý tưởng Và Khoa Hiện tượng học’ / -‘Chủ nghĩa sống chung Hòa bình và Lòng Vị Tha’/ -‘Thái độ Vị kỷ’.

Những bài trên của võcôngliêm hiện có trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc l/l theo đ/c email đã ghi.

 

TRANH VẼ: “ Phong cảnh / Landscape” Khổ 12” X 16” Trên thùng giấy. Acrylics+ House-paint+Mixed. Vcl# 2212017.

 

 

 

 

 

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 2558
Ngày đăng: 09.02.2017
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Câu chuyện Nguyễn Du đi hát phường vải từ giai thoại dân gian đến "Huyền thoại" khoa học - Phạm Quang Ái
Cây chuối xuân "Độc sáng" trên dòng chảy của văn học so sánh - Chế Diễm Trâm
Chơi chữ - Võ Công Liêm
Ngữ ngôn của chuyển dịch - Võ Công Liêm
"Dưới bóng hoàng lan" cảm xúc e ấp và êm đềm - Trương Quang Cảm
Thêm một năm lặng lẽ văn học Hàn Quốc tại Việt Nam - Trần Xuân Tiến
Vượt qua mọi mong đợi: Đọc lại Dickens - Hiếu Tân
Văn học miền nam 1954 - 1975 của Nguyễn Vy Khanh: động cơ thực hiện công trình và ý thức hạn chế - Trần Văn Nam
"Tiếu ngạo" cùng "bảy chữ ngàn câu" Tập thơ thứ 11 của Nguyễn Lương Vỵ - Võ Chân Cửu
Tâm thức văn hóa Huế trong tùy bút Nguyễn Xuân Hoàng* - Trần Hoài Anh
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)