Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
770
116.677.308
 
Phân tâm học
Võ Công Liêm

 

                               

 

    Là mối tương quan giữa những gì có tính chất lý thuyết văn chương hiện đại và tầm nhìn vào những gì thuộc chính trị, những gì thuộc ý thức hệ là một phát động rầm rộ vào đầu tk. thứ hai mươi. Bộc phát đó không những chỉ vấn đề của chiến tranh hay khủng khoảng kinh tế hay đảo chính cách mạng; mà đó là kinh nghiệm bởi những gì chúng ta nắm bắt được trong cái gọi là uyên thâm, trầm tích qua ‘lối về của ý’ hay coi đó là tư duy từng cá tính của con người. Nguyên nghĩa của phân tâm học là tâm lý được phân tách  trong một trạng thái thuộc tư duy; đúng ra đó là một chuyển động xã hội (social convulsion), một vị trí khác tợ như ngăn cách (social distanting) riêng biệt của từng cá thể kể cả cộng đồng rộng lớn là yếu tố sinh lý có từ nhận thức suy luận để đi tới một tâm lý thường có. Dĩ nhiên; đây không phải là chứng tỏ hay tranh biện mà đó là một sự tỏ rõ có căn cơ –This is not of course; to argue that anxiety cho những gì sai lệch vấn đề hay đem lại kinh nghiệm có tính chất riêng tư vừa độc đáo và lạ đời. Thực ra sự đó nó nằm trong thời kỳ quá độ của kinh nghiệm để trở nên một sự cấu thành trong phương cách khác biệt thuộc về lãnh vực của hiểu biết. Lãnh vực của hiểu biết là biết tới phân tâm học đã được triễn khai bởi Sigmund Freud* ở cuối tk. thứ mười chín. –The field of knowledge is known as psychoanalysis, developed by Sigmund Freud in late nineteenth century. Và; giờ đây chúng ta lược qua chủ thuyết của Freud như một tóm tắc để tìm thấy ý nghĩa của nó trong môi trường tâm sinh lý thích ứng và sáng tỏ.

 

Phân tâm học / Psychoanalysis mà Freud cho là cần thiết bởi nó thô thiểm, sần sùi có nghĩa rằng chúng ta phải ngăn chận một vài thứ có khuynh hướng đưa tới cái sự ham muốn thỏa thê, hài lòng và thích thú. Nếu chúng ta không tìm thấy việc làm có lợi ích thời cái sự đó gần như trống không, nó không có gì gọi là tồn lưu, tồn lại mà đưa tới tồn loạt, là kiểu thức của nhà thơ nữ LTTV đã nghĩ tới trước đây trong một tâm thức bừng dậy; bởi ấn tượng sâu lắng giữa hồn và xác, giữa khát vọng và khám phá có từ trong trí tưởng để đi tới hành động; cái đó ngôn chính danh thuận, nó phản ảnh trực tiếp và thể hiện rõ nét ‘mặt sao ngao vậy’ là ở chỗ đó. Khi con người nghĩ tới thời đó là dục tính khơi dậy, là một tâm lý chờ đợi cho một đòi hỏi, bởi vậy; chúng ta không nhìn vào đó là vị trí đặt-để trong một ngày không có chi (để làm); từ đó con người rơi vào khủng khoảng tinh thần tác hại đến tâm thức như bệnh lý.Vì đó là sự cớ con người phải trải qua, đây là một trải nghiệm cực kỳ sống động, những gì mà Freud gọi là nguồn cơn thỏa mãn / pleasure principle và một nguồn cơn thực tại / reality principle bởi; sự cố đưa tới thỏa mãn là thái độ ham muốn một cách hào hứng và trải rộng, nhưng; thông thường trong cái gọi là niềm tin từng trải  là níu kéo cho một sự vừa ý tức thời –but; usually in the canny trust that by deferring an immediate pleasure. Cái đó chính là phát sinh một tâm lý đòi hỏi để được thỏa mãn, bởi như thế này: chúng ta chưa hẳn phải để có thể nhìn hình hài của nó như một chủ thể hoàn toàn. Nói trắng ra cái gì thỏa thê, ham muốn là một sự đòi hỏi dục xác tự động (auto-eroticism) có như vậy mới nhận ra và phân biệt được những gì Freud đã quan tâm; cái đó Freud gọi là tự yêu lấy (self love) gần như ‘dục năng / narcissism’ nghĩa là thoái bộ trước một tình huống của tính dục đòi hỏi hoặc do bản tính (ego) thúc đẩy để đạt tới thỏa mãn; một sự tập trung của năng lực tâm lý vào một vài đòi hỏi đặc biệt nơi con người hoặc khiá cạnh tự yêu ở chính mình. Freud cho đó là chủ động của ham muốn hay đòi hỏi; tất cả dữ kiện đó gọi là khả năng tự phát / cathected do dục vọng đòi hỏi; nó không còn sự lý đơn phương, ngay trong cảnh vợ chồng cũng có cái dục ở tự nó / cathected là một cấu thành tự nhiên chớ không thể tự nhiên mà có; dẫu có lãnh cảm trước hoàn cảnh, nhưng; khát vọng và khám phá buộc phải ‘nhập cuộc’ như một sự cần thiết; đó là hành vi hóa giải để đạt yêu cầu. Thành ra tác động của ‘ham muốn’ là nhân tố thỏa mãn cho một thực tại có nguyên tắc; nó bao trùm trong cùng một hoàn cảnh giữa sinh lý và tâm lý mà ra.

Phân tâm học không chỉ coi đó là lý thuyết của trí tuệ con người, nhưng; việc đó dành cho thực hành chửa trị, điều mà người ta chú ý tới tâm bệnh hoặc một sự khuấy động –Psychoanalysis is not only a theory of the human mind, but; a practice for curing those who are considered mentally ill or disturbed.

Freud cho rằng sự chửa trị là một bệnh lý rắc rối thật khó trị, nó thuộc dạng ‘thâm sâu cùng cốc’ ở tâm thức, nó nằm trong trạng thái bất động của sự chờ đợi, nó ở dưới đáy của tiền thức gần như hôn mê đưa xác và hồn lửng lơ, lủng lẳng (sway), nó không gây chấn động bởi thương tích, nó không giành lấy một sự gì chính đáng của con bệnh mà chỉ đem lời giải thích phân bua những gì đã xẩy ra và sắp xẩy ra; mà chỉ bày tỏ hay khuyến kích bằng ý thức cho bệnh nhân. Đó là điều khó để đương đầu với những tình huống như thế, tuy nhiên; sự cố của tâm lý trong những gì thuộc bản chất cá thể (the ego) không thể coi đó là chứng loạn thần mà kiềm chế cái sự ước muốn vô thức.Thực tế nó đến dưới cái dạng lờ đờ, lửng lơ; kiểu thức này thường bắt gặp ở những người ‘làm dáng’ thi sĩ hay những người học rộng tài cao tỏ ra lủng lẳng, tơ lơ mơ, lơ ngơ để trở thành ‘người điên trong thành phố’. Từ cái chỗ kịch tính mà trở nên thực tính (điên thiệt!).Hạng người này Freud cho là ‘simulate / bệng giả đò’. Nó đến trong  ý thức và vô thức, bởi; vô thức là vấn đề của ý thức tạo ra hiện tượng vấn đề. Căn cứ thái độ suy tư của thi sĩ và thầy giáo là hai trạng thái của ý thức tạo ra vô thức của vấn đề; cả hai hoàn cảnh đều là dự cuộc với đời để ‘huyền thoại hóa’ mà thôi; chớ chẳng phải điên hay khờ.Thành ra cái bệnh giả-đò không thực với đời.

Nói theo ngữ ngôn phân tách: ý thức tiềm ẩn / subconscious hơn là nói vô thức / unconscious; đúng ra đây là thứ đánh giá quá thấp; cơ bản là nâng cao cho một vị trí khác lạ (otherness) của vô thức là không đi qua nhận thức từ trí tuệ. Tạo sự ‘khác lạ’ là do cảm quan, là do thị hiếu, là do đề cao mà làm sai lệch ý nghĩa của tâm lý học. Cho nên chi dạng ‘giả đò’ là thứ ảo ảnh chỉ tới ở cái chỗ không thực dưới dạng thức trồi lên trên mặt nước (như chứng tỏ) –Imagining it as a place just within reach below the surface.  Ý thức ‘giả đò’ của văn thi sĩ trở nên vô căn cứ, vô nguyên tắc, vô nghĩa lý cho hiện tượng đặc tên. Tâm lý học cho hiện tượng đó là quá khích; vì nó chẳng phải là bệnh lý do từ tâm sinh lý mà ra.

Nói theo tâm lý: Ý thức tiềm ẩn / subconsciousness là dạng trầm tích của mơ-về. Mơ ở đây cho phép chúng ta một trong ít đặc quyền qua trải nghiệm ban đầu có ảnh hưởng về nó trong cái mơ. Đó là lý giải cái mơ một cách chân chính, chẳng phải phù phiếm hay dự đoán (là không chắc) những gì đã xẩy ra giờ hồi cố / recall như thể là mơ. Với Freud  mơ là thiết yếu một ký hiệu đắc ý của vô thức mong muốn –Dreams for Freud are essentially symbolic fulfilments of unconscious wishs. Vô thức che lấp mọi nghĩa cử. Ở vô-thức có một thứ độ lượng kín đáo, dịu dàng, bóp méo trong cái nghĩa của nó (vô thức). Một thứ vô thức kịch tính. Sở dĩ nói vô thức là ‘kịch tính’, bởi; nó có một thứ khó hiểu, mù tăm (obscurity) với mẫu thức lập dị trong chức năng. Đó là cái khó cho những gì nằm trong dạng ý thức tiềm ẩn và chỉ sống thực trong giấc mơ, nó đến trong hình ảnh mù tăm, có khi nhớ có khi quên gìữa thực và hư, giữa ào và sống thực (live). Freud cho trong mơ là trạng huống của bệnh lý tâm thần (mental-illness) hay xẩy đến.

Trong cái mơ vô thức là ngữ ngôn của vô thức. Quả vậy; nhà phân tâm học Pháp Jacques Lecan nhận xét rằng: ‘vô thức là cấu trúc giống như ngôn ngữ / the unconscious is structured like a language’. Mơ cung cấp cái chủ yếu ở nơi chúng ta, nhưng; không những cho chúng ta mà lối về của ý trong vô thức. Freud gọi đó là tác động mãnh liệt trong vô thức / parapraxes là sự cố bất khả tri, lập lọng, trí nhớ lẫn lộn, mù mờ tâm trí và một vài triệu chứng khác cho thấy rằng mơ trong vô thức là hành động không còn thực chứng của bình thường, một thứ tâm lý, sinh lý trộn lẫn vào nhau. Nói chung; nó là thứ ‘tế bào nhân của chứng loạn thần –nucleus of the neuroses’. Cho nên chi giải trong lý thuyết tốt hơn trong thực hành may ra đem lại một kết quả tương đối, chỉ ứng dụng trong phương pháp trị liệu bằng dược tính.

 

   Tỏ lòng đặc biệt với những gì Freud chú ý tới cho một tác động mãnh liệt trong vô thức, điều này không còn nghi ngờ mà đúng cho vấn đề nói về mơ. Mơ ở đây có thể là trong cái mơ-về để sống lại trong cái vô thức hiện hữu; đấy là việc cho chúng ta nghiên cứu và truy cập vào những gì Freud đã viết và nói đến trong tác phẩm: ‘The Psychopathology of Everyday Life’(1901) Lý thuyết có một khả năng thực thi đến những bệnh lý thông thường hay tương tợ trong cuộc đời. Ngoài ra những khám phá khác của Freud là việc đầu tiên nói đến tác động của chứng loạn thần kinh. Qua một vài lý do khác đã điều trị để trở nên bình thường là phương pháp hữu hiệu nhất trong bước sơ bộ của Freud; vừa là phương pháp trị liệu, vừa là điều nghiên dược tính; từ chỗ đó ông đã tìm thấy sự điều hòa bệnh lý qua phương cách hóa giải của phân tâm sinh lý (psycho-analysis). Chất liệu dùng cho cả hai triệu chứng rất đơn thuần, dành cho mặt nổi ở giai đoạn cuối, không dược phẩm, không đau đớn, khó chịu –on the surface at least, non-medical, unobjectionable…nó đem lại một mối quan tâm những gì gọi là hiện tượng bệnh lý, ngoại trừ bệnh lý ‘giả đò’ là dành cho một tâm thức vô thức tự giải hơn là chửa trị. Nhưng cần phải đề cao cảnh giác những trạng thái như thế sẽ trở nên thói tính, bệnh ‘giả đò’ cũng trở thành bệnh, nguồn cơn do ‘giỡn chơi’ mà thành thiệt. Thành ra thi sĩ giả đò triết gia là không thực với đời thường. Tánh hư tật xấu!

Những gì xẩy ra đều dính dáng vào một sự kết cấu hết sức phức tạp, cũng nhờ vào đó mà hóa trị trong phương pháp ‘parapraxes’ cho việc chăm sóc đi tới suy giảm nhanh hơn là chìm vào trong vực sâu. Cho dù ở đây có tính chất ấn tượng thì đó cũng là chuyện giản đơn và dễ dàng giải thích và có thể là điều cho Freud lý giải vào những gì mà ông đã xác quyết. Hiện hữu của sự việc cho hai điều khác biệt giữa hữu thức và vô thức là mẫu mực của chức vụ bệnh lý, nhất là bệnh lý tâm thần (mental-illness). Là sự thật dẫn chứng mà ông đã nhấn mạnh nhiều lần trong những chương cuối của tác phẩm. Có thể cho chúng ta những khám phá trong lý thuyết đưa ra; dẫu có những chi tiết nhỏ nhặt đều là tiến trình có từ trong não thức. Có thể tìm thấy một xác định cụ thể của phương pháp: tác động mãnh liệt trong vô thức / parapraxes với những lý do khác nhau với những gì quái gở hay lập dị của bệnh lý đã lôi cuốn Freud.

Ở đây như một tóm lược qua lý thuyết và hành động chửa trị những căn bệnh thuộc tâm thần và não thức, một nhận định dựa trên khuynh hướng tâm lý là tìm thấy chức năng của nó cho một phân tích tâm sinh lý trong cuộc đời thường ngày.Và; có lẽ coi đây là cứu cánh, phương tiện để đạt tới mục đích ./.

 

(ca.ab.yyc. cuối tháng 7/2020)

*Sigmund Freud (1856-1939) Người Áo. Bác sĩ y khoa và chuyên khoa thần kinh. Lập ra thuyết phân tâm học.

 

SÁCH ĐỌC: ‘The Psychopathology Of Everyday Life’ by Sigmund Freud. Trans. by Alan Tyson. The Standard Edition 1960. USA/Canada.

TRANH VẼ: ‘Xóa Nhòa / Blot-out’ Khổ 15” X 20” Trên giấy cứng. Acrylics+ India-ink+ House-paint. Vcl#1172018

 

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 848
Ngày đăng: 07.08.2020
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Du lịch cùng thi ca Huế - Võ Quê
Mai Văn Hoan – Hồn thơ nồng nàn và đa cảm - Hoàng Thị Bích Hà
Nguyên Sa: Thơ thời hải ngoại - Nguyễn Vy Khanh
Những cái “tôi” và tiếng lòng của Trần Bảo Định - Trương Văn Dân
Về cách-tân tiểu-thuyết - Nguyễn Vy Khanh
Hoa Nhài và những vui buồn quanh hoa Nhài - Nguyễn Anh Tuấn
Trò chuyện với thiên thần, Lắng nghe. Dừng lại và Suy ngẫm - Elena Pucillo Truong
Đặng Đình Hưng, đời của thơ… - Đỗ Quyên
Tư tưởng - Võ Công Liêm
Khoa học và tôn giáo - Võ Công Liêm
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)