Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.313 tác phẩm
2.745 tác giả
440
115.867.144
 
Sơ thảo tư duy của Heidegger về bản chất tự do của con người
Võ Công Liêm

 

                                                   

 

      Đưa ra vấn đề nầy là cả một tương phản rõ rệt giữa sự ‘khác biệt’ vấn đề thuộc bản chất tự do của con người và tổng quát một số việc làm giới thiệu về triết học –the apparent contradiction between the ‘Particular’ question concerning the Essence of Human Freedom and the ‘General’ task of an Introduction to Philosophy. Để tìm thấy những gì Martin Heidegger muốn nói. Bản chất Tự do của Con người là một thử nghiệm cơ bản về sự nhận thức qua cái nhìn triết học của Hy Lạp và sự liên quan cơ phận triết học hiện đại của Heidegger. Sau đó sơ thảo về vấn đề tự do và những tương quan giữa khoa học nhân sinh và triết học. Heidegger đưa dẫn qua phần I của tác phẩm như mở đầu cái ý nghĩa ‘hiện hữu/being’ trong siêu hình học Hy Lạp; như vậy cung cấp cho chúng ta thấy bộ khung triết học, một dàn trải lối đối xữ tự do của Kant và đi vào nguyên nhân sự cớ ở phần II. Mặc khác; Heidegger đưa chúng ta tìm thấy từng chi tiết qua tư duy triết học của Kant, đồng thời cho chúng ta một thực nghiệm thực thể khác. Xa hơn; ngoài những tác phẩm của Heidegger còn nói về Siêu-Hình của Aristotle như giới thiệu với những so sánh khác một cách khách quan. Heidegger thường đưa những tham luận nầy làm đề tài ở đại học Freiburg vào mùa hè 1930.

 

Luận đề cho việc giới thiệu triết học là dấu hiệu chứng tỏ trong những đề mục luận án đưa ra. Đó chính là Bản Chất Tự Do của Con Người. Chúng ta yêu chuộng và đối đãi tự do với nhiều khiá cạnh đặc biệt, thuộc về quyền tự do nhân loại. Điều này như một xử sự của con người. Thời chúng ta sẽ có một suy tư của con người khác con vật là ở chỗ đó: không một ràng buộc bao quanh, không nhu cầu đòi hỏi, không nghệ thuật và ngay cả Thượng đế; những ước lệ khác không còn của con người mà chỉ còn lại một tự do tự tư tưởng tự chính nó.

 

Tất cả những dữ kiện trong tác phẩm của Heidegger được phổ quát rộng rãi trước chúng ta và chúng ta có thể nhận ra những đổi thay từng cơ phận một cách rõ ràng hoặc từ những dữ kiện khác nhau. Những gì chúng ta biết tức nhận thức được, là coi như hiện hữu, và; những gì trong đó chúng ta gọi là hiện hữu [ein Seiendes]. Hiện hữu [Seiendes zu sein] là những gì chúng ta để tâm tới, đầu tiên và là trong cái trường hợp cuối cùng có một cái chung trong đó –Everything we know is known as something that is, and everything that is we call a being [ein Seiendes]. To be being [Seiendes zu sein] is what everything we have mentioned, primarily and in the last instance, has in common.

 

Nhân loại là con người hiện hữu (the human being), là cái mà con người đòi hỏi tự do, chúng ta đứng trước ngưỡng cửa đó tức con người hiện hữu là giữa tất cả mọi thứ khác. Thế thì hiện hữu là gì mà chúng ta thường kêu gọi giữa đời này và đó là nền tảng của vũ trụ, là những gì mà chúng ta gọi chung một tiếng  Vũ trụ/Thượng đế/God/ Dieu/Gott. Nhưng; nhớ cho Vũ trụ và Thượng đế ở đây có ý coi như một từ ngữ không qui phạm, đặc trách vì tổng thể của hiện hữu là một tổng thể đặc biệt của như nhiên và lịch sử được gọi chung là: vũ trụ và đó cũng là một tổng thể bao gồm (Thượng đế) –‘World’ and ‘God’ are here intended as noncommittal words for the totality of being; the specific totality of nature and history: world and for the ground of the totality (God). Nếu thực sự chúng ta để tâm vào, thì hẳn nhiên nó trở nên mãi mãi vô tận, tổng thể của nhận thức hiện hữu và vô thức hiện hữu, thì cùng lúc đó chúng ta đang nghĩ một cái gì hết sức đặc biệt của con người, nó sẽ trở nên trong sáng; ấy là một chiếm cứ hiện hữu của nhân loại, chỉ một góc cạnh nhỏ hẹp là đủ không cần đi tới một tổng thể rộng lớn. Để rộng nghĩa vấn đề chúng ta sẽ thử nghiệm lại tính chất của hiện hữu –trong cái nghĩa tự do và không phải ngoài cái khác: năng lực, thành quả và chức năng nhiệm vụ. Với; chủ đề đã nêu;’ Bản chất Tự do của Con người / the Essence of Human Freedom’ chúng ta nghiêm khắc kềm giữ ở chính chúng ta để có một thử nghiệm về cái gọi là vấn đề tỉ mỉ hai chữ ‘tự do’ mà trong nghĩa lý đó có những tương quan về sự hiện hữu đặc biệt của ‘con người’ không có một tổng thể qui nạp. Trong trường hợp này chúng ta muốn có một thu tập, một  tầm nhìn của toàn thể lãnh vực triết học. Vị chi; sơ thảo có nghĩa là giới thiệu những yếu tố trọng yếu cần phải chuẩn bị, dọn đường cho một định hướng để có một cái chung và nét đại cương trong triết học, hầu tránh những biện chứng đánh mất chính nó; ấy là vấn đề đặc biệt và bằng một cái nhìn méo mó của tất cả những gì đã nêu. Chắc chắn không vin vào triết học để lý luận mà phải đi từ khởi đầu sự việc như một cố gắng để mang lại một cái nhìn tổng quát hơn về con người và tự do.

 

Nhưng tại sao vấn đề của tự do không là vấn đề đặc biệt? Ở tụ điểm này vấn đề chỉ có thể là một cái gì lủng củng khó khăn thì tại sao lại biểu thị vấn đề tự do ở đây? Giữa cái sự cớ cho rằng bản chất của tự do là cái điều luôn luôn hướng tới. Bởi; tự do là tự do khởi từ…Vậy thì; cũng có người nói rằng ý niệm của tự do vẫn còn nghi vấn. Nói rõ ra phủ nhận tự do của con người là minh định đầy đủ bởi những gì đặc biệt, những gì mà con người muốn có một tự do từ đó. Và; như thế độc lập là một ý thức đi từ tự do; cho nên chi khái niệm trước đây về độc lập, tự do là khởi từ đòi hỏi ’phải’ độc lập là đã có một quá trình kinh nghiệm về tự do và đó là vấn đề xét lại (problematized) trong hai bề mặt của hai bản chất hướng tới. Có hai thứ tự do để phân biệt khác nhau:

1-     Tự do khởi từ…là độc lập từ tự nhiên ‘independence from nature’. Đây là nghĩa mà chúng ta cho  rằng hành động của con người là không có nguyên cớ khởi từ đầu mà là nguyên nhân tiến trình trong tự nhiên cho tự do.

2-     Tự do khởi từ… là độc lập từ Thượng đế ‘independence from God’. Là quyền tự quyết trong liên trình giữa Con người và Thượng đế; nguyên nhân đi từ quyền tự quyết có thể đó là nguồn cơn qua sự liên lạc với Thượng đế để tìm thấy quyền tự do.

Vậy thì ‘ý niệm đầy đủ của phủ nhận tự do là tổng số đi đến độc lập của con người khởi từ vũ trụ và Thượng đế mà ra’ –So the ‘full concept of negative freedom amounts to independence of man from world and God’. Nếu tự do trở nên vấn đề, dù chỉ là việc khai sáng thì cũng coi như phủ nhận tự do; thế nên chi chúng ta: cần thiết tìm hiểu tỉ mỉ hơn để đi vào cái gì của tổng thể ‘necesssarily inquiring into the totality of what is. Vấn đề của tự do là tương quan tùy thuộc; không phải là vấn đề đặc biệt, nhưng ít nhiều có một vài điều hoàn toàn là tổng quát? Đây không phải là câu hỏi đưa ra về bản chất tự do của nhân loại(con người) mà đó là một chuyển đổi hạn hữu (removes limits) thay vì hạn chế việc thăm dò, mà đây là việc dự phóng khai mở (broadens it). Bởi; Vũ trụ và Thượng đế không còn nằm trong cùng một ‘qũi đạo’ ý thức đó vượt xa hơn để chống lại con người như một hình thái đặc biệt. Nó trở thành một hình thái chung để đi tới ý niệm nhất thể cho một hiện hữu tồn lưu dasein / existence /  being-present / vorhandensein. Theo triết học Tây phương nhìn hiện hựu cuộc đời là cái nhìn nhất quán, nhất thể giữa con người và Thượng đế  khởi từ ‘hữu/being/être’và‘tự-hữu/itself/même’ là chủ thể tự tại (subject en soi) cho một trách nhiệm hiện hữu/self-responsibility/selbstverantwortlichkeit. Đó là khái niệm để đi tới tổng thể hiện hữu tự do.

Là; nguồn cơn phát sinh vũ trụ được chuyển biến theo dòng hiện tượng để phục chế tư tưởng, để thấy ở chính mình ; theo Héraclite gọi đây là trò đùa của Thượng đế đối với con người. Nhưng; theo Heidegger đây là tiếng gọi từ tâm như nhiên ở cõi nguyên sơ, một cõi người được hoàn trả cho chúng ta (con người) –Par l’Appel en une lointaine Origine, une Terre natale nous est rendue. Do đó chuyển đổi hạn hữu đưa chúng ta vào một tổng thể hiện hữu (totality of beings). Thí dụ: vũ trụ và Thượng đế là giữa hai hiện tượng Hữu và Vô; mà chính con người nằm trong vị trí quyết định, đúng như đang đứng trước lối vào tương quan đồng nhất Vũ trụ và Thượng đế. Đây là một sự khác biệt hẳn hoi và cách biệt của vấn đề được chú ý tới bản chất tự do của con người; cụ thể điều đó đưa dẫn đến một tổng thể hiện hữu, đánh dấu nó như một vấn đề thuộc khoa triết học. Nhưng nhớ cho vấn đề tự do còn lại đây là một vấn đề đặc biệt không dính dáng gì đến triết học. Tuy nhiên; chúng ta sơ thảo ở đây như giới thiệu một phần chính yếu trong tác phẩm của Heidegger là nhắm đến một tư duy cốt tủy về bản chất đích thực của tự do; đó là chủ đề có thể là quan trọng khác thường, nhưng gần như một nhận xét toàn phần và cần thiết. Dù rằng đây là điều không mấy tốt đẹp thời ít ra tránh né được đôi phần; có lẽ đó là lời lẽ biện minh để gán vào dữ kiện đó mà thôi. –but its unavoidability can perhaps be justified by referring to the fact that. Coi như đây là một nỗ lực không ngừng, triết lý luôn luôn là những mảng rời rạc –philosophy is always piecemeal, hạn hữu và giới hạn. Vậy triết học là gì ? nghe qua như một giới hạn về lời thú nhận dịu dàng nhưng thật ra đó là một biểu lộ cảm thông ‘sympathetic’ để đi vào lòng triết học như một hạn hữu hiện thực…

Triết học được coi là một phơi bày tất cả những gì; nghĩa là minh định ý thức về vấn đề hết sức đặc biệt. Vậy thì từ khi khởi đầu; vấn đề được chú ý là bản chất, con người và tự do; một thể tài lý luận, một tổng thể của những gì thuộc bản chất trong đó có một tương quan vũ trụ, thượng đế và con người; không những chỉ giới hạn hay cản ngăn. Trong lúc vấn đề được quan tâm là vấn đề: bản chất của tự do là hoàn toàn khác biệt với vấn đề chú ý tới bản chất của sự thật (essence of truth); điều này không có chi là đặc biệt nhưng được coi là một tổng thể chung cho bản chất. Dù cho vấn đề tự do đặc vào hoàn cảnh triết học trước tất cả vấn đề với chúng ta mà đây là một cơ hội bày tỏ một viễn cảnh tương lai về bản chất tự do, mà trong tự do phải chứa đựng sự thật. Mà chỉ tiết lộ tất cả những gì chính xác, nắm lấy vấn đề một cách đặc biệt hơn –reveals the whose only in properly grasped particular problems. Có lẽ đây là phương thức chung đem lại tất cả những gì thuộc triết học cùng chung một vấn đề, cùng chung một thể thức và nói lên những gì và bất luận điều gì và không nêu thêm một đòi hỏi ‘asking’ nào hơn. Có thể nhìn đây là một đối kháng về phần giới thiệu sơ thảo có chất triết thuyết; mà là một triết thuyết nguỵ biện ‘sophystry’ chăng? Có thể!

 

Nói rút lại; từ những quan tâm về chủ đề phủ nhận tự do chúng ta đúc kết vấn đề của tự do là không vơ đũa cả nắm –does not encompass everything; ở đây chúng ta có một cái nhìn thẩm quan hay quá nhiều để nói đến (insofar) mà chúng ta nói thẳng, nói phải về việc phủ nhận tự do, nếu trong tự do chứa cái không thật của tự do đúng nghĩa; thời chúng ta phải có ý thức về một chủ nghĩa tự do tích cực hơn. Hiện hữu trong tất cả những gì được coi là cần thiết luôn cả vấn đề quan tâm bản chất tự do của nhân loại ./.

 

VÕ CÔNGLIÊM (ca.ab. yyc. 1/1/2014)

SÁCH ĐỌC: ‘The Essence of Human Freedom’ by M. Heidegger. Continuum London & New York. Trans. 2002.

TÌM ĐỌC THÊM: - Heidergger:Triết học Xã hội, Chính trị và Tôn giáo. Ở một số báo mạng, báo giấy trong và ngoài nước hoặc email:lvocong@hotmail.com

TRANH VẼ: ‘Chân Dung Anais Nin / Anais Nin Portrait’ Khổ 12’ X 16’. Trên giấy cứng. Acrylics + Mixed media. Vcl#20012014 .

                                                        

 

                                                       

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 3522
Ngày đăng: 04.03.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Cảm thức Tha-Ngã Luận [KÌ 4] - Phạm Tấn Xuân Cao
Giữa triết học và hư cấu - Võ Công Liêm
Hamvas Béla - một linh hồn lạc lõng - Cư sĩ Minh Đạt
Mạn đàm về Tết Nguyên Đán và nghệ thuật tạo hình về bức tranh "Ngựa và thiếu nữ tinh sương" của Họa sĩ Đinh Cường Năm Giáp Ngọ 2014 - Quỳnh Thi
Cảm thức Tha-Ngã Luận [KÌ 3] - Phạm Tấn Xuân Cao
Tình yêu trước hết là một tình bạn hòa hợp - Nguyễn Hồng Nhung
Cảm thức Tha-Ngã Luận [KÌ 2] - Phạm Tấn Xuân Cao
Từ Tâm lý học đến Siêu hình học - Võ Công Liêm
Bốn chiều kích thần bí - Nguyễn Hồng Nhung
Khi một nhà thơ xem tranh - Quỳnh Thi
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)