Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.318 tác phẩm
2.746 tác giả
466
115.870.837
 
Mạch văn cấu trúc và lý thuyết phân tích thuộc ngữ ngôn văn chương
Võ Công Liêm

 

                       

 

TRANH VẼ: ‘Chân dung K. / Portrait of K. (over-hill). Khổ 12” X 16” Trên giấy cứng. Acrylics+House-paint. Vcl# 2182016.

 

    Văn chương là một định nghĩa rõ nét, là một giao lưu với những gì có tính chất tri thức văn hóa khởi từ bên trong; là đối tượng của văn chương. Thứ nhất: thuộc về tư duy và những gì phát ra bằng lời, thể hiện trong ngữ ngôn sâu sắc của nghệ thuật; mà những gì nêu ra lạ lùng và xa lạ đối với chúng ta. Thứ hai: tư tưởng văn hóa nghệ thuật và sự thể hiện trong thời kỳ của họ tỏ ra từ sự tương quan đến ngữ ngôn –by definition are acquainted with literate culture from the inside, the subject is. First; thought and its verbal expression in oral culture, which strange and at times bizarre to us.Second; literate thought and expression in terms of their emergence from and relation to orality. Nhận biết về ngữ ngôn của người tri thức là làm nổi bậc những điểm khác nhau và mối tương quan lẫn nhau không do từ chỗ phát sinh ra một cảm kích bình thường để có những lý thuyết riêng tư; nhưng đúng ra đó là một thúc đẩy từ nội tâm, phản ảnh một diện mạo, sắc thái, điều kiện nơi con người, đến từ những gì ghi nhận và liệt kê một cách đầy đủ. Ở đây chúng ta gọi mạch văn (context) hoặc phương ngữ hoặc ngữ cảnh là đồng nghĩa bao hàm trong một nghĩa của diễn tả ngữ ngôn (orality) của khuynh hướng cấu trúc (structuralism) và những gì lý thuyết phân tích (deconstructionists) thuộc về ngữ ngôn văn chương (literacy) là một cục bộ để thành hình bố cục cho văn chương (thi văn dịch) vừa trung thực, vừa sáng tỏ. Do từ những yếu tố đó để định lượng ‘mặt hàng’ có đúng thực chất ‘hàng hiệu’ cho một cấu trúc văn chương đương đại hay cấu trúc trong một tư duy cục bộ là phản ảnh những gì che đậy bên trong ‘hàng dzỗm’mà đã che đậy thời không thực; dù ‘ma giáo’ dùng từ ngữ để phủ dụ. Thành ra sinh ngữ (liguistics) là một thứ ngữ ngôn (orality) hoàn toàn khác lạ so với những gì của thời kỳ quá độ của ngữ cảnh văn chương cổ điển. Sở dĩ có văn chương cổ điển, thứ đó đã bị đông cứng trong những biến trình xã hội và con người; giao lưu hay hợp thức phần lớn nằm trong ngữ cảnh của văn chương mà ra. Đi xa hơn để tìm thấy nguồn cơn tự sự của sự hình thành trong một cấu trúc mạch lạc hay không mạch lạc hay do bởi ngữ ngôn tạo nên một văn phong uất khí, phàm lệ trong một ngữ cảnh không đầy đủ cho một mệnh đề để viết.Thí dụ:Văn sĩ H. (chuyên viết truyện ngắn và tạp bút) xử dụng ngữ văn trước sau như một, không biến hóa thần thông trong ngữ điệu để rồi biến mình trong một tư duy cục bộ cố hữu, trở nên từ chương tích cú, thường mượn tiếng người để làm ra văn và quen tay trong cảm thức trực giác, quen tay như một ‘feuilleton’ có mặt thường xuyên trên mạng báo, và; cứ rứa mà viết như cơ hội chủ nghĩa không tìm thấy ngữ ngôn trong văn chương và không toát ra một văn phong mới lạ hơn. Thành ra không xây dựng một lối viết thuộc ngữ ngôn văn chương mà đưa vào một ngữ cảnh bế tắc, vòng vo tam quốc, ta bà thế giới với giọng điệu bi thảm của văn chương tàn tích. Đó là tâm lý thường trực của người viết: một nhà văn có trình độ với giọng điệu khác giọng điệu của nhà văn thuộc cấp dưới; tức thấy được bản chất của người viết. Dẫu tàn hình vẫn không thể lột xác cho một ngữ văn mới. Có như rứa chúng ta tìm thấy được mạch văn cấu trúc của người viết, cũng nhờ đó mà có một lý thuyết phân tích thuộc dạng ngữ văn hay ngữ ngôn trong văn chương (kể cả viết đối thoại kịch hay phỏng vấn). Nên chi; văn bản có thể tiêu biểu cho tất cả mọi thứ cốt để thích nghi hài hòa một cách khác biệt đến một ngữ ngôn văn chương có định hướng –Text can represent all sort of different adjustments to orality-literacy polarities. Thí dụ khác: Dịch giả Y. thường khi chuyển dịch hay nhận định cho một chủ đề của tác phẩm quá chủ quan vấn đề đã làm sai lệch văn bản của tác giả đưa ra; nghĩa là không đi sát tinh thần của văn bản mà đề xuất bằng một tư duy theo lối phản ứng tự vệ để nói lên cảm tính của mình như kiểu cách phân tích; chính vì vậy mà hiện ra sự vụng về cả hai mặt làm sai lạc ngữ ngôn văn chương. Chẳng qua cũng vì ngã vị quá lớn mà không thấy sai lầm. Nên thận trọng ở hướng đi này. Văn hóa cổ truyền Đông Tây luôn luôn phản ra một thứ văn chương vấn đáp (oral-literature) thường phổ biến trong dân gian qua thi ca, hò vè, đối… và được coi như một thứ văn chương bình dân; ngữ ngôn biến thể thành âm điệu của văn-miệng (literate-orality) hay còn gọi là biền ngẫu và có thể tác động hơn là diễn nghĩa trên giấy mực. Đấy là thứ văn chương phát biểu, một bày tỏ ngấm ngầm đặc biệt trong cùng một ngữ ngôn liên đới lẫn nhau. Răng rứa? -Có chi mô mà răng rứa cho mệt. Vì; nó có một hệ lụy thúc bách trội hẳn của ngữ ngôn –because of the greater pressures of literacy; một tâm lý mang lại những gì trong đó, bởi; cho những gì chủ yếu về nguyên bản văn tự (the biblica text). Nhưng nhớ cho điều này: phân tích ngữ ngôn là lý giải cho phê nhận mới và những gì hình thức chủ nghĩa (New Criticism and Formalism) chớ không phải phân tích là bình giải, dẫn chứng lối phê nhận (criticize) theo kiểu thức cổ điển gần như rập khuôn không lý giải được ngọn nguồn của ngữ ngôn; mà đòi hỏi ở đây một lý giải phân tích từ ngữ điệu đến văn phong để thành văn cho một phê nhận mới và hình thức mới. Nhận thức được ý nghĩa về sự phân tích tức đạt tới thực chất có thứ lớp trong văn chương, một nhận thức thâm hậu nơi chúng ta của những gì thuộc về động lực tâm lý của ngữ ngôn (psycho-dynamics) cũng là một tương quan trong cách viết, đặc biệt; trong văn hóa ngày nay chuyển động một cách nhanh chóng có khả năng đi từ hư đến thực hoàn toàn nằm trong ngữ ngôn có liên can đến văn chương. Rứa thì ngữ ngôn là cái chi mà nhắc đi nhở lại nhiều lần? -Hỏi cái này hơi xuẩn. Vì; nó có tính chất hỏi và trả lời bằng miệng, vì rứa mà nó nằm trong phạm trù văn chương; nói gọn gọn cho ra chữ nghĩa là ‘ngữ-ngôn / the orality-to-literacy’ chớ bi chừ không biết ăn nói ra răng cho hợp tình hợp lý. Răng không gọi ngôn ngữ mà gọi ngữ ngôn?-Hỏi cái kiểu này là bắt bẻ, lý sự, hơi càn. Thiệt ra nó một cha khác mẹ nhưng cùng một máu. Khác ở chỗ; một bên có pha đường phèn và một bên chêm dầu giấm. Chi rứa? -Cái đó để tỏ rõ chức năng nhiệm vụ giữa A cọng A2 (bình phương) là nhấn mạnh đúng từ ngữ xử dụng; chớ đừng đặc vấn đề mà phải tự hiểu một cách chủ động (autonomy). Đây là một lối phê nhận mới là khẳng định, tự quyết, chủ động cho một tác phẩm riêng biệt là văn bản của nghệ thuật. Bởi; viết hay nói nó sẽ là một gợi nhớ trong dạng tiềm thức khơi dậy, cái sự cố này gọi là một ‘diễn từ tự chủ / autonomous discourse’ với cái sự tương phản, đối chiếu để làm nổi bật những điểm khác nhau với ngữ ngôn trong cách nói hay diễn tả qua ‘khẩu tự’nhưng nó luôn án ngữ một hiện hữu không văn tự (non-verbal). Có lẽ; phần này chi li trong lối phê nhận mới và có một sự đồng hóa văn tự không lời của những tác phẩm nghệ thuật mà chỉ đến trong ngữ ngôn của thị giác và thính giác (sự này ở nghệ thuật hội họa nhiều hơn). Cũng như khẳng định ở thi ca một phần hoặc những gì có tính chất khác của văn chương; được chú ý tới như một chủ thể vấn đề thuộc ngữ ngôn. Dựa vào cơ bản này cho ta một nhận thức siêu tưởng của ngữ ngôn thánh hóa ‘verbal icon’ là siêu-việt-tính thuộc văn chương. Chính lý lẽ này có tầm ảnh hưởng đến tư tưởng thi ca. Ngữ ngôn thi ca là tiếng nói của hình thức chủ nghĩa (formalism) chuyển đổi ngôn ngữ thi ca thành ngữ ngôn văn tự. Đó là sự siêu hình trong cách vận dụng ngữ ngôn. Và; không còn ngạc nhiên khi bắt gặp những chữ, câu hay vần tối nghĩa trong thơ, chính tối nghĩa trong âm vang của tiềm thức sống dậy qua ngữ ngôn. Có thể tìm thấy sự xuất thần để thành ngữ ngôn thi ca. Kiểu cách của thi ca hoặc ngôn từ sáng tạo có thể đăng đàn diễn nghĩa là ấn tượng hiện hữu để có một trình diễn qua tiếng nói; mà đó có thể tưởng như là có thật của thi ca –Model of a poem or other verbal creation could apply effectively to an oral performance; which presumably could be a true poem. Từ chỗ phân tích mạch văn thuộc ngữ ngôn văn chương là chú ý vào tác phẩm làm nên có thể thêm vào đó một kích thước khác cho sự cấu trúc phân tích: cái sự này thường tố cáo, buộc tội sự có mặt thái quá của những gì thuộc ngữ ngôn mơ hồ trừu tượng và có khuynh hướng xu thời; cảm thức như thế thì không còn chi để phân tích; bởi nó chứa cái không thực cho dù cấu trúc với mạch văn có đầy đủ nhân tố cho tác phẩm; tất cả cấu trúc như thế là nhận ra hướng đi hai chiều không còn độc lập để có một cấu trúc đặc thù cho văn chương. Cấu trúc là mỹ ngữ chớ đúng cung cách của văn thi nhân là dàn dựng (framework) có hệ thống trước khi viết, ngoại trừ thơ do từ ngẫu hứng hay xuất thần đột ngột; cái đột ngột của thơ khác đột ngột của văn. Răng rứa? -Hỏi chi răng với rứa trời ơi. -Thơ là hồn (spirit), văn là trí (mind). Cả hai thuộc dạng của ngôn ngữ mà ra nhưng khác nhau vô cùng; chớ vơ đũa cả nắm thì tội cho cả hai, chi bằng cứ hiểu theo thế chủ động (autonomy) là nhận thức được tinh hoa của nó tức đi tới con đường sáng của văn chương chữ nghĩa và hiểu thế nào là mạch văn cấu trúc và lý thuyết phân tích thuộc ngữ ngôn văn chương. Đấy là khám phá về sự khác biệt giữa nói và hiểu biết sâu sắc –A exploration of the differences between oral and literate cultures. Dựa trên cơ sở này; tức nhận ra được phân tích thuộc ngữ ngôn văn chương, hiểu được thời không ơ hờ, mù mờ, hỏi đáp tào lao dài dòng văn tự mà không thấy từ gốc tới ngọn của văn phong ngữ ngôn. Cần triệt tiêu một tư duy quẩn quanh, nhất thiết không đạp lên nhau mà đi theo kiểu phê bình từ xưa đến nay đều xử lý với lối bình giải; đấy là hệ thống phê nhận cổ điển, một kiểu thức rập khuôn; vì rứa mà làm cho nhận thức về phê nhận lạc hướng là ở chỗ đó. Rứa cho nên chi đòi hỏi một nhận thức hiểu biết có tính chất triết học mới thấy được ngữ cảnh của ngữ ngôn. Đặc nó vào trong một chất lượng của văn bản và lý thuyết thuộc phân tích (Textualists and Deconstructionists) là sự nhận thức hiểu biết lớn dần trong tư duy của tác động tâm lý (psychodynamics) của ngữ ngôn (orality) và thấy được cách đọc và viết (literacy). Nương vào đây để thông qua một số tác phẩm mang chất lượng có văn bản rõ ràng mà họ đã thành danh trong văn chương nhờ ngữ pháp trong sáng là sắc tố làm nên ngữ cảnh của văn chương; đáng kể như Nhất Linh, Khái Hưng,…(trong nhóm TLVĐ)sau đó có Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Tuân và gần đây những nhà văn (thời 1965/75) như Vũ Khắc Khoan, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Nguyễn thị Thụy Vũ là những nhà văn tiên phong (avant-garde) đổi mới tư duy trong ngữ cảnh của văn chương. Phiá trời Âu  phản ảnh một chất lượng văn bản (textualists) trong tác phẩm của họ: A.J.Greimas, Tzvetan Todorov và sau này thì có Roland Barthes, Philippe Sollers đặc biệt mới đây có Jacques Derrida và Michel Foucault. Hầu như những văn bản đều chứa đựng ít nhiều tính chất lịch sử qua mỗi thời kỳ dưới hình thức này hay hình thức nọ. Tợ như; lý thuyết chung là phân tích những gì tự nhiên của con người và sự liên hệ của ký hiệu ngữ ngôn. Thông thường có ba cành nhánh khác nhau: cú pháp, ngữ pháp (bóng và đen) và thực tế hiện thực; là những yêu cầu cần có của chủ nghĩa Mác-xít (Marxist) đưa vào đó một lý thuyết văn chương có liên can đến lý thuyết phân tích và văn bản. Thực quả sự lý này đã được đón nhận trước đây khởi từ những văn bản đã được Jean-Jacques Rousseau đề ra với lối đối thoại dài lê thê. So sánh giữa Derrida và Nguyễn thị Thụy Vũ là nhấn mạnh vào cách viết, một dàn dựng của hình thức tượng trưng (không thêm bớt để nói tới chữ nghĩa ‘not a supplement to the spoken word’). Nhưng đứng trên diện phân tích Derrida và Nguyễn Thị thì cả hai tác giả có một trình bày hoàn toàn khác biệt trong cách vận dụng ngữ ngôn (đối thoại); mặc khác trong mạch văn (qua từng phần, từng chương) họ hoàn toàn độc lập trong phong cách của ngữ ngôn sáng tạo (verbal creation); cái đó là cách trình diễn cho mạch văn trong văn chương mà ít ai bắt gặp và chưa một lần phân tích ngữ cảnh của tác phẩm mà nhìn vào bề dày của những tác phẩm để đánh giá. Thành thử không phân định được sắc tố của lý thuyết phân tích (deconstructionists). Lấy trường hợp của Vũ Trọng Phụng và Nam Cao đối chiếu với Michel Foucault để lại một nhận định sâu sắc trong phương ngữ tả chân. Không nói về tả chân nhân vật mà lấy nhân vật để tả chân tâm lý của tác giả, phương diện này gọi là ngữ ngôn thuộc dạng siêu lý văn chương (orality and literacy). Một sự dàn dựng có lớp lang ở phần đối thoại qua ngữ ngôn nhân vật; tả chân của tác giả là sống thực của cả hai bề mặt thuộc phân tâm lý mà ra (psycho-analysis). Từ chỗ đó thấy được lý thuyết phân tích thuộc ngữ ngôn có một tác động trong văn bản là chủ thể khi dựng truyện, sự tàn ẩn tâm lý trong truyện đôi khi làm cho chúng ta vấp phải không còn ý thức ngoài lãnh vực thực tế có giá của nó cũng như trong lãnh điạ của tâm lý –We have slipped unawares out of the economic field into the field of psychology (S. Freud. P. II. The Future of an Illusion) Vai trò đọc và viết là chuẩn mực để đánh giá chớ không phải do từ một định nghĩa mơ hồ vô căn cứ lý tính của nó nghĩa là dựa vào văn chương để lý luận theo triết thuyết văn chương. Dạng thức này văn chương bình dân gọi:‘nói có sách mách có chứng’ là rứa đó! Phê bình văn học nghệ thuật gần như là khâu chiết tính để tìm thấy mạch văn cấu trúc (bố cục) và lý thuyết phân tích thì mới đạt tới vai trò của người nhận định phê bình; chớ cứ vạch cái này, móc cái kia để dẫn chứng cho một tiêu đề mà không chịu phân tích ngữ cảnh của văn chương; rồi từ đó cho là nhà phê bình, nhận định; thời tất không hợp cảnh với kỉ nguyên này. Đó là cái nhìn chủ quan của vấn đề. Vì rứa những người làm công việc này cần phải nhìn vào kính hiển vi mới thấy được cái giá ‘siêu vi’ của văn chương. Còn bằng không nói chơi cho vui thôi!

Sự nhận thức phê bình văn chương tợ như kỹ sư hầm mỏ, khoáng chất bùn lầy thì làm sao gọi là vùng tài nguyên khai thác quặng mỏ; mà phải khám phá đích thực vật thể để xác quyết cụ thể cái mạch của ‘mỏ’ văn chương…Phê bình là khám phá; không thể đứng ngoài ngõ mà nói chuyện trong nhà một cách chủ quan để phê nhận, mà đòi hỏi một tri thức nhận biết toàn diện mới xác nhận cho vai trò phê bình.Thực hiện kiểu cách đó là sai đường lối tiến lên xã hội chủ nghĩa văn chương (văn hóa). Do đó; không tìm thấy lý thuyết phân tích ngữ ngôn văn chương mà hóa ra đưa dẫn văn chương vào ngõ cụt ngay cả cấu trúc cho bố cục truyện cũng không tìm thấy chớ chưa nói chi những ngữ điệu khác trong văn chương. Phê bình ngó rứa mà không phải dễ; cho nên chi muốn chưởi phải biết vận dụng ngữ ngôn có âm điệu để diễn tả đối tượng chưởi qua hình thức ‘khẩu vấn /oral’, khoa chưởi nó tạc như nhạc ‘ráp’ thời nay vậy. Nghĩa là phải biết điều tiết trong ngữ ngôn mới thành âm điệu. Văn chương gọi ngữ cảnh là ở chỗ đó. Chưởi phải có bằng (diploma) chưởi như Nam Cao trong Chí Phèo là một cấu trúc chỉnh đốn đi từ A tới Z là nắm được ngữ ngôn của mạch văn chuyển đổi qua từng trạng huống tâm lý của con người và xã hội. Ngôn ngữ là cấu trúc và cấu trúc là không nói lên cái điều gì ngoại giới của cảm thức dự phóng hay còn gọi là cảm thức tri giác (sensory perception) –Language is structure and its structure is not that of the extramental world. Cuối cùng cho chúng ta đến nhận thức sâu sắc trong mạch văn qua lối ngữ ngôn trong văn chương của Bình Nguyên Lộc; một văn phong chất chứa ngữ ngôn có tính chật đối thoại hơn là dàn dựng cho một cấu trúc trong: ‘Rừng Mắm’ và Sơn Nam trong: ‘Hương Rừng Cà Mâu’. Cả hai tác giả xử dụng một ngữ ngôn văn chương bình dân gần gũi tâm lý quần chúng, nghĩa là ‘không thêm bớt để nói tới chữ nghĩa / not a supplement to the spoke word’. Và; quả vậy cái đó mới là văn chương tự nó –And; indeed language itself. Răng nghe như đi xa vấn đề? -Mô có. Nó rứa đó! Toàn thể từ trên xuống dưới là nói tới cái mạch văn theo dạng cấu trúc để thành văn chớ đâu có đi xa vấn đề. Nó nằm trong vấn đề của lý thuyết phân tích ngữ ngôn để cho văn chương đi tới chánh quả. Tất cả những gì nêu ra không phải là ‘trường phái biểu trưng / representational’ hoặc ‘biểu hiện diễn tả / expressive’ của những gì bên ngoài của chính nó. Sự lý này không gán vào hoặc cho là sai lầm của ngữ ngôn và phê nhận. Thực ra; chẳng là gì  / nothing !

Rứa thì răng? -Không có chi răng rứa cả, tại vì mình có miệng mà không có răng nên rứa đó. Cho nên chi đi vào lý luận triết học để đả thông tư tưởng; lại thêm chủ đề có tính chất bao hàm nhưng lại nhiều khác biệt để lãnh hội; cần một ý thức mới để đạt tới kết quả viên mãn, không còn ấm ớ hội tề của một số văn nhân ngày nay xử lý ngữ ngôn theo hướng đột hứng trở thành văn chương ‘bất thành văn’ theo dạng thức Bồ Đề Đạt Ma. Nếu thế thì văn phong không còn mạch lạc mà trở nên hồ lốn ‘ông chả ra ông mà thằng chả ra thằng’ là vậy đó. Nhấn mạnh ở đây để có một sáng tạo trong ngữ văn có lề lối và tạo được lý thuyết đúng đắng hơn.Thứ nhất; tìm thấy trong tác phẩm đầy đủ một cấu trúc mạch lạc phản ảnh thực tế một cách trung thực.Thứ hai; có một lý thuyết phân tích thuộc ngữ ngôn văn chương. Đó là yếu tố có văn bản.

Từ đó; dựa trên cơ sở lý luận theo dạng triết học để tìm thấy xưa nay tác động vào ngữ ngôn như thế nào là hợp lý và không hợp lý để điều động trong  mạch văn cấu trúc đúng tiêu chuẩn văn chương.Theo triết thuyết của Kant;  trí (the mind) là cái điều tự nó không thể hiểu xuyên qua trực giác nhưng lại thừa nhận là đúng để có thể hiểu đựợc điạ hạt của hiện tượng và nhận ra sự khác biệt của nó; lý thuyết Kant đưa ra ‘noumenon-phenomenon’ để định rõ chức năng trong ngữ cảnh của văn chương. Khác với tư duy của Plato không tạo nhận thức khi nghĩ tới định kiến của ông đối với những nhà thơ như một ác cảm với ngữ ngôn thi ca cổ xưa nghèo nàn, bí tỉ; nhưng điều đó như sự đã rồi mà nay chúng ta nhận thức ra được. Plato  cảm thấy rằng đây là định kiến, ác cảm bởi; ông đã sống trong cái thời ông đang sống, trong khi ngữ văn đã có trước khi trở thành một sự ắt có và đủ ở nội tại, bởi; trong đường lối mà trong đó cung cấp phương tiện trí tuệ, tiến đến một dữ liệu đúng để nghiên cứu –because of the ways in which literacy enabled the mind to process data. Dù là Kant hay Plato cho tới những văn nhân, lý thuyết gia qua từng thế kỷ và đến nay đều là những con người của trí tuệ, điều động qua ngữ ngôn để thành văn với một cấu trúc có lý thuyết phân tích từng hoàn cảnh khác nhau: một văn phong đầy đủ, chi tiết và rõ ràng ở tác phẩm làm nên.

Sự thật trong tác phẩm thường tiêu biểu nhiều hiện thực và nhiều ấn tượng mạnh, bởi; có thể đạt được nhiều nhận thức hiểu biết về lý thuyết văn bản; nhưng ở đây chúng ta không nghiêng hẳn về văn bản mà văn bản như chứng thư thay mặt cho ngữ ngôn, một điều gì sắc cạnh của tiến trình tư tưởng nhưng ngược lại trong văn bản cũng có thể cho chúng ta tìm thấy nhược điểm của nó. L’écriture và ngữ ngôn cả hai là có một cái gì đặc cách riêng tư một đặc thù cho mỗi cách của nó –L’écriture and orality are both ‘privileged’ each in its own ‘distingué’ way. Thành thử không có khuynh hướng văn bản (textualism) thời ngữ ngôn có thể không đồng dạng và có thể đó là hình thức chủ thuyết bí truyền (occultism), một tính chất chi li, tỉ mỉ đưa tới âm u, hắc ám (obfuscation) những thứ đó dài lê thê, triền miên không dứt điểm mà để lại cái sự buồn cười cho một văn phong không chất chứa những gì gọi là đặc biệt trong ngữ ngôn. Từ chỗ đó cho ta thấy được rằng ‘écriture /writing’ là viết thành văn: một văn phopng có cục bộ, có dàn dựng để thiết kế cho một bố cục ‘trọn gói’ tạo nên một ngữ ngôn đặc biệt trong văn chương. Còn ‘oral’ thuộc khâu vấn đáp: nó thuộc dạng biền ngẫu (nói đối nhau để hợp lý hóa) không cầu kỳ, bí tỉ, âm u, hắc ám mà là một xác định cụ thể thế nào là văn và thế nào là vấn đáp để hợp nhất trong yêu cầu thuộc ngữ ngôn văn chương siêu lý và đặc thù (orality and literacy). Oral (vấn đáp) là xét lại của Writing (viết). Rứa nên chi văn là tư duy, là chứng thư mô tả sự kiện để thành văn trong một sắc thái toàn vẹn của ngữ ngôn văn chương. Ngữ ngôn (orality) là phát biểu bén nhạy, xuất thần phát từ tri thức nhận biết để thành văn tự (literacy) cho một ngữ văn nghĩa là không ngoài một cấu trúc để thành hình trong ngữ ngôn; một thể cách có tính chất của văn chương truyền khẩu. Nhưng nhớ cho điều này; ngữ ngôn chưa hẳn phải là hoàn hảo và chưa bao giờ như đã nói tới –Orality is not an ideal and never was. Đạt tới nó là xác định rõ ràng chớ không biện minh cho sự cớ như thể là một trạng huống thường trực dành cho bất cứ hệ văn hóa nào. Rứa thì răng đây? -Nó chẳng phải là siêu lý để mà răng với rứa; mệt! ‘orality’ và ‘literacy’ như đã phân tích ở trên và lập lại nhiều lần là để phân tích những gì thuộc ngôn ngữ. Cả hai vị trí này có thể mở rộng tư duy cho một ngữ văn (word) và cái điều có thể không hình dung tới hiện hữu tồn lưu nhân thế mà không viết thành văn. Văn hóa ngữ ngôn ngày nay có một giá trị về những tập truyền của ngữ ngôn (tức xử lý những gì thuộc vấn đáp) và chịu đựng dưới sức ép kể cả mất mát, thiệt thòi của những gì do từ tập truyền gây ra, nhưng; không vì thế mà chận lại những gì yêu sách trong văn chương mà rồi sớm muộn cũng đạt tới thành quả của nó. Ngữ ngôn phát sinh ra những sáng tạo vượt ngoài trí tưởng để đạt đến của ngữ ngôn văn chương –It can produce creations beyond the reach of literates. Thí dụ: The Odyssey của Homer, Letter from a Stoic của Seneca, Ethics của Aristotle hay The Symposium của Plato không những chỉ là ngữ ngôn mà còn là bức gốc những thứ khác trong mỗi tư duy không phù hợp đường lối của ngữ ngôn, nói cách khác; đọc nó như văn bản ngữ ngôn hóa –reading a text oralizes it.  Đấy là những gì cần thiết do từ tiến hóa của ý thức. Mà phải nói rằng đây là một biến đổi lớn lao nhằm tìm thấy mạch văn, cấu trúc và lý thuyết phân tích trong ngữ ngôn văn chương, trong tâm lý, trong văn hóa nối liền vào nhau với một hành trình có từ ngữ ngôn để bước tới mạch văn (viết) chớ không phải viết là xác quyết cụ thể thuộc đường lối của ngữ ngôn.  Nhưng cả hai lãnh vực này là sự cớ độc nhất của tất cả mọi biến đổi –the sole cause of all the changes. Cái sự giao nhau không là vấn đề về khuynh hướng thu nhỏ lại (reductionism) nhưng mà thuộc về khuynh hướng hệ lụy tương thích (relationism). Chung quy hình thức nào cũng phải có một sự liên đới bên nhau giữa người và người (human), giữa vật và vật (things) hoặc một sự tương thích khác trong trí tuệ (mind). Lý cái sự này nghe ra nghịch lý cho việc truyền thông của con người. Truyền thông là xuyên vào chủ ngữ vấn đề. –Communication is intersubjective. Cũng không phải một mẫu mực hài hòa trong những gì thuộc về tâm lý do từ tác động ý thức. Mà phát sinh từ tự thức (self-conscious) mà ra. Ấy là cơ bản lý luận cho đường lối chủ nghĩa văn chương. Định rõ vị trí thành hình của tác phẩm mà trong đó xây dựng một mạch văn biểu hiện có tính lịch sử và nhân bản là nồng cốt cho một lý thuyết phân tích qua ngữ ngôn. Nắm vững giá trị đích thực của nó tức lãnh hội được nó, chớ không phải nắm vào chủ đề để nói lên tác phẩm hoặc quan tâm vào lượng hơn phẩm; nhìn như vậy hoàn toàn đánh mất giá trị của nó, tuy nhiên; cũng không thể định lượng qua thời gian mà cho đó là giá trị của ngữ ngôn thuộc văn chương.Thí dụ: Có nhiều nhà văn, nhà thơ đã có mặt trên diễn đàn hơn nửa thế kỷ với một bề dày của tác phẩm làm ra. Cả ngàn thơ, văn đăng đàn diễn nghĩa: nội dung không nói lên lý thuyết đích thực mà ẩn mình trong một văn phong tư kỷ hoặc từ những lý do khác: do từ nhận thức, trình độ nhận biết, ý thức mù mờ không tìm thấy thực chất bên trong; để rồi tự động hoá thành văn thi sĩ một cách tự nhiên. Bởi vậy; đánh giá qua ngữ ngôn cấu trúc và lý thuyết phân tích trong ngôn ngữ của văn chương là điều quan trọng và cần thiết. Hiện tượng đó còn duy trì cho đến nay; nếu không chuyển hướng tư duy là đưa tới con đường ‘diệt vong’ của ngữ ngôn văn chương; trong lúc chúng ta đang phục hưng một nền văn hóa mới tức phá vỡ những gì cố cựu, tàn tích, đóng chốt cho một tư duy độc hữu không nhìn thấy thực chất cho một nhận định. Dựa vào khoa phân tâm học thì đây là một trạng thái thuộc tâm thức bệnh lý (mental-illness) đã thâm nhiễm vào nội tạng (bản chất cố hữu) vào máu (tế bào tinh thể) vốn đã đóng băng từ mấy ngàn năm văn hiến. Cho nên cần chỉnh đốn cho mạch văn được trong sáng, một cấu trúc vững chải, một phân tích đầy đủ chi tiết, phê nhận trung thực thời mới sáng tỏ từ lời nói (orality) cho đến ngữ ngôn trong văn chương (literacy) là hoàn tất sứ mạng văn nghệ của người cầm bút đương thời; đúng đường lối chủ nghĩa văn chương.  

 

Nói tóm lại; vấn đề cấu trúc ngữ ngôn là những gì thuộc về ý thức và văn bản (consciousness and the text)

Một ý thức  phát triển xuyên qua lịch sử nhân loại là đánh dấu sự trưởng thành trong sự diễn tả rõ ràng, mạch lạc về ‘lời ăn tiếng nói’ đáng được chú ý của những gì bên trong văn bản và những gì thuộc cá tính con người như một thái độ. Dù điều đó không hẳn là cần thiết để cách xa mà từ một cấu trúc chung trong những gì mà người ta nghĩ là cần thiết để phát triển. Tự thức là một ý chí mở rộng lòng người trước những gì có tính chất ngã vị; bởi trong mỗi con người đều có cái chấp ngã /self của mình dù là tàn ẩn dưới một ngữ ngôn nào đi nữa vị tất hành văn cho tới mạch văn không ít nhiều vấp phải lủng củng trên cấu trúc, hiện hình trên văn bản thời chắc chắn không thể sáng tỏ, và; đưa tới một ngữ ngôn mù mờ không lối thoát. Trạng huống này theo lý thuyết C. Jung (Jungian) là hướng tới sự chuyển hóa của tự thức đều được đề cập trong văn chương triết học: ngữ ngôn của văn chương là năng lực nhập vào một cách trọn vẹn trong một phát triển hiện đại của ý thức cho cả hai mặt: nội tại hóa (interiorization) và một ý thức bao la rộng mở ./.       

 

(ca.ab.yyc .Vu Lan Bồn 8/2016).

 

ĐỌC THÊM:

-  Phương pháp Thuộc về Phân tích trong Văn chương.

-  Tham Vọng Chữ nghĩa.

-  Jacques Derrida (Chủ nghĩa Đại đồng và Lòng Vị tha).

-  Thực Giả một Hiện Hữu Cuộc đời.

Những bài đọc trên của võcôngliêm hiện có trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo điạ chỉ đã ghi.

 

 

                                                                        

 

       

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 3368
Ngày đăng: 31.08.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
"Bàn tay nhỏ dưới mưa" Bầu lên nhà văn không nhỏ Trương Văn Dân - Paul Nguyễn Hoàng Đức
Nghĩ về “cô điếm lễ độ” Kịch Jean-Paul Sartre: “The Respectful Prostitute” - Hiếu Tân
Bàn tay nhỏ dưới mưa - Đồng cảm, trân trọng và yêu thương! - Lê Thị Thanh Xuân
Tham vọng của Chữ Nghĩa - Võ Công Liêm
Giới thiệu tác giả - tác phẩm(4) - Hải Kỳ - Tôi ra cửa biển Kỉ niệm 5 năm ngày mất (25.7) nhà thơ Hải Kỳ (1949-2011) - Từ Sâm
Đi tìm Chu Mạnh Trinh - Nguyễn Anh Tuấn
Cái ghế cuối đời - Đặng Châu Long
Thiền Nhật Bản - Võ Công Liêm
Tình yêu đẹp như vần thơ tuyệt bút - Nguyễn Thanh
Tiểu thuyết Cá Hồi - cảm quan phê phán con người từ góc nhìn sinh thái - Trần Xuân Tiến
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)