Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.313 tác phẩm
2.745 tác giả
441
115.867.268
 
Vi diệu pháp kinh
Võ Công Liêm

 

                

 

     Hay còn gọi là Trí Tuệ Tuyệt Hảo (The Perfection of Wisdom) nguyên nghĩa của Phạn ngữ là Prajnàparamità Sùtras (Vi Diệu Pháp Kinh), phẩm kinh này nằm trong Kinh Đại Thừa (Mahàyàna Sùtras).  Đến với Đại Thừa lập tức chúng ta đối diện trước một hiện hữu có thực; một giả định ngụ ý chúng ta nhập cuộc trong một âm hưởng sâu lắng thuộc hoàn cảnh trí tuệ. –Sound deepness presupposes a mind at case. Là để tâm vào kinh điển như một giảo nghiệm trong cùng một vấn đề thuộc Phật giáo, kể cả Phật giáo Tiểu Thừa (Hinayàna Buddhism) đều nghiên về một Pháp. Như chúng ta đã biết; kinh (sùtra) không phải là mục tiêu giữa những gì khác hơn, nhưng; chứa đựng một thân tâm nhà Phật (body of the Buddha), một tiêu chỉ của nghi thức và thờ phượng, một mẫu thức thuộc về niềm tin, nó không phải tự nhiên mà nó cũng không phải là khoản mục tự giải mà là một thực thể tồn lưu an vị trong việc trải nghiệm tôn giáo, một sản sinh hướng tới một giảo nghiệm thuộc tinh thần –The sutra is not a free-standing, self-explanation item, but an entity embedded in religious practice, a product of and a guide to spiritual experience. Có lẽ; đưa tới một phương pháp có hệ thống, sáng tỏ để minh định được những giai đoạn phát triển từ khi khởi thủy cho đến giữa thời kỳ kết thúc. Nhưng nhớ cho; phong cảnh của kinh Đại Thừa là hoàn toàn siêu lý phi thường (extraordinary), không gian và thời gian được trải rộng và tụ hội nối liền giữa những gì tuồng như đã hụt hẫng, những gì mà trước đây nhìn kinh như khấn nguyện để được ban ơn mà trong những phẩm kinh đều hướng tới tâm bình đẳng nghĩa là diệt mọi thứ tức giải thoát một căn nguyên tự tại để đến với lòng bát ái từ bi hiền hòa (peaceful). Kinh là trải rộng khắp nơi về yếu tính của nghệ thuật, một thứ nghệ thuật lắng đọng là tương quan trong việc phát triễn thuộc thế giới văn hóa tôn giáo.

Kinh Đại Thừa là thay đổi, giải bày trong một chiều dài có từ kinh điển và kệ. Có tới 100,000 ngàn ngữ ngôn thi tứ (kệ) được xem là Trí Tuệ Tuyệt Hảo / Perfection of Wisdom. Rứa thì trí tuệ tuyệt hảo có phải là kinh không? Hẳn là kinh rút từ kệ mà ra. Tuy nhiên; chưa phải là đúng và hợp lý mà phải hiểu một cách rộng lớn của kinh điển (sutras ) là điều mà chúng ta hiểu như tính lịch sử cần thiết cho một hiện tượng tối thượng duy nhất. Răng rứa? Hỏi cái răng tức là hỏi cái miệng, bởi; những gì đặc ra là phát từ khẩu mà khẩu nhập thời ngôn xuất tất là khẩu nghiệp cùng nghĩa của ‘karma’. Lấy kinh để niệm và nhận biết thời đạt tới chân-như-phật. Vì rằng kinh lớn dần và phát triển, thường vượt cả thời gian, hơn nữa chúng ta có thể không cần thiết mà cho rằng để mong tìm thấy một tương thích và một thứ giáo điều hệ thống hóa xuyên qua từ gốc tới ngọn cho một phẩm kinh đặc biệt. Nói như rứa không có nghĩa rằng tập truyền phép tu Phật không có thể là theo sau đó để đạt tới sự giải bày kinh trong phần nghi thức –This is not to say, however; that the Buddhist tradition has not been able subsequently to interpret a ‘sùtra’ in a unitary manner. Đặc thù kinh điển trước đây được coi là hiện tượng ngợi ca như một chứng thực có thẩm quyền, cái sự dài dòng văn tự của kinh điển là ở tự nó mà ra chớ thực ra trong tinh thần kinh điển là chứng thực giữa ba hành trình của thời gian đó là sự cớ nguồn cơn phát tiết tự nhiên phù hợp vào cái ‘nghiệp/karma’; chính điều đó nói lên những gì mà con người quên đi hay phủ nhận đến kinh điển. Ở đây chúng ta tìm thấy một chỉ định tương tợ thuộc lịch sử hóa, tiếp thu từ trước của Đại Thừa trong một phẩm kinh nổi tiếng Liên Hoa Kinh / Lotus Sùtra / Saddharmapundarika Sùtra. Không phải ít khi xẩy ra mà đã xẩy ra trong khi chúng ta đã sẳn sàng tìm thấy mà ngay cả nơi kinh do từ một nhóm tu sĩ làm sáng ra như một giải bày hay chứng tỏ có khi đã vô tình làm lạc hướng ý nghĩa sâu xa trong kinh; kinh không phải là ngữ ngôn của nhà Phật mà cùng nhau đáp lại những gì thuộc định lượng từng phần của kinh –This sutra is not the word of the Buddha, together with the reply of the sùtra’s partisans. Cho nên chi không những để tụng mà kinh là một hoán chuyển từ tâm thức để đi tới chánh quả, một sự khai ngộ rốt ráo do từ kinh mà ra. Một tác phẩm giá trị về kinh Vi Diệu Pháp Kinh / The Prajnàparamità Literature là ngọn nguồn và khai triển từ đó. Điều này không thể coi là bước đầu phát triển về sự nhận biết ở chúng ta mà tạo nên những gì một cách chắc chắn về sự quan tâm chú ý không những nguồn gốc mà là một khai triển văn chương diệu pháp kinh; một thứ văn bản rộng lớn và phổ quát, có thể chính ở giáo phái Đại thừa, nhất là Miền Trung hoặc Miền Nam Ấn Độ. Vi Diệu Pháp Kinh thành hình sau cái chết của Phật; ngợi ca một trí tuệ toàn bi, toàn trí và toàn dũng (lực).Trí Tuệ Tuyệt Hảo / Perfection of Wisdom là một thành quả lớn lao ở Tây Bắc của thời kỳ Định Đà La (Kusàna. tk thứ nhất CE). Cũng có thể kinh Đại thừa là tiền thân Vi Diệu Pháp Kinh. Nhưng; trong những phẩm kinh không phải rút từ lời rao giảng của Phật hay lời truyền tụng mà thành kinh. Rứa thì kinh có từ mô ra? Kinh là một giảo nghiệm, một kinh nghiệm tu học đúc kết từ tâm nguyện cái đó gọi là tâm-như-ý. Đúng ý nguyện tu Phật. Rứa răng? Dạ!

Vấn đề phức tạp rắc rối có từ chỗ khảo cổ để tìm thấy và chữ khắc mộc bản hay đá là dấu hiệu chứng tỏ một chiều ngang và chứng thư thế vì vào những văn bản khác là chiều dọc; tất cả bắt nguồn từ Phật giáo Tiểu Thừa mà ra. Sự hiện diện của Tiểu Thừa như một đồng nhất hóa thực thể của tồn lưu (identifiable entity) trộn lẫn của hai nền tảng giáo phái để rồi gom vào nhau như một thứ triết học và tôn giáo. Văn chương Vi Diệu Pháp Kinh vẫn còn tồn lưu, ít nhất trong những thể thức của buổi ban đầu là một  bày tỏ lấn át trội hẳn thuộc về triết học. Vậy thì; trao đổi giữa khuynh hướng tôn giáo thuộc triết học (religio-philosophical trends) do từ những khác biệt thuộc khu vực điạ lý. Edward Conze đã nhận ra được điều này và chia ra bốn phân đoạn trong phát triển của phẩm văn Vi Diệu Pháp Kinh đã trải dài  hơn cả ngàn năm. Có từ 100 BCE đến 100 CE là một công phu nghiên cứu về pháp kinh của Đại Thừa và Tiểu Thừa (Conze 1960 và 1968). Rứa cho nên Vi Diệu Pháp Kinh chính là trí tuệ bát nhã (wisdom/prajnã). Gọi trí-tuệ là biểu lộ sự lạ đặc biệt cho một điều gì tinh tế vi diệu; còn bát-nhã thì không, bát-nhã chỉ hướng tới cái tâm –Wisdom is, alas, all to rare; prajnã is not, but; heart only. Rứa cho nên trong kinh (sutrà) hướng chúng ta đi tới trí-tuệ và bát-nhã làm một; đấy chính là siêu lý phi thường. Triết lý nhà Phật ngó xa mà gần nhưng lại gần mà xa. Rứa cho nên chân lý nhà Phật đòi hỏi cái chân tâm mới đạt được chân-như-phật. Đây là biểu lộ chứng thực nghịch lý có thể tạo cho chúng ta một cảm thức thông thường diễn từ ‘prajnã’ sang ‘wisdom’ đồng nghĩa, bởi; bát-nhã và trí-tuệ quấn quít bên nhau như hình với bóng không thể đơn phương hay đơn điệu để định nghĩa cho một ‘tuyệt hảo’. Vì rứa mới có tuyệt hảo / perfection là cái riêng của nó (its) trong kinh. Bát Nhã là thuộc về thần trí, một trạng huống ý thức. Thông thường trong khu vực Phật giáo Ấn Tạng (Indo-Tibetan) đều cùng một ngữ cảnh của trạng huống tâm thức, một ý thức tuyệt đối do từ phân tích triết lý tính-không, một nghiên cứu thẩm tra chức năng vô-niệm. Đó là chức năng, nhiệm vụ của riêng nó / Its function. Giảo nghiệm (texts) cũng là điều đem lại một cơ bản cuối cùng không phân tích được (paramàrtha) những gì siêu lý trong ‘prajnã’, vì; trong bát-nhã đã ẩn chứa cái ba-la vi diệu thời mới gọi là đa-kinh-tâm cho nên chi gọi bát-nhã là mật-thể ở chỗ đó. Chớ bi chừ ‘gồng’ đi tìm cái chân lý nhà Phật thì quả là lạc đường trần. Phật yêu cầu thiết tha ở cái tâm vô-ngại mà mỗi khi nhận ra được (consciousness) thì bát-nhã và trí-tuệ đâu xa mà lặn đi mò dưới đáy biển. Răng ngộ rứa? Có chi mô; có thể trong biển là ‘thủy tử’ mà chúng sanh cứ ngỡ là ‘biển nhớ’ chính cái nhớ đó đưa tới tham vọng. Mà đã vọng thì không còn phật-tính (!). Phải nhận thức đó là kết quả có từ một thẩm tra trong những gì là thực chứng, những gì chúng ta có thể cho là cái thuộc về siêu hình; đấy là kết quả của lắng đọng và một tư duy bén nhọn của luật tắc –the result of deep and sharp rigorous thought. Đấy là cảm thức có từ bát-nhã không những chỉ dành cho các phật tử nhưng cũng là một sự thách thức, cạnh tranh đối với một hệ thống tư tưởng của những người không phải là phật tử. Rứa bát-nhã hiện ra đây để làm chi? -‘prajnã’ hết sức rõ ràng và có thể hiểu được để loại ra những gì nghi ngờ, nhưng; cái sự cớ đó là mục đích, tọa độ có từ người tu phật do viễn cảnh mà ra; là kết quả của một phân tích thiếu sót. Tuy nhiên; cũng có thể nhận thức được do từ tiến trình của tư duy bát-nhã/prajnã; đến một cách thông thường đúng đắng, sáng suốt của trạng huống thực chứng; đó chính là con đường cơ bản tối hậu cho mọi điều –‘prajnã’ come to be used for the correct discernment of the true situation; the ultimate way of things.

Nói tới Kinh (sutra) là nói tới Pháp (dharmas). Chữ Pháp trong Phạn ngữ là Dharmakàya là pháp-thân (Dharma-body) là căn cơ tối thượng thừa; cái thể đó là chủ thể vấn đề của Phật pháp (Abhidharma). Rứa thì chức năng của Pháp làm cái chi? -Là mô tả đặc điểm về Phật, Như-Phật (Buddha) Như-Lai-Phật là một thể kinh thu tập (kàya) với một nhân tố trong suốt, rõ ràng (dharmas) gọi là Phật pháp (dharmakàya), một chiếm cứ đầy đủ và trọn vẹn, là cấp độ của nhà Phật. Một thể cách khác của nhận biết và kiến thức, hợp chung lại thành năm phép trong sáng để cấu thành một tâm-sinh-lý: một tinh thần minh mẫn, tráng kiện (pure physical matter), cảm thức trong sáng (sensation) ý niệm trong sáng (conception) đặc biệt hơn hết là tâm thần sáng suốt hài hòa như là một ý chí mong muốn để đạt tới một ý thức đầy đủ. Chính những yếu tố đó được coi là tinh anh, bởi; tất cả hợp chất đó không có bất cứ một vẩn đục nào hay một nhận thức hư hỏng, đồi trụy nào lọt vào của một đạo đức luân lý chính thống. Pháp-thân-phật (The Buddha’s Dharma-body); ở phần này có phần bi tỉ, bởi trong pháp nó chứa một thứ lý thuyết siêu việt đòi hỏi ở tâm và trí; mà nơi đây được sắp xếp trên tất cả và chống lại những gì không có chi là đơn thuần, giản lược cho một tâm sinh của Phật; có nghĩa rằng Phật cũng như chúng sanh cũng từ vật lý mà thành hình. Như vậy Phật là một xếp đặc cho người ta neo theo (followers) để trở thành như-phật-đa-tâm-kinh. Đấy là sự lý đơn thuần trong cửa Phật.

Đại Thừa nhấn mạnh vào Phật-pháp như một căn nguyên khởi đầu không dựa vào nền tảng thuộc siêu hình hay tôn sùng thần thánh, nhưng; kết nối vào những khuynh hướng khác có tính cách luân lý đạo đức. Đại Thừa xử lý những gì thuộc pháp thân Phật, trái lại; trong thuật ngữ của tam đoạn luận là biểu đồ có hệ thống được nhấn mạnh nhiều hơn vào hiện hữu thần diệu tuyệt hảo của Phật. Cái chết của Thích Ca Mâu Ni (Sidhàrtha Gautama) là một tâm sinh vi diệu tự nhiên, một thể chất vật lý chuyển hóa thần thông –Physical becomes magical transformation; điều không lạ để khai triển cho một triết lý thuộc về Phật học. Thế nhưng để nhận biết một cách rốt ráo về tư tưởng của ‘prajnã/bát-nhã’ thường hiểu một cách thông thường là đúng đắng và sáng suốt trong ý nghĩa của thuật ngữ thuộc về kinh là một trạng huống như-thật của con đường đi tới tối thượng thừa. Rứa thì cái gì không là Đại Thừa (non-Mahàyàna)? -là nhìn bát-nhã trong tư thế đơn thuần như một sự trong sáng của Pháp. Cao hơn của Pháp là Pháp-vi-diệu-tính (dharmapravicayah). Rứa cho nên chi tất cả những gì trong pháp-kinh là sắc tố tối hậu; đó là dấu hiệu cuối cùng qua sự phân tích của Phật-pháp (Abhidharma analysis). Tuy nhiên; trong việc phân tích về Pháp là triệu hồi tất cả chứng tích ‘viết’ về kinh; đó là những gì xẩy ra trước Đại Thừa. Đến nổi bát-nhã chưa hẳn hoàn toàn là bát-nhã, chưa hẳn phải gọi là tuyệt hảo của bát-nhã hoặc tất cả những gì là bát-nhã là không thực chứng –Thus such a prajnã was a defective prajnã, not the perfection of prajnã, or no real prajnã at all. Rứa thì làm răng đây? -Có chi mô; đã nói Phật-pháp trong Phật giáo là tư tưởng siêu lý, nó hàm chứa một tư duy trong sáng mới mong đạt tới, Phật đòi cái ‘pure’ và cái ‘discernment’ thì mới gọi là trạng huống thực chứng gồm cả thân, tâm và trí tuệ cho một ý thức thuộc về ‘prajnã’. Nhớ cho điểm này: bát-nhã là nói lên trạng huống ý thức mà trong ý thức đó phải hiểu là như-không (sùnyata), vắng bóng cái ngã mạn hoặc bản chất tự tại ngay cả trong Pháp. Thân tâm nhà Phật là gọt sạch tất cả mọi vọng niệm. Răng rứa? -Xin đừng hỏi răng rứa; ngay cả pháp ‘niệm’ là để đi tới nhất-thể (only one) không hai (nhị nguyên) mà là một tổng thể của hợp nhất (unity) cho ý nghĩa trong sáng trí tuệ. Khởi từ khi bát-nhã có mặt trên lộ trình của Phật là một chú ý, quan tân đáng kể cho một trí tuệ tuyệt hảo / perfection of wisdom và từ chỗ đó bát-nhã được hiểu trọn vẹn ý nghĩa là trí-tuệ-siêu- việt. Nói tới trí tuệ như là một nhận biết hoàn hảo và tinh thông là một tương quan phù hợp, nét đặc trưng giữa nhận thức sâu lắng, ngay cả tĩnh lự, phân tích… mọi thứ phải thực chứng và ‘lạ thường’ là trải nghiệm của sự hấp thụ định niệm, chiếu thẳng tới kết quả của hóa giải –In speaking of wisdom as understanding the way things really are there is correspondingly a distintion between knowing intellectually, through deep, even meditative, analysis, the way things must really be, and the ‘paranormal’ experience of a meditative absorption directed towards the results of such analysis.Vậy thì truyền-thừa-Đại-Thừa (mahàyànasamgraha) có thể đưa đến một trí tuệ tuyệt hảo và được xem như là một ý thức vô niệm (non-conceptual awareness / nirvikalpakajnãna) vì bát-nhã vẫn còn nằm trong trạng huống ý thức do từ kết quả phân tích, dẫu cho sự phân tích đã được tinh lọc, nhận ra ngoài của một hiện hữu mà nó có một sự trong sáng vi diệu ở tự nó. Ghi thêm; đây là một định nghĩa của bát-nhã nghĩa là vô-niệm (non-conceptual) và không có phép nhị-nguyên (non-dual) nằm trong trạng huống này.Việc đó có phần lắc léo suy tư giữa bát-nhã và trí-tuệ.Vì rằng; giữa hai là một cùng nằm trong cái vịnh giữa niệm và vô-niệm, xuất hiện rõ ràng trong tập truyền tu học; nó có liên can tới ‘Ch’an/ Thiền Na’cho những người thực hành tu tập phép tĩnh lự ở các nước Đông Á.

Như vậy; bát-nhã và trí tuệ tuyệt hảo của nó liên lụy đến sự gắn liền vào nhau trong một thể thức để nhận biết của niệm và vô-niệm; ở Ấn Độ ngữ cảnh của bát-nhã thuộc về định niệm (meditation / prajnãpàramità) xuyên qua một ý thức vô-niệm; tuy thế vẫn không có phép nhị nguyên xâm lấn mà tương tợ một sự hài hòa hoặc cho một chủ thể thuộc ý thức cơ bản, đó là; một ngữ cảnh như-không ở tự nó –that is; in this context emptiness itself. Đó là những gì thực chứng trường hợp như-không, một vắng bóng toàn diện bất luận trên  cơ bản hiện hữu nào: ‘có Phật hay không có Phật hiện ra thời nơi đó không có Phật hiện ra / whether Buddhas occur or whether they do not occur ’ Nghe như-chơi nhưng mà như-không là ở chỗ đó ! Hiểu được bát-nhã / prajnã là hiểu được Đại Thừa / Mahàyàna và trí tuệ tuyệt hảo / prajnãpàramità hiện ra ở đây như cùng một thể nghĩa là không có Hai mà Một. Đại Thừa và không-Đại Thừa đều là ngọn nguồn cơ bản trong một thành phần của tuyệt hảo (pàramità). Bồ Tát (Bodhisattva) nam hay nữ đều theo sau một hành trình hóa thân Phật.Thường có trong lục uẩn: dâng (dàna) đức trí (sìla) nhẫn (ksànti) sở năng (virya) tu luyên (dhyàna) và trí tuệ bát nhã (prajnã). Thí dụ: dâng với cái sự vô-niệm là cái có thực hiện hữu của người cho (giver): tặng phẩm, cung dưỡng hoặc nhận lấy; đó là Dâng trong niệm của ánh sáng tuyệt đối bát-nhã.

Tóm lại; trí-tuệ-tuyệt-hảo hay vi-diệu-pháp-kinh là những gì thuộc trí-tuệ-bát-nhã, những gì ngoài của trí tuệ vũ trụ và đó là một hiệp thông bởi những gì siêu lý Đại Thừa với những công phu của đại sư thức giả Phật pháp Abhidharma. Vi diệu pháp kinh không nằm trong cả hai của thời kỳ trước và sau của phẩm kinh Đại Thừa và Tiểu Thừa; kinh được tinh lọc và phân tích cụ thể sự lý có tính lịch sử Phật sự cho kinh điển về sau. Và; vô số dữ kiện xẩy ra trong cùng một cảnh ngữ của kinh điển phổ quát và nói lên lòng xót thương cho một ý thức vi diệu hiển lộ của Bồ Tát. Một thiết tha vô biên cho một tri thức hiện hữu đầy đủ Pháp-tính-phật có tính chất siêu lý hiện hữu của một Bồ-Tát-Ma-Ha-Tát (bodhisatta-mahàsattva) cho một hiện hữu vĩ đại ./.

 

 (vn. ca. mùa Phật Đản 22/5/2016)

 

SÁCH ĐỌC: “Selected Saying from Perfect of Wisdom” by Edward Conze. London: Buddhist Society. Grorge Allen&Unwin 1968/1973/1979.

ĐỌC THÊM:

-  Liên Hoa Kinh / Saddharmapundarika Sutra / Lotus Sutra.

-  Đại Thừa Kinh và Bồ Tát / Mahayàna Sutra and Bodhittava.

-  Niềm tin và Lòng Xót thương trong Tinh thần Phật giáo ngày nay.

-  Tâm thức Bồ Đề Đạt Ma và Huệ Khả

-  Bồ Đề Đạt Ma Thiền tổ đầu tiên

-  Nẻo về của ý.

Trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước bài cũa võcôngliêm hoặc email về theo điạ chỉ đã ghi.

 

                                                                                                                ***                                                                                                         

 

TRANH VẼ: “Nguyện cầu / Pray for” Khổ: 12” X 16” Trên giấy cứng. Acrylics+House paint+Acrylic-ink. Đồ nghề: gai khươi ốc, lược chải đầu, bót đánh răng và móng ngón tay.  vcl#1552013.

 

                                                                                         

 

 

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 2604
Ngày đăng: 01.06.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Hai câu thơ vẫn là của Xuân Diệu - Chử Văn Long
Cõi nhân sinh trong truyện ngắn Lê Văn Thảo thời kỳ đổi mới * - Trần Hoài Anh
Chủ nghĩa lý tưởng và khoa hiện tượng học - Võ Công Liêm
Tấn thảm kịch tình yêu trong bối cảnh toàn cầu hóa - Nguyễn Văn Thành
Cần sòng phẳng trước lịch sử và nghệ thuật! - Thế Thanh
Giác tâm trầm tịch cõi thi ca - Tâm Nhiên
Triết lý yêu trong thơ tình Xuân Diệu - Cao Thị Hồng
Muốn đổi mới thơ cần đổi mới cảm thức của nhà thơ - Từ Quốc Hoài
Tôi và Bàn Tay Nhỏ Dưới Mưa - Ngô Thị Mỹ Lệ
Phân tích tâm lý thuộc triết học tự nhiên - Võ Công Liêm
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)