Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
849
116.685.743
 
Thanh cao là gì?
Võ Công Liêm

TRANH VẼ : Hai cái đầu /Two heads Khổ:15” X  20” Trên giấy cứng. Acrylics+House-paint+Mixed. Vcl1072016

 

 

     Trong phần cuối của truyện Kiều Nguyễn Tiên Điền có dẫn hai câu thơ như một kết thúc của đời người; dẫu là gì, ngẫm cho cùng thì đó cũng là cái nghiệp, nhưng; đã là : ‘Bắt phong trần phải phong trần / Cho thanh cao mới được phần thanh cao’ (câu 3243/3244). Vậy thanh cao là gì? -Nó có tính chất cao nhã, một con người mã thượng, không câu nệ, không vị kỷ, không chấp ngã, trong bất cứ điạ vị hay mục đích nào là thể cách của ‘con người’ có phẩm cách cao hơn bình thường, mà cho đến nay vẫn được coi là hành vi dành cho hạng qúi tộc trong xã hội – What is noble? –Every elevation of the type ‘man’; has hitherto been the work of an aristocratic society…Lý như vậy thì luôn luôn được coi trọng và có một sự phân chia từng tầng lớp rõ rệt, khác đi giá trị nhân bản giữa con người với con người. Nguyễn Du không phân chia hay ranh giới mà coi đó là cái chung của loài người (human beings). Đấy là lời tha thiết mà người muốn nói đến giá trị nhân bản làm người; dẫu có ‘phong trần’ đi chăng, có vinh nhục đi chăng vẫn giữ cho mình một tâm hồn thanh cao, một quân bình ngoài tốt và xấu (Beyond Good and Evil by Nietzsche) mà vẫn là thanh cao. Hãy để cho chúng ta nhận thức, không còn thiên kiến về những gì qúi phái hay trưởng giả. Con người vẫn là con người tự nhiên –Men with a still natural nature. Nó phát huy trong tự nhiên chớ không phát huy trong phong kiến quan liêu (aristocratic society) mà ở tự nó (itself).

 

Ở đây chúng ta đặc vấn đề về thanh cao diệu vợi chớ không đả động đến cái ‘qúi phái /noble’ như đã nghĩ tới, bởi; nhìn nhận nó là phủ nhận ở chính mình mà phải đặc mình trong cùng một hoàn cảnh và vị trí của cái gọi là thanh cao của con người đang đứng trước những trào lưu thế giới mỗi ngày mỗi bành trướng.

Không vì chữ nghĩa mà động lòng trắc ẩn cách ly –pathos of distance một cách đành đoạn, phá đi những định kiến mà giữ ở mình một tấm lòng sắc son thì mới được phần thanh cao, đừng để nó nẩy mầm và hiện thân khác biệt trong các tầng lớp, đằn nó xuống và giữ vững nó như vai trò làm người; cái đó không thể trồi lên được và không còn lan rộng về khoản cách trong cùng một tâm hồn ở tự nó –never have arisen, the longing for an ever new widening of distance within the soul itself. Cần trải rộng tầm hiểu biết trong một tinh thần cao thượng. Ấy là thanh cao! Chớ ăn nói tục tằn, chưởi bới tùm lum trong văn chương thì làm răng gọi là thanh cao diệu vợi; cho dù kỷ nguyên này ăn nói phàm phu tục tỉu mới là ‘thời thượng’. Cái gọi là trào lưu thời thượng đã phỉ bán vào nhau, moi móc những gì không mấy tế nhị làm mất đi phẩm hạnh đáng qúy mà trở thành thói tính thất nhân tâm (behaviour); từ chỗ đó nó sinh ra trong miệng mồm những ngữ ngôn vô lễ.Thí dụ: nhà giáo vi-vi NTV ở Tp. HCM bề ngoài là mô phạm mà bên trong lại chứa cái thứ văn nô. ‘K. C. U. F’ là trường đại học mà thầy đã tốt nghiệp một cách oai phong lẫm liệt, thậm chí ‘vui miệng’ dạy học trò thứ ngoại ngữ mà thầy đã học. Thế thì làm sao mà phê với phán ?. Một nhà giáo khác ma-nét ĐT ở Hànội bỏ công nghiên cứu từ sách này vở nọ về chữ ‘Lờ’ của phụ nữ. ĐT chứng minh rành rọt từ văn xuôi tới văn vần . Biết rằng nó hiển lộ tự nhiên (natural nature) nhưng; không thể mở miệng nói năng như thế. Những nhà văn dung tục có tiếng tăm như H. Miller và Anais Nin khi diễn tả cái ‘lờ’ và ‘con cờ’ nghe rất kêu và kín đáo. Vẫn tạo nên một thứ ngữ ngôn thanh cao. Thi sĩ Bùi Giáng cũng thích văn (g) tục, mà diễn tả bằng hai chữ: tồn-lui, tồn-lại và tồn-lùi. Hay và kín đáo vô cùng, rất thanh cao diệu vợi. Cho nên chi tục mà thanh, thanh mà tục đó là nghĩa lý của văn chương đương đại. Có ai từng đời tốt nghiệp đại học và có văn bằng sư phạm mà đem ra dạy dỗ giữa học đường những lời lẽ thô tục, ăn nói xàm xở, dạy thứ văn chương hủ hóa và sẽ đưa tới tệ đoan xã hội một cách có hiệu quả. Ngụy vô cùng !

Cái chữ ‘existent / existing’ dịch đúng nghĩa của nó ‘tồn lưu, tồn lại’ hơn là ‘hiện hữu’ . Đọc câu thơ này của thi sĩ Bùi Giáng: ‘Ngả tập Kồn liều vô dữ ngữ / Tôn liền liệt dự nhứt thân qui’ (trong ‘Đối Thoại Đìu Hiu) Có những thứ ngôn ngữ không thành lời mà thành văn là ở chỗ đó – Le langage dérobe à l’homme son simple et haut parler. Đó là thứ ngữ ngôn che giấu không cho người ta nghe thấy cái điều trần tục đơn giản đó và nó vẫn thanh cao diệu vợi vô cùng. Thành ra mấy vị gõ đầu trẻ có tức hộc máu cũng không nên dùng cái thứ ngữ ngôn đó mà ‘thuyết pháp’. Thầy vi-vi NTV thường hay dùng tiếng Đăn Mạch để nói với học trò. Tội cho bọn chúng. Nghe không đẹp! NTV nên đánh răng trước khi đi dạy và ma-net ĐT không cần ra sức vào cái việc nhảm đó, đã không hay mà thúi. ĐT nên rửa tay trước khi cầm bút.Thưa thầy.

 

Đó là nói trên cái tình của con người, nói những gì lời hay ý đẹp, những gì chưa ai nói, những gì chưa ai viết thời cái đó có một giá trị tồn lưu, ngàn năm văn vật; cái sự đó mới gọi là văn chương thời thượng, còn đem văn chương mà nhúng trong bùn thì quả là ‘giết người không gươm dao’đã không tồn lưu nhân thế mà tồn loạt giữa thế gian này. Cho nên chi gọi thời thượng chỉ là thứ thời trang (vogue) chữ nghĩa mà thôi, chớ chẳng phải là chi và chẳng làm nên. Nếu được là thời thượng chữ nghĩa thì đó là thanh cao mới được phần thanh cao, còn bằng không chỉ là trò đùa chữ nghĩa. Vô bổ! nó trở nên vô duyên ngay cả thi ca mà chơi chữ ‘ba láp’ thì thơ rớt vào chốn ta bà, thời không còn gọi thi ca thời thượng và không còn thấy chi là tuyệt chiêu của thơ, mất chất thơ thì đâu còn thanh cao diệu vợi. Viết văn ‘chơi’ phải khéo miệng khéo mồm thì giọng văn mới tạo cảm giác cho người đọc như đang sống thực. Ấy mới tài còn bằng không viết chơi cho vui, cho có với đời. Nếu có in thành sách thì cái đó là cái ‘à la mode’. Chả nhằm nhòi gì.

 

Đừng phải để nó đồi trụy như đã dẫn đó là điều gây nên hư hỏng, hổn loạn, hâm dọa mà tạo một sự bung phá khả năng, sự cớ đó lập nên những gì thuộc cảm kích, nói nôm na là ‘cuộc đời’ mà cuộc đời là cả biến động –Corruption -as the indication that anarchy threatens to break out among the instincts, and; that the foundation of the emotions, called ‘life’ is convulsed. Thành ra một đôi khi nói chơi thành thiệt, nó phù hợp vào những trạng huống khác nhau trong lề thói hay trong thiên chức của từng cá thể, có thể nó dựng nên những gì thuộc cơ cấu và những gì là văn bản khởi từ đó. Tuy nhiên; điều mà người ta mong muốn đưa tới những gì tương quan vào nhau để kết thành một giá trị tổng quan của cái đẹp , đẹp trong ngữ ngôn và đẹp trong văn phong đó là yếu tố dựng nên cái gì gọi là thanh cao diệu vợi, nó không còn đơn lẻ trong trạng thái đông cứng hay cục bộ; nó phải thoát để đi tới vùng đất tuyệt vời hơn -wonderful land- như đã thực hiện, nếu có thể dựng nên một xã hội lý tưởng một xã hội có cơ bản thiết yếu -fundamental principle of society-. Ở đây người ta cần phải suy tư một cách thâm hậu để đạt tới mục đích và kháng lại một thứ tình cảm yếu đuối: cuộc đời ở tự nó là hết sức thiết yếu dành cho một việc gì đó, một điều gì phát ra thành lời là một thiết thực có chứng cớ không thể nói không thành có, nói có thành không là xàm xở, một tư tưởng vô luân đã làm băng hoại một giòng tư tưởng mới đang phát triển. Phê bình hay phê phán không phải là điều đưa tới một tư duy thanh cao. Đôi khi trong phê bình hay nhận định về tác phẩm, tác giả người làm công việc nầy như muốn khoe tài năng, như muốn so sánh vai trò của mình đang hiện diện, cái đó gọi là ám-thị-tư-tưởng; với trăm bài phê bình văn/thơ không nói lên tính đặc thù của mỗi tác giả cũng như mỗi tác phẩm mà cốt kéo dài câu chuyện, câu chuyện trở nên vòng vo không sát thực tế như đã nói. Từ nội dung phê nhận không chặt đã để lại một hình thức rỗng. Thời tất không thể cho phê bình hay nhận định trào lưu văn học xưa nay là thanh cao diệu vợi, bởi; tư duy cạn cợt không phát tiết và sáng tạo cho nên chi ‘chuyên nghề’ bình thơ và bình văn trong vòng lẩm cẩm. Độc giả có cảm giác người viết gián tiếp chôn vùi tác giả và tác phẩm; vì không để lại một ấn tượng sâu sắc nào hơn. Nhai lại kiểu đó không còn ‘phê’ mà cần một tinh thần viết lách rất mực ‘désintéressement’ mới là thanh cao. Khởi từ đó tự mình trở nên tự-khả-vấn ở chính mình là điều có nên nói hay không nên nói nhất là trong việc phê nhận trước đây.

 

Nietzsche có lần nói; ‘sa mạc lớn dần’ có nghĩa rằng Nietzsche viết ra những gì do từ nhận thức hiểu biết hoặc lấy đó để hành văn. Nietzsche không chứng cớ như kiểu ma-net ĐT hay một chữ phàm phu tục tỉu như vi-vi NTV, họ sao lục để nói lên bằng chứng hay để rơi vào sa mạc của hố thẳm? Cái suy tư trong tư tưởng (nẩy sinh) của Nietzsche là một sự trùng trùng duyên khởi rất đồng tình với Nguyễn Du. Luận ra mới thấy được tư tưởng của Nietzsche và Nguyễn Du là tư tưởng của chân lý tánh không. Họ không đánh mất tư tưởng mà dồi trí vào mới thấu hiểu nghĩa lý của thanh cao. Chúng ta không lấy làm lạ về điều này. Tại sao 3254 câu thơ trong truyện Kiều lọt vô hai câu thơ bất hủ: Bắt phong trần phải phong trần / Cho thanh cao mới được phần thanh cao. Nguyễn Du gởi lời nhắn cho thế gian hay cho Tố Như hay cho Kim Vân Kiều hay cho chúng ta? Người ta có thể luận cái ý tứ đó một cách dễ dàng, nhưng; nhớ cho càng luận càng lạc đường vào cái tư duy thâm hậu đó; nó hun đúc trong một tư tưởng vượt thoát là bao trùm cả một tổng thể nhân sinh quan. Cái siêu lý của nó là cho ta suy nghĩ đầu tiên thế nào là thanh cao và không thanh cao. Luận được nó tức hiểu được nó. Còn mổ nó ra như mổ bò, mổ heo thời nói làm chi mà ‘phạm húy’ với người xưa. Lời tha thiết đó là lời nhắn cho một suy ngẫm để đời. Đó chính là cuộc đời / life đang sống thực ở tự nó (itself). Mà cuộc đời là cả biến động –life is convulsed đấy chính là ‘bắt phong trần’.Vậy thì làm sao cho cuộc đời đẹp hơn? Đẹp ở chỗ thanh cao không vướng đục, không vướng tục mới được phần thanh cao. Đấy là những gì cho tới nay như đã từng thấy hay vẫn được thừa nhận. Thế nhưng họ vẫn lạc quan yêu đời cho rằng sự thể đến đâu hay đến đó, đa phần người ta không luận về điều này và hiểu nhầm một cách tự nhiên về nó. Quả vậy; đôi khi sự thế nó gần kề bên nhau nhưng lại quên đi cái nghĩa lý của nó; có thể khác biệt của giá trị luân lý đạo đức có từ nguyên thủy như luật định giữa gia đình và xã hội, có thể nó liên đới vào nhau để kết thành tập quán giữa chủ tớ. Giữa hai vai trò đó là một xác minh phẩm chất trong tầng lớp, nó hun đúc ở đó một nghĩa cử buộc phải (obligation) là thực thi đúng chức năng của nó. Dẫu cho đời lắm thứ nhiêu khê, dẫu cho đời xô ngã tứ phương từ lầu xanh hay trong ngục tù là cả một định hệ, một thử thách giữa con người với con người, giữa kẻ thua cuộc và kẻ thắng cuộc. Nguyễn Du hướng tới tiền định của tiền kiếp hơn thực thể của biến động. Chính biến động đổi thay cuộc đời, biến động là dấn thân mới thấy được ai thanh cao và ai không thanh cao, ai bắt phong trần và phải phong trần(?) Đó là luận đề chúng ta muốn nói tới. Chúng ta có thể làm và nói muôn vàn vạn thứ nhưng rốt ròng chỉ một tấm lòng nhân hậu; dẫu ngoài tốt và xấu, chúng ta chuyển từ hư sang thực từ luân lý đạo đức sang hiện thực cuộc đời là những gì cho ta thấy mực độ chí lý trong xót thương hoặc trong hành động dành cho sự tốt của những gì khác hơn hoặc là vô tư mà nhìn thấy không vị bên này mà hạ bên kia -désintéressement- mà đứng trên lập trường đạo đức luân lý để hành động và tạo được niềm tin ở chính nó, tự hào ở chính nó, bỏ đi cái tánh tự hào ích kỷ (selflessness), bởi; tự hào không chừng đánh mất một sự thanh cao của con người. Giới tuyến đó đã loãng dần chỉ để lại trong ta một hào khí ‘anh hùng’ đấy mới gọi là thanh cao. Nó là năng lực mà người ta biết đến thế nào là danh dự, cái đó là tiết điệu nghệ thuật ở nơi họ; đó là lãnh vực của họ dựng nên –It is the powerful who know how to honour, it is their art, their domain for invention. Trong mọi trường hợp đã xẫy ra hay sắp xẫy ra ‘ngoài tốt và xấu / beyond good and evil’ như Nietzsche đã nói là cùng một trạng huống của những gì cho là thanh cao và những gì không là thanh cao; được coi đó là sự xót thương và một thứ tình cảm giản đơn có thể có ở một nơi nào đó trong ta hay ngoài ta như một chứng minh tấm lòng thanh cao diệu vợi; dù rằng điều đó khó thực hiện mà ‘tự nó / itself’đến những khi ta nhận thức được những gì có lợi và hại. Tuy nhiên;  ‘xấu’ là gợi lên sự sợ hãi trong con người đạo đức giả, cái thực chính xác là ở nơi người tốt, việc tốt nó khơi dậy từ sợ hãi và tìm kiếm nỗi sợ hãi có từ đâu, trong khi con người xấu thì coi như một hiện thể đê hèn, luôn luôn có một sự thù vặt đáng ghét. Đó là loại người có thói tính (acquainted) với tư duy độc đoán và những gì độc hại lồng vào đó.

 

Thanh cao là gì? nếu dịch từ ngữ ngôn –What is noble? ( trong Ngoài Tốt và Xấu / Beyond Good and Evil by F. Nietzsche) thì chưa sát nghĩa của nó mà đôi khi cho là thoát làm mất đi tư duy lãnh hội một cách cụ thể, bởi; trong cái chữ qúi phái tợ như dành cho hoàng tộc còn bần dân thiên hạ thì dành cái gì? Như đã giải ở trên là gạt phức từ ngữ đó để trở thành từ ngữ chung là thanh cao cho trọn nghĩa Đông Tây. Vì rằng; qúi phái mà ăn nói phàm phu tục tỉu, những cái che lại mở, những cái mở lại che là xàm xở không đẹp ý để gọi cái từ cao sang lộng lẫy đó. Thanh cao có từ trong ‘noble’ mà ra, một bao hàm đầy đủ khi gọi tên về nó chớ không nhất thiết cái đó là của nó, không còn riêng mà chung, biết vận dụng nó để thêm phần thanh cao thời chữ ‘noble’ mới đúng nghĩa của nó còn đông cứng trong một tư duy là không ‘siêu thoát’!

Thế thì con người qúi phái tự phản bội lấy nó, bôi bác tới nó? Thế thì nó đã nhận ra được những gì dưới bầu trời hắc ám đó là lời ghi nhận đầu tiên của đám bần dân thiên hạ, bởi; những gì đưa ra hay nói tới là thứ u ám mơ hồ, những gì nặng nề khó hiểu chăng? –How does the noble man betray himself, how is he recognised under this heavy overcast sky of the commencing plebianism, by; which everything is rendered opaque and leaden? Cái sự đó không phải là hành động của nó tự đặc lấy mà đó là nó tự nhận như yêu cầu. Nghĩ như vậy là quẫn không thực với đời nay, qúi phái trở nên hình dung từ. Không có con người qúi phái mà chỉ có văn chương qúi phái mới là thanh cao. Thế nhưng; với ngày nay người ta tuồng như nhớ-về để được tuyên dương, nhưng hai chữ đó nó không còn tác động mà chỉ là thứ ám-thị-tư-tưởng.

Gọi nó cho ra vẻ hào phóng của những kẻ quyền cao chức trọng, nó lập ra cho chính nó mà thôi. Một đôi khi người ta không tìm thấy ở nó và cũng chẳng lùng kiếm tới nó. Rặt ròng không thực cho mấy mà hàm chứa một cái gì mơ hồ trong tấm vải thưa đó mà thôi. Nói chung; linh hồn qúi phái chỉ là sự tôn vinh cho chính nó –The noble soul has reverence for itself. Làm gì thì làm giữ cho nhau một tấm lòng thanh cao ./.

 

(ca.ab.yyc. đầu tháng 7/2021)

 

 

 

 

:

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 678
Ngày đăng: 09.07.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tôi đang viết "Nguyễn Huy Thiệp - Tiểu truyện cuối cùng" [Kỳ 5/6] - Đỗ Quyên
Nhất Linh sống mãi - Trần Yên Hòa
Tôi đang viết "Nguyễn Huy Thiệp - Tiểu truyện cuối cùng" [Kỳ 4/6] - Đỗ Quyên
Tôi đang viết "Nguyễn Huy Thiệp - Tiểu truyện cuối cùng" [Kỳ 3/6] - Đỗ Quyên
Tôi đang viết "Nguyễn Huy Thiệp - Tiểu truyện cuối cùng" [Kỳ 2/6] - Đỗ Quyên
Tế Hanh trong di sản văn học miền Nam 1954 - 1975 - Trần Hoài Anh
Tôi đang viết "Nguyễn Huy Thiệp - Tiểu truyện cuối cùng" [Kỳ 1/6] - Đỗ Quyên
Tìm hiểu thêm về Phan-Yên báo? - Võ Xuân Quế
Giọt dương cầm thánh thót trong đêm sâu - Nguyên Bình BRVT
Autumn Prayer By Alexandra Huynh - Đỗ Quý Dân
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)