Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
849
116.683.356
 
Đại dịch
Võ Công Liêm

                       

                                        

 

    Đúng ra phải gọi đây là hành động khôi phục lớn lao nhất từ trước đến nay –The great instauration, một tia chớp cấp kỳ và lan tỏa; đấy là sự kiện mà con người đương đầu như một tai họa phải gánh chịu. Không tha oán, không buộc tội mà nhận cho một chứng tích có tính thời sự và lịch sử. Một phán đoán hợp lý như là với chúng ta, và coi đây là một sự phán xét đến những gì có lợi của hiện tại và những thế hệ tương lai; đó là những gì mà họ có thể làm được với những gì mà họ đã nghĩ tới – Reasoned thus with ourselves, and judged it to be for the interest of the present and future generations that they should be made with their thoughts. Một sự khủng khoảng của đại dịch đưa tới tử vong toàn cầu, bởi; nó có thể kéo dài triền miên không ngày tháng và không còn cách nào chận lại mà trở nên phòng thủ; một lối ngăn ngừa thông thường không mang tính hiệu năng mà mang tính chất chống trả một cách mơ hồ giữa thời đại khoa học và kỹ thuật. ‘Anh phải sống’ là cứu cánh đưa tới phương tiện giữa con người và khoa học. Một cơn đại dịch chớp nhoáng (instananous pandemic) không ngờ được. Con người đối đầu trước một thảm kịch của cuộc chiến không có kẻ thù và coi chúng ta là kẻ thù chung. Đấy là điều chúng ta phải dừng lại để thấy người thấy ta trăm trận trăm thắng; điều này không còn nữa mà chúng ta dừng lại để thấy những gì đã ‘tai ngược’ mà giờ đây chúng ta phải trả cái giá rất đắt. Nguyễn Du gọi: ‘bỉ sắc tư phong’, luật thừa trừ (?).

 

Thế giới loài người không còn chính trường để bảo vệ quyền lợi, không còn vũ trang để thách đố hay đe dọa kể cả những lợi ích khác. Chúng ta đang âm thầm trước mặt trận không biên giới, trước kẻ thù không kẻ thù mà nhận thức trước một chủ nghĩa nhân bản. Giờ đây sứ mệnh nhân bản được đề cao. Kẻ thù đang nhìn chúng ta với đôi mắt đe dọa. Vậy chúng từ đâu đến với một thứ vũ khí siêu tầng đó? Có thể nó đến từ một ‘hành tinh’ khác ở cõi ngoài của chúng ta, có thể nó đến từ hằng hà sa số của ánh sáng và tiếng động, có thể nó vượt biên không gian từ hằng tỷ năm qua…Và; coi đây là bước ngoặt (turning-point) của chúng ta. Một cuộc đấu tranh trường kỳ với kẻ thù không tên, thứ vũ khí có mã số covid-19. Một thứ vũ khí thuộc sinh vật học và lý hóa nhiên mà chúng ta bỏ công sức tìm kiếm thuốc chửa (super-vaccine) thứ siêu vi đó. Hình hài và màu sắc khác lạ so với những thứ khác, nó tỉnh mà động trong trạng thái ‘gây mê’ chận đứng mọi nguồn mạch, biến sắc đi tới cái chết trong lặng lẽ. Khoa học muốn mổ ra xem sức tàn phá của nó, nhưng vô hiệu hóa, bởi; nó chẳng để lại dấu tích gì trên thi thể của kẻ chiến bại. Tuy nhiên không phải đó làm con người tuyệt vọng, họ cương quyết đấu tranh cho tới ngày tiêu diệt nó, một nỗ lực từ xưa đến nay và chưa một lần thất bại trước những khám phá khác. Con người chiến thắng trước mọi thứ chủ nghĩa dù đó là thứ chủ nghĩa mới của siêu vi. Thực hiện được giữa lúc này tức chúng ta thắng kẻ thù chung và cứu nguy cho nhân loại. Nhờ đó về sau thế giới trở thành thế giới đại đồng: không còn biên giới tư tưởng, không còn học thuyết chủ nghĩa, không còn phân tranh hơn thua. Kỷ nguyên mới bắt đầu sau cuộc chiến này. Nhìn xa hơn có thể là ‘ý trời’ như một số người đã phát biểu. Đấy là vấn đề được đặc ra hôm nay.

 

Trong tác phẩm ‘The Psychopathology of Everyday Life’ của S. Freud coi đây là chứng tâm thần hỗn loạn đã ảnh hưởng phần nào hay nhiễm thể tính do từ siêu vi (virus) lợi dụng cơ hội để hoành hành mà trở nên căn bệnh được gọi tên ‘coronavirus’ hoặc do từ những triệu chứng bất thường mà trở nên trầm trọng. Chứng cớ để xác nhận một cách cụ thể: có từ thiên nhiên hay từ động vật; trước đây người ta nghi ngờ do từ đời sống mà ra (ở dơ hay từ hóa chất hay do từ vật liệu phế thải) để rồi qui vào bệnh lý siêu vi mà trị liệu theo phương pháp thông thường; thoạt kỳ thủy nhiều bệnh lý xẩy ra người ta đã tìm thấy qua vi trùng (microbe /bacteria) hơn là tìm thấy có từ siêu vi; chứng cớ đó chỉ đem lại cách luyện ‘khí công / psychotherapy’ là yếu tố tâm lý để phòng bệnh hơn chửa bệnh bắng mọi cách ‘lẫn tránh’ là biện pháp an toàn và cũng là cách điều trị gián tiếp, nhưng; kết quả chưa đạt yêu cầu mà đó chỉ là biện chứng pháp y khoa mà thôi. Vậy đại họa đến giữa lúc này là bệnh lý. Thế thì tại sao phải bế môn tỏa cảng? Kẻ thù không ngại những ‘vạn lý trường thành’ không ngại rào cản, nó đến khắp mọi nơi chả riêng ai và chẳng phải vì ai. Ngăn ngừa là biện pháp và chính sách (policy) của nhà cầm quyền; âu đó là biện pháp duy nhất để chống trả kẻ thù chung, nhưng; bên cạnh đó sự hủy diệt có từ trực tiếp đến gián tiếp một cách không ngờ. Đại dịch vẫn hoành hành, giao chiến với ta, đối đầu với ta. Toàn thế giới là kẻ thù của virus/covid-19.

 

                                                                                  MỞ

 

Đó là trạng thái của nhận thức, nó không phải là thứ thăng tiến cũng chẳng phải coi đó là dự tính lớn lao; mà đó là cách được mở rộng cho nhân loại nhận biết toàn thể của sự khác biệt, nó có từ khi chưa ai biết cho đến nay, mặc khác giúp cung cấp những gì có thể thực hiện được; đấy là yêu cầu ắt có và đủ giữa lúc này, không phải cần có để điều trị mà cần có để bảo vệ. Sự đó đem lại an tâm cho người bệnh và người chửa bệnh, không còn nhìn là phương tiện mà là mục đích để chống trả. Chống cái vô hình dung! Trong qui định coi điều đó như luyện tâm trí qua những gì thuộc thiên nhiên thẩm định mà cũng là đặc tính sở hữu tùy thuộc vào đó –in order that the mind may exercise over the nature of things the authority which property belongs to it. Hiện hữu của sự kiện là xác quyết sự kiên định, đó là trí năng của nhân loại tạo nên những điều khoản hết sức khó khăn ở chính mình, nó không dùng vào đó để trợ giúp những gì mà ở đó bị hao hụt nghiêm trọng và hợp lý; và đó là lý do của những gì mà con người chưa nhận ra sự tinh quái lạ thường trong hằng hà vô lượng số. –by reason of that ignorance mischiefs innumerable đang hiện hữu trong ta, nó đến và đi mắt thường không nhận thấy, nó biến mình trong tạng thể trừu tượng, cái đó cũng là một thứ chiến thuật khó lường, cái đó là con đường giao thương giữa trí tuệ của con người và những sự vật thiên nhiên; hẳn nhiên giảm thiểu là điều kiện tiên quyết hơn những gì mà chúng ta yêu cầu.

Chắc chắn rằng tất cả hoài bão khác đi tới nguyện vong hay thỉnh cầu cho dẫu là gì như nhận ra khó khăn, nghèo túng sẽ ngập đến từ bây giờ cho đến về sau là nỗi bi thảm mà con người nhận lãnh nó như trách nhiệm và cùng nhau gánh vác cơn ‘đại hồng thủy’ này là cái họa chung. Nhận thấy được thì đó là vấn đề được thảo luận có hay không có, hoặc cho đó quá lớn lao đối với công lao đã làm nên; không tìm ra được sự đền bù nào khác hơn. Mà coi đây là trụ cột của vận mệnh đặt nó trong ngõ ngách của nhận biết –These are as the pillars of fate set in the path of knowledge; vì rằng con người muốn cái này qua cái nọ, nuôi hy vọng để đạt tới và vận động vào đó như yêu sách để được thu nhập vào, gồm cả những gì lãng phí hay bỏ quên là những gì nhất thời cho tương lai, nó trở nên những gì không thông thường, nhưng; tuyệt đối là điều cần thiết phải thực thi. Sự đó đã vượt quá qui định của lòng danh dự và sự tôn trọng đang diễn ra.

Nhìn chung; nếu khoa học đã làm nên những lợi ích khác trong cuộc đời, thì điều đó có thể không bao giờ xẫy ra trong mọi trường hợp hay cho những thế hệ khác nhau. Năng động của khoa học là tìm kiếm để đi tới đỉnh cao mà loài người mong muốn; đấy là điều cố vị xưa nay, không nhận bất cứ gì để làm tăng thêm giá trị cuộc chạy đua của nhân loại, điều này như đã khẳng định một lần nào là vẫn còn khẳng định, những gì là vấn đề như vấn đề đã một lần nào vẫn còn là vấn đề; đó là nhân tố hiện hữu trước thời cuộc như một quyết tâm bằng những thảo luận khác nhau không những thu xếp chuẩn bị (fixed) và nuôi dưỡng (fed) để đem lại những gì hoàn toàn phụng sự cho con người nhất là lúc con người đang đối đầu trước thảm họa. Sau này cho dù là gì có giành được năng lực mới hơn và nhiều lợi ích khác là sắp đặt vào tương lai và xây dựng lại những đổ vỡ vật chất và tinh thần của hôm qua. Ấy là điều mà con người phải nhận biết trước cuộc đời đang sống, rút tiả kinh nghiệm sống vừa học tập và theo đuổi của những gì xẫy ra và sẽ xẫy ra. Tất cả sẽ qui về một mối ở mức độ tối hậu nhất của những gì mà người ta có thể làm được một cách viên mãn. Có được hôm nay là gặt hái kinh nghiệm, học tập thấu triệt tính nhân bản là cần thiết hơn tranh luận.

 

Triết học và trí năng khoa học thường đối nghịch; đứng riêng như cố vị, tôn sùng và ngưỡng mộ. Philosophy and the intellectual sciences, on the contrary; stand like statues, worshiped and celebrated, nhưng; nó không động và cũng chẳng tiến. Thế nhưng triết học là nhân chứng, không một dữ kiện nào trong đời là không có lý thuyết, tất cả thuộc tính triết học, bởi triết học ngoài nhiệm vụ phân tích còn là giải bày làm sao cho hợp lý hợp tình đúng chức năng thẩm mỹ; từ chỗ đó nó làm ra cái công việc không phóng nhỏ thành lớn mà gia tăng vào đó những gì giải bày xác thực để chứng minh những gì có thực trong đời cho một hiện hữu sống thực. Nhất là đối với khoa học đã tìm thấy những gì mà con người cần có là vì sau những gì thuộc khoa học đã là một phần thông thường trong đời sống, có lẽ; trau dồi, tu dưỡng, hành xử là chủ yếu và cầm giữ những gì cần cù, ở đó nó dựng lên một vài tính khí dũng cảm nơi con người. Cái đó gọi là phát huy tư tưởng, một tư tưởng phán quyết trước khi hành động dù nó xẫy ra trong tình huống nào; vai trò làm người là đả thông để tìm thấy chân lý tối thượng. Hoàn cảnh xã hội là động lực thúc đẩy để thực thi, là nhập cuộc để đồng tình trong hoàn cảnh khẩn trương mà ngay sau đó dễ dàng cảm nhận. Tuy nhiên; cảm nhận đôi khi ngưng trệ trong hai cách. Đôi khi nó đưa tới một thông tin không chính xác hoặc đôi khi đưa tới thông tin giả dối. Trong sự lý như thế chính là lúc chúng ta vượt thoát ra khỏi cảm thức nghi ngờ; dù rằng đã được xếp đặt và không còn cách nào ngăn chận được. Trong khi đó cảm thức đã nhận ra sự hiểu biết chính đáng một phần phụ thuộc vào hoàn cảnh, nhất là hoàn cảnh xã hội yêu cầu. Cảm thức đó là điểm chuẩn đến với con người chớ không đến vũ trụ. –The sense has reference always to man, not to the universe; điều này là một lỗi lầm đưa tới khẳng định cảm thức, cảm thức đo lường được mọi thứ. –And it is a great error to assert that the sense is the measure of things. Nhận thức triết học đòi hỏi phân tích một cách chuẩn mực cái lý đương nhiên của nó, nhưng; phải trung thực mới làm nên việc.

 

                                                                            KẾT

 

Và như vậy thời có hai đối tượng: con người nhận biết / human knowledge năng lực con người / human power, kỳ thực chỉ đáp ứng trong một mà thôi. Thì ra nó là thứ chướng khí, lạ lẫm gây ra giữa lúc này; một tác động làm suy thoái toàn cầu. Nhưng; trên thực tế chúng ta chống trả để chứng minh tiềm năng vốn có của con người trên hành tinh này, một trí tuệ vững chắc và một nhận biết sâu sắc và tinh tế so với những động vật khác. Do đó; đấu tranh của con người là chinh phục vũ trụ, một vũ trụ vô tận mà con người muốn khống chế. Cho nên chi trong tất cả còn tùy vào hoàn cảnh giữ con mắt tinh tường đều đặn giữa tình thế lộn xộn, bừa bãi vào những dữ kiện thiên nhiên và như vậy nhận được những hình ảnh đơn sơ như chúng ta đã thực hiện. Dựa trên quan điểm của những người cả tin về hiện tượng thì đó là cái vận chung đã đến với loài người hay là biến thiên của vũ trụ (?). Điều này khoa học phủ nhận và theo triết học thì hoàn toàn trái nghịch và vô căn cớ để định nghĩa. Nhưng; dưới cái nhìn của tôn giáo thì chủ quan vấn đề và coi như mệnh lệnh. Vì rằng Thượng đế ngăn cấm; đó là lý do chúng ta đã tận dụng cái mơ ước của mình –For God forbid that we should give out a dream of our own imagination for a pattern of the world của những ảo ảnh riêng mình mới sanh ra cái mẫu mực đó cho thế giới loài người. Còn hơn thế; Thượng đế khoan nhượng mà ban phát đến chúng ta một án ngử ‘điạ ngục trần gian / apocalyse’ và hình ảnh thực-có qua từng bước một; đấy là dấu ấn mà ông Tạo đã dựng nên. Vì vậy con người ngoan ngoãn xưng mà không niệm; có nghĩa rằng chúng ta đã quên lời dặn vì Người ban phát một thứ ánh sáng hữu hình, lồ lộ như tạo ra những trái cây xanh tươi và con người hít thở ngay trên mặt của con người…sự lành trở về trong vinh hiển –Therefore; Who gavest the visible light as the first fruits of creation, and didst breathe into the face of man… Thy goodness returneth to Thy glory. Nhưng; dưới hình thể của tôn giáo cho đó là niềm tin vĩnh cửu trong mọi chuyển dịch của vũ trụ là sự kiện tuyệt hảo của đấng Tạo hóa.

Với con người luôn luôn là một đối kháng để đi tới thừa nhận quả quyết. Lòng tự hào của con người vẫn cố hữu để đạt tới niềm hy vọng hơn niềm tin của giáo điều. Không có sự gì trên cõi đời này là ngẫu nhiên ngay cả vận mệnh của con người… ./.

 

(ca.ab.yyc . Đầu tháng 4/2020)

 

TRANH VẼ: ‘Người thổi kèn saxo / Saxo-man. Khổ: 15” X 21” Trên giấy cứng. Acrylics+House-paint. Vcl#3042015

 

                                                                            

 

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 1300
Ngày đăng: 07.04.2020
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Văn chương là gì - Võ Công Liêm
Vàng xưa đầy dấu chân - Nguyễn Đức Tùng
Cảm thức lịch sử trong Việt Nam diễn nghĩa của Cao Văn Liên - Trần Hoài Anh
Cao Bá Quát ” Ngạo vì thất chí hay ngạo vì phẫn nộ” - Võ Công Liêm
Giải thoát và sáng tạo - Võ Công Liêm
Tinh thần hòa giải và yêu thương trong thơ Trần Nhân Tông - Hoàng Thị Thu Thủy
Ba nhà thơ Việt tiêu biểu ở Mỹ - Đỗ Quyên
Thơ, ca dao cho ngày lễ tình yêu - Nguyên Lạc
Vị thế Kiều Thanh Quế trong đời sống báo chí đầu thế kỷ XX - Trần Hoài Anh
“Nhà văn Việt Nam Hải Ngoại – Nhận định về 73 tác giả” - Nguyễn Vy Khanh
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)